Top 6 # Xem Nhiều Nhất Giải Bài Tập Vật Lý 9 Ngắn Gọn Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Tóm Tắt Lý Thuyết Vật Lý 12 Ngắn Gọn Dễ Học Nhất

I. Cấu trúc của tài liệu tóm tắt lý thuyết vật lý 12

Chương I : Dao động cơ

         Chủ đề 1: Đại cương về dao động điều hòa

         Chủ đề 2: Con lắc lò xo

         Chủ đề 3: Con lắc đơn

         Chủ đề 4: Dao động tắt dần – Dao động duy trì – Dao động cưỡng bức – Hiện tượng cộng hưởng

         Chủ đề 5: Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương cùng tần số

Chương II: Sóng cơ và sóng âm

         Chủ đề 1: Sóng cơ và sự truyền sóng

         Chủ đề 2: Giao thoa sóng – Sóng dừng

         Chủ đề 3: Sóng âm

Chương III: Dòng điện xoay chiều

         Chủ đề 1: Đại cương về dòng điện xoay chiều – Các loại đoạn mạch xoay chiều

         Chủ đề 2: Mạch điện xoay chiều – Công suất mạch xoay chiều

Chương IV: Dao động và sóng điện từ

Chương V: Sóng ánh sáng

         Chủ đề 1: Tán sắc ánh sáng – Giao thoa ánh sáng

         Chủ đề 2: Quang phổ

Chương VI: Lượng tử ánh sáng

Chủ đề 1: Hiện tượng quang điện – Thuyết lượng tử ánh sáng – Hiện tượng quang dẫn – Hiện tượng phát quang

Chủ đề 2: Mẫu nguyên tử Bo – Tia laze

Chương VII: Hạt nhân nguyên tử – Sự phóng xạ

Chủ đề 1: Cấu tạo hạt nhân – Năng lượng liên kết – Phản ứng hạt nhân

Chủ đề 2: Sự phóng xạ – Phản ứng phân hạch – Phản ứng nhiệt hạch

II. Tổng hợp và tóm tắt lý thuyết vật lý 12

Với nội dung của lý thuyết vật lý 12, các em cần đọc kỹ và hiểu rõ các định nghĩa, định luật và các định lý cơ bản. Cùng với đó, các em nên lập bảng để so sánh những kiến thức tương tự nhau như con lắc lò xo và con lắc đơn, tia hồng ngoại và tia tử ngoại, quang phổ liên tục và quang phổ vạch phát xạ,…để tránh nhầm lẫn khi làm bài.

Ngoài ra, các em cũng phải ôn tập kỹ các công thức và vận dụng được vào các bài tập cơ bản. Khi học công thức vật lý, cần hiểu rõ về ý nghĩa vật lý, đơn vị,… để vận dụng chính xác và hiệu quả nhất

III. Một số bài tập sử dụng bảng tóm tắt lý thuyết vật lý 12

Câu 1. : Tìm tần số dao động riêng của một hệ dao động chịu tác dụng của ngoại lực tuần hoàn Fn = F0cos10πt xảy ra hiện tượng cộng hưởng:

A. 10π Hz             B. 5π Hz        C. 5 Hz     D. 10 Hz

Hướng dẫn: Tần số dao động riêng f = ω/2π= 10π/2π = 5 (Hz)

Đáp án: C

Câu 2: Một con lắc lò xo gồm một lò xo có độ cứng k, một đầu cố định và một đầu gắn với một viên bi nhỏ khối lượng m. Cho biết con lắc này đang dao động điều hòa. Cơ năng của con lắc này như thế nào:

A. tỉ lệ với bình phương biên độ dao động. 

B. tỉ lệ với bình phương chu kì dao động.

C. tỉ lệ nghịch với độ cứng k của lò xo.     

D. tỉ lệ nghịch với khối lượng m của viên bi.

Đáp án: A

Câu 3: Phát biểu đúng về vật vật dao động tắt dần.

A. Có cơ năng luôn giảm dần theo thời gian.  

B. Có thế năng luôn giảm theo thời gian.

C. Có li độ luôn giảm dần theo thời gian.    

D. Có pha dao động luôn giảm dần theo thời gian.

Đáp án: A

Câu 4: Khi nói về sự truyền âm, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Sóng âm truyền trong không khí có tốc độ nhỏ hơn trong chân không.

B. Trong một môi trường, tốc độ truyền âm không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

C. Sóng âm không thể truyền được trong các môi trường rắn, cứng như đá, thép.

D. Trong cùng một nhiệt độ, tốc độ truyền âm trong nước lớn hơn tốc độ truyền âm trong không khí.

Đáp án: D

Câu 5: Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với tụ điện C. Cho dung kháng ZC bằng R thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở sẽ luôn

A. nhanh pha π/2 so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.

B. nhanh pha π/4 so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.

C. chậm pha π/2 so với điện áp ở hai đầu tụ điện.

D. chậm pha π/4 so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.

Đáp án: B

Câu 6. Một máy tăng áp có cuộn thứ cấp mắc với điện trở thuần, cuộn sơ cấp mắc với nguồn điện xoay chiều. Tần số dòng điện trong cuộn thứ cấp sẽ

A. Có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn tần số trong cuộn sơ cấp.

B. Bằng tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp.

C. Luôn nhỏ hơn tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp.

D. Luôn lớn hơn tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp.

Đáp án: B

Câu 7. Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Sóng điện từ chỉ truyền được trong môi trường vật chất đàn hồi.

B. Sóng điện từ là sóng ngang.

C. Sóng điện từ truyền trong chân không với vận tốc c=3.108 m/s.

D. Sóng điện từ bị phản xạ khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường.

Đáp án: A

Câu 8: Quang phổ liên tục của một nguồn sáng J

A. Phụ thuộc vào cả thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng J.

B. Không phụ thuộc vào cả thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng J.

C. Không phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng J, nó chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng đó.

D. Không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng J, nó chỉ phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng đó.

Đáp án: C

Câu 9. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng:

A. Các electron liên kết trong chất bán dẫn được ánh sáng làm bứt ra khỏi bề mặt bán dẫn

B. Các electron tự do trong kim loại được ánh sáng làm bứt ra khỏi bề mặt bán dẫn

C. Các electron liên kết trong chất bán dẫn được ánh sáng giải phóng trở thành các electron dẫn

D. Các electron thoát khỏi bề mặt kim loại khi kim loại bị đốt nóng.

Đáp án: C

Câu 10: Trong các phát biểu sau đây về về quang điện, phát biểu nào sau đây sai?

A. Pin quang điện hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện ngoài vì nó nhận năng lượng ánh sáng từ bên ngoài

B. Giảm khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào điện trở của quang điện trở

C. Chất quang dẫn là chất dẫn điện kém khi không bị chiếu sáng và trở thành chất dẫn điện tốt khi bị chiếu ánh sáng thích hợp.

D. Công thoát electron của kim loại lớn hơn năng lượng cần thiết để giải phóng electron liên kết trong chất bán dẫn

Đáp án: A

Soạn Bài Đất Nước (Ngắn Gọn)

Câu 1: Bố cục đoạn thơ gồm 2 phần:

– Từ đầu … Làm nên đất nước muôn đời: Vẻ đẹp của Đất nước được cảm nhận từ những gì gần gũi, bình dị trong cuộc sống hàng ngày.

– Còn lại: tư tưởng đất nước của nhân dân.

Câu 2:

Ở phần đầu, tác giả đã cảm nhận về đất nước trên những phương diện đó là:

– Theo tác giả, đất nước bắt nguồn từ những gì gần gũi nhất, bình dị nhất trong đời sống vật chất và tâm hồn của mỗi con người.

+ Đất nước bắt nguồn từ bề dày văn hóa – phong tục, lối sống, tâm hồn, tính cách dân tộc.

+ Đất nước được nhận thức từ chiều rộng của không gian địa lí.

+ Đất nước cảm nhận qua chiều dài lịch sử (quá khứ – hiện tại – tương lai).

– Nhà thơ đã tạo nên được những hình tượng nghệ thuật vừa gần gũi vừa mới mẻ về Đất nước trên cả bề rộng không gian địa lí và chiều dài thời gian lịch sử. Nhà thơ đã khai thác các thành tố Đất và Nước trong mối quan hệ với không gian – thời gian, với lịch sử và hiện tại để cảm nhận và suy tư về đất nước một cách sâu sắc. Đất nước là sự kế tụng không ngừng của các thế hệ người Việt Nam. Lời thơ nhắc tới quá khứ, hiện tại và tương lai (đã khuất, bây giờ, mai sau):

Những ai đã khuất

Những ai bây giờ…

… Dặn dò con cháu chuyện mai sau

Câu 3: Tư tưởng đất nước của nhân dân.

* Không gian địa lí

– Đất nước là những địa danh, những danh lam thắng cảnh kì thú: núi Bút non Nghiên, hòn Trống Mái, núi Vọng Phu, vịnh Hạ Long, sông Cửu Long, Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm,…

– Mỗi địa danh ấy là cuộc đời, là tâm hồn nhân dân hóa thân mà thành.

– Địa danh cũng chính là dấu ấn sinh tồn của dân tộc. Lần theo những địa danh, Nguyễn Khoa Điềm đã tạo dựng lại được cả diện mạo non sông đất nước.

* Thời gian lịch sử

Nhà thơ nhấn mạnh vào những kiếp người giản dị bình tâm, những con người không ai nhớ mặt đặt tên nhưng họ lại làm nên đất nước:

– Những con người làm nên đất nước chính là những con người góp phần bảo vệ đất nước.

– Họ có vai trò to lớn trong việc đem đến những giá trị tinh thần và vật chất.

– Họ là người bảo vệ đất nước, chính những con người vô danh bình dị ấy đã góp xương máu cho đất nước mình.

* Bản chất của nhân dân

– Nhân dân sáng tạo ra mọi giá trị văn hóa như: ca dao, dân ca, truyện cỏ tích, thần thoại.

– Trong cả kho tàng ca dao,tác giả chọn 3 câu ca dao để nói về 3 phương diện quan trọng nhất của truyền thống nhân dân, dân tộc.

Tác giả thể hiện ba nét đẹp tâm hồn nhân dân ta đó là: say đắm trong tình yêu, quý trọng tình nghĩa và lao động, kiên trì bền bỉ trong đấu tranh.

* Tư tưởng “đất nước của nhân dân” là tư tưởng nổi bật của đoạn trích và nhiều bài thơ thời chống Mĩ vì: Tác giả đã cảm nhận về đất nước trong một cái nhìn toàn vẹn, tổng hợp từ nhiều bình diện. Trước đó, nhiều nhà thơ đã nhắc đến phương diện địa lí, chiều dài lịch sử, chiều sâu văn hóa nhưng Nguyễn Khoa Điềm không ngợi ca các triều đại, không nói đến những anh hùng đã ghi danh trong sử sách mà nhấn mạnh đến những người “Không ai nhớ mặt đặt tên – Họ đã sống và chết – Giản dị và bình tâm” mà ông khẳng định đất nướcđó chính là nhân dân. Nhân dân là cốt lõi của đất nước, nhờ họ mà dân tộc trường tồn.

Câu 4: Cách sử dụng chất liệu văn hoá dân gian của tác giả trong đoạn trích:

– Sử dụng nhuần nhị và sáng tạo nhiều chất liệu văn học và văn hóa dân gian vào câu thơ hiện đại tạo nên màu sắc thẩm mĩ vừa quen thuộc lại vừa mới mẻ cho đoạn thơ:

+ Chất liệu dân gian được sử dụng rất đa dạng và sáng tạo: có phong tục, lối sống, tập quán sinh hoạt,… ; có ca dao, dân ca, tục ngữ; có truyền thuyết, các truyện cổ tích xa xưa.

– Tác giả tạo ra một không khí, giọng điệu, một không gian nghệ thuật riêng đưa ta vào thế giới gần gũi, mĩ lệ và bay bổng của ca dao, truyền thuyết, của văn hóa dân gian nhưng lại mới mẻ qua cách cảm nhận và tư duy hiện đại với hình thức của thơ tự do.

– Chất dân gian đã thấm sâu vào tư tưởng và cảm xúc của tác giả, tạo nên một đặc điểm trong tư duy nghệ thuật ở đoạn trích này.

chúng tôi

Soạn Bài Rút Gọn Câu Ngắn Gọn Nhất

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Rút gọn câu do Đọc Tài Liệu biên soạn sẽ giúp các em tìm hiểu nắm được cách rút gọn câu và tác dụng của câu rút gọn thông qua những gợi ý trả lời câu hỏi bài tập vận dụng trong SGK.

Kiến thức cơ bản cần nắm vững

– Rút gọn câu là khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn.

– Rút gọn câu có tác dụng làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.

– Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.

– Khi rút gọn câu cần chú ý:

+ Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc khó hiểu.

+ Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.

Soạn bài Rút gọn câu chi tiết

Gợi ý trả lời câu hỏi đọc hiểu và luyện tập soạn bài Rút gọn câu trang 14 đến 18 SGK Ngữ văn 7 tập 2.

I. Thế nào là rút gọn câu?

1 – Trang 14 SGK

Cấu tạo của hai câu sau có gì khác nhau:

a) Học ăn, học nói, học gói, học mở.

b) Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở.

Trả lời:

Cấu tạo của 2 câu khác nhau ở chỗ:

– Câu a) thì bị lược đi chủ ngữ;

– Câu b) lại xuất hiện chủ ngữ ” Chúng ta“

2 – Trang 15 SGK

Tìm những từ có thể làm chủ ngữ trong câu a).

Trả lời:

Có thể dùng rất nhiều chủ ngữ cho câu a).

Ví dụ: Các em: Mọi người; Cháu…

3 – Trang 15 SGK

Theo em, vì sao chủ ngữ trong câu a) được lược bỏ?

Trả lời:

Chủ ngữ trong câu a) có thể chứa đựng rất nhiều khả năng xuất hiện nhiều chủ ngữ cho nên đã được lược bỏ để trở thành một chân lí cho mọi người.

a) Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người.

(Nguyễn Công Hoan)

b) – Bao giờ cậu đi Hà Nội? – Ngày mai. Trả lời:

a) Thành phần vị ngữ bị lược bỏ đó là “đuổi theo nó”. Nếu thêm vào thì sẽ lặp, nếu bỏ đi thì người đọc vẫn hiểu được mọi người đang đuổi theo nó. Chính câu đầu cho ta liên tưởng được điều này.

b) Đáng lẽ: ” Tôi đi Hà Nội ngày mai “. Cả chủ ngữ và vị ngữ đã bị lược bỏ. Bởi do câu hỏi đã gợi cho ta cái phần này.

II. Cách dùng câu rút gọn

1 – Trang 15 SGK

Sáng chủ nhật, trường em tổ chức cắm trại. Sân trường thật đông vui. Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co. Trả lời:

Các câu “Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co.” thiếu thành phần chủ ngữ.

Không nên rút gọn mà nên thêm chủ ngữ: “Chúng em”. Bởi vì không thể lấy chủ ngữ “Trường em” để ta liên tưởng ở vị trí chủ ngữ.

2 – Trang 15 SGK

– Mẹ ơi, hôm nay con được một điểm 10. – Con ngoan quá! Bài nào được điểm 10 thế? – Bài kiểm tra toán. Trả lời:

Câu in đậm cần thêm và viết lại như sau: “Thưa mẹ, bài kiểm tra toán”, “Bài kiểm tra toán ạ!” hoặc ” Bài kiểm tra toán mẹ ạ!”.

3 – Trang 16 SGK

Từ hai bài tập trên, hãy cho biết: Khi rút gọn câu, cần chú ý những điều gì?

Trả lời:

Khi rút gọn câu ta cần lưu ý:

– Tránh làm cho người nghe (đọc) khó hiểu hoặc hiểu sai nội dung cần nói;

– Tránh sự khiếm nhã, thiếu lễ độ khi dùng những câu cộc lốc.

III. Soạn bài Rút gọn câu phần Luyện tập

1 – Trang 16 SGK

Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn? Những thành phần nào của câu được rút gọn? Rút gọn câu như vậy để làm gì?

a) Người ta là hoa đất. b) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. c) Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng. d) Tấc đất tấc vàng. Trả lời:

– Các câu (b), (c) là những câu rút gọn.

– Thành phần bị lược là thành phần chủ ngữ.

– Hai câu này, một câu nêu nguyên tắc ứng xử, một câu nêu kinh nghiệm sản xuất chung cho tất cả mọi người nên có thể rút gọn chủ ngữ làm cho câu gọn hơn.

2 – Trang 16 SGK

a) Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. Dừng chân đứng lại, trời non nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta.

(Bà Huyện Thanh Quan)

b) Đồn rằng quan tướng có danh, Cưỡi ngựa một mình, chẳng phải vịn ai. Ban khen rằng: “Ấy mới tài”, Ban cho cái áo với hai đồng tiền. Đánh giặc thì chạy trước tiên, Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!) Giặc sợ giặc chạy về nhà, Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!

(Ca dao)

Trả lời:

a) – Các câu đã rút gọn chủ ngữ:

+ Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà, + Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

– Khôi phục:

Người bước tới và dừng chân đứng lại là Bà Huyện Thanh Quan, là tác giả của bài thơ, và căn cứ vào câu cuối cách xưng hô “ta với ta”, nên chủ ngữ của hai câu rút gọn là ta:

+ Ta bước tới Đèo Ngang bóng xế tà, + Ta dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

b) – Các câu đã rút gọn chủ ngữ:

+ Đồn rằng quan tướng có danh, + Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai. + Ban khen rằng: “Ấy mới tài”, + Ban cho cái áo với hai đồng tiền. + Đánh giặc thì chạy trước tiên, + Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!) + Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!

– Khôi phục:

+ Người ta đồn rằng quan tướng có danh, + Hắn cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai. + Vua ban khen rằng: “Ấy mới tài”, + Và ban cho cái áo với hai đồng tiền. + Quan tướng khi đánh giặc thì chạy trước tiên, + Khi xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!) + Quan tướng trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!

Trong văn vần (thơ, ca dao…) thường gặp nhiều câu rút gọn bởi lẽ văn vần chuộng lối diễn đạt súc tích và số chữ trong một dòng được quy định rất hạn chế.

3 – Trang 17 SGK

Trả lời:

Cậu bé và người khách trong câu chuyện hiểu lầm nhau bởi vì khi trả lời người khách, cậu bé đã dùng ba câu rút gọn khiến người khách hiểu sai ý nghĩa:

+ “Mất rồi” (ý cậu bé: Tờ giấy mất rồi; người khách hiểu: “Bố cậu bé mất”).

+ “Thưa…tối hôm qua” (ý cậu bé: Tờ giấy mất tối hôm qua; người khách hiểu: “Bố cậu bé mất tối hôm qua”).

+ “Cháy ạ” (ý cậu bé: tờ giấy mất vì cháy; người khách hiểu: “Bố cậu bé mất vì cháy”).

– Qua câu chuyện này, cần rút ra một bài học: phải cẩn thận khi dùng câu rút gọn vì dùng không đúng có thể gây hiểu lầm.

4 – Trang 18 SGK

Đọc truyện cười sau đây. Cho biết chi tiết nào trong truyện có tác dụng gây cười và phê phán.

THAM ĂN

Có anh chàng phàm ăn tục uống, hễ ngồi vào mâm là chỉ gắp lấy gắp để, chẳng ngẩng mặt nhìn ai, cũng chẳng muốn chuyện trò gì. Một lần đi ăn cỗ ở nhà nọ, có ông khách thấy anh ta ăn uống lỗ mãng quá, bèn lân la gợi chuyện. Ông khách hỏi :

– Chẳng hay ông người ở đâu ta ?

Anh chàng đáp:

– Đây.

Rồi cắm cúi ăn.

– Thế ông được mấy cô, mấy cậu rồi ?

– Mỗi.

Nói xong, lại gắp lia gắp lịa.

Ông khách hỏi tiếp:

– Các cụ thân sinh ông chắc còn cả chứ ?

Anh chàng vẫn không ngẩng đầu lên, bảo :

– Tiệt !

( Truyện cười dân gian Việt Nam)

Trả lời:

* Chi tiết có tác dụng gây cười và phê phán là những câu trả lời của anh chàng tham ăn tục uống.

* Ý nghĩa: Phê phán thói tham ăn đến mất cả nhân cách, bất lịch sự với người khác, bất hiếu với bố mẹ.

Khi ta nói hoặc viết có thể lược bỏ một số thành phần của câu để rút gọn lại. Việc lược bỏ một số thành phần câu thường nhằm vào những mục đích sau:

– Làm cho câu trở nên ngắn gọn hơn, thông tin truyền tải nhanh và tránh bị lặp lại quá nhiều từ ngữ trong câu đứng trước đó.

– Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ).

– Khi rút gọn câu cần chú ý:

+ Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc khó hiểu.

+ Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.

// Các em vừa tham khảo nội dung chi tiết bài soạn văn Rút gọn câu do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn. Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 7 bài Rút gọn câu này sẽ giúp các em ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học. Chúc các em luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.

[ĐỪNG SAO CHÉP] – Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Rút gọn câu một cách tốt nhất. “Trong cách học, phải lấy tự học làm cố” – Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.

Soạn Bài Lão Hạc (Ngắn Gọn)

Diễn biến tâm trạng lão Hạc quanh chuyện bán chó:

– Mối quan hệ: cậu Vàng vừa là kỉ niệm, vừa là tín vật của người con, cũng là người bạn trung thành trong cuộc sống quạnh hiu của lão.

– Lão đau khổ khi cùng đường đến mức bán cậu Vàng: ” Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước…Lão hu hu khóc “, lão đau đớn cùng cực, nghẹn ngào giày xé vì “đã trót đánh lừa một con chó”.

→ Người nông dân nghèo khổ, lương thiện, trái tim vô cùng nhân hậu, trong sạch.

Câu 2:

– Nguyên nhân cái chết: túng quẫn, tuyệt vọng sau trận ốm, bán cậu Vàng cũng là mất đi người bạn thân thiết, cảm giác tội lỗi vì trót lừa một con chó, không đợi được con trai về. Lão chết vì lòng tự trọng, vì tình thương, vì quá đỗi lương thiện.

– Lão Hạc trước khi tìm đến cái chết đã nhờ ông giáo giữ vườn đợi con trai lão về, giữ tiền để lo tiền ma chay cho lão.

→ Tình cảnh lão Hạc éo le, đáng thương nhưng không muốn liên lụy tới mọi người xung quanh. Một con người có lòng tự trọng rất cao, hiền hậu, khiêm cung trong cử chỉ, tinh tế, hiểu đời, hiểu người nhưng bất lực. Là người cha thương con vô bờ, là ông lão giàu tình cảm, lương thiện.

Câu 3:

Thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” với lão Hạc có sự thay đổi:

Lúc đầu thờ ơ và dửng dưng nghe chuyện bán chó. Sau đó thấu hiểu và an ủi lão. Chứng kiến cái chết lão Hạc, nhân vật “tôi” vô cùng cảm động, kính trọng nhân cách, tấm lòng của lão. Ông giáo là người giàu lòng trắc ẩn, hiểu và đồng cảm người khó khăn.

Câu 4:

Ban đầu khi nghe Binh Tư nói, ông giáo buồn vì thấy sự tha hóa nhân cách con người, thất vọng vì lầm tưởng lão Hạc thật sự đánh mất lương thiện bấy lâu.

Chứng kiến cái chết lão Hạc, ông giáo thấy ” cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn” vì niềm tin, hi vọng vào xã hội vẫn còn khi thật sự có những con người vẫn giữ được bản chất lương thiện. Nhưng ” lại đáng buồn theo một nghĩa khác “. Một dấu chấm lặng, cuộc đời vẫn đáng buồn vì số phận hẩm hiu, bất hạnh của những người lương thiện, buồn vì cái chết đau đớn dữ dội mà một con người như lão Hạc phải chịu.

Câu 5:

– Cái hay của truyện thể hiện rõ ở việc miêu tả tâm lí nhân vật và cách kể.

– Tình huống truyện bất ngờ, sáng tỏ nhân cách lão Hạc trong người đọc, trong nhân vật.

– Cách xây dựng nhân vật chân thực sinh động từ ngoại hình đến nội tâm sâu sắc.

– Ngôi kể thứ nhất dẫn dắt linh hoạt tạo sự gần gũi chân thực. Nhân vật “tôi” kể mà như là nhập vào lão Hạc, mọi cảm xúc chân thật, sâu sắc.

Câu 6:

– Ý nghĩ của nhân vật “tôi” mang tính triết lí nêu lên bài học về cách nhìn người, nhìn đời và cách ứng xử trong cuộc sống.

– Còn thể hiện tấm lòng, tình thương của tác giả với con người.

Câu 7:

– Cuộc sống người nông dân trong xã hội cũ: nghèo khổ, bất hạnh, bị xã hội đè nén, áp bức.

– Phẩm chất cao đẹp: hiền lành, lương thiện, giàu tình thương, không bị hòa đục trong dòng nước xã hội.

chúng tôi