Top 15 # Xem Nhiều Nhất Giải Câu Hỏi Gdcd 9 Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Trả Lời Câu Hỏi Gdcd 6 Bài 9 Trang 22

Bài 9: Lịch sự, tế nhị

Trả lời Câu hỏi GDCD 6 Bài 9 trang 22

a) Hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng những biểu hiện thể hiện sự lịch sự, tế nhị.

Trả lời:

Biểu hiện lịch sự: 1, 6, 7.

Biểu hiện tế nhị: 11.

b) Em hãy nêu một ví dụ về cách cư xử lịch sự, tế nhị mà em biết.

Trả lời:

Trường THCS B tổ chức cắm trại và ăn một bữa buffet. Vì lần đầu tiên được ăn buffet nên các bạn đều hào hứng tranh giành nhau thật nhiều đồ ăn. Duy nhất chỉ có bạn Hằng và bạn An ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu, đến một chút nước canh cuối cùng cũng được người hai bạn đổ vào bát uống cạn. Ăn uống xong, chỉ có hai bạn đó ở lại giúp thầy cô dọn dẹp, vệ sinh sân trường. Sau khi dọn xong, hai bạn đã rất lễ phép chào hỏi thầy cô rồi ra về.

c) Em hãy phân tích một hành vi của bản thân đã thể hiện thái độ lịch sự, tế nhị (hoặc thiếu lịch sự, thiếu tế nhị – nếu có)

Trả lời:

Học sinh tự phân tích hành vi của bản thân thể hiện rõ thái độ lịch sự, tế nhị.

VD: Không cười đùa khi đến dự đám tang, không chế giễu ngoại hình của bạn bè…

d) Tuấn và Quang rủ nhau xem ca nhạc. Vào cửa rạp, Tuấn vẫn hút thuốc lá. Quang ghé sát vào tai Tuấn nhắc nhở tắt thuốc lá. Nhưng Tuấn lại trả lời để mọi người xung quanh nghe thấy: “Việc gì phải tắt thuốc lá”

Em hãy phân tích những hành vi, cử chỉ của Tuấn và Quang trong tình huống trên.

Trả lời:

Hành vi của Tuấn là thiếu lịch sự, tế nhị vì: hút thuốc nơi công cộng làm ảnh hưởng đến mọi người. Đã được nhắc nhở khéo léo nhưng Tuấn vẫn cố tình hút mà còn nói to, gây khó chịu cho người khác. Đây là hành vi thiếu lịch sự, tế nhị.

Hành vi của Quang thì trái ngược hoàn toàn với Tuấn. Khi thấy bạn hút thuốc, Quang không nói to (vì sợ làm bạn xấu hổ) mà góp ý rất chân thành, nhẹ nhàng. Đây là hành vi của người tế nhị, lịch sự, biết tôn trọng người khác.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Trả Lời Câu Hỏi Gdcd 7 Bài 10 Trang 32

Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ

Trả lời Câu hỏi GDCD 7 Bài 10 trang 32

a) Hãy đề nghị ông bà, cha mẹ kể cho em nghe về nguồn gốc và những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình. Em có suy nghĩ gì về những truyền thống đó?

Trả lời:

Em hãy xin phép ông bà, bố mẹ kể lại cho nghe về nguồn gốc, sự kiện nói về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Sau đó, em hãy viết những cảm nhận về truyền thống đó.

b) Quê Hiên là một vùng quê nghèo khó. Bao đời nay, trong dòng họ của Hiên chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Hiên không bao giờ muốn giới thiệu quê hương và dòng họ mình với bạn bè. Hiên cảm thấy xấu hổ về đất quê nghèo và dòng hạ của mình.

Em có đồng ý với cách nghĩ của Hiên không ? Vì sao ?

Trả lời:

Em không đồng ý với cách nghĩ của Hiên. Bởi vì, mỗi dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp. Nếu như trong việc học hành, chưa có ai đỗ đạt thì Hiên càng phải cố gắng học tập, để đem lại sự tự hào cho quê hương, dòng họ của Hiên.

c) Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây ? Vì sao ?

(1) Gia đình, dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp ;

(2) Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là thể hiện lòng biết ơn cha mẹ, ồng bà, tổ tiên ;

(3) Gia đình, dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào ;

(4) Không cần giữ gìn truyền thống, vì đó là những gì đã lạc hậu ;

(5) Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình giúp ta có thêm sức mạnh trong cuộc sống.

Trả lời:

Em đồng ý với ý kiến: (1), (2) và (5). Bởi vì:

– Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp. chúng ta cần có trách nhiệm phát huy những truyền thống đó làm cho nó ngày càng tốt đẹp hơn.

Chúng ta giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã sinh thành nuôi dưỡng chúng ta. Đây cũng là sự tri ân với những người có công gây dựng, làm rạng danh truyền thống.

– Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình giúp chúng ta có thêm sức mạnh để vượt lên những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

d) Em hãy sưu tầm và kể lại cho các bạn nghe một mẩu chuyện về truyền thống quê hương mình, về các dòng họ (các tổ phụ nghề nghiệp, các nghệ nhân, anh hùng liệt sĩ, danh nhân văn hoá v.v…).

Trả lời:

Nói về lịch sử Nam Định là mảnh đất văn hiến địa linh nhân kiệt. Thiên Trường Nam Định, “hào khí Đông A” là vùng đất cổ phía nam đồng bằng sông hồng , một trong những cái nôi của nền văn minh “Đại Việt” là quê hương đất phát tích của triều đại nhà Trần. Một triều đại huy hoàng trong lịch sử Việt Nam. Với chiến công hiển hách đã ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông hùng mạnh và tàn bạo.

Có 14 vị hoàng đế Triều Trần với 175 năm (từ năm 1225 đến 1400) tồn tại, Đặc biệt có Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn mà cả dân tộc Việt nam ngày nay tôn ông là Thánh, và còn bao nhiêu tướng sỹ đại thần đã cùng ông lập nên nhiều chiến công.

“Thành nam quê ta đó

Là đất học ,đất văn

Bao danh nhân, trí sỹ

Rạng danh đất Thiên Trường”.

đ) Bản thân em đã làm những việc gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? Em dự kiến sẽ tiếp tục làm gì ?

Trả lời:

– Em dự định sẽ cố gắng học thật tốt để thi vào trường Đại học Y. Sau khi ra trường, em sẽ trở thành một bác sĩ, em sẽ đến vùng quê hẻo lánh, gặp khó khăn để khám chữa bệnh.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

bai-10-giu-gin-va-phat-huy-truyen-thong-tot-dep.jsp

Trả Lời Câu Hỏi Gdcd 6 Bài 12 Trang 31

Bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em

Trả lời Câu hỏi GDCD 6 Bài 12 trang 31-32

a) Hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng với việc làm thực hiện quyền trẻ em, đánh dấu (-) tương ứng với việc làm vi phạm quyền trẻ em.

Trả lời:

Việc làm thể hiện quyền trẻ em (x): 1, 4, 5, 7, 9.

Việc làm vi phạm quyền trẻ em (-): 2, 3, 6, 8, 10.

b) Hãy nêu 3 biểu hiện vi phạm quyền trẻ em mà em biết. Theo em, cần phải làm gì để hạn chế những biểu hiện đó?

Trả lời:

* 3 biểu hiện vi phạm quyền trẻ em:

– Đánh đập trẻ em

– Bắt trẻ em làm việc quá sức

– Lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện hút

* Theo em, để hạn chế những biểu hiện đó, mỗi người cần tự ý thức được về quyền của trẻ em để bảo vệ và giúp trẻ em có thể phát triển một cách toàn diện nhất. Đồng thời các bậc phụ huynh phải giáo dục con cái đúng cách và dạy trẻ cách để không bị lôi kéo hay lợi dụng bởi người lạ.

c) Mỗi nhóm quyền cần thiết như thế nào đối với cuộc sống của mỗi trẻ em?

Trả lời:

Mỗi nhóm quyền rất cần thiết cho cuộc sống của trẻ.

+ Nhóm quyền sống còn: quyền này là quyền quan trọng nhất. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có quyền này và được hưởng quyền này để tồn tại và thực hiện các quyền khác.

+ Nhóm quyền bảo vệ: trẻ phải được bảo vệ khỏi mọi hình thức đối xử, bóc lột, xâm hại, bị bỏ rơi.

+ Nhóm quyền phát triển: quyền được học tập, vui chơi… phát triển toàn diện.

+ Nhóm quyền tham gia: có quyền nói lên ý kiến của mình bày tỏ nguyện vọng của mình, được người lớn tôn trọng.

d) Lên học ở Trung học cơ sở, Lan đòi mẹ mua xe đạp mới để đi học. Mẹ bảo rằng, bao giờ mẹ để dành đủ tiền sẽ mua. Lan so sánh mình với mấy bạn có xe trong lớp và cảm thấy ấm ức, nên oán trách mẹ. Theo em, Lan đúng hay sai? Vì sao? Nếu em là Lan, em sẽ ứng xử thế nào?

Trả lời:

Theo em, Lan trong tình huống này là sai. Vì gia đình Lan không có điều kiên, Lan nên tiết kiệm tiền bạc, chứ không nên so sánh gia đình mình với nhà người khác, không nên ghen ghét, đố kị.

Nếu em là Lan, em sẽ không oán trách mẹ. Em sẽ thương mẹ nhiều hơn, cố gắng học thật giỏi, sau giờ học tranh khủ giúp đỡ công việc nhà cho mẹ.

đ) Bố mẹ Quân vì sợ con mình bị ảnh hưởng những thói hư tật xấu ngoài xã hội nên không cho Quân giao tiếp với ai. Sinh nhật bạn ở lớp, bố mẹ cũng không cho Quân đi dự. Quân rất buồn và giận cha mẹ. Nếu em là Quân, em sẽ làm gì?

Trả lời:

Nếu em là Quân, em sẽ trình bày cho bố mẹ biết về việc em sẽ chọn bạn để chơi. Về lập trường rằng em sẽ không bị nhiễm những thói hư tật xấu. Đặc biệt, em sẽ giải thích cho bố mẹ biết về việc mở rộng các mối quan hệ bạn bè thì em mới có tiềm năng để học hỏi, trao đổi bài cũng như tâm tư, chuyện trong cuộc sống.

e) Em hãy dự kiến cách ứng xử của mình trong những trường hợp sau đây:

1- Em thấy một người lớn đánh đập một bạn nhỏ.

2- Em thấy bạn của em lười học, trốn học đi chơi.

3- Em thấy một số bạn nơi em ở chưa biết chữ.

Trả lời:

1- Em sẽ ngăn cản hành vi của người lớn, sau đó sẽ báo cho cơ quan công an, trình bày sự việc.

2- Em sẽ nói chuyện, động viên cho bạn hiểu về ý nghĩa của việc học. Sau đó, sẽ nhờ thầy cô, gia đình bạn ý giúp đỡ, khuyên nhủ.

3- Em sẽ giúp các em, sẽ dạy cho các em những gì em biết, tổ chức khuyên góp, nhờ thầy cô và các tổ chức xã hội tạo điều kiện cho các em có cơ hội được đi học.

g) Em hãy tự nhận xét xem bản thân đã thực hiện tốt bổn phận của mình đối với cha mẹ và thầy giáo, cô giáo chưa. Những điều gì em đã thực hiện tốt và còn những điều gì chưa tốt ? Hãy tự đặt kế hoạch rèn luyện nhằm khắc phục những điều chưa tốt đó.

Trả lời:

Em thấy bản thân mình chưa thực hiện tốt bổn phận với cha mẹ, thầy cô giáo.

Những điều em đã thực hiện tốt là: Ngoan ngoãn, vâng lời bố mẹ, đi học đúng giờ.

Những điều em chưa làm tốt là: Còn nói chuyện riêng trong lớp, đôi lúc chưa học bài cũ, chưa giúp đỡ công việc nhà cho bố mẹ, còn đòi hỏi đò chơi, quần áo với bố mẹ.

Học sinh tự đặt kế hoạch để khắc phục những nhược điểm của bản thân như: sáng dậy dớm tập thể dục, ăn sáng đầy đủ, đến trường không đi la cà, ngồi ngay ngắn trong lớp, không mất trật tự, ghi chép bài đầy đủ. Về nhà tự vệ sinh cá nhân, giúp mẹ dọn nhà. Làm bài tập đầy đủ.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

bai-12-cong-uoc-lien-hop-quoc-ve-quyen-tre-em.jsp

Trả Lời Câu Hỏi Gdcd 7 Bài 3 Trang 11, 12

Bài 3: Tự trọng

Trả lời Câu hỏi GDCD 7 Bài 3 trang 11, 12

a) Em hãy cho biết, trong các hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện tính tự trọng? Giải thích vì sao?

Trả lời:

Hành vi có tự trọng là: (1) và (2).

(1) Không làm được bài, nhưng kiên quyết không quay cóp và không nhìn bài của bạn. Việc làm này thể hiện sự tự tôn, tự trọng, dù biết sẽ bị điểm kém nhưng không quay cóp, không nhìn bài, không vì lợi ích trước mắt mà đánh mất đi sự tự trọng.

(2) Dù khó khăn đến mấy cũng cố gắng thực hiện bằng được lời hứa của mình. Việc làm này thể hiện sự cố gắng, tôn trọng lời hứa của bản thân, coi trọng chữ tín.

b) Kể lại một số việc làm thể hiện tính tự trọng hoặc thiếu tính tự trọng mà em thấy trong cuộc sống hằng ngày.

Trả lời:

– Việc làm thể hiện tính tự trọng:

+ Hường chấp nhận điểm kiểm tra miệng kém chứ không nghe bạn nhắc bài.

+ Lan nhặt được ví tiền nhưng không tò mò mở ra xem, cũng không lấy ma tìm người trả lại.

– Việc làm thiếu tự trọng:

+ Trí nhờ bạn chép lời giải vào vở bài tập và nộp cho cô để được điểm.

+ An thường nói xấu những bạn An không thích để chia rẽ tình cảm các bạn trong lớp.

c) Theo em, cần phải làm gì để rèn luyện tính tự trọng?

Trả lời:

– Cư xử cho đàng hoàng, đúng mực.

– Biết giữ lời hứa, nói là phải làm.

– Luôn làm trong nghĩa vụ, trách nhiệm được giao phó.

– Không để người khác phải chê trách, nhắc nhở.

– Suy nghĩ thận trọng trước khi hành động.

d) Em hãy kể lại một câu chuyện nói về tính tự trọng.

Trả lời:

Em hãy kể lại một câu chuyện mà em được nghe, em chứng chiến trong gia đình, làng xóm, trong trường.

đ) Em hãy sưu tầm một số câu thơ, câu ca dao hoặc tục ngữ, danh ngôn nói về tính tự trọng.

Trả lời:

“Ngay cả khi trong túi hết tiền, cái mũ trên đầu anh cũng phải đội cho ngay ngắn”

“Cái gì không thuộc về mình thì đừng có lấy, đói quá thì đi xin. Đã làm người thì phải có lòng tự trọng”

“Giấy rách phải giữ lấy lề”

“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”

“Chết đứng còn hơn sống quỳ”

“Đói cho sạch, rách cho thơm”

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube: