Top 9 # Xem Nhiều Nhất Giải Sbt Vật Lý 8 Ngắn Nhất Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Tóm Tắt Lý Thuyết Vật Lý 12 Ngắn Gọn Dễ Học Nhất

I. Cấu trúc của tài liệu tóm tắt lý thuyết vật lý 12

Chương I : Dao động cơ

         Chủ đề 1: Đại cương về dao động điều hòa

         Chủ đề 2: Con lắc lò xo

         Chủ đề 3: Con lắc đơn

         Chủ đề 4: Dao động tắt dần – Dao động duy trì – Dao động cưỡng bức – Hiện tượng cộng hưởng

         Chủ đề 5: Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương cùng tần số

Chương II: Sóng cơ và sóng âm

         Chủ đề 1: Sóng cơ và sự truyền sóng

         Chủ đề 2: Giao thoa sóng – Sóng dừng

         Chủ đề 3: Sóng âm

Chương III: Dòng điện xoay chiều

         Chủ đề 1: Đại cương về dòng điện xoay chiều – Các loại đoạn mạch xoay chiều

         Chủ đề 2: Mạch điện xoay chiều – Công suất mạch xoay chiều

Chương IV: Dao động và sóng điện từ

Chương V: Sóng ánh sáng

         Chủ đề 1: Tán sắc ánh sáng – Giao thoa ánh sáng

         Chủ đề 2: Quang phổ

Chương VI: Lượng tử ánh sáng

Chủ đề 1: Hiện tượng quang điện – Thuyết lượng tử ánh sáng – Hiện tượng quang dẫn – Hiện tượng phát quang

Chủ đề 2: Mẫu nguyên tử Bo – Tia laze

Chương VII: Hạt nhân nguyên tử – Sự phóng xạ

Chủ đề 1: Cấu tạo hạt nhân – Năng lượng liên kết – Phản ứng hạt nhân

Chủ đề 2: Sự phóng xạ – Phản ứng phân hạch – Phản ứng nhiệt hạch

II. Tổng hợp và tóm tắt lý thuyết vật lý 12

Với nội dung của lý thuyết vật lý 12, các em cần đọc kỹ và hiểu rõ các định nghĩa, định luật và các định lý cơ bản. Cùng với đó, các em nên lập bảng để so sánh những kiến thức tương tự nhau như con lắc lò xo và con lắc đơn, tia hồng ngoại và tia tử ngoại, quang phổ liên tục và quang phổ vạch phát xạ,…để tránh nhầm lẫn khi làm bài.

Ngoài ra, các em cũng phải ôn tập kỹ các công thức và vận dụng được vào các bài tập cơ bản. Khi học công thức vật lý, cần hiểu rõ về ý nghĩa vật lý, đơn vị,… để vận dụng chính xác và hiệu quả nhất

III. Một số bài tập sử dụng bảng tóm tắt lý thuyết vật lý 12

Câu 1. : Tìm tần số dao động riêng của một hệ dao động chịu tác dụng của ngoại lực tuần hoàn Fn = F0cos10πt xảy ra hiện tượng cộng hưởng:

A. 10π Hz             B. 5π Hz        C. 5 Hz     D. 10 Hz

Hướng dẫn: Tần số dao động riêng f = ω/2π= 10π/2π = 5 (Hz)

Đáp án: C

Câu 2: Một con lắc lò xo gồm một lò xo có độ cứng k, một đầu cố định và một đầu gắn với một viên bi nhỏ khối lượng m. Cho biết con lắc này đang dao động điều hòa. Cơ năng của con lắc này như thế nào:

A. tỉ lệ với bình phương biên độ dao động. 

B. tỉ lệ với bình phương chu kì dao động.

C. tỉ lệ nghịch với độ cứng k của lò xo.     

D. tỉ lệ nghịch với khối lượng m của viên bi.

Đáp án: A

Câu 3: Phát biểu đúng về vật vật dao động tắt dần.

A. Có cơ năng luôn giảm dần theo thời gian.  

B. Có thế năng luôn giảm theo thời gian.

C. Có li độ luôn giảm dần theo thời gian.    

D. Có pha dao động luôn giảm dần theo thời gian.

Đáp án: A

Câu 4: Khi nói về sự truyền âm, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Sóng âm truyền trong không khí có tốc độ nhỏ hơn trong chân không.

B. Trong một môi trường, tốc độ truyền âm không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

C. Sóng âm không thể truyền được trong các môi trường rắn, cứng như đá, thép.

D. Trong cùng một nhiệt độ, tốc độ truyền âm trong nước lớn hơn tốc độ truyền âm trong không khí.

Đáp án: D

Câu 5: Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với tụ điện C. Cho dung kháng ZC bằng R thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở sẽ luôn

A. nhanh pha π/2 so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.

B. nhanh pha π/4 so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.

C. chậm pha π/2 so với điện áp ở hai đầu tụ điện.

D. chậm pha π/4 so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.

Đáp án: B

Câu 6. Một máy tăng áp có cuộn thứ cấp mắc với điện trở thuần, cuộn sơ cấp mắc với nguồn điện xoay chiều. Tần số dòng điện trong cuộn thứ cấp sẽ

A. Có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn tần số trong cuộn sơ cấp.

B. Bằng tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp.

C. Luôn nhỏ hơn tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp.

D. Luôn lớn hơn tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp.

Đáp án: B

Câu 7. Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Sóng điện từ chỉ truyền được trong môi trường vật chất đàn hồi.

B. Sóng điện từ là sóng ngang.

C. Sóng điện từ truyền trong chân không với vận tốc c=3.108 m/s.

D. Sóng điện từ bị phản xạ khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường.

Đáp án: A

Câu 8: Quang phổ liên tục của một nguồn sáng J

A. Phụ thuộc vào cả thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng J.

B. Không phụ thuộc vào cả thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng J.

C. Không phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng J, nó chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng đó.

D. Không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng J, nó chỉ phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng đó.

Đáp án: C

Câu 9. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng:

A. Các electron liên kết trong chất bán dẫn được ánh sáng làm bứt ra khỏi bề mặt bán dẫn

B. Các electron tự do trong kim loại được ánh sáng làm bứt ra khỏi bề mặt bán dẫn

C. Các electron liên kết trong chất bán dẫn được ánh sáng giải phóng trở thành các electron dẫn

D. Các electron thoát khỏi bề mặt kim loại khi kim loại bị đốt nóng.

Đáp án: C

Câu 10: Trong các phát biểu sau đây về về quang điện, phát biểu nào sau đây sai?

A. Pin quang điện hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện ngoài vì nó nhận năng lượng ánh sáng từ bên ngoài

B. Giảm khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào điện trở của quang điện trở

C. Chất quang dẫn là chất dẫn điện kém khi không bị chiếu sáng và trở thành chất dẫn điện tốt khi bị chiếu ánh sáng thích hợp.

D. Công thoát electron của kim loại lớn hơn năng lượng cần thiết để giải phóng electron liên kết trong chất bán dẫn

Đáp án: A

Giải Bt Sinh 8 (Ngắn Nhất)

Giới thiệu về Giải BT Sinh 8 (ngắn nhất)

Bài 1: Bài mở đầu Bài 2: Cấu tạo cơ thể người Bài 3: Tế bào Bài 4: Mô Bài 5: Thực hành: Quan sát tế bào và mô Bài 6: Phản xạ

Chương 2: Vận động

Bài 7: Bộ xương Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương Bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ Bài 10: Hoạt động của cơ Bài 11: Tiến hóa của hệ vận động Bài 12: Thực hành: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương

Chương 3: Tuần hoàn

Bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể Bài 14: Bạch cầu – Miễn dịch Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết Bài 17: Tim và mạch máu Bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn Bài 19: Thực hành: Sơ cứu cầm máu

Chương 4: Hô hấp

Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp Bài 21: Hoạt động hô hấp Bài 22: Vệ sinh hô hấp Bài 23: Thực hành: Hô hấp nhân tạo

Chương 5: Tiêu hóa

Bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng Bài 26: Thực hành: Tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày Bài 28: Tiêu hóa ở ruột non Bài 29: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân Bài 30: Vệ sinh tiêu hóa

Chương 6: Trao đổi chất và năng lượng

Bài 31: Trao đổi chất Bài 32: Chuyển hóa Bài 33: Thân nhiệt Bài 34: Vitamin và muối khoáng Bài 35: Ôn tập học kì 1 Bài 36: Tiêu chuẩn ăn uống. Nguyên tắc lập khẩu phần Bài 37: Thực hành: Tiêu chuẩn một khẩu phần cho trước

Chương 7: Bài tiết

Bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu Bài 39: Bài tiết nước tiểu Bài 40: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu

Chương 8: Da

Bài 41: Cấu tạo và chức năng của da Bài 42: Vệ sinh da

Chương 9: Thần kinh và giác quan

Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh Bài 45: Dây thần kinh tủy Bài 46: Trụ não, tiểu não, não trung gian Bài 47: Đại não Bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác Bài 50: Vệ sinh mắt Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện Bài 53: Hoạt động cấp cao ở người Bài 54: Vệ sinh hệ thần kinh

Chương 10: Nội tiết

Bài 55: Giới thiệu chung hệ nội tiết Bài 56: Tuyến yên, tuyến giáp Bài 57: Tuyến tụy và tuyến trên thận Bài 58: Tuyến sinh dục Bài 59: Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết

Chương 11: Sinh sản

Bài 60: Cơ quan sinh dục nam Bài 61: Cơ quan sinh dục nữ Bài 62: Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai Bài 64: Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục Bài 65: Đại dịch AIDS – Thảm họa của loài người Bài 66: Ôn tập – Tổng kết

Giải Sbt Vật Lý 6: Bài 8. Trọng Lực

Bài 8. Trọng lực – Đơn vị lực

Câu 8.1 trang 28 SBT Vật Lý 6

Chọn những từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

a. Một gầu nước được treo đứng yên ở đầu một sợi dây. Gàu nước chịu tác dụng của hai lực….Lực thứ nhất là…của dây gàu; lực thứ hai là…của gàu nước. Lực kéo do…tác dụng vào gàu. Trọng lượng do…tác dụng vào gàu (H.8.1a)

b. Một quả chanh nổi lơ lửng trong một cốc nước muối; lực đẩy của nước muối lên phía trên và…của quả chanh là hai lực…

c. Khi ngồi trên yên xe máy thì lò xo giảm xóc bị nén lại…của người và xe đã làm cho lò xo bị…

b. Trọng lực; cân bằng

c. Trọng lực, biến dạng

Câu 8.2 trang 28 SBT Vật Lý 6

Hãy mô tả một hiện tượng thực tế, trong đó ta thấy trọng lực tác dụng lên một vật bị cân bằng bởi một lực khác

Ví dụ quyển sách đặt nằm yên trên bàn. Trọng lực tác dụng lên quyển sách cân bằng với phản lực của mặt bàn tác dụng lên quyển sách

Câu 8.3* trang 28 SBT Vật Lý 6

Người ta muốn đánh dấu ba điểm A, B,C trên một bức tường thẳng đứng để đóng định treo ảnh triển lãm. Bức tường cao 4m và có chiều ngang 6m (H8.2). Điểm A nằm đúng giữa bức tường. Hai điểm B và C nằm ở độ cao 2,5m, B cách mép tường trái 1m, C cách mép tường phải 1m. Em hãy tìm một cách làm đơn giản mà lại có thể đánh dấu được chính xác ba điểm A, B và C.

– Dùng thước đo và vạch lên nền nhà, sát mép bức tường cần treo tranh vạch 3 vạch A’, B’, C’ nằm ở chân đường thẳng đứng hạ từ A, B, C xuống. Tức là B’ và C’ cách các góc tường 1m, còn A’ cách đều 2 góc tường 3m

– Làm một sợi dây dọi dài 2,5m. Di chuyển điểm treo sợi dây dọi sao cho điểm dưới của quả nặng trùng với các điểm B’ và C’. Đánh dấu vào các điểm treo tương ứng của quả dọi. Đó chính là các điểm B và C

– Tương tự, làm sợi dây dọi dài 2m để đánh dấu điểm A

Câu 8.4* trang 29 SBT Vật Lý 6

A. Một con tàu vũ trụ bay quanh Trái Đất thì không bị Trái Đất hút nữa. Vì nếu bị hút thì nó đã rơi ngay xuống Trái Đất

B. Một con tàu vũ trụ bay quanh Trái Đất thì không bị Trái Đất hút. Vì ta thấy nhà du hành vũ trụ bị treo lơ lửng trong con tàu

C. Một con tàu vũ trụ bay quanh Trái Đất vẫn bị Trái Đất hút. Nhưng lực hút này bị cân bởi lực đẩy của động cơ

D. Mặt Trăng luôn luôn bị Trái Đất hút. Nhưng Mặt Trăng không bị rơi vào Trái Đất. Vì lực hút chỉ có tác dụng làm Mặt Trăng quay tròn quanh Trái Đất. Con tàu vũ trụ cũng ở vào tình trạng như Mặt Trăng. Con tàu vũ trụ khi đã bay vào quỹ đạo thì cũng như Mặt Trăng, không còn tên lửa đẩy nữa. Lực hút của Trái Đất lên con tàu chỉ làm nó quay tròn quanh Trái Đất

Chọn D.

Chuyển động quay là chuyển động có hướng thay đổi. Muốn chuyển động thay đổi hướng phải có lực tác dụng.

Câu 8.5 trang 29 SBT Vật Lý 6

A. khối lượng 400g

B. trọng lượng 400N

C. chiều cao 400mm

D. vòng ngực 400cm

Chọn B

Ta thấy nếu chọn đáp án A thì khối lượng 400g = 0,4kg là quá nhỏ so với con người nên đáp án A sai, nếu chọn đáp án C chiều cao 400mm = 0,4m không phù hợp với học sinh THCS, chọn đáp án D cũng sai vì vòng ngực 400cm là quá lớn so với con người nên đáp án B trọng lượng 400N nghĩa là khối lượng khoảng 40kg là đáp án đúng.

Câu 8.6 trang 29 SBT Vật Lý 6

A. Trái Đất

B. Mặt Trăng

C. Mặt Trời

D. Hòn đá trên mặt đất

Chọn D

Trọng lực là lực hút của Trái Đất lên các vật đặt xung quanh Trái Đất nên chỉ có thể nói về trọng lực của hòn đá trên mặt đất.

Câu 8.7 trang 29 SBT Vật Lý 6

Một chiếc tàu thủy nổi được trên mặt nước là nhờ có những lực nào tác dụng vào nó?

A. chỉ nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống phía dưới

B. chỉ nhờ lực nâng của nước đẩy lên phía trên

C. nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống và lực nâng của nước đẩy lên cân bằng nhau

D. nhờ lực hút của Trái Đất, lực nâng của nước và lực đẩy của chân vịt phía sau tàu

Chọn C

Một chiếc tàu thủy nổi được trên mặt nước là nhờ có trọng lực do Trái Đất hút xuống và lực nâng của nước đẩy lên cân bằng nhau

Câu 8.8 trang 30 SBT Vật Lý 6

Nếu so sánh một quả cân 1kg và một tập giấy 1kg thì:

A. tập giấy có khối lượng lớn hơn

B. quả cân có trọng lượng lớn hơn

C. quả cân và tập giấy có trọng lượng bằng nhau

D. quả cân và tập giấy có thể tích bằng nhau

Chọn C

Vì trọng lượng của một vật là cường độ của trọng lực tác dụng lên vật đó.

Ta có trọng lượng P = 10m nên một quả cân 1kg và một tập giấy1kg thì quả cân và tập giấy có trọng lượng bằng nhau.

Câu 8.9 trang 30 SBT Vật Lý 6

Ba khối kim loại : 1kg đồng; 1kg sắt; 1kg nhôm. Khối nào có trọng lượng lớn nhất?

A. khối đồng

B. khối sắt

C. khối nhôm

D. ba khối có trọng lượng bằng nhau

Chọn D

Vì trọng lượng P = 10m, do đó ba khối có khối lượng bằng nhau nên trọng lượng của chúng bằng nhau.

Câu 8.10 trang 30 SBT Vật Lý 6

A. lực tác dụng lên vật nặng đang rơi

B. lực tác dụng lên một quả bóng bay làm quả bóng hạ thấp dần

C. lực vật nặng tác dụng vào dây treo

D. lực mặt bàn tác dụng lên vật đặt trên bàn

Chọn D

Lực mặt bàn tác dụng lên vật đặt trên bàn không phải là lực hút của Trái Đất lên vật nên không thể là trọng lực.

Câu 8.11* trang 30 SBT Vật Lý 6

Thả một hòn bi bằng chì và một tờ giấy từ trên cao xuống, ta thấy hòn bi rơi theo phương thẳng đứng còn tờ giấy không rơi theo phương thẳng đứng

a. Hãy giải thích tại sao

b. Muốn làm cho tờ giấy cũng rơi theo phương thẳng đứng thì làm thế nào? Tại sao?

a. Hòn bi và tờ giấy đang rơi đều chịu tác dụng của hai lực là trọng lực và lực cản của không khí. Kích thước của hòn bi nhỏ và trọng lượng của hòn bi lớn hơn nên lực cản của không khí coi như không đáng kể so với trọng lượng của hòn bi. Do đó hòn bi rơi theo phương thẳng đứng là phương của trọng lực

Diện tích của tờ giấy lớn hơn còn trọng lực của nó nhỏ nên lực cản của không khí là đáng kể so với trọng lượng của tờ giấy. Dưới tác dụng của những lực này, tờ giấy không thể rơi theo phương thẳng đứng là phương của trọng lực

b. Muốn làm cho tờ giấy rơi theo phương thẳng đứng thì phải làm giảm lực cản của không khí tác dụng lên tờ giấy, bằng cách làm cho diện tích của nó nhỏ lại như vo tờ giấy lại.

Giải Bài Tập Sbt Vật Lý Lớp 9 Bài 8

Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 9 bài 8 hướng dẫn giải vở bài tập môn Lý 9, giúp cho quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 9 dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm những tài liệu hay phục vụ quá trình giảng dạy và học tập môn Vật lý lớp 9. Chúc các em học tốt Vật lý 9 bài 8 SBT này

Giải Vật lý 9 bài 8 SBT: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn

Giải Vật lý 9 bài 8 bài 1 trang 21

D. Cả ba hệ thức trên đều sai

Lời giải:

Chọn A

Vì điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài và được làm từ cùng một loại vật liệu thì tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây. Ta có: S 1/S 2 = R 2/R 1 ↔ S 1R 1 = S 2R 2

Giải Vật lý 9 bài 8 bài 2 trang 21

Hai dây dẫn bằng nhôm có chiều dài, tiết diện và điện trở tương ứng là l 1, S 1, R 1 và l 2, S 2, R 2. Biết l 1 = 4l 2 và S 1 = 2S 2. Lập luận nào sau đây về mối quan hệ giữa các điện trở R 1 và R 2 của hai dây dẫn này là đúng?

A. Chiều dài lớn gấp 4, tiết diện lớn gấp 2 thì điện trở lớn gấp 4.2 = 8 lần, vậy R 1 = 8R 2

B. Chiều dài lớn gấp 4 thì tiết diện nhỏ hơn 4 lần, tiết diện lớn gấp 2 lần thì điện trở lớn gấp 2 lần, vậy R 1 = R 2/2

C. Chiều dài lớn gấp 4 thì tiết diện lớn gấp 4 lần, tiết diện lớn gấp 2 lần thì điện trở nhỏ hơn 2 lần, vậy R 1 = 2R 2

D. Chiều dài lớn gấp 4, tiết diện lớn gấp 2 thì điện trở nhỏ hơn 4.2 = 8 lần, vậy R 1 = R 2/8

Lời giải:

Chọn C. Chiều dài lớn gấp 4 thì điện trở lớn gấp 4 lần, tiết diện lớn gấp 2 thì điện trở nhỏ hơn 2 lần, Vậy R 1 = 2R 2.

Giải Vật lý 9 bài 8 bài 3 trang 21

Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài. Dây thứ nhất có tiết diện S 1 = 5mm 2 và điện trở R 1 = 8,5Ω. Dây thứ hai có tiết diện S 2 = 0,5mm 2. Tính điện trở R 2.

Lời giải:

Giải Vật lý 9 bài 8 bài 4 trang 21

Một dây dẫn bằng đồng có điện trở 6,8Ω với lõi gồm 20 sợi dây đồng mảnh. Tính điện trở của một sợ dây mảnh này, cho rằng chúng có tiết diện như nhau.

Lời giải:

Điện trở của mỗi sợi dây mảnh là: 6,8 x 20 = 136 Ω

Giải Vật lý 9 bài 8 bài 5 trang 22

Một dây nhôm dài l 1 = 200m, tiết diện S 1 = 1 mm 2 thì có điện trở R 1 = 5,6Ω. Hỏi một dây nhôm khác tiết diện S 2 = 2 mm 2 và điện trở R 2 = 16,8Ω thì có chiều dài l 2 là bao nhiêu?

Lời giải:

Chiều dài của dây nhôm có tiết diện S 1 = 1mm 2 và điện trở R 2 = 16,8 Ω là: l = 16,8/5,6l 1

Vậy chiều dài của dây nhôm có tiết diện S 2 = 2mm 2 và điện trở R 2 = 16,8 Ω là:

Giải Vật lý 9 bài 8 bài 6 trang 22

Để tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào tiết diện dây dẫn, cần phải xác định và so sánh điện trở của các dây dẫn có những đặc điểm nào?

A. Các dây dẫn phải có cùng chiều dài, được làm từ cùng nột vật liệu, nhưng có chiều dài khác nhau.

B. Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, được làm từ cùng một vật liệu, nhưng có tiết diện khác nhau

C. Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, cùng tiết diện, nhưng được làm bằng các vật liệu khác nhau

D. Các dây dẫn này phải được làm cùng một vật liệu, nhưng có chiều dài và tiết diện khác nhau

Lời giải:

Chọn B. Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, được làm từ cùng một vật liệu, nhưng có tiết diện khác nhau.

Giải Vật lý 9 bài 8 bài 7 trang 22

Một dây dẫn đồng chất có chiều dài l, tiết diện đều S có điện trở là 8Ω được gập đôi thành một dây dẫn mới có chiều dài l/2. Điện trở của dây dẫn mới này là bao nhiêu.

A. 4Ω

B. 6Ω

C. 8Ω

D. 2Ω

Lời giải:

Chọn A

vì khi gập đôi sợi dây chiều dài giảm đi 2 lần và tiết diện tăng gấp 2 lần. Chiều dài giảm 2 lần nên điện trở giảm hai lần, tiết diện tăng 2 lần nên điện trở giảm thêm 2 lần kết quả giảm 4 lần. Vì vậy điện trở dây dẫn mới là 8:4 = 2Ω

Giải Vật lý 9 bài 8 bài 8 trang 22

Hai dây dẫn được làm từ cùng một vật liệu, dây thứ nhất dài hơn dây thứ hai 8 lần và có tiết diện lớn gấp 2 lần so với dây thứ hai. Hỏi dây thứ nhất có điện trở lớn gấp mấy lần dây thứ 2.

A. 8 lần

B. 10 lần

C. 4 lần

D. 16 lần

Lời giải:

Chọn C. 4 lần

Do dây thứ nhất dài hơn dây thứ hai 8 lần và có tiết diện lớn gấp 2 lần so với dây thứ hai. Chiều dài lớn hơn 8 lần nên điện trở lớn hơn 8 lần, tiết diện lớn gấp 2 lần nên điện trở giảm đi 2 lần. Vì vậy dây thứ nhất có điện trở lớn gấp 4 lần dây thứ hai.

Giải Vật lý 9 bài 8 bài 9 trang 22

Một dây đồng dài 100m, có tiết diện 1 mm 2 thì có điện trở là 1,7Ω. Một dây đồng khác có chiều dài 200m, có điện trở 17Ω thì có tiết diện là bao nhiêu?

Lời giải:

Chọn B.

+ Nếu dây đồng thứ hai có S 2′ = 1mm 2, có chiều dài l 2 = 200m thì điện trở của dây đồng thứ hai sẽ bằng R 2′ = 2R 1 = 2.1,7 = 3,4Ω.

Giải Vật lý 9 bài 8 bài 10 trang 22

Lời giải:

Chọn D

Do hai dây dẫn được làm từ cùng một loại vật liệu nên

Giải Vật lý 9 bài 8 bài 11 trang 23

Một dây cáp điện bằng đồng có lõi là 15 sợ dây đồng nhỏ xoắn lại với nhau. Điện trở của mỗi sợ dây đồng nhỏ này là 0,9Ω. Tính điện trở của dây cáp điện này

Lời giải:

Do tiết diện dây tăng lên 15 lần nên điện trở giảm 15 lần nghĩa là điện trở của dây cáp điện là: R = 0,9/15 = 0,06Ω.

Giải Vật lý 9 bài 8 bài 12 trang 23

Người ta dùng dây Nikêlin (một loại hợp kim) làm dây nung cho một bếp điện. Nếu dùng loại dây này với đường kính tiết diện là 0,6mm thì cần dây có chiều dài là 2,88m. Hỏi nếu không thay đổi điện trở của dây nung, nhưng dùng dây loại này với đường kính tiết diện là 0,4mm thì dây phải có chiều dài là bao nhiêu?

Lời giải:

+) Đường kính của dây là d 1 = 0,6mm, suy ra tiết diện dây là:

+) Đường kính dây giảm xuống còn d 2 = 0,4mm, suy ra tiết diện dây là:

Chiều dài của sợi dây có đường kính 0,4mm.

2880mm → 0,2826mm 2.

l ? mm → 0,1256mm 2.

⇒l = (2880×0,1256)/0,2826 = 1280mm = 1,28m.

Giải Vật lý 9 bài 8 bài 13 trang 23

Cuộn dây thứ nhất có điện trở là R 1 = 20Ω, được quấn bằng dây dẫn có chiều dài tổng cộng là l 1 = 40m và có đường kính tiết diện là d 1 = 0,5mm. Dùng dây dẫn được làm từ cùng vật liệu như cuộn dây thứ nhất, nhưng có đường kính tiết diện của dây là d 2 = 0,3mm để cuốn một cuộn dây thứ hai, có điện trở là R 2 = 30Ω. Tính chiều dài tổng cộng của dây dẫn dùng để cuốn dây thứ hai này.

Lời giải:

+) Dây thứ nhất có đường kính tiết diện d 1 = 0,5mm, suy ra tiết diện là:

-6 m 2.

+) Dây thứ hai có đường kính tiết diện d 2 = 0,3mm, suy ra tiết diện là:

2 = 0,07065.10-6 m 2.

Lập tỉ lệ: 2 = 21,6m.

Bài tiếp theo: Giải bài tập SBT Vật lý lớp 9 bài 9