Top 11 # Xem Nhiều Nhất Giải Bài Thực Hành Địa Lớp 8 Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Địa Lí 8 Bài 44: Thực Hành: Tìm Hiểu Địa Phương

Địa Lí 8 Bài 44: Thực hành: Tìm hiểu địa phương

Để giúp bạn học tốt môn Địa Lí 8, phần dưới là danh sách các bài Giải bài tập Địa Lí 8 Bài 44: Thực hành: Tìm hiểu địa phương.

1. Hà Nội

a) Tên gọi, vị trí:

– Hồ Hoàn Kiếm hay còn được gọi là Hồ Gươm. Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm báu cho Rùa thần.

– Nằm ở quận Hoàn Kiến – Hà Nội. Hồ Hoàn Kiếm có vị trí kết nối giữa khu phố cổ gồm các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can, Lò Sũ… với khu phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỷ là Bảo Khánh, Nhà thờ, Tràng Thi, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền, Hàng Khay, Bà Triệu.

b) Hình dạng và độ lớn:

– Là một hồ nước ngọt tự nhiên của Hà Nội.

– Hồ có diện tích là 12 ha, độ dài tối đa là 700m, độ rộng tối đa là 250m, độ sâu trung bình là 1 – 1,4 m.

c) Lịch sử phát triển:

– Cách đây khoảng 6 thế kỉ, hồ là một phân lưu sông Hồng chảy qua vị trí của các phố như ngày nay, tiếp đó đổ ra nhánh chính của sông Hồng, nơi rộng nhất phân lư này hình thành nên hồ Hoàn Kiếm ngày nay.

– Thời Lê Trung hưng (thế kỷ 16), khi chúa Trịnh cho chỉnh trang Hoàng thành Thăng Long để vua Lê ở đã đồng thời xây dựng phủ chúa riêng nằm ngay bên ngoài Hoàng thành và trở thành một cơ quan trung ương thời bấy giờ với những công trình kiến trúc xa hoa như lầu Ngũ Long (dùng để duyệt quân) nằm ở bờ Đông hồ Hoàn Kiếm, đình Tả Vọng trên đảo Ngọc Sơn. Năm 1728 Trịnh Giang cho đào hầm ở vị trí phía Nam hồ để xây dựng cung điện ngầm gọi là Thưởng Trì cung.

– Chúa Trịnh cho ngăn hồ lớn thành hồ Tả Vọng và Hữu Vọng. Hồ Hữu Vọng được dùng làm nơi duyệt quân thuỷ chiến của triều đình. Đến đời Tự Đức (1847-1883), hồ Hữu Vọng được gọi là hồ Thủy Quân, còn hồ Tả Vọng chính là hồ Hoàn Kiếm. Từ năm 1884, nhà nước bảo hộ Pháp cho lấp hồ Thuỷ Quân để xây dựng, mở mang Hà Nội

d) Vai trò và ý nghĩa:

– Hồ điều hòa khí hậu của thành phố Hà Nội.

– Vì vậy cũng có thể hiểu được lý do Hồ Hoàn Kiếm trở thành điểm du lịch ấn tượng, thu hút.

– Là nguồn cảm hứng nghệ thuật bất tận của những thi nhân, nhạc sĩ và văn nghệ sĩ.

– Trên tất cả, hồ gắn liền với huyền sử một thời, là biểu tượng khát vọng hòa bình và đức văn tài võ trị của toàn dân tộc.

2. Đà Nẵng

a) Tên gọi, vị trí:

– Cầu Rồng là cây cầu mới nhất bắc qua sông Hàn. Vì cây cầu có hình dáng giống một con rồng nên được gọi là Cầu Rồng.

– Cây cầu hiện đại này bắc qua sông Hàn tại bùng binh Lê Đình Dương/Bạch Đằng, tạo con đường ngắn nhất từ sân bay quốc tế Đà Nẵng tới các đường chính trong thành phố Đà Nẵng, và một tuyến đường trực tiếp đến bãi biển Mỹ Khê và bãi biển Non Nước ở rìa phía đông của thành phố.

b) Hình dạng và độ lớn:

– Cầu Rồng dài 666m và rộng 37.5m với 6 làn xe chạy. Nó được chính thức thông xe ngày 29 tháng 3 năm 2013.

– Cầu được thiết kế và xây dựng với hình dạng của một con rồng có khả năng phun lửa và phun nước như thật.

c) Lịch sử phát triển:

– Cuối năm 2005: Đà Nẵng tổ chức cuộc thi thiết kế kiến trúc cầu Rồng với sự tham gia của 8 đơn vị tư vấn thiết kế (gồm 4 công ty Việt Nam, 2 công ty Nhật Bản, 1 công ty Đức và 1 công ty Mỹ). Các công ty này đã trình bày 17 phương án thiết kế.

– Tháng 10/2007: Chọn phương án thiết kế cầu Rồng của liên danh The Louis Berger và Ammann & Whitney (Mỹ).

– Ngày 17 tháng 12 năm 2008: UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt dự án

– Ngày 19 tháng 7 năm 2009. Cầu được khởi công tại bờ đông sông Hàn .

– Nhịp chính được hoàn thành vào ngày 26 tháng 10 năm 2012.

– Cây cầu được chính thức thông xe, đưa vào sử dụng ngày 29 tháng 3 năm 2013, nhân kỷ niệm lần thứ 38 ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng.

d) Vai trò và ý nghĩa:

– Tạo điều kiện phát triển giao thông vận tải.

– Biểu tượng cho sự phát triển vượt bậc và vươn xa.

– Địa điểm du lịch mới hấp dẫn.

– Là “cầu nối” dân cư hai bên sông.

3. TP. Hồ Chí Minh

a) Tên gọi và vị trí:

– Chợ Bến Thành là một ngôi chợ nằm tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

– Ban đầu, vị trí của chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, cạnh một bến sông gần thành Gia Định (bấy giờ là thành Quy, còn gọi là thành Bát Quái). Bến này dùng để cho hành khách vãng lai và quân nhân vào thành, vì vậy mới có tên gọi là Bến Thành, và khu chợ cũng có tên gọi là chợ Bến Thành.

b) Hình dạng và độ lớn:

– Chợ Bến Thành có tổng diện tích 13.056m 2, trung bình mỗi ngày đón khoảng 10.000 lượt khách lui tới mua bán và tham quan. Chợ có 1.446 sạp, 6.000 tiểu thương, 5 doanh nghiệp, với bốn cửa chính và 12 cửa phụ tỏa ra bốn hướng.

+ Cửa Nam (nhìn ra quảng trường Quách Thị Trang) với biểu tượng ngôi tháp đồng hồ ba mặt, là cổng chính, bên trong nhà lồng là nơi bày bán các mặt hàng vải vóc và thực phẩm khô.

+ Cửa Bắc (phía đường Lê Thánh Tôn) rực rỡ với những gian hàng hoa tươi và trái cây mời gọi người qua đường.

+ Cửa Ðông (phía đường Phan Bội Châu) hấp dẫn khách hàng bởi các loại mỹ phẩm và bánh kẹo đầy màu sắc.

+ Cửa Tây (phía đường Phan Chu Trinh) lại là nơi thu hút phái đẹp vì sự đa dạng về kiểu dáng và kích cỡ của giày dép, hàng mỹ nghệ, đồ lưu niệm.

c) Lịch sử phát triển:

– Chợ Bến Thành thời kỳ đầu được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, được mô tả như là “phố chợ nhà cửa trù mật ở dọc theo bến sông.

– Đến năm 1911, chính quyền thuộc địa Pháp quyết định dời chợ về vị trí hiện nay, khi ấy còn là một cái ao sình lầy.

– Chợ được khởi công từ năm 1912 cho đến cuối tháng 3-1914 mới hoàn tất và hoạt động liên tục kể từ đó cho đến nay.

– Chợ có hơn 3.000 sạp hàng, bán sỉ, bán lẻ đủ các loại hàng hóa, từ thực phẩm vật dụng hàng ngày đến những hàng xa xỉ phẩm.

d) Vai trò và ý nghĩa:

– Nơi giao lưu, buôn bán, trao đổi hàng hóa.

– Địa điểm du lịch hấp dẫn.

– Nơi lưu giữ văn hóa truyền thống.

Giải Địa Lí 8 Bài 18: Thực Hành: Tìm Hiểu Lào Và Cam

Giải Địa Lí 8 Bài 18: Thực hành: Tìm hiểu Lào và Cam-pu-chia

1. Vị trí địa lí

(trang 62 sgk Địa Lí 8): – Dựa vào hình 15.1 cho biết Lào hoặc Cam-pi-chia:

– Thuộc khu vực nào, biển nào?

– Nhận xét khả năng liên hệ với nước ngoài của mỗi nước.

Trả lời:

Cam-pu-chia:

– Thuộc khu vực bán đảo Trung Ấn, giáp Việt Nam ở phía đông, đông nam lào ở phía đông bắc; Thái Lan ở phía Bắc và Tây Bắc. Phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan.

– Cam-pu-chia có thể liên hệ với nước ngoài bằng cả đường biển (cảng Xi-ha-nuc-vin), đường sông và đường bộ.

2. Điều kiện tự nhiên

(trang 63 sgk Địa Lí 8): – Dựa vào hình 18.1, 18.2 và bài 14, trình bày về Lào hoặc Cam-pu-chia theo các nội dung sau:

– Địa hình: các dạng núi, cao nguyên, đồng bằng trong lãnh thổ từng nước.

– Khí hậu: thuộc đới khí hậu nào, chịu ảnh hưởng của gió mùa như thế nào? Đặc điểm của mùa khô, mùa mưa.

– Nhận xét thuận lợi và khó khă của vị trí, khí hậu đới với sự phát triển nông nghiệp.

Trả lời:

Cam-pu-chia:

– Địa hình chủ yếu là đồng bằng (chiếm 75% diện tích), chỉ có một số dãy núi, cao nguyên ở vùng biên giới dãy Đăng Rếch ở phía bắc, dãy Cac-đa-môn ở phía tây, tây nam; cao nguyên Chơ-lông, Bô-keo ở phía đông, đông bắc.

– Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, mùa mưa do gió tây nam thổi từ vịnh Ben-gan qua vịnh Thái Lan đem hơi nước đến. Mùa khô có gió đông bắc thổi từ lục địa mang không khí khô hanh đến, do vị trí ở gần xích đạo nên Cam-pu-chia không có mùa đông lạnh như miền bắc Việt Nam, mùa mưa từ tháng tư đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).

– Sông Mê Công, Tông – lê Sáp và biển Hồ nằm giữa đất nước, giàu nguồn nước. Đồng bằng có đất phù sa màu mở, diện tích rừng còn nhiều (thông tin từ hình 16.1 – SGK trang 56).

– Nhận xét điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Cam-pu-chia:

+ Thuận lợi: đồng bằng chiếm phần lớn diện tích, khí hậu nóng quanh năm nên có điều kiện phát triển trồng trọt. Có biển Hồ, sông Mê Công, tông – lê Sáp vừa cung cấp nước vừa cung cấp cá.

+ Khó khăn: Mùa khô gây thiếu nước, mùa mưa có thể bị lũ lụt.

3. Điều kiện xã hội, dân cư

(trang 64 sgk Địa Lí 8): – Dựa vào bảng 18.1 nhận xét Lào hoặc Cam-pu-chia về:

– Số dân, gia tăng, mật độ dân số.

– Thành phần dân tộc, ngôn ngữ phổ biến, tôn giáo, tỉ lệ dân cư thành thị.

– Nhận xét tiềm năng nguồn nhân lực để phát triển đất nước (về số lượng, trình độ văn hóa của dân cư).

Trả lời:

Cam-pu-chia:

– Số dân: 12,3 triệu người, gia tăng cao (1,7% năm 2002), mật độ dân số trung bình 67 người/km 2 (thế giới 46 người/km 2).

– Dân cư Cam-pu-chia chủ yếu là người Khơ-me, chiếm 90% dân số. Ngoài ra còn có người Việt, Hoa. Ngôn ngữ được dùng phổ biến là tiếng Khơ-me. Đa số dân số cư theo đạo Phật (95% dân cư). Tỉ lệ biết chữ khá thấp (35%).

– Chất lượng cuộc sống của người dân cũng còn thấp do bình quân thu nhập đầu người chỉ đạt mức 280 USD/người (năm 2001).

– Tỉ lệ dân thành thị 16% (năm 2002). Dân cư đô thị tập trung tại một số thành phố lớn như Phnom Pênh (thủ đô), Bat-đom-boong, Công-pông Thông Xiêm Riệp…

– Nhận xét tiềm năng nguồn nhân lực để phát triển đất nước: Cam-pu-chia gặp khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế do thiếu đội ngũ lao động có trình độ, dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn (gần 80% dân số), trình độ dân trí chưa cao.

4. Kinh tế

(trang 64 sgk Địa Lí 8): – Sử dụng hình 18.1 và 18.2 để: Nêu tên ngành sản xuất, điều kiện để sản xuất ngành, sản phẩm và phân bố ở Lào hoặc Cam-pu-chia.

Trả lời:

Cam-pu-chia:

– Cam-pu-chia phát triển cả nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong cơ cấu kinh tế năm 2002, nông nghiệp chiếm 37,1%, công nghiệp chiếm 20,5%, dịch vụ chiếm 42,4%.

– Trên cơ sở của tài nguyên sẵn có như Biển Hồ rộng lớn, đồng bằng phù sa màu mỡ, có quặng man-gan, quặng sắt, vàng, đá vôi, Cam-pu-chia phát triển một số nghành sản xuất như trồng lúa gạo, ngô tại các đồng bằng ven sông, trồng cao su tại các cao nguyên, đánh cá tại biển Hồ, sản xuất xi măng, khai thác một số quặng kim loại màu, phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm cao su.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Giải Địa Lí 8 Bài 18: Thực Hành Tìm Hiểu Lào Và Cam

Dựa vào hình 15.1 cho biết Lào hoặc Cam-pu-chia:

Thuộc khu vực nào, giáp nước nào, biển nào?

Nhận xét khả năng liên hệ với nước ngoài của mỗi nước?

Trả lời:

Vị trí địa lí của Lào

Thuộc khu vực Đông Nam Á

Phía đông giáp Việt Nam

Phía bắc giáp Trung Quốc và Mi-an-ma

Phía tây giáp Thái Lan

Phía nam giáp Cam-pu-chia.

Vị trí địa lí của Cam-pu-chia

Thuộc khu vực Đông Nam Á

Phía bắc và tây bắc giáp Thái Lan

Phía đông bắc giáp Lào

Phía đông và đông nam giáp Việt Nam

Phía tây nam giáp Vịnh Thái Lan

Dựa vào hình 18.1, 18.2 và bài 14, trình bày về Lào hoặc Cam-pu-chia theo các nội dung sau:

Địa hình: các dạng núi, cao nguyên, đồng bằng trong lãnh thổ từng nước

Khí hậu: thuộc đới khí hậu nào, chịu ảnh hưởng của gió mùa như thế nào?

Đặc điểm mùa mưa, mùa khô

Sông, hồ lớn

Nhận xét thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí, khí hậu đối với sự phát triển nông nghiệp

Trả lời:

Điều kiện tự nhiên Lào

Địa hình: Chủ yếu là núi và cao nguyên chiếm 90% diện tích. Các dãy núi tập trung ở phía bắc, cao nguyên trải dài từ bắc xuống nam.

Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa:

Mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió tây nam từ biển thổi vào gây mưa nhiều.

Mùa khô chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ lục địa thổi đến mang theo không khí khô, lạnh.

Sông, hồ lớn: Sông Mê Công và hồ Nậm Ngừm.

Nhận xét:

Khí hậu nhiệt đới ấm áp quanh năm, sông Mê Công giàu nguồn nước, nguồn thủy điện, đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, diện tích rừng còn nhiều.

Tuy nhiên, do không có đường biên giới biển, đất canh tác ít, mùa khô gây khó khăn cho sản xuất.

Điều kiện tự nhiên Cam -pu-chia

Địa hình: Chủ yếu là đồng bằng (chiếm 75% diện tích), chỉ có một số dãy núi, cao nguyên ở vùng biên giới như dãy Đăng Rếch ở phía bắc, dãy Các-đa-môn ở phía tây, tây nam; cao nguyên Chư-lông, Bô-keo ở phía đông, đông bắc.

Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, mùa mưa do gió tây nam thổi từ vịnh Ben-gan qua vịnh Thái Lan đem hơi nước đến.

Mùa khô có gió đông bắc thổi từ lục địa mang không khí khô hanh đến, do vị trí ở gần Xích đạo nên Cam-pu-chia không có mùa đông lạnh như miền Bắc Việt Nam mà chỉ có 2 mùa khô, mưa.

Sông, hồ lớn: sông Mê Công, Biển Hồ (còn gọi là hồ Tông-lê-sáp) nằm giữa đất nước, giàu nguồn nước.

Nhận xét:

Thuận lợi: đồng bằng chiếm phần lớn diện tích, khí hậu nóng quanh năm năm có điều kiện phát triển ngành trồng trọt. Có Biển Hồ, sông Mê Công cung cấp nước và phát triển thủy sản.

Khó khăn: mùa khô gây thiếu nước, mùa mưa có thể bị lũ lụt.

Dựa vào bảng 18.1, nhận xét Lào hoặc Cam-pu-chia về:

Số dân, gia tăng, mật độ dân số

Thành phần dân tộc, ngôn ngữ phổ biến, tôn giáo, tỉ lệ số dân biết chữ.

Bình quân thu nhập đầu người.

Tên các thành phố lớn, tỉ lệ dân cư đô thị.

Nhận xét tiềm năng nguồn nhân lực để phát triển đất nước (về số lượng, trinh độ văn hóa của dân cư).

Trả lời:

Số dân: 12,3 triệu người năm 2002.

Gia tăng dân số: 1,7%

Mật độ dân số: 67 người/km2

Người Khơ me chiếm 90%

Ngôn ngữ phổ biến là khơ me

Số dân: 5,5 triệu người năm 2002.

Gia tăng dân số: 2,3%

Mật độ dân số: 22 người/km2

Người Lào chiếm 90%

Ngôn ngữ phổ biến là Lào

Tôn giáo 95% theo đạo phật

35% dân số biết chữ

GDP/ người: 280USD

20% dân số ở thành thị.

Thiếu lao động có trình độ tay nghề

Trình độ văn hóa còn thấp.

Tôn giáo 60% theo đạo phật

56% dân số biết chữ

GDP/người: 317 USD

22% dân số ở thành thị.

Thiếu lao động cả về chất lượng và số lượng

Trình độ văn hóa chưa cao.

Sử dụng hình 18.1 và 18.2 để:

Nên tên ngành sản xuất, điều kiện để phát triển ngành, sản phẩm và phân bố ở Lào hoặc Cam-pu-chia.

Trả lời:

Kinh tế nước Lào

Nông nghiệp: là hoạt động kinh tế chính, chiếm 52,9 % GDP.

Lúa gạo : cây trồng chính, phân bố dọc sông Mê Công (sản lượng 2,1 triệu tấn, năm 2000).

Cây công nghiệp: cà phê, hồ tiêu, trồng trên các cao nguyên đất đỏ ở miền Nam.

Chăn nuôi trâu, bò, lợn : khá phát triển (1 triệu con mỗi loại) nhờ có nhiều đồng cỏ trên cao nguyên và nhiều loại hoa màu (ngô, khoai, sắn).

Công nghiệp: Chiếm 22,8 % GDP, chủ yếu là khai thác thủy điện (có đập Nậm Ngừm tương đối lớn), khai thác thiếc, thạch cao, chế biến gỗ.

Các thành phố lớn đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp nhẹ và thực phẩm : Viêng Chăn, Luông Pha-băng, Xa-van-na-khet, Pắc-xế

Kinh tế nước Cam -pu-chia:

Nông nghiệp: Là hoạt động kinh tế chính, chiếm 37,1 % GDP.

Lúa gạo, ngô là cây trồng phổ biến, phân bố dọc sông Mê Công và sông Tông-lê Sap-Biển Hồ. Sản lượng lúa đạt 3,7 triệu tấn (năm 2000).

Cây công nghiệp: cao su, hồ tiêu, thốt nốt, bông vải

Chăn nuôi trâu, bò, thủy sản nước ngọt khá phát triển nhờ có điều kiện thiên nhiên thuận lợi

Công nghiệp: chiếm 20,5% GDP, chủ yếu là khai thác quặng sắt, mangan, sản xuất xi măng, chế biến lương thực, thực phẩm, cao su và gỗ.

Dịch vụ: chiếm 42,4% GDP, đặc biệt du lịch có vai trò quan trọng; nổi tiếng là di tích đền Ăngco (Xiêm Riệp).

Các thành phố lớn cũng là trung tâm công nghiệp và dịch vụ: Phnôm Pênh, Bat-đom-bong, Công-pông-xom, Xiêm Riệp

Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 8 Bài 40: Thực Hành: Đọc Lát Cắt Địa Lí Tự Nhiên Tổng Hợp

Giải bài tập Địa lí lớp 8 Bài 40: Thực hành: Đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp

1. Đề bài

Đọc lát cắt tổng hợp địa lí tự nhiên từ Phan-xi-păng tới thành phố Thanh Hóa (theo tuyến cắt A-B trên sơ đồ)

2. Yêu cầu và phương pháp làm bài

a (trang 138 sgk Địa Lí 8): -1Xác định tuyến cắt A – B trên lược đồ:

– Tuyến cắt chạy theo hướng nào? Qua những khu vực địa hình nào?

– Tính độ dài của tuyến cắt A – B theo tỉ lệ ngang của lát cắt?

Trả lời:

– Tuyến cắt A – B chạy theo hướng tây bắc – đông nam, qua các khu vực địa hình: núi cao Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Mộc Châu, đồng bằng Thanh Hóa.

– Độ dài của tuyến cắt A – B theo tỉ lệ ngang của lát cắt: 360km (tỉ lệ ngang của lát cắt 1: 200000, nghĩa là 1 cm trên lát cắt bằng 20km trên thức địa. Khoảng các AB = 18 x 20 =360 km).

b (trang 138 sgk Địa Lí 8): – Dựa vào kí hiệu và bản chú giải của từng phần tự nhiên, cho biết trên lát cắt từ A -A và từ đới lên trên)

– Có những loại đá, loại đất nào? Chúng phân bố ở đâu?

– Có mấy kiểu rừng? Chúng phát triển trong điều kiện thiên nhiên như thế nào?

Trả lời:

– Có 4 loại đá chính: mác xa xâm nhập và mác ma phun trào, phân bố ở khu núi Hoàng Liên Sơn, trầm tích đá vôi phân bố ở khu cao nguyên Mộc Châu; trầm tích phù sa phân bố ở đồng bằng Thanh Hóa.

– Có 3 loại đất: đất mùn núi cao phân bố ở khu núi cao Hoàng Liên Sơn; đất feralit trên đá vôi phân bố ở khu cao nguyên Mộc Châu; đất phù sa trẻ phân bố ở khu đồng bằng Thanh Hóa.

– Có 3 kiểu rừng: rừng ôn đới phân bố ở núi cao Hoàng Liên Sơn do có khí hậu lạnh quang năm, mưa nhiều, rừng cận nhiệt đới phân bố ở khu vực địa hình cao nguyên Mộc Châu, ở đây khí hậu nhiệt vùng núi, lượng mưa và nhiệt độ thấp, đất feralit đá vôi, rừng nhiệt đới phân bố ở khu vực địa hình cao nguyên Mộc Châu, với nên nhiệt trung bình năm cao, có lượng mưa khá lớn, trên đất feralit nâu đỏ phong hóa từ đá vôi.

c (trang 138 sgk Địa Lí 8): – Căn cứ vào biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa đã vẽ trên lát cắt của ba trạm khí tượng Hoàng Liên Sơn, Mộc Châu, Thanh Hóa, trình bày sự khác biệt của khi hậu trong khu vực (tham khảo bảng 410.1)?

Trả lời:

– Hoàng Liên Sơn: có nhiệt độ trung bình năm thấp nhất 12,8oC, nhiệt độ cao nhất vào 3 tháng 6, 7, 8 (16,4oC), nhiệt đọ thấp nhất vào tháng 1 7,1oC, biên độ nhiệt năm là 9,3oC. Lượng mưa trung bình năm cao nhất đạt 3553mm, mùa mưa kéo dài 7 tháng (từ tháng 4 đến tháng 10), mưa nhiều nhất là vào tháng 7 (680mm).

– Mộc Châu: nhiệt đội trung bình năm tương đối thấp 18,5oC, nhiệt độ tháng cao nhất là tháng 7 (23,1oC), nhiệt độ tháng thấp nhất là tháng 1 (11,8oC), biên độ nhiệt năm là 11,3oC. Lượng mưa trung bình năm là 15690mm (thấp nhất trong 3 trạm), mùa mưa tập trung vào các tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10. Tháng 8 có mưa cao nhất 331mm.

– Thanh Hóa: có nhiệt đọ trung bình năm cao nhất 23,6oC, tháng 6, 7 có nhiệt đọi cao nhất là 28,9oC, tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất là 17,4oC, biên độ nhiệt năm là 11,5oC. Lượng mưa trung bình nâm là 1746mm, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, tháng 9 có lượng mưa cao nhất 396mm.

d (trang 138 sgk Địa Lí 8): – Tổng hợp điều kiện tự nhiên theo ba khu vực sau và báo cáo trước lớp:

– Khu núi cao hoàng Liên Sơn.

– Khi cao nguyên Mộc Châu.

– Khu đồng bằng Thanh Hóa.

Trả lời:

– Khu Hoàng Liên Sơn:

+ Đá mác ma xâm phập và phun trào.

+ Địa hình núi trung bình và cao trên 2000 – 3000m.

+ Khí hậu lạnh quanh năm, mưa nhiều.

+ Đất mùn núi cao.

+ Rừng ôn đới trên núi.

– Khu cao nguyên Mộc Châu:

+ Địa hình núi thấp (dưới 1000m), đá vôi là chủ yếu.

+ Khí hậu cận nhiệt vùng núi, lượng mưa và nhiệt độ thấp.

+ Đất feralit nâu đỏ trên đá vôi.

+ Rừng và đồng cỏ cận nhiệt (vùng chăn nuôi bò sữa).

– Khu đồng bằng Thanh Hóa.

+ Địa hình bồi tụ phù sa thấp và bằng phẳng.

+ Khí hậu cận nhiệt đới.

+ Đất phù sa.

+ Rừng nhiệt đới (thay bằng hệ sinh thái nông nghiệp).