giải bài tập Toán lớp 3 học kỳ 2 giải bài tập Toán lớp 4 học kỳ 2
Giải vở bài tập Toán 7 trang 44 tập 2 câu 4.3, 4.4, 4.5, 4.6
Trong tam giác ABC, hai đường trung tuyến AA 1và BB_1 cắt nhau tại điểm O. Hãy tính diện tích tam giác ABC nếu diện tích tam giác ABO bằng 5cm 2.
Chứng minh rằng các trung tuyến của một tam giác phân chia tam giác đó thành 6 tam giác mà diện tích của chúng (đôi một) bằng nhau.
Cho tam giác ABC với đường trung tuyến AD. Trên tia AD lấy điểm E sao cho AD = DE, trên tia BC lấy điểm M sao cho BC = CM.
a) Tìm trọng tâm của tam giác AEM.
b) So sánh các cạnh của tam giác ABC với các đường trung tuyến của tam giác AEM
c) So sánh các đường trung tuyến của tam giác ABC với các cạnh của tam giác AEM.
Giải sách bài tập toán lớp 7 tập 2 trang 44 câu 4.3, 4.4, 4.5, 4.6
Gọi O là giao điểm của hai đoạn thẳng AB và CD.
⇒ AO = OB và CO = OD.
+ ΔACD có trung tuyến AO, CE cắt nhau tại I
⇒ I là trọng tâm ΔACD
⇒ AI = 2/3. AO = 2/3. 1/2. AB = 1/3.AB
+ Tương tự J là trọng tâm ΔBCD
⇒ BJ = 2/3. BO = 2/3. 1/2. BA = 1/3.AB
⇒ IJ = AB – AI – BJ = 1/3.AB
Vậy AI = IJ = JB
Xét sáu tam giác được đánh số là: 1, 2, 3, 4, 5, 6
Chứng minh hoàn toàn tương tự như bài 4.4 ta có
Ta lại có S 1 = S 2, S 3 = S 4, S 5 = S 6 (vì mỗi cặp tam giác có chung đường cao và hai đáy bằng nhau, vậy sáu tam giác 1, 2, 3, 4, 5, 6 có diện tích bằng nhau)
a) Do AD = DE nên MD là một đường trung tuyến của tam giác AEM. Hơn nữa do
CD = 1/2 CB = 1/2 CM
Nên C là trọng tâm của tam giá AEM.
b) Các đường thẳng AC, EC lần lượt cắt EM, AM tại F, I. Tam giác AEM có các đường trung tuyến là AF, EI, MD. Ta có ΔADB = ΔEDC (c.g.c) nên AB = EC
Vậy: AC = 2/3 AF; BC = CM = 2/3 MD; AB = EC = 2/3 EI
c) Trước tiên, theo giả thiết, ta có AD = DE nên AD = 1/2 AE
Gọi BP, CQ là các trung tuyến của ΔABC.
ΔBCP = ΔMCF (c.g.c) ⇒ BP = FM = 1/2 EM. Ta sẽ chứng minh CQ = 1/2 AM
Ta có:
ΔABD = ΔECD (c.g.c) ⇒ ∠(BAD) = ∠(CED)
⇒ AB//EC ( vì có cặp góc so le trong bằng nhau). ⇒ ∠(QAC) = ∠(ICA) ( hai góc so le trong)
Hai tam giác ACQ và CAI có
Cạnh AC chung
∠(QAC) = ∠(ICA) (Chứng minh trên) ;
AQ = 1/2 AB = 1/2 EC = IC
Suy ra: ∆ ACQ = ∆ CAI ( c.g.c)
Vậy CQ = AI = 1/2 AM.
Tóm lại: AD = 1/2 AE, BP = 1/2 EM, CQ = 1/2 AM.
+ Dành thời gian hướng dẫn con cách tham khảo sách như thế nào chứ không phải mua sách về và để con tự đọc. Nếu để con tự học với sách tham khảo rất dễ phản tác dụng.
+ Sách tham khảo rất đa dạng, có loại chỉ gợi ý, có loại giải chi tiết, có sách kết hợp cả hai. Dù là sách gợi ý hay sách giải thì mỗi loại đều có giá trị riêng. Phụ huynh có vai trò giám sát định hướng cho con trong trường hợp nào thì dùng bài gợi ý, trường hợp nào thì đọc bài giải.
Ví dụ: Trước khi cho con đọc bài văn mẫu thì nên để con đọc bài gợi ý, tự làm bài; sau đó đọc văn mẫu để bổ sung thêm những ý thiếu hụt và học cách diễn đạt, cách sử dụng câu, từ.
+ Trong môn Văn nếu quá phụ thuộc vào các cuốn giải văn mẫu, đọc để thuộc lòng và vận dụng máy móc vào các bài tập làm văn thì rất nguy hiểm.
Phụ huynh chỉ nên mua những cuốn sách gợi ý cách làm bài chứ không nên mua sách văn mẫu, vì nó dễ khiến học sinh bắt chước, làm triệt tiêu đi tư duy sáng tạo và mất dần cảm xúc. Chỉ nên cho học sinh đọc các bài văn mẫu để học hỏi chứ tuyệt đối không khuyến khích con sử dụng cho bài văn của mình.
+ Trong môn Toán nếu con có lực học khá, giỏi thì nên mua sách giải sẵn các bài toán từ sách giáo khoa hoặc toán nâng cao để con tự đọc, tìm hiểu. Sau đó nói con trình bày lại. Quan trọng nhất là phải hiểu chứ không phải thuộc.
Nếu học sinh trung bình, yếu thì phải có người giảng giải, kèm cặp thêm. Những sách trình bày nhiều cách giải cho một bài toán thì chỉ phù hợp với học sinh khá giỏi.
Tags: bài tập toán lớp 7 học kỳ 2, vở bài tập toán lớp 7 tập 2, toán lớp 7 nâng cao, giải toán lớp 7, bài tập toán lớp 7, sách toán lớp 7, học toán lớp 7 miễn phí, giải toán 7 trang 44