Top 10 # Xem Nhiều Nhất Giải Đề Cương Vật Lý 10 Học Kì 1 Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Đề Cương Ôn Tập Học Kì 1 Môn Vật Lý Lớp 10

Đề cương ôn tập Vật lí học kì 1 lớp 10 có đáp án

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 10

Ngoài ra, chúng tôi đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ TỔ VẬT LÝ – CÔNG NGHỆ

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2015 – 2016

VẬT LÝ LỚP 10

A- LÝ THUYẾT (chú ý khi viết các công thức phải giải thích các đại lượng trong công thức và đơn vị trong hệ SI của chúng)

1. Chuyển động thẳng đều và các đặc điểm của chuyển động thẳng đều, các công thức tính vận tốc, quãng đường và thời gian và phương trình chuyển động.

2. Chuyển động thẳng biến đổi đều và các đặc điểm của chuyển động thẳng biến đổi đều, các công thức tính gia tốc, vận tốc, quãng đường và thời gian và phương trình chuyển động.

3. Chuyển động rơi tự do và các công thức tính vận tốc, thời gian rơi, quãng đường rơi được.

4. Chuyển động tròn đều là gì? Ý nghĩa và công thức tính các đại lượng chu kỳ, tần số, tốc độ góc (vận tốc góc), tốc dộ dài (vận tốc dài), gia tốc hướng tâm. Mối liên hệ giữa các đại lượng.

5. Phát biểu các Định luật I, Định luật II, Định luật III Newton. Viết công thức định luật II Newton và các hệ quả của định luật. Điều kiện cân bằng của chất điểm là gì?

6. Nêu khái niệm và viết biểu thức tính lực hấp dẫn? Công thức tính gia tốc trọng trường tại một điểm cách mặt đất độ cao h.

7. Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện khi nào? Có đặc điểm gì? Phát biểu định luật Hooke và viết công thúc tính lực đàn hồi của lò xo. Lực đàn hồi của sợi dây và của một thanh rắn có đặc điểm gì?

8. Lực ma sát, công thức tính.

9. Lực hướng tâm là gì? Lực hướng tâm có phải là một lọai lực cơ học không? Biểu thức tính lực hướng tâm và nêu ví dụ.

10. Xác định các chuyển động thành phần của chuyển động ném ngang. Thời gian chuyển động ném ngang và công thức tính tầm xa.

11. Điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của các lực có giá đồng quy, quy tắc hợp lực đồng quy?

12. Điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định, phát biểu quy tắc mô men.

13. Phát biểu quy tắc hợp lực song song cùng chiều.

14. Các dạng cân bằng của vật rắn có mặt chân đế.

15. Đăc điểm của chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định.

16. Ngẫu lực là gì và tác dụng của ngẫu lực đối với một vật rắn.

Làm các bài tập sgk: bài 13, 14, 15 /22; Bài12/27; Bài 11, 13/34; Bài 12/65; Bài 6/70; Bài 3, 4, 5, 6/74; Bài 5, 6/83; Bài 5, 6, 7/88; Bài 6, 7, 8/100; Bài 3, 4/103; Bài 2, 3, 4/106; Bài 6, 7, 8/100.

Bài 1: Một ôtô chuyển động trong 1/3 quãng đường đầu tiên với vận tốc 30 km/h, 1/3 quãng đường kế tiếp với vận tốc 20 km/h, phần còn lại ôtô chuyển động với vận tốc 10 km/h. Tính vận tốc trung bình của ôtô trong suốt thời gian chuyển động

Bài 2: Một người chạy bộ từ A đến B lúc 5 giờ sáng với vận tốc 10 km/h, cùng lúc có một người chạy từ B đến A với vận tốc 15 km/h. Biết khoảng cách từ A đến B là s = 25 km. Tính thời gian và thời điểm 2 người gặp nhau.

Bài 3: Một xe chuyển động từ thành phố A đến thành phố B với vận tốc 40 km/h. Xe xuất phát tại vị trí cách A 10 km, khoảng cách từ A đến B là 130 km.

a. Viết phương trình chuyển động của xe.

b. Tính thời gian để xe đi đến B.

c. Vẽ đồ thị tọa độ – thời gian của xe khi nó chuyển động từ A đến B.

Bài 4: Một chiếc ca nô đang chuyển động với vận tốc 36 km/h thì tắt máy, chuyển động thẳng chậm dần đều, sau nửa phút thì cập bến.

a. Tính gia tốc của ca nô?

b. Tính quãng đường mà ca nô đi được tính từ lúc tắt máy đến khi cập bến

Bài 5: Một ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều từ A đến B, sau 1 phút tốc độ của xe tăng từ 18 km/h đến 72 km/h.

a. Tính gia tốc của ô tô.

b. Tính thời gian khi ô tô đi từ A đến C nếu tại C xe có vận tốc 54 km/h.

a. Tìm thời gian xe đi hết dốc.

b. Tìm chiều dài của dốc.

c. Tốc độ của ô tô khi đi đến nửa dốc.

Bài 7: Lúc 7 giờ, ôtô thứ nhất đi qua A với vận tốc 36km/h và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 1 m/s 2 đến B. Cùng lúc đó ôtô thứ hai đi qua B với vận tốc 60 km/h và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 2m/s 2 đến A, biết A cách B 200 km.

a. viết phương trình chuyển động của 2 xe

b. xác định thời điểm (thời gian) và vị trí hai xe gặp nhau

Bài 8: Một ô tô chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu là 10m/s. trong giây thứ 8 xe đi được 28 m

a. Tính gia tốc của xe

b. Tính quãng đường xe đi được trong giây thứ 10

Bài 9: Một ô tô chuyển động thẳng chậm dần đều, trong giây cuối cùng( trước lúc đừng lại) xe đi được quãng đường là 0,5m. Tính gia tốc của xe

Bài 10: Cho một vật rơi từ độ cao h = 80m. Xác định

a. Thời gian rơi của vật

b. Vận tốc của vật lúc bắt đầu chạm đất

c. Tính quãng đường vật đi được trong giây cuối cùng

a. Thời gian rơi.

b. Độ cao nơi thả vật.

c. Quãng đường vật đi được trong giây thứ hai

Bài 13: Một đu quay có bán kính 20 m, tốc độ dài của ca bin là 10 m/s.

a. Tính tốc độ góc, chu kỳ và tần số của ca bin.

b. Gia tốc hướng tâm của ca bin?

c. Tính quãng đường ca bin đi được và góc quay của ca bin trong thời gian 30 s.

Bài 14: Một chiếc thuyền xuất phát từ bến thuyền xuôi theo dòng nước, cùng lúc có một khúc gỗ cũng từ bến thuyền trôi theo dòng nước. Sau 30 phút, thuyền cách bến 10 km và cách khúc gỗ 8 km.

a. Tính vận tốc của thuyền so với nước.

b. Tính vận tốc của nước so với bờ.

Bài 15: Một chiếc thuyền xuôi theo dòng sông từ A đến B, sau đó lại ngược về A, s = AB = 60 km. Vận tốc của thuyền so với nước là 25 km/h, vận tốc của nước so với bờ là 5 km/h. Tính thời gian chuyển động của thuyền.

a. Tìm khối lượng của vật.

b. Nếu vận tốc ban đầu của vật là 2 m/s thì sau bao lâu vật đạt tốc độ 10 m/s và đi được quãng đường bao nhiêu?

a. Tính vận tốc của tàu ở cuối dốc và thời gian khi tàu xuống hết dốc.

b. Đoàn tàu chuyển động với lực phát động 6000 N, chịu lực cản 1000 N. Tính khối lượng của đoàn tàu.

Bài 18: Biết bán kính của Trái Đất là R. Lực hút của Trái Đất đặt vào một vật khi vật ở mặt đất là 45 N. Khi lực hút là 5 N thì vật ở độ cao bằng bao nhiêu?

a. Hai vật có khối lượng bằng nhau.

b. Khối lượng tổng cộng của hai vật là 8 kg và vật này nặng gấp 3 lần vật kia.

Bài 20: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm. Khi lò xo có chiều dài 24 cm thì lực dàn hồi của nó bằng 5 N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10 N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu?

Bài 21 Một lò xo được giữ cố định ở một đầu .Khi tác dụng vào đầu kia của nó một lực kéo 2N thì nó có chiều dài 18cm; còn khi lực kéo là 3,6N thì nó có chiều dài 22cm. Chiều dài tự nhiên và độ cứng của lò xo là bao nhiêu?

Bài 22: Dùng một lò xo để treo một vật có khối lượng 300 g thì thấy lò xo dãn một đoạn 2 cm. Nếu treo thêm một vật có khối lượng 150 g thì độ dãn của lò xo là bao nhiêu?

Bài 23: Một vật có khối lượng 100 kg ban đầu đứng yên. Tác dụng vào vật một lực F = 200 N thì vật bắt đầu trượt nhanh dần đều trên mặt đường nằm ngang. Hệ số ma sát giữa vật và mặt đường là μ t = 0,1. Lấy g = 10 m/s 2.

a. Tính gia tốc của vật.

b. Tính quãng đường vật trượt được đến khi dừng lại.

Bài 24: Một xe đua chạy quanh một đường tròn nằm ngang, bán kính 250 m. Vận tốc xe không đổi có độ lớn là 50 m/s. Khối lượng xe là 2.103 kg. Tính độ lớn của lực hướng tâm tác dụng lên xe lúc này.

Bài 26: Một ô tô chuyển động nhanh dần đều từ A, lực kéo của động cơ F k = 2500 N, sau khi đi được 200 m vận tốc đạt 72 km/h. Sau đó xe chuyển động đều thêm 450 m nữa thì tắt máy, đi thêm được 5 m thì dừng lại. Tính:

a. Lực kéo của xe trong giai đoạn xe chuyển động thẳng đều. Biết hệ số ma sát trên toàn đoạn đường là μ.

b. Vận tốc của xe khi đi được 1/7 quãng đường

Bài 27: Một vật khối lượng 20 kg được kéo trượt trên mặt phẳng nằm ngang không vận tốc đầu bởi lực kéo 2. Sau 3 giây vật đi được 4,5 m. Tìm độ lớn của lực

a.

b. 0. Lấy √3 = 1,73.

a. Tính gia tốc của vật.

b. Biết thời gian để vật trượt hết dốc là 5 s. Tính chiều dài của dốc.

Bài 28: Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bàn hình chữ nhật nằm ngang cao h = 1,25 m. Khi ra khỏi mép bàn, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn L = 1,50 m (theo phương ngang). Lấy g = 10m/s 2.

a. Viết phương trình quỹ đạo của vật

b. Tính thời gian rơi và vận tốc của hòn bi khi chạm đất.

Bài 29: Hai người dùng một chiếc gậy để khiêng một cỗ máy nặng 1000 N. Điểm treo cách người thứ nhất 60 cm và cách nguười thứ hai 40 cm. Bỏ qua trọng lượng của gậy. Hỏi mỗi người phải chịu một lực bằng bao nhiêu?

Bài 30: Một tấm ván nặng 400 N được bắc qua một con mương. Trọng tâm của tấn ván cách điểm tựa A 2,4 m và cách điểm tựa B 1,6 m. Hỏi lực mà tấm ván tác dụng lên điểm mỗi điểm tựa bằng bao nhiêu?

Bài 31: Một vật có khối lượng 6kg được treo vào hai đầu dây làm với nhau một góc ABC = 120 0 và dây BC nằm ngang (hình vẽ). Tìm lực căng của hai dây? Lấy g = 10m/s 2.

Bài 32: Một vật có khối lượng m = 5 kg được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng bởi một sợi dây song song với đường dốc chính.Biết góc nghiêng α = 30 o, g = 9,8 m/s 2 và ma sát là không đáng kể. Hãy xác định:

a. Lực căng của dây.

b. Phản lực của mặt phẳng nghiêng lên vật.

Bài 33: Người ta đặt một quả cầu đồng chất có khối lượng 4 kg lên trên giữa mặt phẳng tạo với phương nằm ngang một góc α = 45 o. Bỏ qua ma sát. Lấy g = 9,8 m/s 2. Tính áp lực mà quả cầu gây lên mỗi mặt phẳng. (hình 17.3).

Để ôn thi học kì 1 lớp 10 tốt hơn, mời các em tải thêm các đề thi học kì 1 lớp 10 khác. Với những đề thi học kì 1 lớp 10 môn Vật lý, Toán, Anh, Văn,… này, các em sẽ có thêm kinh nghiệm và kiến thức về các dạng bài, chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp tới.

Đề Cương Ôn Tập Vật Lý 10 Học Kì 2 Có Hướng Dẫn Giải

I. Đề cương ôn tập vật lý 10 học kì 2 Có đáp án – PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là đại lượng được xác định bởi công thức nào?

Câu 2: Đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của một vật trong một đơn vị thời gian gọi là

A. Công cơ học

B. Công phát động

C. Công cản

D. Công suất

Câu 3: Một vật sinh công âm khi:

A. Vật chuyển động nhanh dần đều.

B. Vật chuyển động chậm dần đều.

C. Vật chuyển động tròn đều.

D. Vật chuyển động thẳng đều.

Câu 4: Thế năng trọng trường của một vật

A. Luôn luôn dương.

B. Có thể âm, dương hoặc bằng không

C. Luôn không đổi.

D. Không phụ thuộc vào vị trí của vật

Câu 5: Công thức nào sau đây thể hiện mối liên hệ giữa động lượng và động năng?

Câu 6: Hai xe ô tô A và B có khối lượng m A = 2m B, có đồ thị tọa độ – thời gian của hai xe như ở hình bên. Gọi W đA, W đB tương ứng là động năng của xe A và xe B. Kết luận đúng là

Câu 7: Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Các phân tử của chất khí luôn chuyển động hỗn hợp

B. Các phân tử của chất khí luôn chuyển động hỗn hợp và không ngừng

C. Các phân tử của chất khí luôn chuyển động không ngừng

D. Các phân tử của chất khí luôn chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí bằng cố định.

Câu 8: Biểu thức nào sau đây không đúng cho quá trình đẳng áp của một khối khí?

Câu 9: Cho một quá trình được biểu diễn bởi đồ thị như hình vẽ. Các thông số trạng thái p, V, T của hệ đã thay đổi như thế nào khi đi từ 1 sang 2:

A. T không đổi, p tăng, V giảm.

B. V không đổi, p tăng, T giảm.

C. T tăng, p tăng, V giảm.

D. p tăng, V giảm, T tăng.

Câu 10: Trong hệ tọa độ (V, T), đường đẳng áp là đường

A. Thẳng song song với trục hoành.

B. Hypebol.

C. Thẳng song song với trục tung.

D. Thẳng có đướng kéo dài đi qua gốc tọa độ.

Câu 11: Câu nào sau đây nói về nội năng là không đúng?

A. Nội năng là một dạng năng lượng

B. Nội năng là nhiệt lượng

C. Nội năng có thể chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác

D. Nội năng của một vật có thể tăng lên, giảm đi.

Câu 12: Trường hợp nào sau ứng với quá trình đẳng tích khi nhiệt độ tăng?

C. ΔU = Q + A với A < 0.

D. ΔU = Q với Q < 0.

II. Đề cương ôn tập vật lý 10 học kì 2 Có đáp án – PHẦN II: TỰ LUẬN

Câu 1: (1,5 điểm) Một vật có khối lượng m được truyền một vận tốc ban đầu bằng 18km/h tại vị trí A, vật trượt trên mặt ngang AB có ma sát. Cho AB = 1,5m. Khi đến B vật tiếp tục đi lên mặt phẳng nghiêng α = 30 o với góc nghiêng so với mặt ngang và lúc đến C vật có vận tốc bằng không. Hệ số ma sát giữa vật với các mặt phẳng là μ = 0,. Lấy g = 10m/s 2 .Tìm độ cao cao nhất mà vật lên được trên mặt phẳng ngiêng.

Câu 2: (1 điểm) Một lượng khí xác định có các quá trình biến đôi trạng thái cho bởi đồ thị như hình vẽ. Biết nhiệt độ ở trạng thái 1 là 50 o C. Tính nhiệt độ ở trạng thái 2 và 3.

Câu 4: (0,5 điểm): Nung nóng khí trong bình kín từ nhiệt độ 27 oC và áp suất 2 atm. Bỏ qua sự nở vì nhiệt của bình chứa. Khi nhiệt độ khí là 327 o C, tính áp suất khí trong bình.

Câu 5: (0,5 điểm): Người ta thực hiện công 120 J để nén khí trong xi lanh, khí truyền nhiệt lượng 40 J ra môi trường xung quanh. Tìm độ biến thiên nội năng của khối khí.

III. Đề cương ôn tập vật lý 10 học kì 2 Có đáp án – PHẦN III : ĐÁP ÁN & HƯỚNG DẪN GIẢI

A: Trắc nghiệm

Câu 1: Đáp án A.

Động lượng p của một vật là một vectơ cùng hướng với vận tốc và được xác định bởi công thức: p = m.v

Đơn vị động lượng là kg.m/s hoặc N.s

Câu 2: Đáp án D.

Công suất là công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. Kí hiệu là P.

P = A/t

Trong đó: A là công thực hiện (J); t là thời gian thực hiện công A (s).

Câu 3: Đáp án A.

Một vật sinh công âm → vật nhận công dương → động năng của vật tăng → Vật chuyển động nhanh dần.

Câu 4: Đáp án B.

Thế năng trọng trường của một vật là dạng năng lượng tương tác giữa Trái Đất và vật, nó phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường. Nếu chọn thế năng tại mặt đất thì thế năng trọng trường của một vật có khối lượng m đặt tại độ cao z là: W t = mgz

Tính chất:

– Là đại lượng vô hướng.

– Có giá trị dương, âm hoặc bằng không, phụ thuộc vào vị trí chọn làm gốc thế năng.

Câu 5: Đáp án A.

Từ biểu thức động năng ta có khai triển:

Câu 6: Đáp án B.

Động năng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v được xác định theo công thức:

Từ đồ thị ta thấy đây là đồ thị chuyển động thẳng đều do vậy ta được

Từ (1); (2) và (3) ta được:

Câu 7: Đáp án D.

– Ở thể khí, lực tương tác giữa các phân tử rất yếu nên các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn loạn. Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng.

Câu 8: Đáp án C.

Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.

Câu 9: Đáp án A.

Trong hệ trục tọa độ OpV đồ thị là đường hypebol → đây là quá trình đẳng nhiệt

→ khi đi từ 1 sang 2 thì T không đổi, p tăng, V giảm.

Câu 10: Đáp án D.

Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối:

V/T = const → Trong hệ tọa độ (V, T), đường đẳng áp là đường thẳng có đường kéo dài đi qua gốc tọa độ.

Câu 11: Đáp án B.

Số đo độ biến thiên của nội năng trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt gọi là nhiệt lượng (còn gọi tắt là nhiệt) ΔU = Q.

Câu 12: Đáp án A.

Trong quá trình đẳng tích thì V không đổi → ΔV = 0 → A = 0

→ ΔU = A + Q = Q

B: Tự luận

Câu 3:

F = P + f 1 + f 2 = P + σπ(d 1 + d 2) = 0,0688N

Câu 4:

– Chỉ ra đây là quá trình đẳng tích

– Áp dụng định luật Sác – lơ:

Thay số được p 2 = 4atm.

Câu 5:

– Áp dụng công thức ΔU = A + Q

– Suy ra: ΔU = 120 – 40 = 80J.

Đề Cương Ôn Tập Học Kì 1, Môn Vật Lý Lớp 8

I. PHẦN LÝ THUYẾT:Câu 1: Chuyển động cơ học là: Vị trí của vật so với vật mốc bị thay đổi theo thời gian* Chuyển động và đứng yên có tính tương đối là: Một vật có thể chuyển động so với vật này nhưng lại đứng yên đối với vật khác. Ví dụ: Chiếc xe và người lái xe đang chuyển động so với mặt đường, ta nói: người lái xe chuyển động so vs mặt đường nhưng lại đứng yên so với chíêc xe.

Câu 2: Vận tốc là mức độ nhanh hay chậm của chuyển động. Công thức tính vận tốc:V=S/t . Trong đó: V là vận tốc S là độ dài quãng đường đi được T là thời gian đi hết quãng đường đó.

Câu 3: * Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không bị yhay đổi theo thời gian.VD: Hoat động của 1 chiếc quạt đang chạy ổn định .* Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.VD: Vận tốc của 1 chiếc ô tô chạy từ TP HCM đến Hải Phòng* Công thức tính của vận tốc trung bình của chuyển động không đều là: Vtb=S/t .Trong đó S là quãng đường đi được T là thời gian đi hết quãng đường đó

Câu 4: * Lực là một đại lượng vectơ vì lực là một đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương và chiều.* Cách bỉeu diễn vectơ lực : người ta dùng 1 mũi tên có: – Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật – Phương và chiều là phương và chiều của lực – Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo tỉ xích cho trước

Câu 5: * Hai lực cân bằng là hai lực có cùng phương nhưng ngược chiều, có cùng độ lớn, cùng tác dụng lên một vật* Quán tính là: khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính

Câu 6: * Có các loại lực ma sát là: Lực ma sát trượt, lực ma sát lăn, lực ma sát nghỉ* Cách làm tăng ma sát: Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc* Cách làm giảm ma sát: Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc

Câu 7: Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép* Công thức tính áp suất: P=F/S Trong đó: P là áp suất (N/m2) F là áp lực tác dụng lên mặt bị ép (N) S là diện tích mặt bị ép (m2)* Cách làm tăng áp suất là: Tăng áp lực , giảm diện tích bị ép* Cách làm giảm áp suất là: Giảm áp lực, tăng diện tích bị ép

Câu 8: * Đặc điểm áp suất chất lỏng trong bình thông nhau là: Trong bình thông nhau , chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn luôn ở cùng 1 độ cao *Công thức tính áp suất chất lỏng là: P=d.h Trong đó: P là áp suất ở đáy cột chất lỏng (N/m2,Pa) d là TLR của chất lỏng (N/m3) h là chiều cao của cột chất lỏng(m)

Câu 9: * Lực đẩy Acsimet là: khi 1 vật nhúng trong chất lỏng tác dụng của 1 lực đẩy có hướng từ dưới lên trên *Công thức tính lực đẩy Acsimet là FA=d.v Trong đó: FA là lực đẩy Ácimet(N) d là TLR của chất lỏng (N/m3) v là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3)

Câu 11: * Công cơ học là công mà khi có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời * Công thức tính công cơ học là: A=F.S trong đó A là công của lực F ( J, N.m) F là lực tác dụng vào vật (N) S là quãng đường vật dịch chuyển (m)

II. PHẦN VẬN DỤNG Bài 1: C6, C7 trang 10 Bài 2: C5,C6 trang 13 Bài 3: C2, C3 trang 13 Bài 4: C6, C7 trang 19 Bài 5: 7.5, 7.6 trang 24 (sách bài tập) Bài 6: C7 trang 30 Bài 7: 8.4 trang 26 ( sách bài tập) Bài 8: 10.4, 10.5 trang 32 (sách bài tập) Bài 9: 12.3 trang 34 (sách bài tập) Bài 10: C3, C4, C5, C6 trang 47, 48 Bài 11: 13.3, 14.3 trang 37 (sách bài tập)

Đề Cương Ôn Tập Vật Lý 10 Kỳ 1 1

Đề cương ôn tập Vật lý 10 kỳ 1 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I MÔN VẬT LÝ 10 NĂM HỌC 2014-2015

A. LÝ THUYẾT CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂMCâu 1: Công thức tính vận tốc trung bình, tốc độ trung bình và vận tốc tức thời trong chuyển động thẳng.Câu 2: Nêu định nghĩa :Chuyển động thẳng đều và vận tốc trong chuyển động thẳng đều. Đặc điểm của vectơ vận tốc trong chuyển động thẳng đều. Câu 3: Viết phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều. Nêu rõ các đại lượng trong phương trình.Câu 4: Định nghĩa chuyển động thẳng biến đổi đều và gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều. Nêu điểm của vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều.Câu 5: Viết phương trình vận tốc, pt đường đi, pt chuyển động và công thức liên hệ trong chuyển động thẳng biến đổi đều. Mối quan hệ về dấu của a và v trong chuyển động thẳng nhanh dần đều và chuyển động thẳng chậm dần đều.Câu 6:Thế nào là sự rơi tự do? Nêu đặc điểm của chuyển động rơi tự do và các công thức của chuyển động rơi tự do.Câu 7: Chuyển động tròn đều: nêu được các định nghĩa tốc độ góc, chu kì, tần số và biểu thức của chúng. Viết các công thức liên hệ trong chuyển động tròn đều. Nêu được hướng của gia tốc trong chuyển động tròn đều và viết được biểu thức của gia tốc hướng tâm.Câu 8: Tính tương đối của chuyển động: viết công thức cộng vận tốc.CHƯƠNG II: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂMCâu 1. Ba định luật Newton : Phát biểu nội dung các định luật Newton và viết được hệ thức của định luật này (nếu có). Câu 2. Định luật vạn vật hấp dẫn:Phát biểu và viết biểu thức định luật vạn vật hấp dẫn. Viết công thức tính gia tốc rơi tự do ở độ cao h và ở gần mặt đất.Câu 3. Lực đàn hồi: Nêu những đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo (điểm đặt, hướng). Phát biểu và viết biểu thức định luật Húc đối với lò xo. Câu 4. Lực ma sát: Định nghĩa, phân loại và đặc điểm của lực ma sát. Viết được công thức xác định lực ma sát trượt.Câu 5. Lực hướng tâm: Nêu được bản chất của lực hướng tâm trong chuyển động tròn đều và chỉ ra một số ví dụ cụ thể. Viết được công thức xác định lực hướng tâm.Câu 6. Lực quán tính: Viết được công thức xác định lực quán tính. Giải thích hiện tượng thực tế của lực quán tính.Câu 7. Chuyển động của vật bị ném ngang, ném xiên: các phương trình chuyển động, phương trình quỹ đạo, các công thức tính tầm bay xa, tầm bay cao, thời gian chuyển động, vận tốc chạm đất.

B. BÀI TẬP CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂMBài 1: Lúc 7 giờ sáng một người đi thẳng từ tỉnh A đi về phía tỉnh B với vận tốc 25 km/h. a.Tính quãng đường người đó đi được cho tới lúc 9 giờ.b.Viết phương trình đường đi và cho biết lúc 11 giờ người đó ở đâu? ĐS: 50km; x = 25t ; cách A 100 kmBài 2: Lúc 8 h hai ô tô qua hai địa điểm A và B cánh nhau 96 km và đi ngược chiều nhau . Vận tốc của xe đi từ A là 36 km/h , của xe đi từ B là 28 km/h .a. Lập phương trình chuyển động của hai xe .b. Tìm vị trí của hai xe và khoảng cách giữa chúng lúc 9h.c. Xác định vị trí và thời điểm lúc hai xe gặp nhau.d. Giải lại câu c bằng phương pháp đồ thịĐS: a. xA = 36t, xB = 96 – 28t ; b. xA = 36 km, xB = 68 km, 32 km c. lúc 9h30′ và cách A 54 kmBài 3: Lúc 7h có một xe khởi hành từ A về B theo chuyển động thẳng đều với vận tốc 40km/h. Lúc 7h30phút một xe khác khởi hành từ B về A với vận tốc 50km/h. AB = 110km.a. Xác định khoảng cách hai xe lúc 8hb. Xác định vị trí và thời điểm lúc hai xe gặp nhau.Bài 4: Một vật bắt đầu chuyển động nhanh dần đều trên đoạn đường thẳng. Sau 5s kể từ lúc chuyển động vật đạt được vận tốc là 10m/s.a.Tính gia tốc của vậtb.Tính vận tốc của vật sau 10s và quãng đường vật đi được trong 10s đó.ĐS:a=2m/s ; v=20m/s ; s= 100mBài 5: Một ô tô bắt đầu rời bến chuyển động nhanh dần đều sau