Top 12 # Xem Nhiều Nhất Giải Bài Tập Toán 6 Chương 2 Bài 6 Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Giải Toán Lớp 6 Bài 2 Chương 2: Tập Hợp Các Số Nguyên

Giải bài tập 6, 7, 8, 9, 10 bài 2 chương 2 trang 70 SGK toán lớp 6 tập 1. Hướng dẫn giải toán lớp 6 trang 70 có nội dung về tập hợp các số nguyên.

Lý thuyết về tập hợp các số nguyên

1. Tập hợp số nguyên

– Các số tự nhiên khác 0 còn được gọi là các số nguyên dương (đôi khi còn viết +1, +2, +3,…nhưng dấu “+” thường được bỏ đi).

– Các số -1; -2; -3; -4;… là các số nguyên âm.

– Tập hợp: {…; -4; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4;…} gồm các số nguyên âm, số 0, các số nguyên dương là tập hợp các số nguyên. Tập hợp các số nguyên được kí hiệu là Z.

Như vậy trên trục số với chiều dương là chiều từ trái sang phải thì các số âm nằm bên trái số 0, các số dương nằm bên phải số 0.

Lưu ý:

– Số 0 không phải là số nguyên dương cũng không phải là số nguyên âm.

– Điểm biều diễn số nguyên a trên trục số được gọi là điểm a.

2. Số đối

Trên trục số, các điểm 1 và -1, 2 và -2, 3 và -3,… cách đều điểm 0 và nằm ở hai phía của điểm 0. Ta nói các số 1 và -1, 2 và -2, 3 và -3,… là các số đối nhau.

Như vậy, trên trục số, hai số nguyên biểu diễn bởi hai điểm cách đều điểm gốc được gọi là hai số đối nhau. Khi đó, mỗi số được gọi là số đối của số kia.

Ví dụ: 1 và -1 là hai số đối của nhau; 1 là số đối của -1, ngược lại -1 là số đối của 1.

Tương tự, 3 và -3; 10 và -10; 19 và -19 là những cặp số đối nhau; 3 là số đối của -3; ngược lại -3 là số đối của 3,…

Đặc biệt: số 0 là số đối của số 0.

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 69 SGK toán lớp 6

Câu hỏi 1 Toán 6 Tập 1 Bài 2 trang 69

Đọc các số biểu thị các điểm C, D, E trong hình 38.

– Số biểu thị điểm C là số +4

– Số biểu thị điểm D là số -1

– Số biểu thị điểm E là số -4

Câu hỏi 2 Toán 6 Tập 1 Bài 2 trang 70

Một chú ốc sên sáng sớm ở vị trí A trên cây cột cách mặt đất 2m (h.39). Ban ngày chú ốc sên bò lên được 3m. Đêm đó chú ta mệt quá “ngủ quên” nên bị “tuột” xuống dưới:

b) 4m.

Hỏi sáng hôm sau chú ốc sên cách A bao nhiêu mét trong mỗi trường hợp a), b) ?

Giải:

a) Chú ốc sên đã bò lên được 3m và bị tuột xuống dưới 2m ⇒ Chú ốc sên vẫn nằm cao hơn A và cách A là 3 – 2 = 1m.

b) Chú ốc sên bị tuột xuống dưới 4m ⇒ chú ốc sên nằm dưới điểm A và cách A là 4 – 3 = 1m.

Câu hỏi 3 Toán 6 Tập 1 Bài 2 trang 70

b) Nếu coi A là điểm gốc và các vị trí phía trên điểm A được biểu thị bằng số dương (mét) và các vị trí nằm phía dưới A được biểu thị bằng số âm (mét) thì các đáp số của câu hỏi 2 bằng bao nhiêu?

Giải:

a) Kết quả của câu hỏi 2 ở cả hai trường hợp là bằng nhau.

b) Nếu coi A là điểm gốc thì đáp số của câu hỏi 2 là:

– Trường hợp a là 1 m

– Trường hợp b là – 1 m.

Câu hỏi 4 Toán 6 Tập 1 Bài 2 trang 70

Tìm đối số của mỗi số sau: 7; – 3

Giải:

– Số đối của số 7 là số – 7

– Số đối của số – 3 là số 3

Giải bài tập bài 2 trang 70 SGK toán lớp 6

Bài 6 trang 70 SGK toán lớp 6

Đọc những điều ghi sau đây và cho biết điều đó có đúng không ? -4 ∈ N, 4 ∈ N, 0 ∈ Z, 5 ∈ N, -1 ∈ N, 1 ∈ N.

Giải:

Ta có N là tập hợp số tự nhiên và Z là tập hợp số nguyên nên -4 ∈ N và -1 ∈ N là sai. Còn lại 4 ∈ N, 0 ∈ Z, 5 ∈ N, 1 ∈ N là đúng.

Bài 7 trang 70 SGK toán lớp 6

Khi người ta nói độ cao của đỉnh núi Phan-xi-păng là + 3143m và độ cao đáy của vịnh Cam Ranh là -30m thì dấu “+” và dấu “-” biểu thị điều gì?

Giải:

Để biểu diễn độ cao và độ sâu của một vật trên trái đất người ta lấy mực nước biển làm gốc, dấu “-” biểu thị độ cao dưới mực nước biển; dấu “+” biểu thị độ cao trên mực nước biển.

+3143m biểu thị đỉnh núi Phan -xi – păng cao hơn mực nước biển 3143m.

-30m biểu thị đáy của vịnh Cam Ranh thấp hơn mực nước biển 30m.

Vậy trong trường hợp này, dấu cộng và dấu trừ biểu thị nơi đó cao hơn hay thấp hơn mực nước biển.

Bài 8 trang 70 SGK toán lớp 6

Điền cho đủ các câu sau:

a) Nếu -5 0C biểu diễn 5 độ dưới 0 0C thì +5 0 C biểu diễn…

b) Nếu -65m biểu diễn độ sâu (của thềm lục địa Việt Nam) là 65m dưới mực nước biển thì +3143m biểu diễn độ cao (của đỉnh núi Phan-xi-păng) là…

c) Nếu -10000 đồng biểu diễn số tiền nợ 10000 đồng thì 20000 đồng biểu diễn…

Giải:

a) Nếu -5 0C biểu diễn 5 độ dưới 0 0C thì +5 0C biểu diễn 5 độ trên 0 0

b) Nếu -65m biểu diễn độ sâu (của thềm lục địa Việt Nam) là 65m dưới mực nước biển thì +3143m biểu diễn độ cao (của đỉnh núi Phan-xi-păng) là 3143m trên mực nước biển.

c) Nếu -10000 đồng biểu diễn số tiền nợ 10000 đồng thì 20000 đồng biểu diễn số tiền có 20000 đồng.

Bài 9 trang 71 SGK toán lớp 6

Tìm số đối của: +2, 5, -6, -1, -18.

Giải:

Số đối của +2 là -2;

Số đối của 5 là -5;

Số đối của -6 là 6;

Số đối của -1 là 1;

Số đối của -18 là 18;

Bài 10 trang 71 SGK toán lớp 6

Trên hình 40 điểm A cách điểm mốc M về phía Tây 3km, ta quy ước:

Giải:

Ta có: Điểm A cách điểm M 3 đoạn thẳng. Điểm A cách điểm mốc M 3km về phía Tây nên mỗi đoạn thẳng biểu thị khoảng cách 1km, chiều về phía Tây là chiều âm và chiều về phía Đông là chiều dương.

Vậy:

Điểm B cách mốc M 2 đoạn thẳng về phía Đông nên điểm B biểu thị +2km.

Điểm C cách mốc M 1 đoạn thẳng về phía Tây nên điểm C biểu thị -1km.

Giải Toán Lớp 6 Bài Ôn Tập Chương 1

Giải Toán lớp 6 bài Ôn tập chương 1

Bài 159: Tìm kết quả của các phép tính:

a) n - n b) n:n c) n + 0 d) n - 0 e) n.0 g) n.1 h) n:1

Lời giải:

a) n - n = 0 b) n:n = 1 c) n + 0 = n d) n - 0 = n e) n.0 = 0 g) n.1 = n h) n:1 = n

Bài 160: Thực hiện các phép tính:

Lời giải:

Mục đích của bài này là kiểm tra kiến thức của các bạn về thứ tự thực hiện phép tính.

a)

204 - 84:12 = 204 - 7 =197

b)

c) Áp dụng:

d) Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng để tính nhanh hơn.

164.53 + 47.164 = 164(53 + 47) = 164.100 =16400

Bài 161: Tìm số tự nhiên x biết:

a) 219 - 7(x + 1) = 100 b) (3x - 6).3 =34

Lời giải:

Áp dụng:

(Số bị trừ) - (Số trừ) = (Hiệu) và a.b = c

a)

219 - 7(x + 1) = 100 7(x + 1) = 219 - 100 7(x + 1) = 119 x + 1 = 119:7 x + 1 = 17 x = 17 - 1 x = 16

b)

Bài 162: Để tìm số tự nhiên x biết rằng nếu lấy số đó trừ đi 3 rồi chia cho 8 thì được 12, ta có thể viết (x – 3):8 =12 rồi tìm x, ta được x = 99.

Bằng cách làm trên, hãy tìm số tự nhiên x, biết rằng nếu nhân nó với 3 rồi trừ đi 8 sau đó chia cho 4 thì được 7.

Lời giải:

Bài toán trên sẽ trở thành tìm x để (3x – 8): 4 = 7.

(3x - 8):4 = 7 3x - 8 = 7.4 3x - 8 = 28 3x = 28 + 8 3x = 36 x = 36:3 x = 12

Nếu bạn chưa hiểu, bạn có thể theo dõi tiếp phần dưới:

Bài 163: Đố. Điền các số 25, 18, 22, 33 vào chỗ trống và giải bài toán sau:

Lúc… giờ, người ta thắp một ngọn nến có chiều cao… cm. Đến… giờ cùng ngày, ngọn nến chỉ còn cao… cm. Trong một giờ, chiều cao của ngọn nến giảm bao nhiêu xentimet?

Lời giải:

– Vì số chỉ giờ trong ngày không vượt quá 24 và số chỉ giờ lúc đầu nhỏ hơn lúc sau nên ta có: Lúc 18 giờ; Đến 22 giờ

– Chiều cao ngọn nến lúc sau sẽ thấp hơn lúc ban đầu nên ta có: chiều cao 33 cm; còn cao 25 cm.

Vậy bài toán là: Lúc 18 giờ, người ta thắp một ngọn nến có chiều cao 33 cm. Đến 22 giờ cùng ngày, ngọn nến chỉ còn cao 25 cm. Trong một giờ, chiều cao của ngọn nến giảm bao nhiêu xentimet?

Thời gian nến cháy là 22 – 18 = 4 (giờ)

Chiều cao ngon nến giảm trong 4 giờ là 33 – 25 = 8 (cm)

Vậy trong 1 giờ, chiều cao ngọn nến giảm 8:4 = 2 (cm).

Đáp số: 2cm

Bài 164: Thực hiện phép tính rồi phân tích kết quả thừa số nguyên tố:

Lời giải:

Đây là một dạng bài toán kết hợp, các bạn cần nắm vững các kiến thức về:

– Cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố

a)

b)

c)

d)

Bài 165:

Lời giải:

a)

747 có tổng 7 + 4 + 7 = 18 chia hết cho 3 và 9 nên 747 là hợp số. 235 có tận cùng là 5 nên chia hết cho 5 nên 235 là hợp số. 97 là số nguyên tố.

b) Áp dụng tính chất chia hết của một tổng.

a = 835.123 + 318 có: - Thừa số 123 có tổng 1 + 2 + 3 = 6 chia hết cho 3 nên 835.123 chia hết cho 3. - 318 có tổng 3 + 1 + 8 = 12 chia hết cho 3 nên 318 chia hết cho 3. Do đó a = 835.123 + 318 chia hết cho 3 nên a là hợp số.

c)

b = 5.7.11 + 13.17 - Hai tích 5.7.11 và 13.17 là hai số lẻ nên tổng của chúng là số chẵn. Do đó b chia hết cho 2 nên b là hợp số.

d)

c = 2.5.6 - 2.29 - Hai tích 2.5.6 và 2.29 đều là số chẵn (vì cùng là bội của 2) nên hiệu của chúng cũng là số chẵn. Do đó c chia hết cho 2 nên c là hợp số.

Bài 166: Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử:

Lời giải:

a)

- Vì 84 và 180 cùng chia hết cho x nên x là ƯC(84, 180). - Tìm ƯC(84, 180) thông qua tìm ƯCLN(84, 180) + Phân tích:

Vậy A = {12}

b)

- Vì x chia hết cho cả 12, 15 và 18 nên x là BC(12, 15, 18). - Tìm BC(12, 15, 18) thông qua tìm BCNN(12, 15, 18) + Phân tích: 12 = 22.3 15 = 3.5 18 = 2.32 + Chọn thừa số chung, riêng: đó là 2, 3, 5 + Số mũ lớn nhất của 2 và 3 là 2, của 5 là 1. Do đó BCNN(12, 15, 18) = 22.32.5 = 180 Suy ra BC(12, 15, 18) = {0, 180, 360, 540,...} - Vì 0 < x < 300 nênx = 180

Vậy B = {180}

Bài 167: Một số sách nếu xếp thành từng bó 10 quyển, 12 quyển hoặc 15 quyển đều vừa đủ bó. Tính số sách đó biết rằng số sách trong khoảng từ 100 đến 150.

Lời giải:

= (Số bó) x 10 (Số sách) = (Số bó) x 12 = (số bó) x 15

Vì nếu xếp số sách thành từng bó 10 quyển, 12 quyển hoặc 15 quyển đều vừa đủ nên số sách là một số chia hết cho cả 10, 12 và 15. Hay nói cách khác, số sách là BC(10, 12, 15).

Tìm BC(10, 12, 15) thông qua BCNN(10, 12, 15):

- Phân tích: 10 = 2.5

Do đó BC(10, 12, 15) = {0, 60, 120, 180,...}

Theo đề bài, số sách trong khoảng từ 100 đến 150 (tức là 100 < số sách < 150) nên số sách = 120 (quyển).

Bài 168:

Hình 29

Lời giải:

Trung bình cộng của hai số m và n bằng (m + n): 2

- a là số ở hàng nghìn nên a khác 0.

Theo bài ra, a không là số nguyên tố cũng không là hợp số nên suy ra a = 1.

- 105:12 = 8 dư 9 nên b = 9.

- Số nguyên tố lẻ nhỏ nhất là 3 nên c = 3.

- Trung bình cộng của b và c là: (9 + 3):2 = 6 nên d = 6.

Vậy:

Hay máy bay ra đời vào năm 1936.

Bé kia chăn vịt khác thường Buộc đi cho được chẵn hàng mới ưa. Hàng 2 xếp thấy chưa vừa, Hàng 3 xếp vẫn còn thừa 1 con, Hàng 4 xếp cũng chưa tròn, Hàng 5 xếp thiếu 1 con mới đầy. Xếp thành hàng 7, đẹp thay! Vịt bao nhiêu? Tính được ngay mới tài! (Biết số vịt chưa đến 200 con)

Lời giải:

Giải thích từ ngữ: Hàng 2, Hàng 3,...: nghĩa là mỗi hàng có 2, 3,... con vịt.chưa vừa, chưa tròn: nghĩa là còn dưđẹp thay : nghĩa là đã xếp tròn hàng

- Số vịt chia cho 5 (xếp thành hàng 5) thì thiếu 1 con nên số vịt là số tận cùng bằng 4 hoặc 9.

- Mà khi xếp hàng 2 thì còn dư nên số vịt có chữ số tận cùng bằng 9.

- Khi xếp hàng 7 thì vừa tròn nên số vịt là một số chia hết cho 7 (hay là bội số của 7).

Vì có số tận cùng bằng 9 nên số vịt có thể bằng 49, 119, 189,...

- Số vịt chia cho 3 dư 1 (khi xếp hàng 3 thì dư 1 con) và số vịt < 200 nên số vịt = 119 (con).

Đáp số: 119 con

Từ khóa tìm kiếm:

Giải Bài Tập Toán Lớp 7 Tập 2 Trang 47 Bài 6.1, 6.2, 6.3, 6.4

giải sách bài tập Toán 6 trang 12 tập 1 giải sách bài tập Toán 6 trang 6

Giải vở bài tập Toán 7 trang 47 tập 2 câu 6.1, 6.2, 6.3, 6.4

(A) Điểm O nằm trên tia phân giác của góc A.

(B) Điểm O không nằm trên tia phân giác của góc C.

(C) Điểm O cách đều AB, BC.

(D) Điểm O cách đều AB, AC, BC.

Cho tam giác ABC có ∠A = ∠B + ∠C . Hai đường phân giác của góc A và góc C cắt nhau tại O. Khi đó BOC bằng:

Cho tam giác ABC. Gọi I là điểm nằm trong tam giác và cách đều ba cạnh của tam giác đó. Qua I kẻ đường thẳng song song với BC cắt AB, AC lần lượt tại E và F. Chứng minh rằng EF = BE + CF.

Hai đường phân giác AA 1 và BB 1 của tam giác ABC cắt nhau tại M. Hãy tìm các góc ACM, BCM nếu

Giải sách bài tập toán lớp 7 tập 2 trang 47 câu 6.1, 6.2, 6.3, 6.4

Giải sách bài tập Toán 7 trang 47 tập 2 câu 6.1

Điểm O cách đều AB, AC nên O thuộc tia phân giác của góc A. Mặt khác, O thuộc tia phân giác của góc B nên O là giao điểm của ba đường phân giác của tam giác ABC. Vậy (B) sai còn (A), (C), (D) đúng.

Đáp số: (B) Điểm O không nằm trên tia phân giác của góc C.

Vì điểm I cách đều ba cạnh của tam giác ABC và nằm trong tam giác nên I là giao điểm của ba đường phân giác của tam giác ABC, tức là BI, CI lần lượt là tia phân giác của góc N và góc C. Do EF

Suy ra: BI, CI lần lượt là tia phân giác của góc B và góc C.

Do EF

Lại có: ∠B 1 = ∠B 2 ( vì BI là tia phân giác của góc B )

Suy ra: ∠B 2 = ∠BIE

Vậy EF = EI + IF = BE + CF.

Ta có: ∠A + ∠B +∠C = 180º ( tổng ba góc trong một tam giác).

Suy ra: ∠C = 180º – (∠A + ∠B)

Do ba đường phân giác của một tam giác đồng quy tại một điểm nên CM là tia phân giác của góc C.

a) 1/2(∠A + ∠B ) = ∠(MAB) + ∠(MBA) = 180 − ∠(AMB) = 180 o − 136 o = 44 o

b) Ta có ½. (∠A + ∠B ) = ∠(MAB) + ∠(MBA) = 180 − ∠(AMB) = 180 o − 111 o = 69 o.

Suy ra ∠A + ∠B = 138 o

Vì CM là tia phân giác của góc ACB nên: ∠(ACM) = ∠(BCM) = 420 : 2 = 21 o.

+ Dành thời gian hướng dẫn con cách tham khảo sách như thế nào chứ không phải mua sách về và để con tự đọc. Nếu để con tự học với sách tham khảo rất dễ phản tác dụng.

+ Sách tham khảo rất đa dạng, có loại chỉ gợi ý, có loại giải chi tiết, có sách kết hợp cả hai. Dù là sách gợi ý hay sách giải thì mỗi loại đều có giá trị riêng. Phụ huynh có vai trò giám sát định hướng cho con trong trường hợp nào thì dùng bài gợi ý, trường hợp nào thì đọc bài giải.

Ví dụ: Trước khi cho con đọc bài văn mẫu thì nên để con đọc bài gợi ý, tự làm bài; sau đó đọc văn mẫu để bổ sung thêm những ý thiếu hụt và học cách diễn đạt, cách sử dụng câu, từ.

+ Trong môn Văn nếu quá phụ thuộc vào các cuốn giải văn mẫu, đọc để thuộc lòng và vận dụng máy móc vào các bài tập làm văn thì rất nguy hiểm.

Phụ huynh chỉ nên mua những cuốn sách gợi ý cách làm bài chứ không nên mua sách văn mẫu, vì nó dễ khiến học sinh bắt chước, làm triệt tiêu đi tư duy sáng tạo và mất dần cảm xúc. Chỉ nên cho học sinh đọc các bài văn mẫu để học hỏi chứ tuyệt đối không khuyến khích con sử dụng cho bài văn của mình.

+ Trong môn Toán nếu con có lực học khá, giỏi thì nên mua sách giải sẵn các bài toán từ sách giáo khoa hoặc toán nâng cao để con tự đọc, tìm hiểu. Sau đó nói con trình bày lại. Quan trọng nhất là phải hiểu chứ không phải thuộc.

Nếu học sinh trung bình, yếu thì phải có người giảng giải, kèm cặp thêm. Những sách trình bày nhiều cách giải cho một bài toán thì chỉ phù hợp với học sinh khá giỏi.

Tags: bài tập toán lớp 7 học kỳ 2, vở bài tập toán lớp 7 tập 2, toán lớp 7 nâng cao, giải toán lớp 7, bài tập toán lớp 7, sách toán lớp 7, học toán lớp 7 miễn phí, giải toán 7 trang 47

Giải Toán Lớp 6 Bài 9 Chương 2: Quy Tắc Chuyển Vế

Giải bài tập 61, 62, 63, 64, 65 trang 85, 86 SGK toán lớp 6 tập 1. Hướng dẫn ôn tập lý thuyết và bài tập về quy tắc chuyển vế. Giải toán lớp 6 bài 9 chương 2 SGK trang 85, 86.

Lý thuyết về quy tắc chuyển vế

1. Tính chất của đẳng thức

Với mọi số nguyên a, b, c ta có:

Nếu a = b thì a + c = b + c.

Nếu a + c = b + c thì a = b.

Nếu a = b thì b = a.

Ví dụ: Tìm số nguyên x biết x – 2 = -3

Ta có: x – 2 = -3 ⇔ x – 2 + 2 = (-3) + 2 ⇔ x = -1

2. Quy tắc chuyển vế

Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu số hạng đó: dấu “+” đổi thành dấu “-” và dấu “-” thành dấu “+”.

Nhận xét: Nếu x = a – b thì theo quy tắc chuyển vế ta có x + b = a.

Ngược lại, nếu x + b = a thì theo quy tắc chuyển vế ta có x = a – b.

Những điều nỏi trên chứng tỏ rằng nếu x là hiệu của a và b thì a là tổng của x và b. Nói cách khác, phép trừ là phép tính ngược của phép cộng.

Ví dụ: Tìm số nguyên x biết x – 2 = -6

Ta có: x – 2 = -6 ⇔ x = (-6) + 2 = -4

Trả lời câu hỏi bài 9 trang 85, 86 SGK toán lớp 6 tập 1

Câu hỏi 1 Bài 9 trang 85 SGK toán lớp 6

– Đặt thêm lên mỗi đĩa cân thêm một quả cân nặng 1kg thì khối lượng đồ vật trên hai đĩa cân vẫn bằng nhau.

Câu hỏi 2 Bài 9 trang 86 SGK toán lớp 6

Tìm số nguyên x, biết: x + 4 = -2.

Giải:

x + 4 = -2

x = -2 – 4 = -6

Vậy x = -6.

Câu hỏi 3 Bài 9 trang 86 SGK toán lớp 6

Tìm số nguyên x, biết: x + 8 = (-5) + 4.

Giải:

x + 8 = ( -5) + 4

x + 8 = -1

x = -1 – 8

x = -9

Vậy x = -9

Giải bài tập bài 9 trang 87 SGK toán lớp 6 tập 1

Bài 61 trang 87 SGK toán lớp 6

Tìm số nguyên x, biết:

a) 7 – x = 8 – (-7); b) x – 8 = (-3) – 8.

Giải:

a) 7 – x = 8 – (-7)

7 – x = 8 + 7

– x = 8

x = -8

Vậy x = -8

b) x – 8 = (-3) – 8

x + (-8) = (-3) + (-8)

x = -3

Vậy x = -3

Bài 62 trang 87 SGK toán lớp 6

Tìm số nguyên a, biết:

Bài 63 trang 87 SGK toán lớp 6

Tìm số nguyên x, biết rằng tổng của ba số: 3, -2 và x bằng 5.

Giải:

Theo đề bài ta có đẳng thức 3 + (-2) + x = 5 .x = 5 – 3 + 2 = 4

Vậy x = 4.

Bài 64 trang 87 SGK toán lớp 6

Cho a ∈ Z. Tìm số nguyên x, biết:

a) a + x = 5; b) a – x = 2.

Giải:

a) a + x = 5. Chuyển vế a ta được: x = 5 – a.

b) a – x = 2. Chuyển vế x và 2 ta được a – 2 = x. Vậy x = a – 2.

Bài 65 trang 87 SGK toán lớp 6

Cho a, b ∈ Z. Tìm số nguyên x, biết:

a) a + x = b; b) a – x = b.

Giải:

a) a + x = b

x = b – a

b) a – x = b

x = a – b