Top 3 # Xem Nhiều Nhất Giải Vbt Sinh Học 8 Bài 1 Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Giải Vbt Sinh Học 8 Bài 1: Bài Mở Đầu

Bài 1: Bài mở đầu

I – Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 (trang 4 VBT Sinh học 8): Trong chương trình Sinh học 7, em đã học các ngành động vật nào?

Trả lời:

Trong chương trình Sinh học 7, em đã học các ngành động vật:

– Ngành động vật Nguyên Sinh.

– Ngành Ruột khoang.

– Ngành Giun dẹp.

– Ngành Giun tròn.

– Ngành Giun đốt.

– Ngành Thân mềm.

– Ngành Chân khớp.

– Ngành động vật có xương sống.

Bài tập 2 (trang 4 VBT Sinh học 8): Lớp động vật có xương sống nào có vị trí tiến hóa cao nhất?

Trả lời:

Ngành động vật có xương sống thì lớp Thú có vị trí tiến hóa cao nhất.

Bài tập 3 (trang 4 VBT Sinh học 8): Đánh dấu × vào ô chỉ câu trả lời đúng nhất trong các câu sau.

Trả lời:

Bài tập 4 (trang 4 VBT Sinh học 8): Kiến thức về cơ thể người và vệ sinh có quan hệ mật thiết với những ngành nghề nào trong xã hội?

Trả lời:

Kiến thức về cơ thể người và vệ sinh có quan hệ mật thiết đến nhiều lĩnh vực trong xã hội như: y tế, giáo dục, thể dục – thể thao, thực phẩm…

II – Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập (trang 5 VBT Sinh học 8): Tìm các từ và cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau:

1.Người là động vật bậc cao thuộc lớp Thú.

2.Đặc điểm cơ bản để phân biệt người với động vật là người biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào những mục đích nhất định, có tư duy, tiếng nói, chữ viết.

3.Sinh học 8 cung cấp những kiến thức về đặc điểm cấu tạo, chức năng của cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường, những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể.

5.Phương pháp học tập phù hợp với đặc điểm môn học là kết hợp quan sát, thí nghiệm và vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tế cuộc sống.

Trả lời:

III – Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 (trang 5 VBT Sinh học 8): Những đặc điểm giống và khác nhau giữa người và động vật thuộc lớp Thú.

Trả lời:

– Giống nhau: Có lông mao, đẻ con, có tuyến sữa và nuôi con bằng sữa.

– Khác nhau: Người biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào những mục đích nhất định, có tư duy, tiếng nói, chữ viết.

Bài tập 2 (trang 5 VBT Sinh học 8): Hãy cho biết những lợi ích của việc học tập môn học “Cơ thể người và vệ sinh”.

Trả lời:

Môn học giúp ta tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ thể (từ cấp độ tế bào đến cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể) trong mối quan hệ với môi trường và những cơ chế điều hòa các quá trình sống. Từ đó, đề ra các biện pháp rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe, giúp ta có hiểu biết khoa học để có ý thức và hành vi bảo vệ môi trường.

Bài tập 3 (trang 6 VBT Sinh học 8): Hãy đánh dấu × vào ô ở câu trả lời đúng nhất.

Trả lời:

Kiến thức về cơ thể người và vệ sinh có quan hệ mật thiết với những ngành nghề trong xã hội như:

Các bài giải vở bài tập Sinh học lớp 8 (VBT Sinh học 8) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Giải Vbt Sinh Học 8 Bài 35: Ôn Tập Học Kì 1

Bài 35: Ôn tập học kì 1

I – Bài tập hệ thống hóa kiến thức

Bài tập 1 (trang 92 VBT Sinh học 8): Hãy điền các nội dung phù hợp vào bảng sau:

Trả lời:

Tế bào

– Màng sinh chất.

– Chất tế bào: Lưới nội chất, Ribôxôm, Ti thể, Bộ máy Gôngi, Trung thể.

– Nhân

Thực hiện trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể sống.

Là tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu trúc giống nhau, cùng thực hiện một chức năng nhất định. Gồm 4 loại:

– Mô biểu bì

– Mô liên kết

– Mô cơ

– Mô thần kinh

Tham gia cấu tạo nên các cơ quan:

– Mô biểu bì có chức năng bảo vệ, hấp thụ, tiết.

– Mô liên kết có chức năng nâng đỡ, liên kết các cơ quan.

– Mô cơ có chức năng co dãn.

– Mô thần kinh có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều khiển sự hoạt động của các cơ quan trả lời các kích thích của môi trường.

Cơ quan

Được tạo nên bởi các mô khác nhau. Ví dụ: Da, thận, tim, gan…

Tham gia cấu tạo và thực hiện chức năng nhất định của hệ cơ quan.

Hệ cơ quan

Gồm các cơ quan cùng phối hợp hoạt động thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể, gồm:

– Hệ vận động

– Hệ tiêu hóa

– Hệ tuần hoàn

– Hệ hô hấp

– Hệ bài tiết

– Hệ thần kinh

Thực hiện các chức năng của cơ thể:

– Hệ vận động: Nâng đỡ, vận động cơ thể di chuyển

– Hệ tiêu hóa: Biến đổi và hấp thụ thức ăn

– Hệ tuần hoàn: Vận chuyển chất dinh dưỡng, chất thải, O 2 và CO 2

– Hệ hô hấp: Trao đổi khí

– Hệ bài tiết: Bài tiết nước tiểu

– Hệ thần kinh: Điều khiển, điều hòa hoạt động của cơ thể

Bài tập 2 (trang 93 VBT Sinh học 8): Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng sau:

Trả lời:

Hệ cơ quan thực hiện vận động

Đặc điểm cấu tạo

Chức năng

Vai trò chung

Bộ xương

Gồm 3 phần:

– Xương đầu: xương sọ, xương mặt, xương hàm

– Xương thân: xương cột sống, xương ức, xương sườn

– Xương chi: xương tay, xương chân

Là bộ phận nâng đỡ, bảo vệ cơ thể, là nơi bám của các cơ.

Khi cơ co làm xương cử động dẫn tới sự vận động của cơ thể

Hệ cơ

Hệ cơ gồm khoảng 600 cơ ở cơ thể người, có khả năng co dãn.

Tùy vào vị trí và chức năng mà cơ có nhiều hình dạng khác nhau, ví dụ: bắp cơ có hình thoi dài.

Co dãn giúp cơ thể vận động

Bài tập 3 (trang 93 VBT Sinh học 8): Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng sau:

Trả lời:

Tim

Cấu tạo bởi cơ tim và mô liên kết, tạo thành 4 ngăn tim (tâm nhĩ phải, tâm nhĩ trái, tâm thất phải, tâm thất trái) và các van tim (van nhĩ – thất, van động mạch).

Bơm máu liên tục theo 1 chiều từ tâm nhĩ vào tâm thất và từ tâm thất vào động mạch

Giúp máu tuần hoàn liên tục theo 1 chiều trong cơ thể, nước mô liên tục được đổi mới và bạch huyết được lưu thông

Bài tập 4 (trang 94 VBT Sinh học 8): Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng sau:

Trả lời:

Các giai đoạn chủ yếu trong hô hấp

Cơ chế

Vai trò

Thở

Sự phối hợp hoạt động giữa lồng ngực và cơ quan hô hấp

Trao đổi không khí giữa phổi và môi trường ngoài

Cung cấp O 2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO 2 khỏi cơ thể do các tế bào thải ra

Trao đổi khí ở phổi

Là sự khuếch tán của O 2 từ không khí ở phế nang vào máu và của CO 2 từ máu vào không khí phế nang.

Tăng nồng độ O 2 và giảm CO 2 trong máu

Trao đổi khí ở tế bào

Sự khuếch tán của O 2 từ máu vào tế bào và của CO 2 từ tế bào vào máu.

Cung cấp O 2 cho tế bào và nhận CO 2 do tế bào thải ra

Bài tập 5 (trang 94 VBT Sinh học 8): Đánh dấu + vào ô trống thích hợp trong bảng sau:

Trả lời:

Bài tập 6 (trang 94 VBT Sinh học 8): Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng sau:

Trả lời:

Trao đổi chất

Ở cấp cơ thể

Môi trường ngoài cung cấp thức ăn, nước, muối khoáng và ôxi qua hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, đồng thời tiếp nhận chất bã, sản phẩm phân hủy và khí CO 2 từ cơ thể thải ra.

Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào cơ thể

Ở cấp tế bào

Các chất dinh dưỡng và ôxi tiếp nhận từ máu và nước mô được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống; đồng thời các sản phẩm phân hủy được thải vào môi trường trong, đưa tới cơ quan bài tiết, còn khí CO 2 được đưa tới phổi để thải ra ngoài.

Chuyển hóa ở tế bào

Đồng hóa

Là quá trình tổng hợp từ các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng của cơ thể và tích lũy năng lượng.

Dị hóa

Là quá trình phân giải các chất phức tạp thành sản phẩm đơn giản và giải phóng năng lượng.

II – Câu hỏi ôn tập

Câu hỏi 1 (trang 95 VBT Sinh học 8): Trong phạm vi các kiến thức đã học, hãy chứng minh rằng các tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống.

Trả lời:

– Tế bào là đơn vị cấu trúc: Mọi cơ quan của cơ thể đều được cấu tạo từ các tế bào.

Ví dụ: tế bào xương, tế bào cơ, tế bào biểu bì vách mạch máu, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu, tế bào biểu bì ở niêm mạc dạ dày, các tế bào tuyến,…

– Tế bào là đơn vị chức năng: Các tế bào tham gia vào hoạt động chức năng của các cơ quan.

Ví dụ :

+ Hoạt động của các tơ cơ trong tế bào giúp bắp cơ co, dãn.

+ Các tế bào cơ tim co, dãn giúp tim có bóp tạo lực đẩy máu vào hệ mạch giúp hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất.

+ Các tế bào của hệ hô hấp thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường.

+ Các tế bào tuyến tiết dịch vào ống tiêu hóa của hệ tiêu hóa để biến đổi thức ăn về mặt hóa học.

Câu hỏi 2 (trang 96 VBT Sinh học 8): Hãy trình bày mối liên hệ về chức năng các hệ cơ quan đã học (bộ xương, hệ cơ, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa).

Trả lời:

Mối liên hệ của các hệ cơ quan:

Cơ thể là một khối thống nhất. Sự hoạt động của các cơ quan trong một hệ cũng như sự hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể đều luôn luôn thống nhất với nhau.

+ Bộ xương tạo khung cho toàn bộ cơ thể, là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ cho các hệ cơ quan khác.

+ Hệ cơ hoạt động giúp xương cử động.

+ Hệ tuần hoàn dẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp hệ này trao đổi chất.

+ Hệ hô hấp lấy O 2 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải CO 2 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.

+ Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các cơ quan của cơ thể qua hệ tuần hoàn.

+ Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, chất thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.

Câu hỏi 3 (trang 96 VBT Sinh học 8): Các hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa đã tham gia vào hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa như thế nào?

Trả lời:

– Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất:

+ Mang O 2 từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tới các tế bào.

+ Mang các sản phẩm thải (CO 2, nước tiểu và các chất độc) từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết.

– Hệ hô hấp giúp tế bào trao đổi khí :

+ Lấy O 2 từ môi trường ngoài cung cấp cho các tế bào.

+ Thải CO 2 ra khỏi cơ thể.

Các bài giải vở bài tập Sinh học lớp 8 (VBT Sinh học 8) khác:

300 BÀI GIẢNG GIÚP CON HỌC TỐT LỚP 8 CHỈ 399K

Phụ huynh đăng ký mua khóa học lớp 8 cho con, được tặng miễn phí khóa ôn thi học kì. Cha mẹ hãy đăng ký học thử cho con và được tư vấn miễn phí. Đăng ký ngay!

Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Giải Vbt Sinh Học 8 Bài 50: Vệ Sinh Mắt

Bài 50: Vệ sinh mắt

I – Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 (trang 130 VBT Sinh học 8): Dựa vào thông tin trong bài (mục I, SGK), xây dựng bảng tổng kết sau:

Trả lời:

Các tật của mắt

Nguyên nhân

Cách khắc phục

Cận thị

Tật bẩm sinh do cầu mắt dài; không giữ khoảng cách đúng trong vệ sinh học đường, làm cho thể thủy tinh luôn luôn phồng, lâu dần mất khả năng dãn.

Phải đeo kính cận (kính có mặt lõm – kính phân kì)

Viễn thị

Do cầu mắt ngắn; người già thể thủy tinh bị lão hóa, mất tính đàn hồi, không phồng được

Đeo kính lão (kính hội tụ)

Bài tập 2 (trang 131 VBT Sinh học 8): Phòng tránh các bệnh về mắt bằng cách nào?

Trả lời:

Phòng tránh các bệnh về mắt bằng cách:

– Giữ gìn vệ sinh khi đọc sách, tránh đọc ở chỗ thiếu ánh sáng hoặc lúc đi trên xe bị xóc nhiều.

– Rửa mắt thường xuyên bằng nước muối loãng, không dùng chung khăn để tránh các bệnh về mắt.

– Khi bị các bệnh về mắt phải tới các cơ sở y tế để kiểm tra và chữa trị kịp thời.

II – Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập (trang 131 VBT Sinh học 8): Điền nội dung thích hợp vào chỗ trống ở những câu sau:

Trả lời:

Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần. Người cận thị muốn nhìn rõ những vật mà ở xa phải đeo kính mặt lõm (kính phân kì).

Người viễn thị muốn nhìn rõ được những vật ở gần phải đeo kính mặt lồi (kính hội tụ).

Giữ gìn vệ sinh khi đọc sách để tránh cận thị.

Rửa mắt thường xuyên bằng nước muối loãng, không dùng chung khăn để tránh các bệnh về mắt.

III – Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 (trang 131 VBT Sinh học 8): Nêu nguyên nhân của bệnh cận thị.

Trả lời:

Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần. Nguyên nhân có thể là tật bẩm sinh do cầu mắt dài; không giữ khoảng cách đúng trong vệ sinh học đường, làm cho thể thủy tinh luôn luôn phồng, lâu dần mất khả năng dãn.

Người cận thị muốn nhìn rõ những vật ở xa phải đeo kính mặt lõm (kính phân kì).

Bài tập 2 (trang 131 VBT Sinh học 8): Tại sao người già thường phải đeo kính lão?

Trả lời:

Người già thường bị viễn thị do thể thủy tinh bị lão hóa, mất tính đàn hồi, không phồng được. Vì vậy, muốn nhìn rõ vật phải đeo thêm kính lão (kính hội tụ).

Bài tập 3 (trang 131 VBT Sinh học 8): Tại sao không nên đọc sách ở những nơi thiếu ánh sáng và không nên nằm đọc sách?

Trả lời:

Không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, trên tàu xe bị xóc nhiễu vì sẽ không giữ khoảng cách để đọc sách, sự điều tiết mắt không ổn định, làm thể thủy tinh luôn luôn phồng, dần sẽ mất khả năng dãn gây tật cận thị ở mắt.

Bài tập 4 (trang 132 VBT Sinh học 8): Nêu những hậu quả của bệnh đau mắt hột và cách phòng tránh.

Trả lời:

– Người bị bệnh đau mắt hột, mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên, khi hột vỡ ra làm thành sẹo, co keo lớp trong mi mắt làm cho lông mi quặp vào trong (lông quặm), cọ xát làm đục màng giác dẫn tới mù lòa.

– Cách phòng tránh :

+ Thấy mắt ngứa, không được dụi tay bẩn, phải rửa bằng nước ấm pha muối loãng và nhỏ thuốc mắt.

+ Rửa mắt thường xuyên bằng nước muối loãng, không dùng chung khăn để tránh các bệnh về mắt.

+ Khi bị bệnh, cần tới các cơ sở y tế để chữa trị.

Bài tập 5 (trang 132 VBT Sinh học 8): Hãy lựa chọn các thông tin a, b, c, d, e, g ở cột B và C rồi điền vào thông tin tương ứng ở cột A.

Trả lời:

1 – c, d, e

2 – a, b, g

Các bài giải vở bài tập Sinh học lớp 8 (VBT Sinh học 8) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Giải Vbt Sinh Học 8 Bài 7: Bộ Xương

Bài 7: Bộ xương

I – Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 (trang 18 VBT Sinh học 8):

1. Bộ xương có chức năng gì?

2. Điểm giống và khác nhau giữa xương tay và xương chân?

Trả lời:

1. Bộ xương có chức năng là bộ phận nâng đỡ, bảo vệ cơ thể, là nơi bám của các cơ.

2. So sánh:

Bài tập 2 (trang 18-19 VBT Sinh học 8): Quan sát hình 7 – 4 SGK, trả lời câu hỏi sau:

1. Dựa vào cấu tạo khớp đầu gối hãy mô tả khớp động.

2. Khả năng cử động của khớp động và khớp bán động khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó?

3. Đặc điểm của khớp bất động?

Trả lời:

1. Khớp động: là phần tiếp giáp giữa 2 xương là sụn và bao hoạt dịch (chứa dịch khớp), khớp động có thể cử động dễ dàng.

2. * Khớp động: Là khớp cử động dễ dàng nhờ hai đầu xương có sụn, đầu khớp nằm trong một bao chứa dịch khớp.

* Khớp bán động: Khớp bán động cử động ở mức hạn chế do diện tích khớp phẳng và hẹp.

3. Khớp bất động: là phần tiếp giáp giữa 2 xương đã hoá xương, có hình răng cưa khít với nhau nên không cử động được. Khớp bất động giúp xương tạo thành hộp, khối để bảo vệ nội quan (hộp sọ não bảo vệ não) hoặc nâng đỡ (xương chậu).

II – Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

1. Chức năng của bộ xương là gì?

Bộ xương có chức năng là bộ phận nâng đỡ, bảo vệ cơ thể, là nơi bám của các cơ.

2. Bộ xương cấu tạo như thế nào?

Bộ xương người gồm 3 phần:

– Phần đầu: khối xương sọ có 8 xương ghép lại tạo thành hộp sọ lớn chứa não. Xương mặt nhỏ, có xương hàm.

– Phần thân: cột sống khớp với nhau, cong ở 4 chỗ. Các xương sườn gắn với cột sống và xương ức tạo thành lồng ngực.

– Phần chi: xương tay và xương chân.

3. Có 3 loại khớp:

– Khớp động: giúp cơ thể có những cử động linh hoạt đáp ứng được những yêu cầu lao động và hoạt động phức tạp. VD: khớp ở tay, chân.

– Khớp bán động: giúp cơ thể mềm dẻo trong dáng đi thẳng và lao động phức tạp, cử động của khớp hạn chế. VD: khớp các đốt sống.

– Khớp bất động là loại khớp không cử động được. VD: khớp ở hộp sọ.

III – Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 (trang 19 VBT Sinh học 8): Bộ xương người gồm mấy phần? Mỗi phần gồm những xương nào?

Trả lời:

Bộ xương người gồm 3 phần:

– Phần đầu: khối xương sọ có 8 xương ghép lại tạo thành hộp sọ lớn chứa não. Xương mặt nhỏ, có xương hàm.

– Phần thân: cột sống khớp với nhau, cong ở 4 chỗ. Các xương sườn gắn với cột sống và xương ức tạo thành lồng ngực.

– Phần chi: xương tay và xương chân.

Bài tập 2 (trang 20 VBT Sinh học 8): Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân có ý nghĩa gì đối với hoạt động của con người?

Trả lời:

Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của con người :

– Các khớp cổ tay và bàn tay linh hoạt đảm nhiệm chức năng cầm nắm phức tạp trong lao động của con người.

– Xương cổ chân và xương gót phát triển nở về phía sau làm cho diện tích bàn chân lớn, đảm bảo sự cân bằng vững chắc cho tư thế đứng thẳng.

Bài tập 3 (trang 20 VBT Sinh học 8): Vai trò của từng loại khớp là gì?

Trả lời:

– Khớp động : giúp cơ thể có những cử động linh hoạt đáp ứng được những yêu cầu lao động và hoạt động phức tạp. VD: khớp ở tay, chân.

– Khớp bán động : giúp cơ thể mềm dẻo trong dáng đi thẳng và lao động phức tạp, cử động của khớp hạn chế. VD: khớp các đốt sống.

– Khớp bất động là loại khớp không cử động được. VD: khớp ở hộp sọ.

Bài tập 4 (trang 20 VBT Sinh học 8): Hãy chọn phương án đúng để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

Trả lời:

1. Khớp bất động là loại khớp không cử động được.

2. Khớp bán động là những khớp mà cử động của khớp hạn chế.

3. Khớp động là khớp cử động dễ dàng.

Các bài giải vở bài tập Sinh học lớp 8 (VBT Sinh học 8) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube: