Top 8 # Xem Nhiều Nhất Giải Bài Tập Sinh Lớp 9 Bài 3 Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Giải Bài Tập Sinh Học Lớp 9 Bài 3

– Hãy xác định kết quả của những phép lai sau:

P: Hoa đỏ (AA ) x hoa trắng (aa)P: Hoa đỏ (Aa) x hoa trắng (aa)

– Làm thế nào để xác định được kiểu gen mang tính trạng trội?

– Điền từ thích hợp vào những chỗ trống của câu sau?

Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng ……… cần xác định …… với cá thể mang tính trạng …………… Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen ………….., còn nếu kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen ………………..

Lời giải chi tiết

– Xác định kết quả các phép lai

Phép lai 1:

P: AA (hoa đỏ) x aa(hoa trắng)

G: A ………………….a

F1: 100% Aa (hoa đỏ)

Phép lai 2:

P: Aa(hoa đỏ) x aa (hoa trắng)

G: A,a…………….a

F1: 1Aa(đỏ) : 1 aa(trắng)

– Để xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội (đối tượng cần kiểm tra) ta phải thực hiện phép lai phân tích, nghĩa là lai nó với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả phép lai là:

+ 100% cá thể mang tính trạng trội, thì đối tượng có kiểu gen đồng hợp trội.

+ Phân tính theo tỉ lệ 1 trội: 1 lặn thì đối tượng có kiểu gen dị hợp

– Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với những cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp, còn nếu kết quả phép lai là phân tích thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp.

Lời giải chi tiết

Để xác định giống có thuần chủng hay không ta thực hiện phép lai phân tích:

– Điền những cụm từ vào chỗ trống:

Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F 1 biểu hiện ………….. giữa bố và mẹ, còn ở F 2 có tỉ lệ kiểu hình là ………..

Lời giải chi tiết

Sự khác nhau về kiểu hình ở F 1, F 2 giữa trội không hoàn toàn với thí nghiệm của Menden được mô tả trong bảng sau:

Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F 1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ, còn ở F 2 có tỉ lệ kiểu hình là 1:2:1

Soạn sinh 9 bài 3 trang 13 câu 1

Bài 1 trang 13 SGK Sinh học 9

Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải làm gì?

Lời giải chi tiết

Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải dùng phép lai phân tích. Nếu kết quả phép lai phân tích xuất hiện:

+ 100% cá thể mang tính trạng trội, thì đối tượng có kiểu gen đồng hợp trội.

+ Phân tính theo tỉ lệ 1 trội: 1 lặn thì đối tượng có kiểu gen dị hợp

Soạn sinh 9 bài 3 trang 13 câu 2

Giải bài 2 trang 13 SGK Sinh học 9. Tương quan trội – lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất

Tương quan trội – lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất

Lời giải chi tiết

Tương quan trội – lặn là hiện tượng phổ biến ở thế giới sinh vật, trong đó tính trạng trội thường có lợi. Vì vậy, trong chọn giống cần phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng một kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế.

Soạn sinh 9 bài 3 trang 13 câu 3

Giải bài 3 trang 13 SGK Sinh học 9. So sánh di truyền trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn là như thế nào?

Điền nội dung phù hợp vào những ô trống ở bảng 3

Bảng 3. So sánh di truyền trội hoàn toàn và không hoàn toàn

Lời giải chi tiết

Bảng 3. So sánh di truyền trội hoàn toàn và không hoàn toàn

Soạn sinh 9 bài 3 trang 13 câu 4

Giải bài 4 trang 13 SGK Sinh học 9. Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì ta thu được…

Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì ta thu được:

a) Toàn quả vàng

b) Toàn quả đỏ

c) Tỉ lệ 1 quả đỏ : 1 quả vàng

d) Tỉ lệ 3 quả đỏ : 1 quả vàng

Hãy lựa chọn ý trả lời đúng.

Lời giải chi tiết

Đáp án: b.

Giải thích: Cây cà chua quả đỏ thuần chủng có kiểu gen AA. Ta có sơ đồ lai

P : AA (quả đỏ) x aa (quả vàng)

GP : A a

F1 : Aa (quả đỏ)

st

Giải Bài Tập Trang 56 Sgk Sinh Lớp 9: Protein Giải Bài Tập Môn Sinh Học Lớp 9

Giải bài tập trang 56 SGK Sinh lớp 9: Protein Giải bài tập môn Sinh học lớp 9

Giải bài tập trang 56 SGK Sinh lớp 9: Protein

Giải bài tập trang 56 SGK Sinh lớp 9: Protein được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về cấu trúc và chức năng của protein trong giáo trình giảng dạy môn Sinh học 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập trang 50 SGK Sinh lớp 9: ADN và bản chất của gen Giải bài tập trang 53 SGK Sinh lớp 9: Mối quan hệ giữa gen và ARN

A. Tóm tắt lý thuyết:

Prôtêin là hợp chất hữu cơ gồm 4 nguyên tố chính là C, H, O, N và có thể còn có một số nguyên tố khác. Prôtêin thuộc loại đại phân tử, có khối lượng và kích thước lớn (có thể dài tới 0,1 µm, khối lượng có thể đạt tới hàng triệu đvC). Prôtêin cùng dược cấu trúc theo nguyên tắc đa phân: gồm hàng trăm đơn phân. Đơn phân cấu tạo nên prôtêin là axit amin, có hơn 20 loại axit amin khác nhau.

Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin còn được biểu hiện ở các dạng cấu trúc không gian (hình 18). Chính ở dạng cấu trúc không gian đặc thù, prôtêin mới thực hiện được chức năng của nó.

Cấu trúc bậc 1 là trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi axit amin.

Cấu trúc bậc 2 là chuỗi axit amin tạo các vòng xoắn lò xo đều đặn. Các vòng xoắn ở prôtêin dạng sợi còn bện lại với nhau kiểu dây thừng tạo cho sợi chịu lực khỏe hơn.

Cấu trúc bậc 3 là hình dạng không gian ba chiều của prôtêin do cấu trúc bậc 2 xếp tạo thành kiếu đặc trưng từng loại prôtêin, ví dụ: prôtêin hình cầu.

Cấu trúc bậc 4 là cấu trúc của một số loại prôtêin gồm hai hoặc nhiều chuỗi axit amin cùng loại hay khác loại kết hợp với nhau.

Đối với riêng tế bào và cơ thể, prôtêin có nhiều chức năng quan trọng.

1. Chức năng cấu trúc

Prôtêin là thành phần cấu tạo của chất nguyên sinh, là hợp phần quan trọng xây dựng nên các bào quan và màng sinh chất. Từ đó, hình thành các đặc điểm giải phẫu, hình thái của các mô, các cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể.

Ví dụ: Histôn là loại prôtêin tham gia vào cấu trúc của NST. Đặc biệt, prôtêin dạng nguyên liệu cấu trúc rất tốt (như côlasen và elastin là thành phần chủ yếu mô liên kết, kêratin ở trong móng, sừng, tóc và lông).

2. Chức năng xúc tác các quá trình trao đổi chất

Quá trình trao đổi chất trong tế bào diễn ra qua nhiều phản ứng hoá sinh được xúc tác các enzim. Bản chất của enzim là prôtêin. Hiện đã biết khoảng 3500 loại enzim mỗi loại tham gia một phản ứng nhất định.

Ví dụ: Trong quá trình tổng hợp phân từ ARN có sự tham gia cùa enzim ARN còn khi phân giải ARN thành các nuclêôtit thì có sự xúc tác của enzim ribônuclêaza.

Chức năng điều hoà các quá trình trao đổi chất:

Các hooc môn có vai trò điều hoà các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể. Các hooc môn phần lớn là prôtêin. Một số hoocmôn ở động vật và ở người là các protein hoạt tính sinh học cao. Ví dụ: Insulin có vai trò điều hoà hàm lượng đường máu, tirôxin điều hoà sức lớn của cơ thể.

Ngoài những chức năng trên nhiều loại prôtêin còn có chức năng khác như bảo vệ cơ thể (các kháng thể), vận động của tế bào và cơ thể. Lúc cơ thể thiếu hụt gluxit với lipit, tế bào có thể phân giải prôtêin cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh Học lớp 9:

Bài 1: (SGK Sinh 9 – Prôtêin)

Tính đa dạng và tính đặc thù của prôtêin do những yếu tố nào xác định?

Đáp án bài 1:

Protein được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, bao gồm hàng trăm đơn phân là axit amin. Có hơn 20 loài a.a khác nhau, do đó cách sắp xếp khác nhau của hơn 20 loài a.a này đã tạo nên tính đa dạng của protein.

Còn tính đặc thù của protein được quy định bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các a.a. Ngoài ra tính đặc thù còn được thể hiện qua cấu trúc không gian của nó (cấu trúc ko gian gồm bậc 1, 2, 3, 4)

Bài 2: (SGK Sinh 9 – Prôtêin)

Vì sao nói prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể?

Đáp án bài 2:

Bài 3: (SGK Sinh 9 – Prôtêin)

Bậc cấu trúc nào sau đây có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của prôtêin?

a) Cấu trúc bậc 1; b) Cấu trúc bậc 2

c) Cấu trúc bậc 3; d) Cấu trúc bậc 4

Đáp án đúng: a. cấu trúc bậc 1

Bài 4: (SGK Sinh 9 – Prôtêin)

Prôtêin thực hiện được chức năng của mình chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây?

a) Cấu trúc bậc 1; b) Cấu trúc bậc i và 2

c) Cấu trúc bậc 2 và 3; d) Cấu trúc bậc 3 và 4.

Đáp án đúng: d. cấu trúc bậc 3, bậc 4

Bài 5: (SGK Sinh 9 – Prôtêin)

Đánh dấu X vào đầu câu trả lời đúng nhất:

1. Prôtêin cấu trúc như thế nào?

1. Prôtêin là hợp chất hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ 4 nguyên tố c, H, o, N và có thể có một vài nguyên tố khác.

2. Prôtéin là đại phân tử, khối lượng có thể đạt tới hàng triệu đvC.

3. Prôtêin được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân gồm hàng trăm đơn phân.

4. Các đơn phân cấu trúc nên prôtêin cũng là các nuclêôtit.

a) 1, 3, 4; b) 2, 3, 4; c) 1, 2, 3; d) 1, 2

2. Tính đặc thù của prôtêin được biểu hiện như thế nào?

a) Ở thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp các axit amin

b) Ở các dạng cuấ trúc không gian của protein

c) Ở chức năng của protein

d) cả a và b

Đáp án bài 5: 1 – c; 2 – d

Giải Bài Tập Trang 47 Sgk Sinh Lớp 9: Adn Giải Bài Tập Môn Sinh Học Lớp 9

Giải bài tập trang 47 SGK Sinh lớp 9: ADN Giải bài tập môn Sinh học lớp 9

Giải bài tập trang 47 SGK Sinh lớp 9: ADN

Giải bài tập trang 41 SGK Sinh lớp 9: Cơ chế xác định giới tính Giải bài tập trang 43 SGK Sinh lớp 9: Di truyền liên kết

A. Tóm tắt lý thuyết:

ADN (axit đêôxiribônuclêic) là một loại axit nuclêic, cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P

ADN thuộc loại đại phân tử, có kích thước lớn, có thể dài hàng trăm và khối lượng lớn đạt đến µm và khối lượng lớn đạt đến hàng chục triệu đơn vị cacbon (đvC)

ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, nghĩa là gồm nhiều phần tử con gọi là đơn phân. Đơn phân của ADN là nuclêôtit gồm 4 loại: ađênin (A), timin (T), xitozin (X) và guanin (G). Mỗi phân tử ADN gồm hàng vạn hàng triệu đơn phân (hình 15).

Bốn loại nuclêôtit trên liên kết với nhau theo chiều dọc và tuỳ theo số lượng của chúng mà xác định chiều dài ADN, đồng thời chúng sắp xếp theo nhiều khác nhau tạo ra được vô số loại phân tử ADN khác nhau. Các phân tử ADN phân biệt nhau không chỉ bởi trình tự sắp xếp mà còn cả về số lượng và thành phần các nuclêôtit.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 47 Sinh Học lớp 9:

Bài 1: (trang 47 SGK Sinh 9)

Đặc điểm cấu tạo của ADN?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

ADN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O và P

ADN thuộc loại đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nuclêôtit, gồm bốn loại: A, T, G, X.

Bài 2: (trang 47 SGK Sinh 9)

Vì sao ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

AND có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù do số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp của các nuclêôtit, do cách sắp xếp khác nhau của bốn loại nuclêôtit.

Bài 3: (trang 47 SGK Sinh 9)

Mô tả cấu trúc không gian của ADN. Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở những điểm nào?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

Mô tả cấu trúc không gian của ADN: ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song, xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải). Các nuclêôtit giữa hai mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hiđro tạo thành cặp. Mỗi chu kì xoắn cao 34A°, gồm 10 cặp nuclêôtit. Đường kính vòng xoắn là 20A0.

Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở những điểm sau:

Tính chất bổ sung của hai mạch, do đó khi biết trình tự đơn phân cùa một mạch thì suy ra được trình tự các đơn phân của mạch còn lại.

Bài 4: (trang 47 SGK Sinh 9)

Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau: A-T-G-X-T-A-G-T-X. Hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung với nó.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:

Đoạn mạch đơn bổ sung với nó là: T-A-X-G-A-T-X-A-G

Bài 5: (trang 47 SGK Sinh 9)

Tính đặc thù của mỗi đoạn ADN do yếu tố nào sau đây quy định?

a) Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit trong phân tử

b) Hàm lượng ADN trong nhân tế bào

c) Tỉ lệ A+T/G+X trong phân tử

d) Cả b và c

Đáp án và hướng dẫn giải bài 5:

Đáp án đúng: a) Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit trong phân tử

Bài 6: (trang 47 SGK Sinh 9)

Theo NTBS thì những trường hợp nào sau đây là đúng?

a) A + G = T + X b) A + T = G + X

c) A = T; G = X d) A + T + G = A + X + T

Đáp án và hướng dẫn giải bài 6:

Đáp án đúng a, c, d.

Giải Bài Tập Sinh Học Lớp 9 Bài 4

– Giải thích tại sao ở F 2 lại có 16 hợp tử.

– Điền nội dung phù hợp vào bảng 5.

Bảng 5: Phân tích kết quả lai hai cặp tính trạng

Bảng 5: Phân tích kết quả lai hai cặp tính trạng

Soạn Sinh 9 bài 4 trang 19 câu 1

Giải bài 1 trang 19 SGK Sinh học 9. Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của mình như thế nào?

Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của mình như thế nào?

Lời giải chi tiết

Menden cho rằng mỗi cặp tính trạng do một cặp nhân tố di truyền (cặp gen) quy định. Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử dẫn đến sự phân li độc lập của các tính trạng.

Sau đó các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) được tổ hợp tự do với nhau trong thụ tinh dẫn đến phát sinh các biến dị tổ hợp.

Soạn Sinh 9 bài 4 trang 19 câu 2

Giải bài 2 trang 19 SGK Sinh học 9. Nêu nội dung của quy luật phân li độc lập.

Nêu nội dung của quy luật phân li độc lập.

Lời giải chi tiết

Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.

Soạn Sinh 9 bài 4 trang 19 câu 3

Giải bài 3 trang 19 SGK Sinh học 9. Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hoá?

Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hoá? Tại sao ở các loài sinh sản giao phối, biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính?

Lời giải chi tiết

– Biến dị tổ hợp là một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa.

– Ở các loài sinh sản giao phối, biến dị phong phú hơn nhiều so với những loài vô tính

Vì sự phân li độc lập của các cặp gen trong quá trình phát sinh giao tử sẽ tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau.

Hai cơ thể có kiểu gen khác nhau tiến hành giao phối sẽ dẫn đến sự tổ hợp tự do của các loại giao tử khác nhau và phát sinh ra nhiều biến dị tổ hợp

Ở loài sinh sản vô tính con cái có kiểu gen và kiểu hình giống mẹ, nên không xuất hiện các biến dị

Soạn Sinh 9 bài 4 trang 19 câu 4

Giải bài 4 trang 19 SGK Sinh học 9. Ở người, gen A quy định tóc xoăn, gen a quy định tóc thẳng, gen B quy định mắt đen, gen b quy định mắt xanh.

Ở người, gen A quy định tóc xoăn, gen a quy định tóc thẳng, gen B quy định mắt đen, gen b quy định mắt xanh. Các gen này phân li độc lập với nhau.

Bố có tóc thẳng, mắt xanh. Hãy chọn người mẹ có kiểu gen phù hợp trong các trường hợp sau để con sinh ra đều có mắt đen tóc xoăn?

a) AaBb

b) AaBB

c) AABb

d) AABB

Lời giải chi tiết

Chọn đáp án d

Vì:

st