Top 7 # Xem Nhiều Nhất Giải Vở Bài Tập Sử Lớp 7 Bài 7 Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Giải Vở Bài Tập Lịch Sử 7 Bài 11

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077)

Giải vở bài tập Lịch sử 7 bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077)

Bài 1 trang 29 VBT Lịch Sử 7

Hãy viết tiếp vào các ý sau về tình hình nhà Tống nửa cuối thế kỉ XI:

– Tài chính trong nước

– Nội bộ triều đình

– Đời sống nhân dân

– Tình hình biên cương

Lời giải:

– Tài chính trong nước: ngân khố cạn kiệt, tài chính nguy ngập.

– Nội bộ triều đình: mâu thuẫn.

– Đời sống nhân dân: đói khổ, nhiều nơi nổi dậy đấu tranh.

– Tình hình biên cương: vùng biên cương phía Bắc của nhà Tống thường xuyên bị hai nước Liêu – Hạ quấy nhiễu.

a) Đánh dấu X vào ô trống đầu câu trả lời sai về âm mưu chuẩn bị đánh Đại Việt của nhà Tống:

b) Chọn và điền các từ cho sẵn sau đây:

– Đợi giặc

– Đánh trước

– Thế mạnh

– Chiến thắng

– Sẵn sàng

“Ngồi yên…, không bằng đem quân…để chặn…của giặc”

Lời giải:

a) Cho quân sang nước ta cướp bóc, dò la tin tức; ngấm ngầm chuẩn bị lương thực, vũ khí.

b) “Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”

Bài 3 trang 30-31 VBT Lịch Sử 7

a) Dùng bút chì sáp mùa vẽ các đường tiên công của quân ta vào lược đồ trận tấn công Châu Ung, Châu Khâm, Châu Liêm.

Lời giải:

Bài 4 trang 31 VBT Lịch Sử 7

a) Đánh dấu X vào ô trống đầu câu biểu thị quân dân Đại Việt chủ động tiến công nhà Tống là để phòng ngự:

b) Sau khi tiêu diệt xong thành Ung Châu, Lý Thường Kiệt làm gì để chóng quân Tống. Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu em chọn:

c) Cho quân nghỉ ngơi và nghĩ rằng quân Tống chưa thể đánh Đại Việt ngay.

d) Cho rằng quân nhà Tống sẽ sang báo thù ngay nên ráo riết bố phòng xây dựng phòng tuyến ở bờ Nam sông Như Nguyệt.

Xây dựng pháo đài ở kinh thành Thăng Long.

Lời giải:

a) Chỉ tấn công các căn cứ quân sự, kho tàng của giặc; đánh xong là rút quân về ngay.

b) B

Bài 5 trang 31-32 VBT Lịch Sử 7

a) Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận ở sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

Bài thơ trên nói lên điều gì?

b) Đánh dấu X vào ô trống đầu câu trả lời sai về lí do Lý Thường Kiệt chủ trương giảng hòa khi quân Tống đang thua to:

Lời giải:

a) Bài thơ khẳng định chủ quyền dân tộc Đại Việt là bất khả xâm phạm. Hành động xâm lược của quân giặc là đi ngược lẽ trời và chúng ắt phải nhận quả báo.

b) Quân dân Đại Việt đã mệt mỏi vì lương thực, vũ khí cạn kiệt, không muốn đánh nhau nữa.

Bài 6 trang 32 VBT Lịch Sử 7

a) Sau một lần tấn công thất bại ở Như Nguyệt, Quách Quỳ ra lệnh: “Ai bàn đánh sẽ bị chém” và chuyển sang củng cố, phòng ngự. Điều này có ảnh hưởng gì đến thất bại cuối cùng của quân Tống?

b) Tại sao nói trận đánh ở Như Nguyệt là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta?

Lời giải:

a) Hành động của Quách Quỳ làm quân Tống ngày một chán nản, mệt mỏi, chết dần chết mòn. Tinh thần chiến đấu của quân Tống suy giảm.

b) Bởi vì sau trận đánh, quân Tống buộc phải từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt. Nền độc lập, tự chủ của Đại Việt được bảo vệ.

Bài 7 trang 32 VBT Lịch Sử 7

– Nhà Lý thành lập

– Đổi tên nước là Đại Việt

– Tấn công thành Ung Châu

– Chiến thắng ở Như Nguyệt

– Năm 1054

– Năm 1009

– Năm 1100

– Năm 1075

– Năm 1077

– Năm 1200

Lời giải:

– Năm 1009: Nhà Lý thành lập

– Năm 1054: Đổi tên nước là Đại việt

– Năm 1075: Tấn công thành Ung Châu

– Năm 1077: Chiến thắng ở Như Nguyệt

………………….

Giải Vở Bài Tập Lịch Sử 7 Bài 15

Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần

Giải VBT Lịch sử 7 bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần

Bài 1 trang 41 VBT Lịch Sử 7

Tuy bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nền nông nghiệp nước ta ở thời Trần vẫn được phục hồi và nhanh chóng phát triển. Em hãy cho biết đâu là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phát triển đó?

Đánh dấu X vào ô trồng đầu câu mà em cho là đúng nhất.

Lời giải:

Nhà nước có chính sách khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt.

Bài 2 trang 41 VBT Lịch Sử 7

Em hiểu thế nào là điền trang, thế nào là thái ấp. Hãy ghi vào ô trống từ tương ứng với ý đã nêu:

– Bộ phận đất đai nhà vua phong cho quý tộc, vương hầu làm bổng lộc.

– Bộ phận ruộng đất thuộc quyền sở hữu của quý tộc, vương hầu do khai hoang mà có.

Lời giải:

– Bộ phần đất đai nhà vua phong cho quý tộc, vương hầu làm bổng lộc → Thái ấp

– Bộ phận ruộng đất thuộc quyền sở hữu của quý tộc, vương hầu do khai hoang mà có → Điền trang

Bài 3 trang 42 VBT Lịch Sử 7

Ở thời Trần, trong lĩnh vực nông nghiệp, bộ phận ruộng đất nào đem lại nguồn thu nhập chính cho nhà nước? Đánh dấu X vào ô trống ở đầu ý trả lời mà em cho là đúng:

Lời giải:

Ruộng đất công làng xã

Bài 4 trang 42 VBT Lịch Sử 7

Để phát triển nông nghiệp, nhà Trần rất quan tâm đến việc trị thủy, đề phòng lụt lội, bảo vệ mùa màng. Theo em, đó là việc gì? Hãy điền tiếp vào ô trống sau:

Lời giải:

Bài 5 trang 42 VBT Lịch Sử 7

Thủ công nghiệp thời Trần rất phát triển, đặc biệt là thủ công nghiệp trong nhân dân. Hãy thống kê những nghề tiêu biểu?

Lời giải:

Nghề làm đồ gốm, rèn sắt, nghề đúc đồng, làm giấy và khắc bản in, nghề mộc và xây dựng, khai khoáng,…

Điền vào các ô chữ những từ thể hiện sự phát triển của mạng lưới thương nghiệp và thành thị thời Trần:

– Nơi diễn ra hoạt động buôn bán tấp nập

– Trung tâm kinh tế sầm uất

– Trung tâm buôn bán với nước ngoài:

Lời giải:

– Nơi diễn ra hoạt động buôn bán tấp nập

– Trung tâm kinh tế sầm uất

– Trung tâm buôn bán với nước ngoài:

Bài 7 trang 43 VBT Lịch Sử 7

Xã hội nhà Trần ngày càng phân hóa, bộ máy nhà nước mang tính đẳng cấp rõ rệt. Em hãy nêu tóm tắt đặc điểm của từng tầng lớp xã hội thời Trần?

Lời giải:

– Vương hầu, quý tộc: Ngày càng có nhiều ruộng đất, có nhiều đặc quyền đặc lợi, nắm giữ các chức vụ chủ yếu trong bộ máy chính quyền.

– Địa chủ thường: Những người giàu có trong xã hội, có nhiều ruộng đất tư cho nông dân cày cấy để thu tô.

– Nông dân: Cày ruộng công của nhà nước ở các làng xã, là tầng lớp bị trị, đông đảo nhất trong xã hội. Một bộ phận phải lĩnh canh ruộng đất và nộp tô cho địa chủ.

– Nông nô, nô tì: Bị lệ thuộc và bị quý tộc bóc lột nặng nề hơn nông dân tá điền.

Bài 8 trang 43 VBT Lịch Sử 7

Lời giải:

– Tục thờ cúng tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc, những người có công với làng, với nước.

– Nhiều người đi tu, chùa chiền mọc lên khắp nơi.

– Nho giáo phát triển, được đề cao.

– Các hình thức sinh hoạt văn hóa như ca hát, nhảy múa, đấu vật, đua thuyền… rất phổ biến và phát triển.

Bài 9 trang 44 VBT Lịch Sử 7

Văn học thời Trần (bao gồm cả văn học chữ Hán và chữ Nôm) rất phong phú, để lại nhiều thành tựu rực rỡ.

a) Theo em nguyên nhân nào có ý nghĩa quyết định dẫn đến sự phát triển của văn học thời Trần? Đánh dấu X vào ô trống đầu câu em cho là đúng nhất:

a) Hãy nêu một số tác giả và tác phẩm văn học tiêu biểu mà em biết?

Lời giải:

a) Truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc được phát huy cao độ trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

b)

– Tác giả: Nguyễn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố, Hồ Quý Ly, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trương Hán Siêu,…

– Tác phẩm: Hịch tướng sĩ, Phò giá về kinh, Phú song Bạch Đằng,…

Bài 10 trang 44 VBT Lịch Sử 7

Giáo dục và khoa học – kĩ thuật thời Trần có nhiều điểm mới, hãy hoàn thiện tiếp các đoạn văn sau để thấy được những tiến bộ trên các lĩnh vực này ở thời Trần:

a) Về giáo dục

– Quốc tử giám

– Các lộ, phủ, kinh thành

– Các kì thi

– Nhà giáo tiêu biểu

b) Về khoa học – kĩ thuật

– Bộ Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu

– Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo

– Thầy thuốc Tuệ Tĩnh

– Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán

– Hồ Nguyên Trừng và các thợ giỏi

Lời giải:

a) Về giáo dục

– Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại.

– Các lộ, phủ, kinh thành đều có trường công.

– Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều.

– Nhà giáo tiêu biểu: Chu Văn An

b) Về khoa học – kĩ thuật

– Bộ Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu là bộ chính sử có giá trị đầu tiên ở nước ta.

– Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo đánh dấu bước phát triển về lí luận quân sự của Đại Việt.

– Thầy thuốc Tuệ Tĩnh đã nghiên cứu cây thuốc nam, tổng kết việc chữa bệnh bằng thuốc nam trong nhân dân.

– Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán có những đóng góp đáng kể trong lĩnh vực thiên văn học.

– Hồ Nguyên Trừng và các thợ giỏi đã tạo được súng thần cơ và đóng các thuyền lớn, có hiệu quả cao trong chiến đấu.

Bài 11 trang 45 VBT Lịch Sử 7

Nhà Trần có nhiều công trình kiến trúc mới được xây dựng với kĩ thuật tinh xảo. Các công trình sau đây được xây dựng ở những địa phương nào? Hãy nối các mũi tên cho đúng:

Lời giải:

– Tháp Phổ Minh: Nam Định

– Thành Tây Đô: Thanh Hóa

– Hoàng thành: Thăng Long

………………….

Giải Vở Bài Tập Lịch Sử 7 Bài 14

Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (Thế kỉ 13)

Giải VBT Lịch sử 7 bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (Thế kỉ 13)

Bài 1 trang 37 VBT Lịch Sử 7

a. Hãy đánh dấu X vào ô trống đầu câu chỉ mục đích xâm lược Đại Việt của quân Mông Cổ:

a) Hãy điền các chữ đúng (Đ), sai (S) vào cuối các câu sau biểu hiện thái độ kiên quyết chống giặc của nhà Trần:

A. Bắt giam sứ giặc Mông Cổ

B. Ban lệnh chuẩn bị kháng chiến

C. Sắm sửa vũ khí, luyện tập võ nghệ

D. Đưa quân sang đất Tống tấn công Mông Cổ

Lời giải:

a) Chiếm Đại Việt để làm bàn đạp tấn công lên phía nam nước Tống.

b) A – Đ

B – Đ

C – Đ

D – S

Em hãy chọn lí do nhà Trần thực hiện “vườn không nhà trống” trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông – Nguyên. Khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng:

A. Vì sợ giặc Mông Cổ, không dám đánh.

B. Làm cho giặc thiếu chỗ dựa, không có lương ăn, chết dần chết mòn. Lúc đó mở cuộc phản công.

Lời giải:

B. Làm cho giặc thiếu chỗ dựa, không có lương ăn, chết dần chết mòn. Lúc đó mở cuộc phản công.

Bài 3 trang 38 VBT Lịch Sử 7

a) Hãy cho biết tình hình quân Mông – Nguyên trong cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ hai (năm 1285) khác lần thứ nhất (năm 1258) ở những điểm nào?

b) Tại sao khi tiến đánh Đại Việt lần thứ hai, nhà Nguyên lại tấn công Cham – pa trước?

Lời giải:

a) – Lần 1: Quân Mông Nguyên tấn công Đại Việt để làm bàn đạp tấn công Trung Quốc.

– Lần 2: Trung Quốc đã hoàn toàn bị quân Mông – Nguyên thống trị. Nhà Nguyên đánh Cham – pa trước để làm bàn đạp tấn công Đại Việt.

b) Nhà Nguyên tấn công Cham – pa trước để làm bàn đạp tấn công vào phía nam Đại Việt, phối hợp với cánh quân Thoát Hoan từ Trung Quốc đánh vào phía Bắc.

Bài 4 trang 38 VBT Lịch Sử 7

a. Hãy đánh dấu X vào ô trống đầu câu trả lời sai về biểu hiện nhà Trần tích cực chuẩn bị chống lại quân Nguyên trong cuộc kháng chiến lần thứ hai:

b) Nối các sự kiện ở bên phải sao cho phù hợp với các nhân vật bên trái:

– Trần Quốc Toản – Thích hai chữ “Sát Thát” vào cánh tay

– Các cụ phụ lão – Bóp nát quả cam không biết

– Các chiến sĩ – Đồng thanh hô “quyết đánh”

Lời giải:

a. Tổ chức các cuộc duyệt binh lớn.

b. Trần Quốc Toản: Bóp nát quả cam không biết.

Các phụ lão: Đồng thanh hô “quyết đánh”.

Các chiến sĩ: Thích hai chứ “Sát Thát” vào cánh tay.

Bài 5 trang 38-39 VBT Lịch Sử 7

A. Vừa cản giặc, vừa rút quân.

B. Tránh thế giặc mạnh ban đầu, chờ khi chúng yếu tiến lên tiêu diệt.

C. Thực hiện “vườn không nhà trống” làm cho địch thiếu thốn về lương thực.

D. Đưa toàn bộ lực lượng ra đánh quân địch ngay từ đầu.

b) Hãy nối những địa danh nổi tiếng ở bên trái cho phù hợp với địa danh ở bên phải:

– Tây Kết – Hà Nội

– Hàm Tử – Hà Tây

– Chương Dương – Hưng Yên

– Thăng Long – Hưng Yên

Lời giải:

a) A : Đ

B: Đ

C: Đ

D: S

a) Tây Kết: Hưng Yên

Hàm Tử: Hưng Yên

Chương Dương: Hà Nội (Chương Dương ở Thường Tín, ngày trước thuộc địa phận Hà Tây, giờ là Hà Nội).

Bài 6 trang 39 VBT Lịch Sử 7

a. Hãy lập bảng thống kê sự chuẩn bị của quân Mông – Nguyên Trong ba lần xâm lược Đại Việt:

b. Qua bảng trên, hãy cho biết nhà Nguyên chuẩn bị đánh Đại Việt lần thứ ba có gì khác hai lần trước. Điều đó gây cho quân dân Đại Việt những khó khăn gì?

Lời giải:

a)

– Thực hiện kế hoạch “gọng kìm” để tiêu diệt Nam Tống và xâm lược Đại Việt.

– Lực lượng: hơn 3 vạn quân.

– Đánh Cham – pa để làm bàn đạp tấn công Đại Việt.

– Lực lượng: 50 vạn quân.

– Đình chỉ cuộc xâm lược Nhật Bản, tập trung lực lượng tấn công Đại Việt.

– Lực lượng: hơn 30 vạn quân.

b) Lần thứ ba khác với hai lần trước là nhà Nguyên muốn trả thù cho hai lần thất bại trước, nên dồn toàn bộ sức mạnh với nhiều danh tướng tài giỏi để tấn công Đại Việt.

Điều đó gây khó khăn cho ta: quân dân Đại Việt phải đối đầu với lực lượng mạnh, thiện chiến, quân số đông hơn ta rất nhiều.

Bài 7 trang 39-40 VBT Lịch Sử 7

a. Hãy nêu ý nghĩa và tác dụng của chiến thắng Vân Đồn đối với cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba?

b. Mênh mông một dải Bạch Đằng

Nghìn thu soi rạng giống dòng quang vinh.

(Hồ Chí Minh)

Qua câu thơ trên, em hãy nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng?

Lời giải:

a. Sau trận Vân Đồn, quân Nguyên mất nguồn cung cấp lương thực, rơi vào tình thế khó khăn, rơi vào thế bị động. Thoát Hoan ở Thăng Long có nguy cơ bị cô lập, tinh thần quân lính hoang mang, tuyệt vọng. Trong tình thế nguy khốn, Thoát Hoan buộc phải rút quân về nước.

b. Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của Mông – Nguyên, một kẻ thù mạnh và an tàn bạo nhất thế giới lúc bấy giờ để bảo vệ độc lập toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của Đại Việt.

Bài 8 trang 40 VBT Lịch Sử 7

a) Điền các từ cho sẵn sau đây:

– Đồng lòng

– Anh dũng

– Hòa mục

– Góp sức

– Đoàn kết

Vào chỗ (…) cho đúng với câu nói của Trần Quốc Tuấn: “Vua tôi…, anh em…, cả nước…., nên bọn giặc phải chịu bị bắt”.

b) Hãy đánh dấu X vào ô trống đầu câu trả lời sai về nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên:

Lời giải:

a. “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước góp sức, nên bọn giặc phải chịu bị bắt”.

b. Quân đội Đại Việt mạnh hơn quân Mông – Nguyên.

Bài 9 trang 40-41 VBT Lịch Sử 7

a) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu tên người Tổng chỉ huy hai cuộc kháng chiến lần thứ hai và lần thứ ba của quân dân nhà Trần chống quân Nguyên:

A. Trần Khánh Dư

B. Trần Quốc Tuấn

C. Trần Quang Khải

D. Trần Nhân Tông

b) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng về bài học lớn nhất của thắng lợi chống quân Mông – Nguyên:

A. Phải có khối đoàn kết toàn dân.

B. Phải có vũ khí tốt.

C. Phải có truyền thống chiến đấu kiên cường.

Lời giải:

a) B

b) A

………………….

Giải Vở Bài Tập Lịch Sử 9 Bài 7: Các Nước Mĩ

Giải Vở Bài Tập Lịch Sử 9 Bài 7: Các nước Mĩ-Latinh giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

Bài 1 trang 24 VBT Lịch Sử 9: Hãy trình bày những nét lớn về tình hình các nước Mĩ La-ting qua các giai đoạn sau:

– Vào những thập niên đầu của thế kỉ XX

– Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai

– Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX.

Lời giải:

– Vào những thập niên đầu của thế kỉ XX: Nhiều nước Mĩ La-ting đã thoát khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, giành đucọc độc lập. Tuy nhiên, sau đó, các nước Mĩ La-ting lại rơi vào vòng lệ thuộc nặng nề và trở thành “sâu sau” của Mĩ.

– Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai: một cao trào cách mạng chống chế độ độc tài “thân Mĩ” bùng nổ và phát triển, tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cu-ba, Bô-lô-vi-a, Vê-nê-xu-ê-la…. → chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước đã bị lật đổ, các chính phủ dân tộc – dân chủ được thiết lập.

– Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX: Tình hình kinh tế, chính trị ở nhiều nước Mĩ La-ting gặp nhiều khó khăn: đói nghèo, nợ nước ngoài chồng chất, tệ nạn tham nhũng…

Bài 2 trang 24-25 VBT Lịch Sử 9: Đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng chỉ thành tựu của các nước Mĩ La-ting trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Lời giải:

x

Củng cố độc lập, chủ quyền, dân chủ hóa sinh hoạt chính trị, tiến hành các cải cách kinh tế và cùng nhau thành lập các tổ chức liên minh khu vực về hợp tác và phát triển kinh tế.

Bài tập 3 trang 25 VBT Lịch Sử 9: Trong cuộc đấu tranh chống sự can thiệp của các thế lực đế quốc, nước nào ở Mĩ La-ting đã thể hiện rõ vai trò tiên phong đi hàng đầu?

A. Ác-hen-ti-na

B. Bra-xin

C. Bô-li-vi-a

D. Cu-ba

E. Vê-nê-xu-ê-la

Lời giải:

D. Cu-ba

Bài tập 4 trang 25-26 VBT Lịch Sử 9: Hãy điền các sự kiện tương ứng với các mốc thời gian trong bảng sau nhằm phản ánh đúng tiến trình cách mạng Cu-ba:

Lời giải:

Tháng 3/1952

Tướng Ba-ti-xta tiến hành đảo chính, thiết lập chế độ độc tài “thân Mĩ” ở Cu-ba.

26/7/1953

Cuộc tấn công pháo đài Mô-ca-đa của 135 thanh niên yêu nước dưới sự lãnh đạo của Phi-đen Cát-xtơ-rô.

Tháng 11/1956

Phi-đen Cat-xtơ-rô cùng đồng đội trở về nước trên con tàu “Gran-ma” và đổ bộ lên tỉnh Ô-ri-en-tê, song cuộc bổ bộ bị quân đội chính phủ chặn đánh dữ dội.

1/1/1959

Chính phủ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ.

Tháng 4/1961

Quân dân Cu-ba đánh tan đội quân 1300 tên lính đánh thuê của Mĩ ở bãi biển Hi-rôn.

Từ đầu thập niên 90 của thế kỉ XX

Cu-ba bước vào thời kì xây dựng và phát triển đất nước trong hoàn cảnh bị Mĩ bao vây, cấm vận.

Bài 5 trang 26 VBT Lịch Sử 9: Hãy trình bày hiểu biết của em về Phi-đen Ca-xto-rô.

Lời giải:

– Phi-đen Cat-xtơ-rô sinh ngày 13-8-1927 sinh ra trong một gia đình điền chủ giàu có tại làng Oriente, quận Birán, tỉnh Hol Giun, miền Đông Cu-ba. Ông sớm tham gia hoạt động cách mạng chống lại chế độ độc tài “thân Mĩ”.

– Sau cuộc tấn công vào trại lính Môn-ca-đa (26/7/1953) không thành công, ông bị bắt giam. Sau khi được trả tự do (1955), Phi-đen Ca-xto-rô sang Mê-hi-cô tiếp tục đấu tranh. Tại Mê-hi-cô, Phi-đen đã thành lập một tổ chức cách mạng lất tên là “phong trào 26-7”, tập hợp các chiến sĩ yêu nước, luyện tập quân sự và chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới.

– Năm 1956, Phi-đen cùng 81 chiến sĩ về nước phát động nhân dân đấu tranh vũ trang lập đổ chế độ độc tài và thành lập nước Cộng hòa Cu-ba (1959).

– Từ 1959 – 1976 Phi-đen giữ chức vụ Thủ tướng; từ 2976 – 2011, ông giữ cương vị là chủ tịch hội đồng nhà nước Cu-ba.

– 25/11/2016, Phi-đen Cat-xtơ-rô qua đời.