Top 11 # Xem Nhiều Nhất Giải Bài Tập Vật Lý 8 Bài 15 Mới Nhất 6/2023 # Top Like
Tổng hợp danh sách các bài hay về chủ đề Giải Bài Tập Vật Lý 8 Bài 15 xem nhiều nhất, được cập nhật nội dung mới nhất trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng thông tin trong các bài viết này sẽ đáp ứng được nhu cầu mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật lại nội dung Giải Bài Tập Vật Lý 8 Bài 15 nhằm giúp bạn nhận được thông tin mới nhanh chóng và chính xác nhất.
Giải Bài Tập Môn Vật Lý Lớp 8 Bài 15: Cơ Năng
Giải bài tập môn Vật Lý lớp 8 Bài 15: Cơ năng
Giải bài tập môn Vật Lý lớp 8 Bài 15: Cơ năng – chúng tôi xin giới thiệu tới các em học sinh cùng quý phụ huynh Giải bài tập môn Vật Lý lớp 8 Bài 15: Cơ năng để tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng học kì mới sắp tới đây của mình. Mời các em tham khảo.
Giải bài tập môn Vật Lý lớp 8 Bài 15: Cơ năng
KIẾN THỨC CƠ BẢN
Cơ năng: Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng.
– Thế năng
+ Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng hấp dẫn. vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn của vật càng lớn.
+ Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.
+ Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là có động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.
+ Động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng. Cơ năng của một vật bằng tổng thế năng và động năng của vật đó.
Lưu ý:
Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học (chứ không cần vật đã thực hiện công cơ học) thì vật đó có cơ năng. Ví dụ: Một vật nặng đang được giữ yên ở độ cao h so với mặt đất, nghĩa là nó không thực hiện công, nhưng nó có khả năng thực hiện công (giả sử khi được buông ra) nên có cơ năng
Cơ năng cũng có đơn vị là Jun( J) như công, nhưng cần lưu ý rằng cơ năng không phải là công.
C1. Nếu đưa quả nặng lên một độ cao nào đó (H.16.1b) thì nó có cơ năng không? Tạo sao?
Hướng dẫn giải:
Quả nặng A chuyển động xuống phía dưới làm căng sợi dây. Sức căng của sợi dây làm thỏi gỗ B chuyển động, tức là thực hiện công. Như vậy quả nặng A khi đưa lên độ cao nào đó nó có khả năng sinh công, tức là có cơ năng.
C2. Lúc này lò xo có cơ năng. Bằng cách nào để biết được lò xo có cơ năng?
Hướng dẫn giải:
Đốt cháy sợi dây, lò xo đẩy miếng gỗ lên cao tức là thực hiện công. Lò xo khi biến dạng (bị nén) có cơ năng.
C3. Hiện tượng sẽ xảy ra như thế nào?
Hướng dẫn giải:
Quả cầu A lăn xuống đập vào miếng gỗ B, làm miếng gỗ B chuyển động một đoạn.
C4. Chứng minh rằng quả cầu A đang chuyển động có khả năng thực hiện công.
Hướng dẫn giải:
Quả cầu A tác dụng vào miếng gỗ B một lực làm miếng gỗ B chuyển động tức là thực hiện công.
C5. Từ kết quả thí nghiệm hãy tìm từ thích hợp cho chỗ trống của kết luận : Một vật chuyển động có khả năng… tức là có cơ năng.
Hướng dẫn giải:
…sinh công (thực hiện công)…
Giải bài tập môn Vật Lý lớp 8 Bài 15: Cơ năng
Để có đầy đủ, chi tiết và đúng định dạng, bạn vui lòng tải về để xem. Đừng quên theo dõi Đề Thi Thử Việt Nam trên Facebook để nhanh chóng nhận được thông tin mới nhất hàng ngày.
Giải Bài Tập Vật Lý 8 Trang 15, 16 Sgk: Biểu Diễn Lực
Giải bài tập Vật lý 8 trang 15, 16 SGK: Biểu diễn lực
Giải bài tập Vật lý 8 trang 15, 16 SGK
Giải bài tập Vật lý 8 trang 15, 16: Biểu diễn lực
. Đây là tài liệu tham khảo hay được chúng tôi sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Vật lý của các bạn học sinh lớp 8 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo Bài 4: Biểu diễn lực 1. Lý thuyết về biểu diễn lực
Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:
– Gốc là điểm đặt của lực.
– Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.
– Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ lệ xích cho trước.
Lưu ý:
– Các đại lượng vật lí có hướng là các đại lượng vectơ nên lực là đại lượng vectơ.
– Vectơ lực được kí hiệu là
Cường độ của lực được kí hiệu là ; ba yếu tố của lực là: Điểm đặt, phương và chiều, độ lớn; kết quả tác dụng của lực phụ thuộc vào các yếu tố này.
– Ta thường dễ thấy được kết quả tác dụng lực làm thay đổi độ lớn vận tốc (nhanh lên hay chậm đi) mà ít thấy được tác dụng làm đổi hướng của vận tốc, chẳng hạn như:
+ Trong chuyển động tròn đều, lực tác dụng chỉ làm thay đổi hướng chuyển động.
+ Trong chuyển động của vật bị ném theo phương ngang, trọng lực P làm thay đổi hướng và độ lớn của vận tốc.
2. Bài C1 – Trang 15 SGK Vật lí 8
C1. Hãy mô tả thí nghiệm trong hình 4.1, hiện tượng trong hình 4.2 và nêu tác dụng của lực trong từng trường hợp.
Trả lời:
Hình 4.1: Lực hút của nam châm lên miếng thép làm tăng vận tốc của xe lăn, nên xe lăn chuyển động nhanh lên.
Hình 4.2: Lực tác dụng của vợt nên quả bóng làm quả bóng bị biến dạng và ngược lại, lực mà quả bóng đập vào vợt làm vợt bị biến dạng.
3. Bài tập C2 – Trang 16 SGK Vật lí 8
C2. Biểu diễn các lực sau đây:
– Trọng lực của một vật có khối lượng 5 kg (tỉ xích 0,5 cm ứng với 10N).
– Lực kéo 15000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải (tỉ lệ xích là 1cm ứng với 5000N).
Hướng dẫn:
4. Bài tập C3 – Trang 16 SGK Vật lí 8
C3. Diễn tả bằng lời các yếu tố của các lực vẽ ở hình 4.4
Hướng dẫn:
Bài 10 Trang 15 Sgk Vật Lý 10
Bài 2: Chuyển động thẳng đều
Video Giải Bài 10 trang 15 SGK Vật Lý 10 – Thầy Lê Xuân Vượng (Giáo viên VietJack)
Bài 10 (trang 15 SGK Vật Lý 10) : Một ô tô tải xuất phát từ thành phố H chuyển động thẳng đều về phía thành phố P với tốc độ 60 km/h. Khi đến thành phố D cách H 60 km thì xe dừng lại 1 giờ. Sau đó xe tiếp tục chuyển động đều về phía P với tốc độ 40 km/h. Con đường H-P coi như thẳng và dài 100 km.
a) Viết công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động của ô tô trên hai quãng đường H – D và D – P. Gốc tọa độ lấy ở H. Gốc thời gian là lúc xe xuất phát từ H.
b) Vẽ đồ thị tọa độ – thời gian của xe trên cả con đường H – P.
c) Dựa vào đồ thị, xác định thời điểm xe đến P.
d) Kiểm tra kết quả của câu c) bằng phép tính .
Lời giải:
a) Gốc tọa độ lấy ở H. Gốc thời gian là lúc xe xuất phát từ H.
Công thức tính quãng đường đi của ô tô:
∗ Trên quãng đường H – D: S 1 = 60t (x: km; t: h) với x ≤ 60 km tương ứng t ≤ 1 h.
∗ Trên quãng đường D – P: Do ô tô dừng lại 1h cộng với thời gian chuyển động từ H → D hết 1h nữa nên ô tô trễ 2h so với mốc thời gian đã chọn lúc xuất phát từ H. Ta có: S 2 = 40.(t – 2) (km, h) với điều kiện t ≥ 2.
∗ Phương trình chuyển động của ô tô trên đoạn HD: x 1 = 60t với x ≤ 60 km.
Trên đoạn D – P: x 2 = 60 + 40(t – 2) với x ≥ 60 km, t ≥ 2h.
b) Đồ thị
c) Trên đồ thị ta xác định được thời điểm xe đến P là 3h
d) Kiểm tra bàng phép tính:
Thời điểm ô tô đến P:
Các bài giải bài tập Vật Lí 10 Bài 2 khác:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
bai-2-chuyen-dong-thang-deu.jsp
Bạn đang đọc các thông tin trong chủ đề Giải Bài Tập Vật Lý 8 Bài 15 trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng những nội dung mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích đối với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!