Top 4 # Xem Nhiều Nhất Giải Vbt Công Nghệ 8 Trang 37 Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Giải Vbt Công Nghệ 7 Bài 37: Thức Ăn Vật Nuôi

Bài 37: Thức ăn vật nuôi

I. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi (Trang 74 – vbt Công nghệ 7):

1. Thức ăn vật nuôi

– Một số loại thức ăn của các vật nuôi sau:

Lợn ăn các loại thức ăn thực vật và động vật (ăn tạp)

Trâu, bò ăn các loại thức ăn thực vật

Gà, vịt ăn các loại thức ăn hạt ngô, thóc.

– Như vậy vật nuôi chỉ ăn được những loại thức ăn phù hợp với đặc điểm sinh lí va tiêu hoá của chúng.

2. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi

Các loại thức ăn trong hình 64 – SGK được sắp xếp theo nguồn gốc như sau:

Nguồn gốc từ thực vật: cám gạo, ngô vàng, bột sắn, khô dầu đậu tương.

Nguồn gốc từ động vật: bột cá.

Nguồn gốc khoáng: premic khoáng.

II. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi (Trang 74 – vbt Công nghệ 7):

1. Đọc bảng 4 – SGK. Thành phần hoá học của một số loại thức ăn (SGK). Cho biết:

a) Nguồn gốc các loại thức ăn:

– Nguồn gốc thực vật gồm các loại thức ăn: được chế biến từ thực vật thiên nhiên: rau muống, khoai lang củ, rơm lúa, ngô (bắp).

– Nguồn gốc động vật gồm các loại thức ăn: bột cá, bột tôm, bột thịt, …

– Nguồn gốc khoáng, vitamin có trong các loại thức ăn: dưới dạng muối không độc chứa canxi, photpho, natri, …

b) Thức ăn của vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng: nước, protein, lipit, gluxit, khoáng, vitamin, …

2. Quan sát hình 65 (SGK) và đối chiếu với bảng 4 (SGK), hãy điền tên loại thức ăn phù hợp dưới mỗi hình tròn biểu diễn thành phần thức ăn.

a) Rau muống

b) Rơm lúa

c) Khoai lang

d) Ngơ hat

e) Bột cá

Các bài giải vở bài tập Công nghệ lớp 7 (VBT Công nghệ 7) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Giải Vbt Công Nghệ 8 Bài 37. Phân Loại Và Số Liệu Kỹ Thuật Của Đồ Dùng Điện

Bài 37. Phân loại và số liệu kỹ thuật của đồ dùng điện

I. PHÂN LOẠI ĐỒ DÙNG ĐIỆN GIA ĐÌNH (Trang 82-vbt Công nghệ 8)

Lời giải:

– Dựa vào cách phân loại, em hãy ghi tên các đồ dùng điện gia đình vào các nhóm trong bảng 37.1 SGK

Lời giải:

Bảng 37.1 Phân loại đồ dùng điện

Điện – quang

Đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang

Điện – nhiệt

Bình nước giữ nhiệt, nồi cơm điện, bàn là.

Điện – cơ

Quạt điện, máy đánh trứng, máy xay sinh tố.

III. CÁC SỐ LIỆU KĨ THUẬT (Trang 83-vbt Công nghệ 8)

1. Các đại lượng điện định mức

– Trên bóng đèn có ghi 220V, 60W, em hãy giải thích các số liệu kĩ thuật đó.

220V là điện áp định mức.

60W là công suất định mức.

– Em hãy cho biết công suất, điện áp, dòng điện, dung tích định mức của bình nước nóng có nhãn trên hình 37.2 SGK bằng bao nhiêu?

+ Điện áp định mức: 220 vôn.

+ Dòng điện định mức: 11,4 ampe.

+ Công suất định mức: 2000 oát.

+ Dung tích định mức: 15 lít.

2. Ý nghĩa của số liệu kĩ thuật

– Hãy điền các từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong câu sau đây.

Lời giải:

Số liệu kĩ thuật giúp ta lựa chọn đồ dùng điện phù hợp và sử dụng đúng yêu cầu kĩ thuật.

– Nhà em sử dụng nguồn điện có điện áp 220V, trong ba loại bóng đèn (bóng số 1: 220V – 40W, bóng số 2: 110V – 40W, bóng số 3: 220V – 300W) em chọn mua bóng đèn số 1 cho đèn bàn học tập vì:

+ Đúng điện áp định mức 220V

+ Tiêu hao điện năng thấp, ánh sáng nhẹ dịu phù hợp với việc học.

– Khi dòng điện vượt quá trị số định mức, dây dẫn của đồ dùng điện sẽ bị nóng liên tục dễ gây ra cháy nổ và chập nguồn điện.

Câu 1 (Trang 84-Vbt công nghệ 8): Vì sao người ta xếp đèn điện thuộc nhóm điện – quang; bàn là điện, nồi cơm điện thuộc nhóm điện – nhiệt; quạt điện, máy bơm nước thuộc nhóm điện cơ?

Lời giải:

– Đèn điện: dùng điện để tạo ra ánh sáng nên thuộc nhóm điện – quang.

– Bàn là điện, nồi cơm điện: dùng điện tạo ra nhiệt nên thuộc nhóm điện – nhiệt.

– Máy bơm nước, quạt điện: dùng điện tạo ra sức cơ vật lí nên thuộc nhóm điện – cơ.

Câu 2 (Trang 48-Vbt công nghệ 8): Các đại lượng điện định mức ghi trên nhãn đồ dùng điện là gì? Ý nghĩa của chúng.

Lời giải:

– Các đại lượng điện định mức: điện áp, dòng điện, công suất.

– Điện áp định mức U – đơn vị là Vôn

– Dòng điện định mức I – đơn vị là Ampe.

– Công suất định mức P – đơn vị là oát.

– Đồ dung điện không nên làm việc vượt quá đại lượng điện định mức để đảm bảo an toàn điện.

Câu 3 (Trang 84-Vbt công nghệ 8): Để tránh hư hỏng do điện gây ra, khi sử dụng đồ dùng điện phải chú ý gì?

Lời giải:

– Phải chú ý số liệu kĩ thuật của chúng có phù hợp với nguồn điện của nơi mình sinh sống đang sử dụng hay không.

Các bài giải vở bài tập Công nghệ lớp 8 (VBT Công nghệ 8) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Giải Vbt Công Nghệ 8: Bài 2. Hình Chiếu

Giải VBT Công nghệ 8 Bài 2. Hình chiếu

I. KHÁI NIỆM HÌNH CHIẾU (Trang 4-vbt Công nghệ 8)

Hãy tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống (…) trong câu sau:

Lời giải:

Khi chiếu một vật thể lên mặt phẳng, hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là hình chiếu của vật thể

II. CÁC PHÉP CHIẾU (Trang 4-vbt Công nghệ 8)

Hãy tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống (…) trong những mệnh đề sau:

Lời giải:

– Phép chiếu vuông góc có các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu.

– Phép chiếu song song có các tia chiếu song song với nhau.

– Phép chiếu xuyên tâm có các tia chiếu hội tụ ở một điểm

III. CÁC HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC (Trang 5-vbt Công nghệ 8)

Hãy ghi tên gọi mặt phẳng chiếu, tên hình chiếu và hướng chiếu tương ứng với các mặt phẳng vào bảng sau:

Lời giải:

IV.VỊ TRÍ CÁC HÌNH CHIẾU (Trang 5-vbt Công nghệ 8)

Hãy tìm các từ thích hợp để điền vào chỗ trống (…) trong câu sau:

Lời giải:

Hình chiếu đứng ở trên hình chiếu bằng và ở bên trái hình chiếu cạnh.

Câu 1 (Trang 5-vbt Công nghệ 8): Thế nào là hình chiếu của một vật thể?

Lời giải:

– Hình chiếu của một vật thể là hình nhận được trên mặt phẳng của vật thể đó.

Câu 2 (Trang 5-vbt Công nghệ 8): Có các phép chiếu nào? Mỗi phép chiếu có đặc điểm gì?

Lời giải:

– Các phép chiếu: xuyên tâm, song song, vuông góc.

– Phép chiếu vuông góc: vẽ các hình chiếu vuông góc.

– Phép chiếu song song, phép chiếu xuyên tâm: vẽ các hình biểu diễn ba chiều bổ sung cho các hình chiếu vuông góc trên bản vẽ kĩ thuật.

Câu 3 (Trang 5-vbt Công nghệ 8): Tên gọi và vị trí của các hình chiếu ở trên bản vẽ như thế nào.

Lời giải:

– Mặt phẳng chiếu bằng được mở xuống dưới cho trùng với mặt phẳng chiếu đứng nghĩa là hình chiếu bằng ở dưới hình chiều đứng trên bản vẽ.

– Mặt phẳng chiếu cạnh được mở sang bên phải cho trùng với mặt phẳng chiếu đứng nghĩa là hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng trên bản vẽ.

Bài tập (Trang 6-vbt Công nghệ 8): Cho vật thể với các hướng chiếu A, B, C và các hình chiếu 1, 2, 3 (h.2.6).

a) Hãy đánh dấu (x) vào bảng 2.1 để chỉ rõ sự tương quan giữa các hướng chiếu với các hình chiếu.

b) Ghi tên gọi các hình chiếu 1, 2, 3 vào bảng 2.2.

Lời giải:

Giải Vbt Công Nghệ 8 Bài 41. Đồ Dùng Loại Điện

Bài 41. Đồ dùng loại Điện – Nhiệt : Bàn là điện

I. ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN – NHIỆT (Trang 92-vbt Công nghệ 8)

1. Nguyên lí làm việc

– Nguyên lí làm việc của đồ dùng điện – nhiệt dựa vào tác dụng gì của dòng điện?

Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện chạy trong dây đốt, biến đổi điện năng thành nhiệt năng.

– Năng lượng đầu vào và đầu ra của đồ dùng điện – nhiệt là gì?

+ Năng lượng đầu vào là: điện năng

+ Năng lượng đầu ra là: nhiệt năng.

2. Dây đốt nóng

– Các yêu cầu kĩ thuật của dây đốt nóng là gì?

Lời giải:

+ Dây đốt nóng làm bằng vật liệu dẫn điện có điện trở suất lớn.

+ Dây đốt nóng chịu được nhiệt độ cao.

– Hãy khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng.

Dây đốt nóng của bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện thường được làm bằng:

A. Dây đồng

B. Dây phero – crom

C. Dây niken – crom (x)

II. BÀN LÀ ĐIỆN (Trang 93-vbt Công nghệ 8)

1. Cấu tạo

– Nhiệt độ làm việc của dây đốt nóng của bàn là điền vào khoảng 1000 oC – 1100 o C

– Đế của bàn là điện dùng để làm gì?

Dùng để tích nhiệt làm nóng bàn là.

2. Nguyên lí làm việc

Hãy chọn từ hoặc cụm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống (…) trong các câu sau.

Đầu vào, đầu ra, dòng điện, dây đốt nóng, là:

– Nguyên lí làm việc của bàn là điện: khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây đốt nóng tỏa nhiệt, nhiệt được tích vào đế của bàn là làm nóng bàn là.

– Nhiệt năng là năng lượng đầu ra của bàn là và được sử dụng để là quần áo, hàng may mặc, vải.

3. Sử dụng

Có ba nguồn điện:

a) Nguồn điện 220V

b) Nguồn điện 110V

c) Nguồn điện 380V

Một bàn là có ghi 240V- 600W, sử dụng với nguồn điện nào là phù hợp nhất? Tại sao?

– Chọn nguồn điện 220V bởi vì điện áp định mức của nước ta là từ 220V~240V.

Câu 1 (Trang 94-Vbt công nghệ 8): Nguyên lí làm việc của đồ dùng loại điện – nhiệt là gì?

Lời giải:

– Khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây đốt nóng tỏa nhiệt, nhiệt được tích vào đế của bàn là làm nóng bàn là.

Câu 2 (Trang 94-Vbt công nghệ 8): Các yêu cầu kĩ thuật đối với dây đốt nóng là gì? Giải thích.

Lời giải:

– Dây đốt nóng làm bằng vật liệu dẫn điện có điện trở suất lớn: dây niken-crom màu sáng bóng có điện trở suất o=1,1.10-6 (gấp gần 70 lần điện trở suất của đồng), dây phecro-crom màu xỉn hơn có điện trở suất p=1,3.10-6 Ωm

– Dây đốt nóng chịu được nhiệt độ cao: dây niken-crom có nhiệt độ làm việc từ 1000 oC đến 1100 oC, dây pherom-crom có nhiệt độ làm việc 850 o C.

– Các yêu cầu kĩ thuật đảm bảo dòng điện có công suất lớn chạy qua không làm hỏng bàn là.

Câu 3 (Trang 94-Vbt công nghệ 8): Cấu tạo bàn là điện gồm những bộ phận chính nào? Nêu chức năng của chúng.

Lời giải:

– Dây đốt nóng: làm bằng hợp kim niken-crom, chịu được nhiệt độ cao. Được đặt ở các rảnh trong bàn là và cách điện với vỏ.

– Vỏ bàn là: đế và nắp.

Đế: làm bằng gang, hợp kim nhôm được đánh bóng hoặc mạ crom.

Nắp: làm bằng đồng, thép mạ crom hoặc nhựa chịu nhiệt, có gắn tay cầm bằng nhựa cứng chịu nhiệt.

Câu 4 (Trang 94-Vbt công nghệ 8): Khi sử dụng bàn là điện cần chú ý điều gì?

Lời giải:

– Sử dụng với đúng điện áp định mức của bàn là.

– Khi đóng điện không được để mặt đế bàn là trực tiếp xuống bàn hoặc để lâu trên quần áo.

– Điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp với từng loại vải, lụa … cần là, tránh làm hỏng vật dụng được là.

– Giữ gìn mặt đế bàn là sạch và nhẵn.

– Đảm bảo an toàn về điện và về nhiệt.

Các bài giải vở bài tập Công nghệ lớp 8 (VBT Công nghệ 8) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube: