Top 10 # Xem Nhiều Nhất Giải Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5 Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Giải Bài Tập Tiếng Việt 5

1. Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm ? Chú cán bộ bị giặc rượt bắt, chạy vô nhà dì Năm để trốn.

2. Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ ? Dì Năm vội đưa cho chú cán bộ một chiếc áo để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm, đóng giả chồng chị.

3. Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất ? Vì sao ? – Học sinh có thể nói lên ý thích của mình và giải thích nguyên nhân.

– Khi dì Năm nhận chú cán bộ là chồng, bọn lính không tin, chúng xẵng giọng, nạt dì, dì vẫn bình tĩnh xác nhận lời nói khi nghe chúng dọa bắn mình dì Năm ấp úng : “Mấy cậu… để tui…” làm tụi lính tưởng dì sợ, khai thật, ai ngờ dì chấp nhận cái chết, xin được nói vài lời dặn dò chồng con, khiến địch tẽn tò.

– Dì Năm nhanh trí nhận chú cán bộ là chồng để bảo vệ chú. Chú cán bộ cũng đóng vai người chồng y như thiệt.

Chính tả Thư gửi các học sinh (từ Sau 80 năm giời nô lệ … đến nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.)

3. Dựa vào mô hình cấu tạo vần, em hãy cho biết khi viết một tiếng, dấu thanh cần được đặt ở đâu ? Dấu thanh cần đặt ở âm chính.

3. Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi :

Ngày xửa ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, có một vị thần tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, sức khỏe vô địch, lại có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần, nghe vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Hai người gặp nhau kết thành vợ chồng. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng. Kì lạ thay, trăm trứng nở ra một trăm người con đẹp đẽ, hồng hào và lớn nhanh như thổi. Sống với nhau được ít lâu, Lạc Long Quân bảo vợ:

Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chôn non cao. Kẻ trên cạn, người dưới nước, tập quán khác nhau, khó mà ở cùng nhau lâu dài được. Nay ta đem năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.

Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ sau này trở thành tổ tiên của người Việt Nam ta. Cũng bởi sự tích này mà người Việt Nam thường tự hào xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào.

a) Vì sao người Việt Nam ta gọi nhau là đồng bào ? Người Việt Nam gọi nhau là đồng bào vì đều được sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Ầu Cơ.

b) Tìm từ bắt đầu bằng tiếng đồng (có nghĩa là “cùng”). M : – đồng hương (người cùng quê) – đồng lòng (cùng một ý chí) – đồng chí – đồng đội – đồng ca – đồng nghiệp – đồng cảm – đồng ý – đồng diễn – đồng loại

c) Đặt câu với một trong những từ vừa tìm được : – Ba tôi và ba Nam là đồng đội cũ của nhau. – Chị tôi hát rất hay nên được chọn vào đồng ca của trường.

Kể một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Bài làm: Không ai ở xã em mà không biết ông Tùng, dù đã ngoài 60 tuổi, vẫn ngày ngày miệt mài đạp xe cọc cạch đi khắp nơi để vận động mọi người xây trường học cho trẻ em nghèo trong xã.

Từ giã chiến trường trở về quê hương, ông Tùng là một thương binh. Ông chứng kiến cảnh các bạn thiếu nhi nghèo trong xã không được đến trường, không được dạy dỗ tử tế nên nói tục, chửi bậy, lại có bạn sa vào trộm cắp … Nghĩ đến bản thân mình ngày trước, ông càng thương các bạn và đi đến quyết định : “Phải giúp chúng thay đổi cuộc đời. Chỉ có cái chữ mới giúp lũ trẻ thoát nghèo !”.

“Nhưng xã này còn nghèo quá, mà tiền xây dựng trường học bán từ gạo quyên góp thì như muôi bỏ biển. Đã góp phần xây dựng quê hương thì phải nghĩ ra nhiều chuyện, phải có nhiều tiền mới xây được trường” – Ông cười …

Rồi ông bắt đầu đi … xin. Lúc đầu, phạm vi của ông là những gia đình khá giả trong xã, trong huyện … Dần dà, ông lên thành phố. Ông nhắm vào những người cùng làng, cùng xã nay làm ăn khấm khá ở các thành phố lớn, vậy mới có thể đủ tiền xây dựng trường. Chiếc xe đạp cọc cạch theo chân ông đi khắp hang cùng ngõ hẻm. Nhiều người không hiểu, cười bảo ông làm chuyện bao đồng; cứ tỉnh, huyện rót kinh phí xuống bao nhiêu thì làm bấy nhiêu, chứ đi xin kiểu ấy, vừa hành xác, vừa giống … ăn mày. Nhưng ông Tùng quả quyết:

– Mình ăn mày mà đem lại cho lũ trẻ nơi học hành tử tế, có được cái chữ để giúp thân thì chẳng đáng gì!

Sau hai năm, bằng tấm lòng cùng sự chân thành, ông đã thu được kết quả ngoài mong đợi. Không những ông xây được ngôi trường hai tầng khang trang mà còn sửa lại đường sá, cầu cống cho các bạn đến trường thuận tiện.

Nhìn bộ mặt của quê hương thay đổi, khuôn mặt ông Tùng càng thêm rạng rỡ. Tiếng đọc bài của các bạn vang lên hàng ngày làm ông Tùng mãn nguyện. Ông thấy mình như trẻ lại.

Việc làm tốt đẹp của ông Tùng đã góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Đó là việc làm cao cả được mọi người khâm phục và kính trọng.

1. An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào ? Khi bọn giặc hỏi An : “Ông đó có phải tía mày không ?”, An trả lời : “Hổng phải tía” làm chúng tưởng An sợ nên khai thật. Không ngờ An thông minh, lém lĩnh làm chúng bẽ mặt: “Cháu kêu bằng ba, chứ hổng phải tía”.

2. Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh ? Dì Năm vờ như không tìm ra giấy tờ để chỗ nào, hỏi to lên cho giặc tưởng bở, sau đó lại đọc to tên của chồng mình cho chú cán bộ biết mà nói theo. Đó là một cách thông báo khéo léo.

3. Vì sao vở kịch được đặt tên là “Lòng dân” ? Vì vở kịch thể hiện tấm lòng của người dân đối với cách mạng. Người dân tin, yêu và sẵn lòng xả thân mình để bảo vệ cách mạng. Nhân dân chính là chỗ dựa vững chắc nhất của cách mạng.

1. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi :

Một buổi có những đám mây bay về. Những đám mây lớn nặng và đặc xịt lổm ngổm đầy trời. Mây tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt. Gió nam thổi giật mãi. Gió bỗng đổi mát lạnh, nhuốm hơi nước. Từ phía nam bỗng nổi lên một hồi khua động dạt dào. Mưa đã xuống bên kia sông : gió càng thêm mạnh, mặc sức điên đảo trên cành cây.

Mưa đến rồi, lẹt dẹt… lẹt dẹt… mưa giáo đầu. Những giọt nước lăn xuống mái phên nứa : mưa thực rồi. Mưa ù xuống khiến cho mọi người không tưởng được là mưa lại kéo đến chóng thế. Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy. Con gà sông ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa. Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng ngai ngái, cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa rào rào trên sân gạch. Mưa đồm độp trên phên nứa, đập bùng bùng vào lòng lá chuối. Tiếng giọt tranh đổ ồ ồ…

Nước chảy đỏ ngòm bôn bề sân, cuồn cuộn dồn vào các rãnh công đổ xuống ao chuôm. Mưa xôi nước được một lúc lâu thì bỗng trong vòm trời tối thẫm vang lên một hồi ục ục ì ầm. Tiếng sấm, tiếng sấm của mưa mới đầu mùa…

Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh, phía đông một mảng trời trong vắt. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.

a) Những dấu hiệu nào báo cơn mưa sắp đến ?Mây – Những đám mày lớn nặng và đặc xịt, lổm ngổm đầy trời, tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt.Gió – Khi mưa xuống : gió càng thêm mạnh, mặc sức điên đảo trên cành cây.

b) Ghi lại những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa.Tiếng mưa – Lúc đầu : lẹt dẹt… lẹt đẹt, lách tách.– Về sau : mưa ù, rào rào, rầm. rập, đồm độp, đập bùng bùng, đổ ồ ồ. – Những giọt nước lăn xuống mái hiên; mưa ù xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây.Hạt mưa : ngã, bay, tỏa bụi nước trắng xóa.

c) Ghi lại những từ ngừ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa :Trong cơn mưa: – Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy. + Con gà trống ướt lướt thướt ngột ngưỡng tìm chỗ trú. + Vòm trời tối thâm vang lên một hồi ục ục ì ầm, tiếng sấm của mưa đầu mùa.

– Trời rạng dần. + Chim chào mào hót râm ran. + Phía đông một mảng trời trong vắt. + Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.

d) Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan nào ?M : Bằng mắt (thị giác): thấy những đám mây biến đổi.– Bằng mắt (thị giác): Thấy những đám mây biến đổi, thấy mưa và thấy bầu trời đổi thay; thấy cây cỏ, con vật trong cơn mưa.– Bằng tai nghe (thính giác): Nghe được tiếng gió thổi; nghe được tiếng mưa và biết được nó biến đổi, nghe được tiếng sấm, tiếng chim chào mào hót. – Bằng cảm nhận của da (xúc giác) nên thấy sự mát lạnh của gió nhuốm hơi nước trước cơn mưa. – Bằng mũi ngửi (khứu giác) nên biết dược mùi nồng ngại ngái xa lạ, man mác của nhưng trận mưa mới đầu mùa.

2. Từ những điều em đã quan sát được, hãy viết dàn ý bài vãn miêu tả một cơn mưaMở bài : Giới thiệu bao quát, quang cảnh bầu trời.Thân bài : (Tả các bộ phận của cảnh vật) – Nền trời, mây, gió, sấm, chớp – Từng hạt mưa (hình dạng) – Không khí biến chuyển ra sao ? Cây cối ? – Các hoạt động của người, vật – Dòng nước mưa chảy* Nếu tả mưa lâu : – Sau cơn mưa quang cảnh ra sao ? – Hoạt động của người vật? – Nền trờiKết bài : Phát biểu cảm nghĩ.

2. Chọn ý thích hợp trong ngoặc đơn để giải thích ý nghĩa chung của các câu tục ngữ : Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên.a) Cáo chết ba năm quay đầu về núi: Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên

b) Lá rụng về cội: Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên

c) Trâu bảy năm còn nhớ chuồng: Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên

3. Dựa theo ý một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu, hãy viết một đoạn văn miêu tả màu sắc đẹp của những sự vật mà em yêu thích. Trong đoạn văn, chú ý sử dụng những từ đồng nghĩa.

Nhà em ở gần biển. Em thích cùng mẹ đi dạo bên bờ biển, cảm nhận vị mặn mòi của biển quê hương và nhìn về phía biển.

Biển dữ dội vô cùng nhưng cũng như nàng công chúa đỏng đảnh, đổi thay xiêm y liên tục. Đó là màu vào buổi sáng, vào buổi trưa như ôm trọn lấy vòm trời , là màu vào buổi chiều.

Em yêu màu xanh. Mẹ bảo đó là màu của tuổi trẻ, của hòa bình, của niềm tin và hy vọng… và hơn hết, đó chính là màu của biển quê hương.

1. Bạn Quỳnh Liên làm bài văn tả quang cảnh sau cơn mưa. Bài văn có 4 đoạn nhưng chưa đoạn nào hoàn chỉnh.Em hãy chọn một đoạn và giúp bạn viết thêm vào những chỗ trống để hoàn chỉnh nội dung của đoạn :

Lộp độp, lộp độp. Mưa rồi. Cơn mưa ào ào đổ xuống làm mọi hoạt động dường như ngừng lại. Mưa ào ạt trắng xóa cả một nền trời, cây cối ngả nghiêng như muốn đổ rạp hết xuống, vải bóng người phóng xe vội vã, nước tung tóe bắn ra hai bên. Một lát sau, mưa ngớt dần rồi tạnh hẳn.

Ánh nắng lại chiếu rực trên những thảm cỏ xanh. Nắng lấp lánh như đùa giỡn, nhảy nhót với những gợn sóng trên dòng sông Nhuệ. Mấy chú chim không rõ tránh mưa ở đâu giờ đã đậu trên cành cây cất tiếng hót véo von. Chị gà mái tơ náu dưới gốc cây hoàng lan lướt lướt, thướt, đang xù ra và rũ rũ lại bộ lông.

Đàn gà con xinh xắn đang chạy quanh chăn mẹ. Bộ lông vàng óng của chúng vẫn khô nguyên vì vừa chui ra từ đôi cánh to và ấm áp của mẹ.

Chú mèo khoang khoan thai bước ra từ nhà bếp, duỗi thẳng người rồi nhảy phóc lên cây cau, cào cào. Nước mưa còn đọng trên ló cau rơi xuống lộp độp, mèo con giật mình, tẽn tò nhảy xuống.

Sau cơn mưa, có lẽ cây cối, hoa lá là tươi đẹp hơn tất cả. Hàng cây trước nhà dường như tươi non hơn, xanh mát hơn vì được tắm đẫm nước mưa. Mấy cây hoa trong vườn dường như rực rỡ hơn. Ánh nắng chiếu xuống vài giọt nước còn đọng trên lá, ánh lên lấp lánh.

Con đường trước cửa đang khô dần. Trên đường, xe cộ qua lại nườm nượp, như mắc cửi. Tiếng cười nói, tiếng xe cộ hòa vào nhau ồn ã, mọi người vội vã trở lại với công việc. Góc phố, mấy cô bé đang chơi nhảy dây. Những bím tóc tun ngủn vung vẩy theo từng nhịp chân nhảy.

2. Chọn một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa em đã trình bày trong tiết trước, viết thành một đoạn văn.– Hoàn thành phần thân bài. Dọa nạt mãi cuối cùng thì mưa cũng kéo đến. Bầu trời đen kịt, những đám mây nặng nề như kéo thấp vòm trời xuống, rồi từ đó những hạt mưa đầu tiên rơi xuống mái nhà, rơi xuống lòng đường, rơi xuống khu vườn. Chỉ trong phút chốc, mặt đất đã phủ một màn mưa trắng xóa. Gió hung hãn quật qua quật lại trên các cành cây, từng tia chớp lóe lên phụ họa theo trò nghịch ngợm của gió, thỉnh thoảng lại ánh lên vài đường dữ dội, sấm cũng ầm ầm nổi giận … Chừng như tất cả đang thi nhau dương oai. Hạt mưa lúc đầu chỉ là những giọt nước lẻ tẻ kêu lộp độp lúc này đã thành dòng nước tuôn mải miết. Mưa gió làm khí trời mát lạnh. Đường xá vắng tanh, thỉnh thoảng vài chiếc xe máy lướt thướt chạy qua, mấy chiếc xe tải vội vã đi trong màn mưa dày đặc. Chỉ tội đàn gà vụng về. Chúng trú mưa dưới gốc mận trong vườn, mưa gió làm từng cành cây ngả nghiêng, không đủ che cho chúng, lông chúng bết lại với nhau, mắt nhắm nghiền. Con chó mực nằm trước cửa nhà, mỏ gác lên bệ cửa, mắt lim dim, chừng như khí trời mát mẻ làm giấc ngủ của nó kéo đến.

Giải Phiếu Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5 Tuần 19

Giải Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Tiếng Việt Lớp 3 Tuần 15, Giải Phiếu Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tuần 11, Giải Phiếu Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5 Tuần 26, Giải Phiếu Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tuần 21, Giải Phiếu Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5 Tuần 19, Giải Phiếu Bài Tập Tiếng Việt Lớp 2 Tuần 8, Giải Phiếu Bài Tâp Tiêng Việt Lơp 3 Tuân 4, Giải Phiếu Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5 Tuần 21, Giải Phiếu Bài Tập Tiếng Việt Cuối Tuần Lớp 3, Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Tiếng Việt 3 Tuần 7, Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Môn Tiếng Việt Lớp 3 Tuần 11, Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Lớp Bốn Tuần Tám Môn Tiếng Việt, Phieu Bai Tap Cuoi Tuan Tieng Viet Lop 4 Tuan 10, Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Lớp 3 Môn Tiếng Việt Tuần 8, Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Lớp 4 Môn Tiếng Việt Tuần 6, Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Tiếng Việt 4 Tuần 7, Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Lớp 4 Tiếng Việt Tuần 10, Phiếu Bài Tập Tiếng Việt – Tuần 18 , Phieu Bai Tap Tieng Viet Tuan 30 Lop 4, Phiếu Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tuần 8, Phiếu Bài Tập Tiếng Việt Lớp 2 Tuần 11, Giải Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Tiếng Anh Lớp 5, Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Tiếng Việt Lớp 3, Đáp án Phiếu Bài Tập Tiếng Việt Cuối Tuần 4 Lớp 4 , Đáp án Phiếu Bài Tập Cuối Tuần 27 Môn Tiếng Việt, Phiếu Bài Tập Cuối Tuần 15 Môn Tiếng Việt, Dap A Phieu Bai Tap Cuoi Tuan Tieng Viet Lop 4, Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Lớp 2 Môn Tiếng Việt, Dap An Phieu Bai Tap Cuoi Tuan Lop 5 Mon Tieng Viet, Dap An Phieu Bai Tap Cuoi Tuan Mon Tieng Viet Lop 4, Giải Bài Tập Tiếng Việt- Tuần 7 – Lớp 3, Giai Bai On Tap Cuối Tuan 8 Mon Tiếng Việt Lớp 3 Kì 1, Giải Bài Tập Phat Triển Năng Lực Tiếng Việt 3 Tuần 13, Giải Toán Trong Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Lớp 4 Tuần 5 , Giải Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Toán Lớp 5 Tuần 9, Giải Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Toán Lớp 5 Tuần 23, Giải Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Toán Lớp 5 Tuần 21, Giai Phieu Bai Tap Toan Cuoi Tuan Lop 4 Tuan 3, Giải Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Toán Lớp 5 Tuần 22, Giai Phieu Bai Tap Toan Cuoi Tuan Lop 5 Tuan 1, Giải Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Toán Lớp 5 Tuần 24, Giải Phiếu Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5, Giải Phiếu Bài Tập Tiếng Việt Lớp 3, Giải Phiếu Bài Tập Tiếng Việt Lớp 2, Giải Phiếu Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4, Giải Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Lớp 4 Tuần 7, Giải Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Lớp 3 Tuần 9, Giải Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Lớp 5 Tuan 12, Giải Phiếu Bài Tạp Cuối Tuần Lớp 3 Tuần 7, Giải Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Lớp 5 Tuan 7, Giải Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Lớp 2 Tuần 11, Giải Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Lớp 3 Tuần 21, Giải Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Lớp 5 Tuan 6, Giải Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Lớp 3 Tuần 8, Giải Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Lớp 3 Tuần 4, Giải Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Lớp 5 Tuần 14, Giải Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Lớp 4 Tuần 9, Giải Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Lớp 4 Tuần 8, Giải Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Lớp 5 Tuần 24, Giải Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Lớp 4 Tuần 16, Phieu Giai Baicuoi Tuan Lop 4 Tuan 8, Giải Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Lớp 2 Tuần 9, Giải Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Lớp 4 Tuần 14, Giải Phiếu Bài Tập Lớp 5 Tuần 21, Giải Phiếu Bài Tập Lớp 5 Tuần 22, Giải Phiếu Bài Tập Lớp 5 Tuần 14, Giải Phiếu Bài Tập Lớp 3 Tuần 8, Giải Phiếu Bài Tập Lớp 3 Tuần 9, Giải Phiếu Bài Tập Toán Lớp 4 Tuần 21, Giải Phiếu Bài Tập Toán Lớp 4 Tuần 23, Giải Phiếu Bài Tập Toán Lớp 4 Tuần 20, Giải Phiếu Bài Tập Toán Lớp 3 Tuần 23, Giải Phiếu Bài Tập Toán Lớp 5 Tuần 2, Giải Phiếu Bài Tập Toán Lớp 3 Tuần 24, Giải Phiếu Bài Tập Toán Lớp 4 Tuần 22, Giải Phiếu Bài Tập Cuối Tuần, Giải Phiếu Bài Tập Toán Lớp 5 Tuần 21, Giải Phiếu Bài Tập Toán Lớp 3 Tuần 6, Giải Phiếu Bài Tập Toán Lớp 5 Tuần 25, Giải Phiếu Bài Tập Toán Lớp 5 Tuần 24, Giải Phiếu Bài Tập Toán Tuần 21 Lớp 5, Giải Phiếu Bài Tập Toán Lớp 4 Tuần 25, , Giải Phiếu Bài Tập Cuối Tuần 9 Lớp 5, Giải Phiếu Bài Tập Toán Lớp 4 Tuần 15, Giải Phiếu Bài Tập Toán Lớp 5 Tuần 19, Giải Phiếu Bài Tập Toán Tuần 18 Lớp 5, Giải Phiếu Bài Tập Toán 5 Tuần 21, Giải Phiếu Bài Tập Toán Tuần 14 Lớp 5, Giải Phiếu Bài Tập Toán Tuần 12 Lớp 4, Giải Phiếu Bài Tập Toán Lớp 5 Tuần 23, Giải Phiếu Bài Tập Toán Tuần 17, Giải Phiếu Bài Tập Toán Tuần 12 Lớp 5, Giải Phiếu Bài Tập Toán Tuần 20 Lớp 5, Giải Phiếu Bài Tập Lớp3 Tuần 9 Đề 1, Giải Phiếu Bài Tập Cuối Tuần 9 Lớp 5, Giải Phiếu Bài Tập Toán Tuần 23 Lớp 5, Giải Phiếu Bài Tập Toán Tuần 21, Giải Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Lớp 2, Giải Phiếu Bài Tập Cuối Tuần 9 Lớp 3, Giai Toan Phieu Bai Tap Lop 4 Tuan 12,

Giải Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Tiếng Việt Lớp 3 Tuần 15, Giải Phiếu Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tuần 11, Giải Phiếu Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5 Tuần 26, Giải Phiếu Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tuần 21, Giải Phiếu Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5 Tuần 19, Giải Phiếu Bài Tập Tiếng Việt Lớp 2 Tuần 8, Giải Phiếu Bài Tâp Tiêng Việt Lơp 3 Tuân 4, Giải Phiếu Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5 Tuần 21, Giải Phiếu Bài Tập Tiếng Việt Cuối Tuần Lớp 3, Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Tiếng Việt 3 Tuần 7, Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Môn Tiếng Việt Lớp 3 Tuần 11, Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Lớp Bốn Tuần Tám Môn Tiếng Việt, Phieu Bai Tap Cuoi Tuan Tieng Viet Lop 4 Tuan 10, Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Lớp 3 Môn Tiếng Việt Tuần 8, Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Lớp 4 Môn Tiếng Việt Tuần 6, Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Tiếng Việt 4 Tuần 7, Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Lớp 4 Tiếng Việt Tuần 10, Phiếu Bài Tập Tiếng Việt – Tuần 18 , Phieu Bai Tap Tieng Viet Tuan 30 Lop 4, Phiếu Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tuần 8, Phiếu Bài Tập Tiếng Việt Lớp 2 Tuần 11, Giải Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Tiếng Anh Lớp 5, Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Tiếng Việt Lớp 3, Đáp án Phiếu Bài Tập Tiếng Việt Cuối Tuần 4 Lớp 4 , Đáp án Phiếu Bài Tập Cuối Tuần 27 Môn Tiếng Việt, Phiếu Bài Tập Cuối Tuần 15 Môn Tiếng Việt, Dap A Phieu Bai Tap Cuoi Tuan Tieng Viet Lop 4, Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Lớp 2 Môn Tiếng Việt, Dap An Phieu Bai Tap Cuoi Tuan Lop 5 Mon Tieng Viet, Dap An Phieu Bai Tap Cuoi Tuan Mon Tieng Viet Lop 4, Giải Bài Tập Tiếng Việt- Tuần 7 – Lớp 3, Giai Bai On Tap Cuối Tuan 8 Mon Tiếng Việt Lớp 3 Kì 1, Giải Bài Tập Phat Triển Năng Lực Tiếng Việt 3 Tuần 13, Giải Toán Trong Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Lớp 4 Tuần 5 , Giải Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Toán Lớp 5 Tuần 9, Giải Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Toán Lớp 5 Tuần 23, Giải Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Toán Lớp 5 Tuần 21, Giai Phieu Bai Tap Toan Cuoi Tuan Lop 4 Tuan 3, Giải Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Toán Lớp 5 Tuần 22, Giai Phieu Bai Tap Toan Cuoi Tuan Lop 5 Tuan 1, Giải Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Toán Lớp 5 Tuần 24, Giải Phiếu Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5, Giải Phiếu Bài Tập Tiếng Việt Lớp 3, Giải Phiếu Bài Tập Tiếng Việt Lớp 2, Giải Phiếu Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4, Giải Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Lớp 4 Tuần 7, Giải Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Lớp 3 Tuần 9, Giải Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Lớp 5 Tuan 12, Giải Phiếu Bài Tạp Cuối Tuần Lớp 3 Tuần 7, Giải Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Lớp 5 Tuan 7,

Lời Giải Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5 (Tập 1)

Lời Giải Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5 (Tập 1) Tiếng Việt là môn học có vai trò và vị trí quan trọng trong chương trình cấp Tiểu học. Môn tiếng Việt sẽ giúp các em tạo nền tảng về vốn từ, ngữ pháp, tập…

Giới thiệu Lời Giải Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5 (Tập 1)

Lời Giải Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5 (Tập 1)

Tiếng Việt là môn học có vai trò và vị trí quan trọng trong chương trình cấp Tiểu học. Môn tiếng Việt sẽ giúp các em tạo nền tảng về vốn từ, ngữ pháp, tập làm văn… để có thể diễn đạt tốt những suy nghĩ, tư duy của mình. Để học tốt tiếng Việt, các em phải thường xuyên rèn luyện làm bài tập thực hành. Quyển sách Lời Giải Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5 (Tập 1) được biên soạn nhằm giúp các em tham khảo, định hướng giải quyết đúng các bài tập thực hành tiếng Việt trong chương trình. Thông qua những bài giải mẫu, các em sẽ có những lời gợi ý để tìm ra cách làm phù hợp với bản thân mình. Sách bao gồm hướng dẫn các bài tập về Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn… giúp các em đa dạng được các dạng bài và rèn luyện kĩ năng làm bài tập. Những bài giảibchuyên về mở rộng vốn từ sẽ giúp các em tìm hiểu thêm về kho tàng từ vựng phong phú của Việt Nam. Đồng thời, các em có thể tích lũy thêm cho bản thân những từ ngữ ấy để bổ sung cho vốn từ của bản thân. Đây cũng là tài liệu hữu ích giúp phụ huynh có thể hướng dẫn bài tập và kiểm tra lại kiến thức của con em mình.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …

Giải Bài Tập Tiếng Việt 5, Tuần 16

Giải bài tập Tiếng Việt 5 – Tuần 16, chủ điểm: Vì hạnh phúc con người gồm các phần:– Tập đọc: Thầy thuốc như mẹ hiền– Chính tả:– Luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ– Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hay tham gia– Tập đọc: Thầy cúng đi bệnh viện– Tập làm văn: Tả người– Luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ– Tập làm văn: Làm biên bản một vụ việc

Lãn Ông biết tin con người thuyền chài bị bệnh đậu nặng, không có tiền chữa, ông bèn đến thăm. Ông không ngại khổ, ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó. Khi chữa xong, ông còn cho thêm gạo, củi.

Khi hẹn người chồng hôm sau sẽ khám kĩ mới cho thuốc, người chồng không nghe, đi lấy thuốc khác nhưng người vợ vẫn không qua khỏi, Lãn Ông biết chuyện, ông lấy làm hối hận. Mặc dù cái chết không do ông gây ra nhưng vì là một người có lương tâm và trách nhiệm nên ông day dứt vô cùng.

Lãn Ông là một thầy thuốc nổi tiếng. Nhiều lần ông được vua chúa mời vào cung chữa bệnh và được tiến cử vào chức ngự y, song ông đã khéo léo chối từ.

Công danh như dòng nước, cũng sẽ trôi đi, chỉ có tấm lòng nhân nghĩa là còn mãi.

Có anh thợ vẽ truyền thần làm không đủ ăn. Bạn bè đến thăm, anh than thở thì họ bảo : – Cậu hãy 2 vẽ ngay một bức chân dung hai vợ chồng cậu (1) lồng khung kính mà treo. Thiên hạ thấy cậu khéo tay sẽ xô nhau tới, lo gì không khấm khá ! Nghe lời bạn, anh bảo vợ ngồi cho anh truyền thần lại, (1) lại tự họa chính mình ngồi bên. (2) ẽ xong, anh ngắm đi ngắm lại, lấy làm đắc ý lắm. Một hôm, bố vợ tới chơi, thấy bức họa, hỏi : – Anh (2) hình chị nào treo đó ? Anh ta trả lời : – Chết thật, thầy quên mặt nhà con (1) hay sao ? Ông bố vợ nói tiếp : – Thì ra là vợ anh. Thế nó ngồi cạnh người nào mà trông tướng mạo kì (2) vậy ?

1. Tìm những từ đồng nghĩa và trái nghĩa với mỗi từ sau :

a) Nhân hậu

nhân ái, nhân từ, nhân đức, phúc hậu,…

bất nhân, độc ác, bạc ác, tàn nhẫn,…

b) Trung thực

thành thực, thành thật, thật thà, chân thật,….

dối trá, gian dối, gian manh, xảo quyệt

c) Dũng cảm

anh dũng, mạnh dạn, gan dạ, bạo dạn, ….

nhát gan, nhát cáy, hèn yếu, bạc nhược

d) Cần cù

chăm chỉ, chuyên cần, chịu khó, tần tảo ….

lười biếng, lười nhác,…

– Cô Chấm trong bài văn sau là người có tính cách : + Thẳng thắng, chăm chỉ, yêu lao động, giản dị, giàu tình cảm, dễ xúc động. – Gạch dưới những chi tiết và hình ảnh trong bài minh họa cho nhận xét của em.

Chấm không phải là cô gái dẹp, nhưng là người mà ai đã gặp thì không thể lẫn lộn với bất cứ một người nào khác.

Đôi mắt Chấm đã định nhìn ai thì dám nhìn thẳng, dù người ấy nhìn lại mình, dù người ấy là con trai. Nghĩ thế nào, Chấm dám nói thế. Bình ở tổ hai, ai làm hơn, làm kém, người đắn đo, quanh quanh mãi chưa dám nói ra, Chấm nói ngay cho mà xem, nói thẳng băng và còn nói đáng mấy điểm nữa. Đối với mình cũng vậy, Chấm có hôm dám nhận hơn người khác bốn năm điểm. Được cái thẳng như thế nhưng không ai giận, vì người ta biết trong bụng Chấm không có gì độc địa bao giờ.

Chấm cứ như một cây xương rồng. Cây xương rồng chặt ngang, chặt dọc, chỉ cần cắm nó xuống đất, đất cằn cũng được, nó sẽ sống và sẽ lớn lên. Chấm thì cần cơm và lao động để sống. Chấm ăn rất khỏe, không có thức ăn cũng được. Những bữa Chấm về muộn, bà Am thương con làm nhiều, để phần dư thức ăn, Chấm cũng chỉ ăn như thường, còn bao nhiêu để cuối bữa ăn vã. Chấm hay làm thực sự, đó là một như cầu cửa sự sống, không làm chân tay nó bứt rứt làm sao ấy. Tết Nguyên đán, Chấm ra đồng từ sớm mồng hai, dẫu có bắt ở nhà cũng không được.

Chấm không đưa đòi may mặc. Mùa hè một áo cánh nâu. Mùa đông rét mấy cũng chỉ hai áo cánh nâu. Chấm mộc mạc như hòn đất. Hòn đất ấy bầu bạn với nắng với mưa để cho cây lúa mọc lên hết vụ này qua vụ khác, hết năm này qua năm khác. Nhưng cô con gái có bề ngoài rắn rỏi là thế lại là ngườihay nghĩ ngơi, dễ cảm thương. Có bữa đi xem phim, những cảnh ngộ trong phim làm Chấm khóc gần suốt buổi. Đêm ấy ngủ, trong giấc mơ, Chấm lai khóc mất bao nhiêu nước mắt.

KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HAY THAM GIA

Đề bài : Kể chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình.Bài làm: Hôm nay là thứ bảy, sau bữa cơm gia đình em ngồi quây quần bên chiếc bàn uống nước. Trong buổi sum họp này có bà nội em, bố em, mẹ em, em của em và em.

Bố em ngồi đọc báo trong phòng khách. Vừa đọc, bố vừa nhâm nhi ngụm chè nóng. Bố em có thói quen đọc báo vào buổi tối. Loại báo mà bố thích nhất là báo An ninh Thủ đô. Mỗi khi có mực cười vui, bố lại đọc to lên cho cả nhà cùng nghe. Em biết bố không đọc báo như chúng em đâu, bố không bỏ sót một chi tiết nào trong báo. Bà em ngồi xem vô tuyến. Đến phần thời sự có giới thiệu về cảnh đồng bào sông Cửu Long đang bị lũ lụt, bà chép miệng, đau xót, còn cả nhà chăm chú nhìn lên ti vi, xúc động khôn cùng… Trong khi bà em ngồi xem vô tuyến thì mẹ em ngồi đan áo. Đôi tay mẹ đan nhanh thoăn thoắt. Em chỉ nghe thấy tiếng hai chiếc kim đan va vào nhau “cách, cách”. Vì hôm nay là thứ bảy, nên em không phải học bài. Bố bảo: “Con nghỉ ngơi đi, ngày mai học cũng được”. Em đi lấy chiếc nhíp, nhổ tóc sâu cho mẹ. Tóc mẹ đã lốm đốm sợi bạc. Nhìn mẹ, em càng thấy thương mẹ hơn. Mẹ phải làm việc vất vả để cho hai chị em chúng con ăn học. Em chỉ ước sao tóc mẹ mãi màu xanh. Bé Nguyên đang ngồi trên lòng bố, khi thấy em được mẹ khen: “Con gái mẹ nhổ khéo quá” bé lại chạy ra vớ lấy tóc mẹ. Khi có chiếc tóc sâu, hai chị em tranh nhau nhổ. Những lúc ấy mẹ em lại nói: “Chị lớn phải nhường em, em bé phải nghe lời chị”. Đồng hồ điểm 20 giờ rười rồi, nồi khoai vừa chín. Mọi người vui vẻ nói chuyện đầm ấm. Bé Nguyên khoe “Mẹ ơi, hôm nay con được hai điểm mười đấy mẹ ạ”. Mẹ khen “Con mẹ giỏi quá, thế còn chị thì sao?”. Em nói: “Con được điểm chín môn Vật lí mẹ ạ”. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng cha mẹ, ông bà và thầy cô giáo.

Bây giờ là 21 giờ rồi, em mắc màn đi ngủ. Nằm trên giường ấm, em vẫn tưởng như buổi sum họp gia đình đang diễn ra. Em mong sao gia đình em sẽ có những buổi sum họp vui hơn hôm nay.

Cụ Ún làm nghề thầy cúng đã lâu năm. Khắp làng xa bản gần, nhà nào có người ốm cũng nhờ cụ đến cúng để đuổi tà ma.

Khi mắc bệnh, cụ Ún cho học trò đến cúng cho mình nhưng bệnh tình không hề thuyên giảm.

Vì cụ Ủn sợ mổ. Hơn nữa, cụ không tin bác sĩ người Kinh bắt được con ma người Thái tức là có thể chữa được bệnh cho cụ.

Nhờ có các bác sĩ và y tá bệnh viện đến tận nhà cụ Ún, thuyết phục cụ trở lại bệnh viện, tiếp tục điều trị, mổ lấy sỏi cho cụ. – Câu nói đó chứng tỏ cụ Ún đã thay đổi suy nghĩ, cụ đã hiểu rằng cúng bái không chữa được bệnh tật, chỉ có khoa học và các bác sĩ mới làm được việc đó cụ Ún đã tin bác sĩ người Kinh.

Chọn một trong các đề sau : 1. Tả một em bé đang tuổi tập đi tập nói. 2. Tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, em,…) của em. 3. Tả một bạn học của em. 4. Tả một người lao động (công nhân, nông dân, thợ thủ công, bác sĩ, y tá, cô giáo, thầy giáo,…) đang làm việc. Sách bài tập Tiếng Việt, trang 113, học sinh tham khảo phần dàn ý chi tiết.Hướng dẫn 2. Tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, em,…) của em.

1. Mở bài : Giới thiệu chung về bà nội em : – Bà hiện sống ở đâu ? 2. Thân bài: – Tả ngoại hình của bà : + Hình dáng : thấp nhỏ, lưng hơi gù + Màu tóc của bà : bạc trắng + Gương mặt : da nhăn nheo, trắng nhưng không được hồng cho lắm, điểm vào nốt đồi mồi. + Hàm răng : đã rụng hết + Bàn tay : gầy, nổi gán, có nhiều vết chai – Tả tính tình của bà : + Yêu con, yêu cháu, dịu dàng + Siêng năng (qua hành động) 3. Kết bài : Cảm nghĩ của em : – Em rất yêu quý bà, kính trọng bà. – Mong cho bà mãi mãi mạnh khỏe để ở bèn em và gia đình em mãi.Bài làm : Nhân dịp hè, em được ba đưa về thăm quê nội ở Bến Tre. Em rất vui và háo hức. về quê, em sẽ được thăm bà nội, thăm chú út, bé Bi … Nhưng vui nhất là em sẽ được gặp bà, âu yếm lâu rồi em chưa gặp bà, em nhớ bà lắm.

Ba đã gọi điện báo trước cho chú út, nên từ xa em đã thấy bà đi ra đi vào trước thềm nhà ngóng đợi. Em chạy ùa vào, ôm chầm lấy bà, bà âu yếm vuốt tóc em rồi mắng yêu. “Công chúa của bà, làm bà giật mình rồi !”.

Bà em năm nay đã già. Da bà nhăn nheo. Trên màu da trăng trắng đã điểm vài nốt đồi mồi. Mái tóc bà bạc trắng. Thân hình bé nhỏ, lưng bà hơi gù xuống. Bàn tay xương xương nổi rõ những đường gân xanh. Nắm lấy tay bà, em thấy trong lòng bàn tay có những vết chai sần. Răng bà đã rụng hết, khi bà móm mém cười, đôi mắt ánh lên niềm vui nhìn bà thật phúc hậu.

Em về đến nhà, bà lấy chiếc khăn rằn bà vẫn vắt ở vai dẫn em ra đầu hè rửa mặt. Em áp chiếc khăn vào mặt mình, mùi mồ hôi, mùi trầu thơm ấm nồng quen thuộc. Em kể bà nghe bao nhiêu là chuyện, từ chuyện học ở trường tới bạn bè cùng chơi … thỉnh thoảng bà lại nhắc : “Kìa cháu, nói từ thôi kẻo mệt”. Dưới bóng cây vú sữa rợp mát, bà vừa tết tóc cho em vừa thủ thỉ kể em nghe sự tích cây vú sữa. Giọng bà trầm ấm, dịu dàng, gió vườn mát rượi, em thấy mình như lạc vào thế giới cổ tích.

Buổi tối, em giành phần bé Bi để được ngủ chung với bà. Nép vào lòng bà em nghe bàn tay bà mát rượi ve vuốt sống lưng. Rồi bà lại kể những câu chuyện ngày xưa, chuyện lần đầu tiên em biết lật, biết bò, lần đầu tiên em biết gọi tiếng “bà ơi”. Rồi kì nghỉ hè cũng trôi qua, em phải trở về thành phố tiếp tục đến trường. Chia tay bà lòng em lưu luyến mãi. Em ước mùa hè tới em lại được về thăm bà, lại được quấn quýt bên bà, lại được nghe bà kể chuyện.

Lớp em có ba bạn Thúy nhưng người được nhiều bạn bè quý mến và khâm phục là bạn Thu Thủy.

Thu Thuý cũng mười tuổi như những đứa học trò lớp năm chúng em song bạn ấy sinh vào tháng giêng, lại to con và chững chạc nhất lớp.

Gương mặt Thu Thúy bầu bầu, da ngăm đen, pha chút lém lỉnh và không kém phần tươi tắn. Đôi mắt to, đen và cái miệng xinh xinh lúc nào cũng như cười. Trái với mái tóc kiểu con trai là giọng nói nhẹ nhàng, rất ư là con gái. Giọng nói của Thủy rành rọt, truyền cảm, dễ thuyết phục người nghe. Trong các giờ tập đọc, Thủy hay được cô giáo gọi đọc bài ngay sau khi cô đọc mẫu lần đầu. Người mập, dáng hơi thô lại hay mặc quần tây nên các bạn ở lớp thường gọi đùa là “cậu Thúy”.

“Cậu Thúy” thông minh và năng nổ trong công việc nên cái uy lớp trưởng càng tăng thêm, nhất là những giờ tự quản. Trong các giờ học, khi cả lớp còn bí về một câu hỏi nào đó thì Thúy đã giơ tay xung phong trả lời. Nhưng không vì thế mà bạn ấy kiêu căng với bạn bè. Bạn ấy hiền lành, dễ thương lại hay giúp đỡ mọi người.

Mẹ Thu Thúy mất do một tai nạn xe cộ khi Thúy lên sáu và út Thanh mới ba tuổi. Việc bếp núc trong nhà, hầu như do một tay Thúy đảm đang. Thúy hiểu cần phải luôn luôn học giỏi và ngoan để tóc ba không bạc màu như hồi mẹ mới mất. Thúy rất thương và cũng rất có uy với thằng Thanh. Nó thông minh, chăm học nhưng cũng hay nghịch, hay phá. Tuy nhiên, chí cần Thúy lừ mắt là nó ngay thôi.

Trưa nào, gần đến giờ đi học là mây đứa nhỏ cùng xóm cũng có mặt ở nhà chị Thúy để cùng đến trường. Tụi nhỏ nghe lời Thúy răm rắp. Mỗi lần có bài khó, chúng lại sang nhờ chị Thúy giảng hộ.

Ở lớp cũng như ở nhà, Thúy luôn làm tốt mọi công việc của mình và luôn vui vẻ, hòa nhã với mọi người. Mẹ em thường lấy gương bạn Thúy ra để khuyên em và không bao giờ em tự ái về điều đó.

1. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi : Trong bức tranh dân gian Đám cưới chuột có cảnh đàn chuột phải cống nạp mèo một con chim và một con cá để đám cưới đi trót lọt. Em hãy tưởng tượng vụ ăn hối lộ của mèo bị vỡ lở và lập biên bản về vụ việc đó.(Học sinh tham khảo bài làm trang 161. 162)

Nội dung và cách trình bày biên bản ở đây có những điểm gì giống và khác với biên bản cuộc họp ?

Giống nhau: – Ghi lại diễn biến để làm bằng chứng. – Phần mở đầu ; có quốc hiệu, tiêu ngữ và tên biên bản. – Phần chính : thời gian, địa điểm, thành phần có mặt, diễn biến sự việc. – Phẩn kết: ghi tên và chữ kí của người có trách nhiệm.

Khác nhau: – Nội dung của biên bản cuộc họp là báo cáo, phát biểu + Nội dung biên bản, “Mèo vằn ăn hối lộ nhà chuột” có lời khai của những người có mặt.

2. Giả sử em là bác sĩ trực phiên cụ Ún trốn viện (bài Thầy cúng đi bệnh viện). Dựa theo mẫu biên bản vừa đọc ở bài tập 1, em hãy lập biên bản về việc này.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN VỀ VIỆC BỆNH NHÂN TRỐN VIỆN

Hồi 6 giờ 30 phút sáng, ngày 15 – 8 – 2006, chúng tôi gồm những người sau đây lập biên bản về việc bệnh nhân Lục Xuân Ún trốn viện. – Bác sĩ trực ca : Bác sĩ Bùi Đức Việt, y tá : Trịnh Văn Minh. – Bệnh nhân phòng số 207 : Lò Văn Quảng, Tông Mạnh Sinh. Tóm tắt sự việc : Bệnh nhân Lục Xuân Ún được chẩn đoán là bị sỏi thận, đang trong thời gian chờ mổ. – Y tá Trịnh Văn Minh phát hiện bệnh nhân vắng mặt hồi 20 giờ đêm ngày 14 – 8 – 2006. – Bệnh nhân Lò Văn Quảng nói : 22 giờ vẫn không thấy ông Ún về. – Bệnh nhân Tống Mạnh Sinh : Ông Ún nói ông Ún đau nhưng ông không tin bác sĩ người Kinh có thể chữa được bệnh cho ông. Mổ bụng ông ra rồi nó không vá lại được, ông chết luôn thì sao. Ông về cho thầy cúng Thái bắt ma ra thôi. – Kết luận : Ông Ún sợ mổ, đã bỏ về nhà. Đề nghị Ban Giám đốc bệnh viện cho tìm gấp ông Ún, thuyết phục ông quay trở lại bệnh viện để mổ. Các thành viên có mặt kí tên: Bùi Đức Việt Trịnh Văn Minh Lò Văn Quảng Tống Mạnh Sinh Việt Minh Quảng Sinh

Bản quyền bài viết thuộc về chúng tôi Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.