Top 11 # Xem Nhiều Nhất Giải Sbt Toán 6 Sgk Trang 16 Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Bài 16.1, 16.2, 16.3, 16.4, 16.5, 16.6, 16.7 Trang 45 Sbt Vật Lí 8

Bài 16.1, 16.2, 16.3, 16.4, 16.5, 16.6, 16.7 trang 45 SBT Vật Lí 8

Bài 16.1 (trang 45 Sách bài tập Vật Lí 8): Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng?

A. Viên đạn đang bay.

B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất.

C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất.

D. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất.

Lời giải:

Chọn C

Vì thế năng được xác định bởi độ cao của vật so với mặt đất. khi vật nằm trên mặt đất thì thế năng bằng 0.

Bài 16.2 (trang 45 Sách bài tập Vật Lí 8): Ngân và Hằng quan sát một khách ngồi trong một toa tàu đang chuyển động.

Ngân nói:” Người hành khách có động năng vì đang chuyển động”.

Hằng phản đối:” Người khách không có động năng vì đang ngồi yên trên tàu”.

Hỏi ai đúng, ai sai? Tại sao?

Lời giải:

Ai đúng ai sai phải tùy thuộc vào vật làm mốc. Ngân nói đúng nếu lấy cây bên đường là mốc chuyển động, còn Hằng nói đúng nếu lấy toa tàu làm mốc chuyển động.

Bài 16.3 (trang 45 Sách bài tập Vật Lí 8): Mũi tên được bắn đi từ cái cung là nhờ năng lượng của mũi tên hay cánh cung? Đó là dạng năng lượng nào?

Lời giải:

Mũi tên được bắn đi từ cái cung nhờ năng lượng của cánh cung. Đó là thế năng đàn hồi.

Bài 16.4 (trang 45 Sách bài tập Vật Lí 8): Búa đập vào đinh làm ngập sau vào gỗ. Đinh ngập sau vào gỗ là nhờ năng lượng nào? Đó là dạng năng lượng gì?

Lời giải:

Búa đập vào đinh làm ngập sau vào gỗ. Đinh ngập sâu vào gỗ là nhờ năng lượng của búa. Đó là động năng.

Bài 16.5 (trang 45 Sách bài tập Vật Lí 8): Muốn đồng hồ chạy, hàng ngày phải lên dây cót cho nó. Đồng hồ hoạt động suốt một ngày nhờ dạng năng lượng nào?

Lời giải:

Muốn đồng hồ chạy, hàng ngày phải lên dây cót cho nó. Đồng hồ hoạt động suốt một ngày nhờ năng lượng của dây cót. Đó là thế năng.

Bài 16.6 (trang 45 Sách bài tập Vật Lí 8): Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Động năng là cơ năng của vật có được do đang chuyển động

B. Vật có động năng có khả năng sinh động.

C. Động năng của vật không tháy đổi khi vật chuyển động đều.

D. Động năng của vật chỉ phụ thuộc vận tốc, không phụ thuộc khối lượng của vật.

Lời giải:

Chọn D

Vì động năng của vật phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng của vật.

Bài 16.7 (trang 45 Sách bài tập Vật Lí 8): Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn.

B. Một vật chỉ có khả năng sinh công khi có thế năng hấp dẫn.

C. Một vật càng lên cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn.

D. Thế năng hấp dẫn cảu một vật phụ thuộc vào mốc tính độ cao.

Lời giải:

Chọn B

Vì vật có khả năng sinh công khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển dời theo hướng của lực tác dụng.

Bài 1 Trang 16 Sgk Ngữ Văn 6

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 16 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Tìm hiểu chung về văn miêu tả ngữ văn 6.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 16 sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập Hai phần soạn bài Tìm hiểu chung về văn miêu tả chi tiết nhất.

Đề bài: Hãy đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

– Đoạn 1:

Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua…

(Tô Hoài)

– Đoạn 2:

Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh. Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng…

(Tố Hữu)

– Đoạn 3:

Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào.

(Tô Hoài)

Mỗi đoạn miêu tả ở trên tái hiện lại điều gì? Em hãy chỉ ra những đặc điểm nổi bật của sự vật, con người và quang cảnh đã được miêu tả trong ba đoạn văn, thơ trên.

Trả lời bài 1 trang 16 SGK văn 6 tập 2

Đoạn 1

– Tái hiện lại hình ảnh chàng Dế Mèn cường tráng.

– Những đặc điểm nổi bật: to, khỏe, mạnh mẽ, càng mẫm bóng, vuốt sắc nhọn

Đoạn 2

– Tái hiện lại hình ảnh chú bé liên lạc Lượm.

– Chi tiết:

+ Tổng thể: nhỏ loắt choắt, mang cái xắc xinh xinh; nhanh nhẹn và ngộ nghĩnh, chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh; mũ ca lô đội lệch; mồm huýt sáo vang lừng…

+ So sánh với: con chim chích nhảy trên đường vàng.

Đoạn 3

– Tái hiện quanh cảnh ao hồ sau trận mưa lớn

– Chi tiết:

+ Nước dâng trắng mênh mông; nước đầy; nước mới.

+ Cua cá tấp nập.

+ Nhiều loài chim kiếm mồi.

+ Tranh mồi cãi nhau om sòm.

+ Anh Cò gầy cả ngày chẳng có miếng nào.

Bài soạn tiếp theo: Soạn bài Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

Chúc các em học tốt !

Hướng Dẫn Giải Bài 16 17 18 19 20 Trang 13 Sgk Toán 6 Tập 1

Hướng dẫn giải Bài §4. Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con, chương I – Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên, sách giáo khoa toán 6 tập một. Nội dung bài giải bài 16 17 18 19 20 trang 13 sgk toán 6 tập 1 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập phần số học có trong SGK toán để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 6.

1. Số phần tử của một tập hợp

Cho các tập hợp sau:

(begin{array}{l} A = left{ 5 right}\ B = left{ {x;y} right}\ C = left{ {1;2;3;…;100} right}\ N = left{ {0;1;2;…} right} end{array})

Ta nói rằng tập hợp A có một phần tử, tập hợp B có hai phần tử, tập hợp C có 100 phần tử, tập hợp N có vô số phần tử

– Tập hợp không có phần tử nào gọi là tập hợp rỗng. – Tập hợp rỗng được kí hiệu là (emptyset ) Một tập hợp có thể có một phần tử, nhiều phần tử, có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào.

2. Tập hợp con

(begin{array}{l} E = left{ {x,y} right},\ F = left{ {x,y,c,d} right} end{array})

Nhận xét: Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập hợp A được gọi là tập hợp con của tập hợp B.

– Ta kí hiệu (A subset B) hay (B supset A)

– Đọc là A là tập hợp con của tập hợp B, hoặc A chứa trong B hoặc B chứa A.

– Nếu (A subset B) và (B subset A) thì ta nói A và B là hai tập hợp bằng nhau, kí hiệu là (A = B)

Các tập hợp sau có bao nhiêu phần tử ?

D = {0}, E = {bút, thước},

Trả lời:

– Tập hợp D có 1 phần tử là 0

– Tập hợp E có 2 phần tử là bút, thước

– Tập hợp H = { 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10 } nên có 11 phần tử.

Tìm số tự nhiên x mà (x + 5 = 2.)

Trả lời:

Ta có: (x + 5 = 2)

Suy ra (x = 2 – 5 ) (vô lý vì 2 không trừ được cho 5)

Vậy không có giá trị của (x.)

Cho ba tập hợp: M = {1; 5}, A = {1; 3; 5}, B = {5; 1; 3}.

Dùng kí hiệu ⊂ để thể hiện quan hệ giữa hai trong ba trường hợp trên.

Trả lời:

Ta có:

– Tập hợp M có 2 phần tử là: $3; 5$

– Tập hợp A có 3 phần tử là: $1; 3; 5$

– Tập hợp B có 3 phần tử là: $5; 1; 3$

– Mọi phần tử của tập hợp M đều thuộc tập hợp A nên M ⊂ A

– Mọi phần tử của tập hợp M đều thuộc tập hợp B nên M ⊂ B

– Mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B nên A ⊂ B

– Mọi phần tử của tập hợp B đều thuộc tập hợp A nên B ⊂ A.

Mỗi tập hợp sau có bao nhiêu phần tử?

a) Tập hợp A các số tự nhiên x mà x – 8 = 12

b) Tập hợp B các số tự nhiên x mà x + 7 = 7.

c) Tập hợp C các số tự nhiên x mà x . 0 = 0.

d) Tập hợp D các số tự nhiên x mà x . 0 = 3.

Bài giải:

a) $x – 8 = 12$ khi $x = 12 + 8 = 20$. Vậy A = {20}.

b) $x + 7 = 7$ khi $x = 7 – 7 = 0$. Vậy B = {0}.

c) Với mọi số tự nhiên $x$ ta đều có $x . 0 = 0$. Vậy $C = N.$

d) Với mọi số tự nhiên $x$ ta đều có $x . 0 = 0$ nên không có số x nào để $x . 0 = 3.$

Vậy $D = Φ$

Viết các tập hợp sau và cho biết mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử?

a) Tập hợp A các số tự nhiên không vượt quá 20.

b) Tập hợp B các số tự nhiên lớn hơn 5 nhưng nhỏ hơn 6.

Bài giải:

a) Các số tự nhiên không vượt quá 20 là những số tự nhiên bé hơn hoặc bằng 20.

Do đó A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19; 20}. Như vậy A có 21 phần tử.

b) Giữa hai số liền nhau không có số tự nhiên nào nên B = Φ

Cho A = {0}. Có thể nói rằng A là tập hợp rỗng hay không?

Bài giải:

Tập hợp $A$ có một phần tử, đó là số $0$. Vậy A không phải là tập hợp rỗng.

Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 10, tập hợp B các số tự nhiên nhỏ hơn 5, rồi dùng kí hiệu ⊂ để thể hiện quan hệ giữa hai tập hợp trên.

Bài giải:

Ta có:

A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9};

B = {0; 1; 2; 3; 4}.

Như vậy $B ⊂ A$

Cho tập hợp A = {15; 24}. Điền kí hiệu ∈, ⊂ hoặc = vào ô trống cho đúng.

a) 15 $square$ A ; b) {15} $square$ A ; c) {15; 24} $square$ A.

Bài giải:

a) $15 ∈ A.$

b) {15} không phải là một phần tử mà là một tập hợp gồm chỉ một phần tử là số 15. Vì 15 ∈ A nên {15} ⊂ A.

Lưu ý: Nếu A là một tập hợp và a ∈ A thì {a} không phải là một phần tử của tập hợp A mà là một tập hợp con gồm một phần tử của A.

Do đó {a} ⊂ A. Nên nếu viết {a} ∈ A là sai.

c) {15; 24} = A.

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”

Bài 6.1, 6.2, 6.3, 6.4, 6.5 Trang 16 Sbt Vật Lí 9

Bài 6.1, 6.2, 6.3, 6.4, 6.5 trang 16 SBT Vật Lí 9

Bài 1 trang 16 sách bài tập Vật Lí 9: Hai điện trở R 1 = R 2 = 20Ω được mắc vào hai điểm A, B.

c) Tính tỷ số

Lời giải:

Vậy R tđ lớn hơn, mỗi điện trở thành phần.

b) Khi R 1 mắc song song với R 2 thì:

Vậy R’ tđ nhỏ hơn mỗi điện trở thành phần.

c) Tỉ số giữa Rtđ và R’tđ là:

Bài 2 trang 16 sách bài tập Vật Lí 9: Hai điện trở R 1 và R 2 được mắc theo hai cách vào hai điểm M, N trong sơ đồ hình 6.1 SBT, trong đó hiệu điện thế U = 6V. Trong cách mắc thứ nhất, ampe kế chỉ 0,4A. Trong cách mắc thứ hai, ampe kế chỉ 1,8A

a) Đó là hai cách mắc nào? Vẽ sơ đồ từng cách mắc.

Lời giải:

a) Trong cách mắc 1, điện trở tương đương là:

Trong cách mắc 2, điện trở tương đương là:

Ta nhận thấy R tđ1 〉 R tđ2 nên cách mắc 1 là cách mắc gồm hai điện trở ghép nối tiếp, cách 2 gồm hai điện trở ghép song song

Sơ đồ cách mắc 1: Hình 6.1a

Sơ đồ cách mắc 2: Hình 6.1b

b) Ta có:

R1 mắc song song với R 2 nên:

Lấy (1) nhân với (2) theo vế suy ra R 1R 2 = 50 Ω →

Từ (1) và (3) suy ra R 12 -15R 1 + 50 = 0

Giải phương trình bậc hai ta được:

Bài 3 trang 16 sách bài tập Vật Lí 9: Hai bóng đèn giống nhau sáng bình thường khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu mỗi đèn là 6V và dòng điện chạy qua mỗi đèn khi có cường độ là 0,5A (cường độ dòng điện định mức)

Mắc nối tiếp hai bóng đèn này vào hiệu điện thế 6V. Tính cường độ dòng điện chạy qua đèn khi đó. Hai đèn có sáng bình thường không? Vì sao? Cho rằng điện trở của mỗi bóng đèn trong trường hợp này có giá trị như khi sáng bình thường.

Tóm tắt:

I 1 = ?, I 2 = ?, hai đèn sáng như thế nào?

Lời giải:

Hai đèn sáng yếu hơn mức bình thường vì cường độ dòng điện chạy qua đèn nhỏ hơn giá trị định mức.

Bài 4 trang 16 sách bài tập Vật Lí 9: Hai bóng đèn có cùng hiệu điện thế định mức 110V; cường độ dòng điện định mức của bóng đèn thứ nhất là 0,91A, của bóng đèn thứ hai là 0,36A. Có thể mắc nối tiếp hai bóng đèn trong trường hợp này vào hiệu điện thế 220V được không? Vì sao?

Tóm tắt:

Mắc nối tiếp hai đèn vào U = 220 V có được không? Vì sao?

Lời giải:

Cường độ dòng điện thực tế chạy qua hai bóng đèn là:

So sánh với cường độ dòng điện định mức của mỗi bóng đèn ta thấy đèn 1 có thể không sáng lên được, còn đèn 2 thì có thể sẽ cháy nên không mắc nối tiếp hai bóng đèn này được.

Bài 5 trang 16 sách bài tập Vật Lí 9: Ba điện trở cùng giá trị R = 30Ω.

a) Có mấy cách mắc cả ba điện trở này thành một mạch điện ? Vẽ sơ đồ các cách mắc đó.

b) Tính điện trở tương đương của mỗi mạch trên

Lời giải:

a) Có 4 cách mắc sau:

b) Điện trở tương đương của mỗi mạch là:

Mạch 1: R tđ = 3R = 3×30 = 90Ω.

Mạch 2: R tđ = R + R/2 = 30 + 30/2 = 45Ω.

Mạch 3: R tđ = (2R.R)/(2R+R) = 2R/3 = 2.30/3 = 20Ω.

Mạch 4: R tđ = R/3 = 30/3 = 10Ω.