Top 8 # Xem Nhiều Nhất Giải Sbt Sinh Học Bài 11 Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Giải Bài 10 Trang 11 Sbt Sinh Học 9

Cho hai dòng lúa thuần chủng là thân cao, hạt bầu và thân thấp, hạt dài thụ phấn với nhau được F 1 . Cho F 1 tiếp tục thụ phấn với nhau, ở F 2 thu được 20000 cây, trong đó có 1250 cây thấp, hạt bầu.

1. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F 2. Xác định số lượng cây trung bình của các kiểu hình còn lại ở F 2.

2. Cho cây F 1 lai phân tích thì tỉ lộ phân li kiểu hình thu được của phép lai sẽ như thế nào?

Suy ra tính trạng trội lặn

Quy ước gen viết sơ đồ lai

Dựa vào tỉ lệ phân ly kiểu hình F2 tính số lượng các cây còn lại

Lời giải chi tiết 1.

2. Viết sơ đồ lai suy ra tỉ lệ kiểu hình

+ Xét tỉ lệ trung bình của cây Thân thấp- hạt bầu ở F2 là: 1250/20000 = 1/16

+Tỉ lệ này tuân theo quy luật phân ly độc lập ở F2 suy ra KH: Thân thấp – hạt bầu là tính trạng lặn

Ta quy ước gen: đặt gen A quy định thân cao; a quy định thân thấp. B quy định hạt dài; b quy định hạt bầu . Lúa thuần chủng thân cao – hạt bầu có KG là AAbb.

Lúa thuần chủng thân thấp – hạt dài có KG là aaBB

Ta có sơ đồ lai:

Ptc: Thân cao – hạt bầu X Thân thấp – hạt dài

AAbb x aaBB

G: Ab aB

F1: AaBb (thân cao – hạt dài)

GF1: AB; Ab; aB; ab.

F2 Lập bẳng pennét

Xác định số lượng cây trung bình của các kiểu hình còn lại ở F2:

Dựa theo tỉ lệ KH của F2 ở trên ta có:

Số lượng trung bình của cây thân cao – hạt dài là: 1250×9 =11250 cây.

Số lượng trung bình của cây thân cao – hạt bầu là: 1250×3=3750 cây

Số lượng trung bình của cây thân thấp – hạt dài là: 1250×3=3750 cây

2. Cho cây F1 lai phân tích thì tỉ lệ phân li kiểu hình thu được của phép lai:

Ptc: Thân cao – hạt dài X Thân thấp – hạt bầu

AaBb aabb

G: AB;Ab; aB; ab ab

F1: 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb

Nam.Name.Vn

KH: 1 cao – dài :1 cao – bầu: 1thấp- dài: 1 thấp- bầu

Bài tiếp theo

Giải Sbt Sinh 7: Bài Tập Có Lời Giải Trang 10, 11, 12, 13 Sbt Sinh Học 7

Bài tập có lời giải trang 10, 11, 12, 13 SBT Sinh học 7

Bài 1 trang 10 SBT Sinh học 7

Nêu đặc điểm chung của Động vật nguyên sinh.

Động vật nguyên sinh có các đặc điểm chung sau :

– Cơ thể có kích thước hiển vi và chỉ là 1 tế bào, nhưng khác với tế bào của động vật đa bào ở chỗ : đó là một cơ thể độc lập thực hiện đầy đủ các chức năng của một cơ thể sống.

– Động vật nguyên sinh có các bào quan khác nhau để thực hiện các chức năng sống như : dinh dưỡng, bài tiết, di chuyển…

– Hầu hết chúng sống ở nước, số nhỏ sống ở đất ẩm và kí sinh.

Hình. Đại diện của Động vật nguyên sinh a) Trùng roi xanh , b) Trùng biến hình ; c) Trùng giày ; d) Bào xác kiết lị 1. Nhân ; 2. Chất nguyên sinh ; 3. Chân giả ; 4. Roi; 5. Lông bơi; 6. Không bào tiêu hoá ; 7. Không bào co bóp ; 8. Diệp lục ; 9. Hạt dự trữ; 10. Điểm mất ; 11. vỏ bào xác

Bài 2 trang 11 SBT Sinh học 7

Nêu đặc điểm của trùng roi.

Trùng roi có các đặc điểm sau :

– Cơ thể hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù.

– Bào quan di chuyển là roi, một bộ phận chuyên hoá của chẩt nguyên sinh. Khi di chuyển, roi khoan vào nước để kéo cơ thể tiến theo.

– Có lớp màng trong suốt phủ cơ thể nên cơ thể chúng có hình thù nhất định và nhìn rõ được các bào quan bên trong cơ thể.

– Cơ thể thường chứa các hạt diệp lục nên tuy là động vật nhưng chúng có khả năng vừa dị dưỡng vừa tự dưỡng.

– Có điểm mắt màu đỏ ở gốc roi với khả năng nhận biết được sáng và tối.

– Một số trùng roi có khả năng tạo thành tập đoàn trùng roi (tập đoàn Vôn vốc gồm nhiều tế bào chung sống, nhưng mỗi tế bào ấy vẫn là các cá thể độc lập).

– Sinh sản phân đôi theo chiều dọc cơ thể.

Bài 3 trang 11 SBT Sinh học 7

Nêu đặc điểm dinh duũng của trùng giày.

Trùng giày có các đặc điểm dinh dưỡng sau :

– Thức ăn lấy vào qua lỗ miệng, cặn bã thải ra qua lỗ thoát.

– Thức ăn qua miệng và hầu, được vo thành viên trong không bào tiêu hoá.

– Không bào tiêu hoá di chuyển trong cơ thể theo một quỹ đạo nhất định.

– Enzim tiêu hoá biến đổi thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh.

Bài 4 trang 11 SBT Sinh học 7

Nêu đặc điểm chung của động vật nguyên sinh kí sinh.

Động vật nguyên sinh kí sinh có các đặc điểm chung sau :

– Bào quan di chuyển đều tiêu giảm.

– Dinh dưỡng kiểu hoại sinh, rất thích hợp với môi truờng kí sinh thường luôn giàu chất dinh dưỡng.

– Sinh sản vô tính rất nhanh : mỗi lần sinh sản thường cho ra hàng chục hay hàng trăm cá thể mới (kiểu liệt sinh). Đôi khi có xen kẽ sinh sản hữu tính.

– Chỉ kí sinh ở 1 cơ thể (như trùng kiết lị) hoặc 2 cá thể (có thay đổi vật chủ như ở trùng sốt rét).

Bài 5 trang 12 SBT Sinh học 7

Động vật nguyên sinh có nhũng vai trò quan trọng gì ?

Động vật nguyên sinh có các vai trò quan trọng sau :

– Chúng là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn ở nước (là thức ăn không thể thiếu của giáp xác nhỏ và nhóm này lại là thức ăn quan trọng của cá).

– Là một trong các chỉ thị về độ trong sạch của môi trường nước.

– Hoá thạch của chúng còn là chỉ thị của tuổi các địa tầng và tài nguyên khoáng sản. Một số tham gia hình thành vỏ trái đất.

– Nhiều động vật nguyên sinh kí sinh gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho người và động vật (như bệnh sốt rét, bệnh kiết lị, bệnh ngủ… ở người, bệnh cầu trùng ở thỏ…).

Bài 6 trang 12 SBT Sinh học 7

Nêu đặc điểm và ý nghĩa của tập đoàn trùng roi.

Tập đoàn trùng roi có các đặc điểm và ý nghĩa sau :

– Chúng gồm nhiều tế bào liên kết lại với nhau như mạng lưới.

– Mỗi cá thể có roi quay ra ngoài để cùng di chuyển nhưng vẫn sống độc lập, chưa có sự chuyên hoá về chức năng.

– Giữa các tế bào có các “cầu nguyên sinh chất” liên hệ với nhau.

Chúng được coi như một hình thức “chuyển tiếp” giữa động vật đơn bào và động vật đa bào.

Bài 7 trang 12 SBT Sinh học 7

Có loài động vật nguyên sinh nào chỉ sống kí sinh không ? Chúng có đặc điểm gì ?

Trùng kiết lị, trùng sốt rét là động vật nguyên sinh chỉ sốnơ kí sinh. Chúng có các đặc điểm sau :

– Tiêu giảm chân giả hay roi.

– Dinh dưỡng nhờ kí sinh ở máu người.

– Hoá bào xác khi gặp điều kiện không thuận lợi.

– Trùng sốt rét phải qua vật chủ trung gian (muỗi Anôphen).

Bài 8 trang 13 SBT Sinh học 7

So sánh đặc điểm trùng kiết lị và trùng sốt rét.

So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét.

Cách phòng bệnh kiết lị như thê nào ?

Bào xác trùng kiết lị theo gió hay ruồi nhặng phát tán vào thức ăn rồi qua miệng, vào cơ quan tiêu hoá người, gây bệnh, đôi khi gây thành dịch. Để phòng bệnh này chỉ cần ăn thức ăn nấu chín, uống nước đã đun sôi (vì quá 70°c, trùng kiết lị đã chết), diệt ruổi nhặng, rửa tay trước khi ăn.

Bài 10 trang 13 SBT Sinh học 7

Hãy nêu các cách phòng chống bệnh sốt rét ở nuớc ta.

Bệnh sốt rét vẫn còn là một bệnh nguy hiểm ở nước ta, nhất là ở miền núi. Các cách phòng bệnh như sau :

– Diệt muỗi Anôphen bằng 2 cách : phun thuốc trừ muỗi và vệ sinh môi trường để muỗi không có chỗ trú ngụ.

– Cải tạo đầm lầy để diệt bọ gậy là ấu trùng của muỗi.

– Tích cực ngủ màn, tẩm thuốc trừ muỗi vào vải màn.

– Phát hiện ra bệnh, cần chữa trị ngay để diệt ổ phát tán bệnh trong cộng đồng.

Giải Bài Tập Sinh Học 11

Giải Bài Tập Sinh Học 11 – Bài 20: Cân bằng nội môi (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 20 trang 81: Cảm giác khát nước thường xảy ra khi nào?

Lời giải:

Cảm giác khát nước thường xảy ra khi cơ thể bị mất nước, hoặc thiếu nước: Vừa lao động nặng, tập thể dục, mồ hồi tiết ra nhiều, ăn nhiều muối,…

Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 20 trang 81: Tại sao khi ăn nhiều đường, lượng đường trong máu vẫn giữ một tỉ lệ ổn định?

Lời giải:

Gan là cơ quan có vai trò quan trọng trong điều hòa ổn định hàm lượng glucozơ

Sau bữa ăn, nồng độ glucôzơ trong máu cao, một phần glucozo được gan điều chỉnh bằng cách biến đổi thành glicôgen dự trữ trong gan và cơ, phần glucôzơ dư thừa sẽ được chuyển thành các phân tử mỡ và được chuyển tới dự trữ trong các mô mỡ, đảm bảo cho nồng độ glucôzơ trong máu giữ tương đối ổn định.

Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 20 trang 83: Khi lao động nặng, lượng CO2 sản sinh ra nhiều thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?

Lời giải:

Lao động nặng, CO 2 sinh ra nhiều mà nếu không thải CO 2 đủ thì cơ thể sẽ bị “đầu độc”, ngoài ra hàm lượng O 2 giảm mà cơ thể không kịp cung cấp, tế bào sẽ chuyển sang hô hấp kị khí, các axit lactic sẽ sinh ra và tích trữ nhiều trong cơ gây mỏi cơ, hiệu suất lao động giảm. Vì thế nên lao động không được quá sức và phải có nghỉ ngơi hợp lí.

Bài 1 trang 83 sgk Sinh học 11 nâng cao: Nêu rõ ý nghĩa của cân bằng nội môi.

Lời giải:

Cân bằng nội môi có ỹ nghĩa trong việc duy trì áp suất thẩm thấu, huyết áp, độ pH của môi trường bên trong được ổn định, đảm bảo cho sự tồn tại và thực hiện được chức năng sinh lí của các tế bào cơ thể với sự tham gia các enzim khác nhau.

Bài 2 trang 83 sgk Sinh học 11 nâng cao: Trình bày cơ chế điều hòa nước và muối khoáng của thận.

Lời giải:

∗ Điều hòa lượng nước:

– Khi khối lượng nước trong cơ thể giảm, sẽ kích thích trung khu điều hòa trao đổi nước nằm ở vùng dưới đồi thị gây cảm giác khát, đồng thời kích thích thùy sau tuyến yên tăng cường tiết hoocmôn chống đa niệu (ADH), mặt khác gây co các động mạch thận. Kết quả là cần cung cấp thêm nước cho cơ thể (qua uống để giải khát) và giảm lượng nước tiểu bài xuất.

– Trái lại, khi lượng nước trong cơ thể tăng làm giảm áp suất thẩm thấu và tăng huyết áp, một cơ chế ngược lại sẽ làm tăng bài tiết nước tiểu để giúp cân bằng nước trong cơ thể.

∗ Điều hòa muối khoáng:

– Điều hòa muối chính là điều hòa hàm lượng Na+ trong máu. Khi hàm lượng Na+ giảm, hoocmôn anđostêron của vỏ tuyến trên thận sẽ tiết ra, có tác dụng tăng khả năng tái hấp thu Na+ của các ống thận.

– Ngược lại, khi lượng muối NaCl được lấy vào quá nhiều làm áp suất thẩm thấu tăng sẽ gây cảm giác khát, uống nhiều nước. Lượng nước và muối dư thừa sẽ được thải loại qua nước tiểu để bảo đảm cân bằng nội môi.

Bài 3 trang 83 sgk Sinh học 11 nâng cao: Trình bày vai trò của gan trong sự điều hòa glucôzơ và prôtêin huyết tương.

Lời giải:

∗ Điều hòa glucôzơ huyết:

– Sau bữa ăn, gan nhận được nhiều glucôzơ từ tĩnh mạch cửa gan, được gan điều chỉnh bằng cách biến đổi thành glicôgen dự trữ trong gan và cơ, phần glucôzơ dư thừa sẽ được chuyển thành các phân tử mỡ và được chuyển tới dự trữ trong các mô mỡ, đảm bảo cho nồng độ glucôzơ trong máu giữ tương đối ổn định.

– Sự hoạt động của các cơ quan làm lượng glucôzơ máu có xu hướng giảm, gan sẽ chuyển glicôgen dự trữ thành glucôzơ, đồng thời gan tạo ra glucôzơ mới từ các hợp chất hữu cơ khác.

∗ Điều hòa prôtêin trong huyết tương:

Hầu hết các dạng prôtêin trong huyết tương như fibrinogen, các glôbulin và anbumin được sản xuất ở gan và chúng cũng phân hủy ở gan, vì thế mà gan có thể điều hòa được nồng độ của chúng.

Bài 4 trang 83 sgk Sinh học 11 nâng cao: Sự điều chỉnh pH của nội môi được thực hiện như thế nào và bằng cách nào?

Lời giải:

– Điều hòa pH của nội môi tức là điều hòa cân bằng axit – bazơ hay điều hòa cân bằng toan kiềm, ở người pH trung bình của máu dao động trong giới hạn 7,35 – 7,45. Giữ được pH tương đối ổn định để bảo đảm mọi hoạt động sống của tế bào là nhờ hệ thống đệm.

– Việc điều hòa cân bằng nội môi được thực hiện nhờ các hệ đệm trong cơ thể:

+ Hệ đệm prôtêinat (prôtêin).

Bài 5 trang 83 sgk Sinh học 11 nâng cao: Trình bày cơ chế điều hòa thân nhiệt (khi trời nóng, lúc trời lạnh, khi hoạt động mạnh).

Lời giải:

Khi trời nóng, tuyến mồ hôi sẽ hoạt động mạnh, lỗ chân lông nở ra, dãn mạch máu để  nhiệt được thải ra bên ngoài. Ngược lại khi trời lạnh, chân lông co lại (hiện tượng nổi da gà ), co mạch → để giảm thải nhiệt ra bên ngoài.

Giải Sbt Sinh Học 6

Giới thiệu về Giải SBT Sinh học 6

Chương 1: Tế bào thực vật gồm có 3 bài viết

Chương 2: Rễ gồm 3 bài viết

…..

Chương 9: Vai trò của thực vật gồm 3 bài viết

Chương 10: Vi khuẩn – nấm – địa y gồm có 9 bài viết.

Giải SBT Sinh học 6 giúp các em học sinh hoàn thành tốt những bài tập trong sách bài tập sinh học, từ đó thêm yêu thích môn học này.

Giải SBT Sinh học 6 gồm phần mở đầu và 10 chương với tổng số 39 bài viết. Nội dung cụ thể như sau:

Bài tập có lời giải trang 4, 5 SBT Sinh học 6 Bài tập tự luận trang 5, 6, 7 SBT Sinh học 6 Bài tập trắc nghiệm trang 7, 8, 9 SBT Sinh học 6

Chương 1: Tế bào thực vật

Bài tập có lời giải trang 12, 13 SBT Sinh học 6 Bài tập tự luận trang 14 SBT Sinh học 6 Bài tập trắc nghiệm trang 15, 16, 17 SBT Sinh học 6

Chương 2: Rễ

Bài tập có lời giải trang 19, 20 SBT Sinh học 6 Bài tập tự luận trang 21 SBT Sinh học 6 Bài tập trắc nghiệm trang 21, 22, 23, 24 SBT Sinh học 6

Chương 3: Thân

Bài tập có lời giải trang 27, 28, 29 SBT Sinh học 6 Bài tập tự luận trang 29, 30 SBT Sinh học 6 Bài tập trắc nghiệm trang 31, 32, 33 SBT Sinh học 6

Chương 4: Lá

Bài tập có lời giải trang 35, 36, 37, 38 SBT Sinh học 6 Bài tập tự luận trang 38, 39 SBT Sinh học 6 Bài tập trắc nghiệm trang 39, 40, 41, 42 SBT Sinh học 6

Chương 5: Sinh sản sinh dưỡng

Bài tập có lời giải trang 45, 46 SBT Sinh học 6 Bài tập tự luận trang 47 SBT Sinh học 6 Bài tập trắc nghiệm trang 47, 48 SBT Sinh học 6

Chương 6: Hoa và sinh sản hữu tính

Bài tập có lời giải trang 50, 51, 52 SBT Sinh học 6 Bài tập tự luận trang 52 SBT Sinh học 6 Bài tập trắc nghiệm trang 53, 54, 55 SBT Sinh học 6

Chương 7: Quả và hạt

Bài tập có lời giải trang 58, 59, 60, 61 SBT Sinh học 6 Bài tập tự luận trang 62, 63, 64 SBT Sinh học 6 Bài tập trắc nghiệm trang 64, 65, 66, 67 SBT Sinh học 6

Chương 8: Các nhóm thực vật

Bài tập có lời giải trang 71, 72, 73, 74, 75, 76 SBT Sinh học 6 Bài tập tự luận trang 77, 78, 79, 80, 81 SBT Sinh học 6 Bài tập trắc nghiệm trang 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87 SBT Sinh học 6

Chương 9: Vai trò của thực vật

Bài tập có lời giải trang 93, 94 SBT Sinh học 6 Bài tập tự luận trang 95, 96, 97, 98 SBT Sinh học 6 Bài tập trắc nghiệm trang 98, 99, 100, 101 SBT Sinh học 6

Chương 10: Vi khuẩn – nấm – địa y

Bài tập có lời giải trang 105, 106 SBT Sinh học 6 Bài tập tự luận trang 107, 108 SBT Sinh học 6 Bài tập trắc nghiệm trang 109, 110, 111, 112, 113, 114 SBT Sinh học 6 Lý thuyết & Trắc nghiệm Sinh học 6 có đáp án 500 câu trắc nghiệm Sinh học 6 có đáp án Giải bài tập Sinh học 6 (hay nhất) Giải bài tập Sinh học 6 (ngắn nhất) Giải vở bài tập Sinh học 6 Đề kiểm tra Sinh học 6 có đáp án

Bài tập có lời giải trang 4, 5 SBT Sinh học 6Bài tập tự luận trang 5, 6, 7 SBT Sinh học 6Bài tập trắc nghiệm trang 7, 8, 9 SBT Sinh học 6Bài tập có lời giải trang 12, 13 SBT Sinh học 6Bài tập tự luận trang 14 SBT Sinh học 6Bài tập trắc nghiệm trang 15, 16, 17 SBT Sinh học 6Bài tập có lời giải trang 19, 20 SBT Sinh học 6Bài tập tự luận trang 21 SBT Sinh học 6Bài tập trắc nghiệm trang 21, 22, 23, 24 SBT Sinh học 6Bài tập có lời giải trang 27, 28, 29 SBT Sinh học 6Bài tập tự luận trang 29, 30 SBT Sinh học 6Bài tập trắc nghiệm trang 31, 32, 33 SBT Sinh học 6Bài tập có lời giải trang 35, 36, 37, 38 SBT Sinh học 6Bài tập tự luận trang 38, 39 SBT Sinh học 6Bài tập trắc nghiệm trang 39, 40, 41, 42 SBT Sinh học 6Bài tập có lời giải trang 45, 46 SBT Sinh học 6Bài tập tự luận trang 47 SBT Sinh học 6Bài tập trắc nghiệm trang 47, 48 SBT Sinh học 6Bài tập có lời giải trang 50, 51, 52 SBT Sinh học 6Bài tập tự luận trang 52 SBT Sinh học 6Bài tập trắc nghiệm trang 53, 54, 55 SBT Sinh học 6Bài tập có lời giải trang 58, 59, 60, 61 SBT Sinh học 6Bài tập tự luận trang 62, 63, 64 SBT Sinh học 6Bài tập trắc nghiệm trang 64, 65, 66, 67 SBT Sinh học 6Bài tập có lời giải trang 71, 72, 73, 74, 75, 76 SBT Sinh học 6Bài tập tự luận trang 77, 78, 79, 80, 81 SBT Sinh học 6Bài tập trắc nghiệm trang 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87 SBT Sinh học 6Bài tập có lời giải trang 93, 94 SBT Sinh học 6Bài tập tự luận trang 95, 96, 97, 98 SBT Sinh học 6Bài tập trắc nghiệm trang 98, 99, 100, 101 SBT Sinh học 6Bài tập có lời giải trang 105, 106 SBT Sinh học 6Bài tập tự luận trang 107, 108 SBT Sinh học 6Bài tập trắc nghiệm trang 109, 110, 111, 112, 113, 114 SBT Sinh học 6Lý thuyết & Trắc nghiệm Sinh học 6 có đáp án500 câu trắc nghiệm Sinh học 6 có đáp ánGiải bài tập Sinh học 6 (hay nhất)Giải bài tập Sinh học 6 (ngắn nhất)Giải vở bài tập Sinh học 6Đề kiểm tra Sinh học 6 có đáp án