Top 8 # Xem Nhiều Nhất Giải Toán Lớp 5 Theo Yêu Cầu Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Bài Toán Lớp 4 Yêu Cầu Tính Nhanh “5470:45

Rất nhiều người vẫn luôn cho rằng Toán tiểu học thật đơn giản, có gì đâu ngoài mấy phép tính trong bảng cửu chương, cộng, trừ trong phạm vi 10, 100, 1000… Có chăng hơn nhau là khả năng tính nhẩm, làm nhanh của các em học sinh mà thôi.

Tuy nhiên, chắc chắn nhiều thầy cô và cả phụ huynh sẽ phải suy nghĩ lại khi mới đây, rất nhiều người đã nhầm tính chất cơ bản của phép chia trong bài toán lớp 4.

Cụ thể, đầu tiên tài khoản facebook có tên L.H.H đã đăng tải lên một group dành cho giáo viên tiểu học bài toán lớp 4 với yêu cầu tìm ra cách tính nhanh: 5470 : 45 – 5470 : 35 = ?

Rất nhiều người đã nghĩ khá đơn giản, lấy số chia (5470) chia cho hiệu của 2 số bị chia (45 – 35). Khi đó, ta dễ dàng tính nhẩm được: 5470 : (45 – 35) = 5470 : 10 = 547.

Tính chất của phép chia áp dụng trong trường hợp một hiệu chia cho một số (a – b) : c, còn bài toán lớp 4 ra là một số chia cho một hiệu c : (a – b). Do đó, áp dụng tính chất này để tính nhẩm là hoàn toàn sai.

Kết quả đúng của bài toán phải là tính nhân chia trước, cộng trừ sau và từ trái qua phải:

5470 : 45 – 5470 : 35 = 1094/9 – 1094/7 = -2188/63 ≈ – 34,73.

Không bàn về việc bài toán đánh lừa ra sao, kết quả không phù hợp với trình độ thế nào (số thập phân, số âm) nhưng dân mạng đang khá hoang mang vì nhiều phụ huynh và giáo viên trong nhóm cũng sai tính chất cơ bản của phép chia:

– Thứ nhất kết quả < 0. Thứ hai là chẳng có cách tính nhanh nào cả. – Cứ tưởng 1 bài câu like hóa ra rất nhiều đồng nghiệp của mình mất kiến thức căn bản. – Vào xem mới thấy không ít giáo viên đưa ra kết quả là 547. Có những giáo viên thế này thì nguy hiểm quá! – Chẳng cần phải đánh giá gì xa xôi, qua 1 phép tính cho học sinh tiểu học này là biết đây. – Tính chất phân phối chỉ áp dụng cho phép nhân, không có phép chia, nếu đúng phải đổi từ chia 1 hiệu cho 1 số chứ không phải chia 1 số cho 1 hiệu. – Số bị trừ nhỏ hơn số trừ các con lớp 4 chưa học đến số âm đâu. Chính ra là đề đã không đúng rồi. – Mình chỉ nghe thấy dạng toán đặt thừa số chung, chưa nghe thấy dạng bài đặt số bị trừ chung bao giờ.

Bên cạnh những lời than thở, chê trách của các thành viên trong nhóm, không ít phụ huynh kể lại tình huống thực tế của con em mình.

Chị N.N.T cho biết: “Năm ngoái cô giáo lớp 4 của con em cũng cho các con làm y chang cách này. Em bảo con làm sai thì con cãi là con làm đúng và cô giáo cũng chữa như thế. Em nhắn cô giáo thì cô bảo từ trước đến giờ các cô toàn hướng dẫn cho các con làm theo cách này. Em nói mãi thì cô bảo để cô xem lại”.

“Con em nó bảo toán lớp 3 và giải như trên đấy! Nó bảo dễ, toán lớp 3 và làm như thế thật đấy ạ! Cháu bảo vì lớp 3 chưa học số thập phân nên làm như này là đúng rồi. Mọi người xem bài vở lớp 3 của con lại xem nào!” – Chị M.N hoang mang chia sẻ.

Đây quả thực là một phép tính đơn giản nhưng rất nhiều phụ huynh và giáo viên lại mắc sai lầm. Hiện giờ, nhiều thành viên trong nhóm vẫn tranh luận chưa hồi kết, người cho rằng là sai sót, người lại cho rằng là sai kiến thức trầm trọng.

Những Yêu Cầu Về Sử Dụng Tiếng Việt

Hãy phát hiện lỗi về chữ viết (do ảnh hưởng của phát âm không đúng chuẩn mực); chữa lại cho đúng:

Đọc lại đoạn hội thoại sau đây giữa một người cháu (ở thành phố) với một người bác (ở nông thôn ra chơi) và phân tích sự khác biệt của những từ phát âm theo giọng địa phương so với những từ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân:

Ngữ liệu: SGK trang 65

Sự khác biệt của những từ phát âm theo giọng địa phương so với những từ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân:

Dưng mờ → Nhưng mà

Bẩu → Bảo

Giời → Trời

Hãy phát hiện và chữa lỗi về từ ngữ trong các câu sau: Ngữ liệu: SGK trang 65

Khi ra pháp trường, anh ấy vẫn hiên ngang đến phút chót lọt. (chữa lại: chót).

Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai các vấn đề mà thầy giáo truyền tụng, (chữa lại: truyền thụ hay truyền đạt).

Số người mắc và chết các bệnh truyền nhiễm đã giảm dần. (Chữa lại: Số người mắc các bệnh truyền nhiễm và chết vì các bệnh truyền nhiễm đã giảm dần).

Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được khoa dược tích cực pha chế, điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt. (Chữa lại: Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được khoa dược tích cực điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt mà khoa đã pha chế).

Lựa chọn những câu dùng từ đúng trong các câu sau: Ngữ liệu: SGK trang 66

Trong 5 câu SGK đã nêu:

Câu 2, 3 và 4 là những câu dùng từ đúng

Câu 1 dùng yếu điểm là sai (phải dùng từ: điểm yếu).

Câu 5 dùng linh động là sai (phải dùng sinh động).

Bài tập a: Ngữ liệu SGK trang 66

Câu 1: nếu đã dùng “Qua” ở đầu câu thì không đúng “đã cho” ở giữa câu và ngược lại. Chữa lại theo hai cách sau

Qua tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố”, ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ.

Tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố đã cho thấy hình ảnh của người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ.

Câu 2: Chưa thành câu vì chỉ có thành phần chủ ngữ mà chưa có thành phần vị ngữ.

Chữa lại như sau: Lòng tin tưởng sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình là nguồn động viên tinh thần lớn lao đối với thế hệ trẻ.

Bài tập b: Ngữ liệu SGK trang 66

Các câu văn đúng: câu 2, 3, 4.

Câu văn sai: câu 1.

Bài tập c: Ngữ liệu SGK trang 66

Có thể chữa lại đoạn văn để đảm bảo tính thống nhất, chặt chẽ như sau: Thúy Kiều và Thúy Vân đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại. Họ là những thiếu nữ khuê các, sống êm ấm trong hạnh phúc gia đình với cha mẹ. Đều là những cô gái xinh đẹp, nhưng mỗi người có nét đẹp riêng: Vân đẹp đoan trang phúc hậu, Kiều đẹp sắc sảo mặn mà. Còn về tài thì Kiều hơn hẳn Vân. Thế nhưng nàng đâu có được hạnh phúc như Vân

Bài tập a: SGK trang 66

Chữa lại những từ dùng không phù hợp với phong cách ngôn ngữ:

Biên bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính (nhất là biên bản về một vụ tai nạn giao thông) phải đạt yêu cầu chính xác cao. Vì vậy không thể ghi từ “Hoàng hôn” ở đầu câu này (phải bỏ từ “hoàng hôn” trong câu văn ghi biên bản).

Phong cách văn nghị luận là trang trọng, nên không thể dùng văn nói (khẩu ngữ) trong câu văn này (phải bỏ các từ “hết sức là” trong câu văn). Có thể chữa lại như sau:

Truyện Kiều của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo sâu sắc và đáng quý.

Bài tập b: SGK trang 67

Bẩm cụ, bẩm có thế, con có dám nói gian thì trời tru đất diệt, bẩm quả đi ở tù sướng quá, một thước cắm dùi không có, chả làm gì nên ăn, con lại đến kêu cụ…

Nam Cao sử dụng ngôn ngữ nói trong đoạn văn này rất đúng, rất nhuần nhị, thể hiện sinh động cách nói của nhân vật Chí Phèo khi y đến “sinh sự” với Bá Kiến để xin được đi ở tù. Ngôn ngữ nói đã bộc lộ rõ tính cách của nhân vật Chí Phèo trong cảnh này.

Những từ ngữ và cách nói như trên không thể sử dụng trong một lá đơn đề nghị, vì đây là ngôn ngữ nói thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, còn trong đơn từ là ngôn ngữ viết thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính.

Bài tập 1:

“Chết đứng còn hơn sống quỳ”. Câu tục ngữ đã sử dụng từ đứng và từ quỳ rất hay, vừa có tính hình tượng lại có giá trị biểu cảm cao. Chết đứng là chết hiên ngang, bất khuất, trong sạch, sống quỳ là sống quỵ lụy, khom lưng, uốn gối. Một chữ “đứng” mà nêu bật được cái chết cao đẹp, một chữ “quỳ” mà hiện lên một cách sống thấp hèn. Chính vì vậy mà “Chết đứng” còn hơn “sống quỳ”. Đây là cách nói cô đúc, nén chặt của tục ngữ, chỉ một từ mà gợi bao thông tin, hàm chứa bao ý nghĩa.

Đó là cách sử dụng từ hay, đạt hiệu quả cao trong giao tiếp.

Bài tập 2: Hiệu quả biểu đạt của việc dùng ẩn dụ và so sánh

Chúng ta luôn nằm trong lòng chiếc nôi xanh của cây cối, đó là cái máy điều hòa khí hậu của chúng ta.

Câu văn sử dụng thật tài tình các biện pháp tu từ ẩn dụ và so sánh, vừa nổi bật nhấn mạnh ý lại dễ hiểu và gây ấn tượng sâu sắc trong người đọc về vai trò đặc biệt quan trọng của cây cối trong việc bảo vệ môi trường sống của con người.

Bài tập 3: Giá trị nghệ thuật của phép điệp, phép đối, của nhịp điệu câu văn đã tạo ra hiệu quả giao tiếp cao trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp, cứu nước.

Câu văn của Bác đã tạo được âm hưởng hào hùng, tác động mạnh vào tâm hồn người đọc, đi thẳng vào lòng người, như một sức mạnh thiêng liêng, động viên khích lệ mọi người cùng đứng dậy kháng chiến, bảo vệ nền độc lập tự do và thống nhất của Tổ quốc.

Soạn Bài Những Yêu Cầu Sử Dụng Tiếng Việt

Soạn bài Những yêu cầu sử dụng tiếng Việt

I. Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt

Câu 1 (trang 65 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Về ngữ âm và sử dụng chữ viết

a. Từ lỗi đã được sửa lại và in đậm:

– Không giặt quần áo ở đây. (sai phụ âm cuối)

– Khi sân trường khô ráo, chúng em chơi đá cầu hoặc đánh bi. (sai phụ âm đầu)

– Tôi không có tiền lẻ, anh làm ơn đổi cho tôi. (sai dấu thanh)

b. Người Bác phát âm theo giọng địa phương nên có nhiều âm khác với cách phát âm chung trong ngôn ngữ toàn dân:

– dưng mờ = nhưng mà

– bẩu = bảo

– mờ = mà

– giời = trời

Câu 2 (trang 65 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Về từ ngữ

a. Chữa lỗi: các từ sai đã được sửa thành từ in đậm.

– Khi ra pháp trường, anh ấy vẫn hiên ngang đến phút chót.

– Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai các vấn đề mà thầy giáo truyền thụ.

– Số người mắc và chết các bệnh truyền nhiễm đã giảm dần. Câu này sai về kết hợp từ, chỉ có thể nói hoặc viết là “mắc các bệnh truyền nhiễm”, không thể nói hoặc viết là ” chết các bệnh truyền nhiễm”.

– Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được khoa dược tích cực pha chế, điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt. Câu này sai về kết hợp từ: “bệnh nhân được pha chế điều trị” là sai; phải nói hoặc viết là “bệnh nhân được điều trị” mới đúng. Có thể chữa lại là ” Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được điều trị tích cực bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt mà khoa dược đã pha chế“.

b. Lựa chọn những câu dùng từ đúng:

– Các câu 2, 3, 4 đúng.

– Câu 1 sai từ “yếu điểm”, chữa thành ” điểm yếu“.

– Câu 5 sai từ “linh động”, chữa thành ” sinh động“.

Câu 3 (trang 66 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Về ngữ pháp

a. Phát hiện và sửa lỗi về ngữ pháp :

(1)

Người viết không phân định rõ các thành phần trạng ngữ và chủ ngữ.

(2)

Cả câu chỉ là một cụm danh từ được phát triển dài mà chưa đủ các thành phần chính.

b. – Câu (1) “Có được ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn” sai vì không phân định rõ thành phần phụ ở đầu câu với chủ ngữ.

– Câu 2, 3, 4 đúng.

c. Cả đoạn văn không có câu nào sai nhưng cái sai chủ yếu lại ở sự liên hệ, liên kết giữa các câu. Các câu lộn xộn, thiếu lô-gic. cần sắp xếp lại các câu, các vế câu và thay đổi một số từ ngữ để ý của đoạn mạch lạc, phát triển hợp lí. Có thể chữa lại :

Thúy Kiều và Thúy Vân đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại. Họ sống êm đềm dưới một mái nhà, hoà thuận và hạnh phúc cùng cha mẹ. Họ đều xinh đẹp tuyệt vời. Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, vẻ đẹp của nàng khiến hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. Còn Thúy Vân có nét đẹp đoan trang, thuỳ mị. Về tài thì Kiều hơn hẳn Thúy Vân nhưng nàng đâu có được hưởng hạnh phúc.

Câu 4 (trang 66 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Về phong cách ngôn ngữ

b. Trong lời thoại của Chí Phèo có nhiều từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói với phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

– Các từ xưng hô: “bẩm”, “cụ”, “con”.

– Các thành ngữ: “trời tru đất diệt”, “thước đất cắm dùi”.

– Các từ ngữ mang sắc thái khẩu ngữ: “sinh ra”, “có dám nói gian”, “quả”, “về làng về nước”, “chả làm gì nên ăn”, …

Những từ ngữ và cách nói như trên không thể sử dụng trong một lá đơn đề nghị vì đơn đề nghị thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính, lời lẽ, câu văn phải thế hiện tính trang trọng. Chẳng hạn câu của Chí Phèo “con có dám nói gian thì trời tru đất diệt” nếu trong lá đơn thì phải viết là “tôi xin cam đoan điều đó là đúng sự thật”.

II. Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao

Câu 1 (trang 67 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

Trong câu tục ngữ, các từ đứng và quỳ được sử dụng theo nghĩa chuyển. Chúng vốn là từ chỉ tư thế thân thể của con người nhưng lại được dùng theo lối ẩn dụ để biểu hiện nhân cách, phẩm giá. Việc sử dụng như thế đã cụ thể hóa những điều trừu tượng, giúp câu mang ý nghĩa hình tượng và tăng sức biểu cảm.

Câu 2 (trang 67 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

Ẩn dụ chiếc nôi xanh và so sánh điều hòa khí hậu đều chỉ cây cối, vừa cụ thể hóa vai trò to lớn của cây xanh với đời sống (bao bọc che chở như chiếc nôi và điều hòa khí hậu cho sự sống), vừa khiến câu văn trở nên hình tượng và biểu cảm hơn.

Câu 3 (trang 67 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

Đoạn văn dùng phép điệp (Ai có), phép đối (Ai có… / không có…), nhịp điệu nhanh, dứt khoát, khoẻ khoắn khiến cho lời kêu gọi vừa giản dị tha thiết vừa hùng hồn vang dội, tác động mạnh mẽ đến người đọc, người nghe.

Luyện tập

Câu 1 (trang 68 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

Những từ ngữ viết đúng là: bàng hoàng; chất phác; bàng quan; lãng mạn; hưu trí; uống rượu; trau chuốt; nồng nàn; đẹp đẽ; chặt chẽ.

Câu 2 (trang 68 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

– “lớp” phân biệt người theo tuổi tác, thế hệ.

– “hạng” phân biệt người theo phẩm chất xấu, tốt.

– “phải” mang nét nghĩa bắt buộc, cưỡng bức nặng nề không phù hợp với sắc thái nhẹ nhàng, vinh hạnh của việc “đi gặp các vị cách mạng đàn anh”.

– “sẽ” giảm nhẹ mức độ bắt buộc nên phù hợp hơn.

Câu 3 (trang 68 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Các lỗi của các câu trong đoạn :

– Ý của câu đầu và các câu sau không nhất quán : Câu đầu nói về tình yêu nam nữ, những câu sau lại nói về những tình cảm khác.

– Đại từ “họ” ở câu 2 và câu 3 không rõ nghĩa (họ là ai?).

Trong ca dao Việt Nam, những bài nói về tình yêu nam nữ là nhiều hơn cả, nhưng ngoài ra cũng có những bài ca dao nói về những tình cảm khác. Những con người trong ca dao, họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau sinh sống, yêu nơi chôn nhau cắt rốn. Họ yêu làng, yêu nước, yêu từ cảnh ruộng đồng đến công việc trong xóm, ngoài làng. Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm và sâu sắc.

Câu 4 (trang 68 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Câu văn được tổ chức một cách mạch lạc, mang tính chuẩn mực lại có tính nghệ thuật cao. Tính hình tượng và biểu cảm được tạo nên bởi:

– Dùng quán ngữ tình thái: “biết bao nhiêu”.

– Cách dùng từ ngữ miêu tả âm thanh “oa oa cất tiếng khóc đầu tiên”.

– Lặp từ, lặp cấu trúc cú pháp (lặp phần phụ chú).

– Hình ảnh ẩn dụ giàu tính hình tượng quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị.

Bài giảng: Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt – Cô Trương Khánh Linh (Giáo viên VietJack)

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn Những Yêu Cầu Về Sử Dụng Tiếng Việt Siêu Ngắn

Soạn bài Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt siêu ngắn nhất SGK Ngữ văn 10 tập 2, giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Lời giải chi tiết I. Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt 1. Về ngữ âm và chữ viết

a. Phát hiện và chữa lỗi về chữ viết: giặc → giặt, dáo → ráo, lẽ → lẻ, đỗi → đổi.

b. Lỗi phát âm theo giọng địa phương (giọng ở một số làng quê): dưng mờ → nhưng mà, giời → trời, bảo ­ → bảo.

2. Về từ ngữ

a. Phát hiện và chữa lỗi về từ ngữ:

+ Câu 1: chót lọt → chót.

+ Câu 2: truyền tụng → truyền thụ.

+ Câu 3: chết các bệnh truyền nhiễm → chết vì các bệnh truyền nhiễm.

+ Câu 4: …được khoa Dược tích cực pha chế, điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt → được điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt do khoa Dược pha chế.

b. Câu dùng từ đúng: câu 2, 3, 4. Sửa câu dùng từ sai:

+ Câu 1: yếu điểm → điểm yếu.

+ Câu 5: linh động → sinh động.

3. Về ngữ pháp

a. Phát hiện và chữa lỗi về ngữ pháp:

+ Câu 1: nhầm trạng ngữ với chủ ngữ → Cách sửa: bỏ từ qua hoặc bỏ từ của (và thêm dấu “,” sau “Tắt đèn”) hoặc bỏ đã cho (và thêm dấu “,” sau Ngô Tất Tố).

+ Câu 2: thiếu thành phần chính của câu, cả câu chỉ là một cụm danh từ kéo dài →Cách sửa: thêm chủ ngữ ( Đó là lòng tin…) hoặc thêm vị ngữ ( …sẽ tiếp bước mình đã khiến chúng tôi cảm động).

b. Câu văn đúng: 2,3,4. Câu 1 sai vì không phân định thành phần phụ đầu câu với thành phần chủ ngữ.

c. Từng câu trong đoạn văn đều đúng nhưng do sắp xếp lộn xộn, không liên kết logic về ý nên đoạn văn không chặt chẽ. Cách sửa:

Thúy Kiều và Thúy Vân đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại. Họ sống êm ấm dưới một mái nhà, hòa thuận và hạnh phúc với cha mẹ. Họ đều có những nét xinh đẹp tuyệt vời. Vẻ đẹp của Kiều hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. Nàng là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn. Còn Vân có nét đẹp đoan trang thùy mị. Về tài thì Thúy Kiều hơn hẳn Thúy Vân. Thế nhưng nàng đâu có được hưởng hạnh phúc. 4. Về phong cách ngôn ngữ

a. Phân tích và chữa từ dùng không phù hợp với phong cách ngôn ngữ:

+ Từ dùng sai: hoàng hôn → quá lãng mạn, thi vị, không phù hợp với ngôn ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính (biên bản tai nạn giao thông).

+ Cụm từ hết sức là → mang tính khẩu ngữ, chỉ phù hợp với phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, không phù hợp với phong cách ngôn ngữ của một bài văn nghị luận.

b. Nhận xét về từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói trong trích đoạn thuộc truyện “Chí Phèo”:

+ Cách dùng từ xưng hô: bẩm, cụ – con.

+ Từ ngữ đưa đẩy, mang tính khẩu ngữ: sinh ra, có dám nói gian, quả, về làng về nước, chả làm gì nên ăn, lại cho.

+ Sử dụng thành ngữ: trời tru đất diệt, thước đất cắm dùi.

→ Từ ngữ thân mật, suồng sã, là lời ăn tiếng nói hàng ngày của người nông dân thời xưa. Những từ ngữ này không dùng trong lá đơn đề nghị được vì không đáp ứng yêu cầu trang trọng, khách quan của phong cách ngôn ngữ hành chính.

II. Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao

1. Các từ đứng và quỳ được dùng theo nghĩa chuyển giúp câu tục ngữ gợi hình, gợi cảm:

+ Chết đứng: chỉ cái chết đường hoàng, hiên hang, đáng tôn trọng.

+ Sống quỳ: chỉ cách sống hèn nhát, nhục nhã, đáng coi thường.

2. Hiệu quả biểu đạt của phép ẩn dụ và so sánh trong câu:

+ Hình ảnh ẩn dụ chiếc nôi xanh: gợi sự che chở, nâng đỡ vĩ đại của cây cối đối với cuộc sống của con người.

+ Hình ảnh so sánh máy điều hòa khí hậu: cho thấy vai trò, tác dụng cụ thể của cây cối đối với môi trường sống.

→ Các biện pháp tu từ giúp diễn đạt giàu hình ảnh, dễ hiểu, để lại ấn tượng sâu sắc.

3. Phép điệp từ ( ai), điệp cấu trúc cú pháp ( ai có…dùng…), phép đối và nhịp điệu khẩn trương, khỏe khoắn có tác dụng biến câu văn trở thành lời kêu gọi tha thiết, khí thế thúc giục và khích lệ toàn dân đứng lên cầm vũ khí đánh giặc.

III. Luyện tập

Câu 1. Lựa chọn từ ngữ viết đúng: bàng hoàng, chất phác, bàng quan, lãng mạn, hưu trí, uống rượu, trau chuốt, nồng nàn, đẹp đẽ, chặt chẽ.

Câu 2. Phân tích tính chính xác và tính biểu cảm trong cách dùng từ (thay từ hạng bằng từ lớp, thay từ phải bằng từ sẽ) của Hồ chủ tịch trong bản “Di chúc”:

+ Hai từ “hạng” và “lớp” đều giúp phân biệt người theo tuổi tác, thế hệ nhưng từ “hạng” thường mang nét nghĩa xấu còn từ “lớp” chỉ gợi sự phân biệt bình thường.

+ Từ “phải” mang nét nghĩa bắt buộc, nặng nề không phù hợp với việc đi gặp các bậc vĩ nhân, các bậc đàn anh cách mạng. Từ “sẽ” gợi sắc thái nhẹ nhàng, thuận tự nhiên.

Câu 3. Phân tích chỗ đúng, chỗ sai của các câu và của đoạn văn:

+ Nội dung của câu đầu (nói về tình yêu nam nữ) và các câu sau (nói về các tình cảm khác) không thống nhất, không liên kết.

+ Đại từ thay thế “họ” ở câu 2, câu 3 chưa được xác định trong đoạn văn.

Câu 4. Tính hình tượng và tính biểu cảm trong câu văn: Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị đã oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị.

+ Quán ngữ tình thái: biết bao nhiêu.

+ Từ ngữ miêu tả âm thanh sống động: oa oa cất tiếng khóc đầu tiên.

+ Cách diễn đạt giàu hình ảnh, gợi cảm (hình ảnh ẩn dụ): quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị.

Câu 5. Đọc lại và sửa lỗi (nếu có) về chữ viết, từ ngữ, câu văn, cấu tạo đoạn trong bài viết số 4 của HS.

chúng tôi