Top 9 # Xem Nhiều Nhất Lịch Sử Giải Phóng Miền Nam Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Những Hình Ảnh Lịch Sử Giải Phóng Miền Nam

Thứ ba – 03/05/2016 22:27

41 năm sau ngày Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân 1975 (30/4/1975 – 30/4/2013), bản hùng ca về những con người, những chiến dịch huyền thoại… vẫn ngân vang cùng bài ca đất nước. Để tạo nên chiến thắng ấy là một tư tưởng chỉ đạo chiến lược đúng đắn, sáng suốt của Đảng ta khi thời cơ đến trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đó là tư tưởng “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.

Sự kiện mùa xuân 1975 chỉ diễn ra trong 55 ngày đêm, với sức mạnh áp đảo về quân sự và chính trị tích lũy từ những năm chống Mỹ, quân và dân ta đã giành toàn thắng với ba chiến dịch lớn: Giải phóng Tây Nguyên mở đầu bằng trận đánh Buôn Ma Thuột đêm 10/3/1975, chiến dịch giải phóng Huế và Đà Nẵng, ngày 26 và 29/3 đồng thời quét sạch địch tại các tỉnh ven biển miền Trung và kết thúc là Chiến dịch Hồ Chí minh lịch sử, giải phóng Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.

Cuối tháng 3/1975, đồng chí Lê Đức Thọ từ miền Bắc vào Nam cùng đồng chí Phạm Hùng và Đại tướng Văn Tiến Dũng thay mặt Bộ Chính trị trực tiếp chỉ đạo chiến dịch giải phóng Sài Gòn.

Bộ đội Sư đoàn 316 tiến công tiêu diệt Buôn Ma Thuột trong trận mở màn Chiến dịch Tây Nguyên (4 – 24/3/1975).

Nhân dân Phú Hữu dùng thuyền chở Quân đoàn 2 vượt sông tiến về Sài Gòn.

Lữ đoàn tăng 203 cùng Sư đoàn bộ binh 304, Quân đoàn 2 đánh địch trên xa lộ Biên Hòa-Sài Gòn, tiến vào giải phóng Thành phố Sài Gòn

Xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975.

Quân giải phóng đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất

Quân giải phóng tiến vào Bộ Tổng tham mưu chính quyền Sài Gòn

Tổng thống Dương Văn Minh (mặc áo đen, đeo kính) chuẩn bị tuyên bố đầu hàng tại Đài phát thanh Sài Gòn trưa ngày 30 /4/ 1975

Đại diện chính phủ Cách mạng lâm thời tuyên bố trả tự do cho Tổng thống Dương Văn Minh và các thành viên của Chính phủ Sài Gòn.

Chủ tịch Tôn Đức Thắng trên lễ đài trong Lễ chào mừng chiến thắng ở Sài Gòn 15/5/1975

Sự Ra Đời Quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam: Khẳng Định Giá Trị Lịch Sử

Cách đây tròn 60 năm, ngày 15/02/1961, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam – một bộ phận của Quân đội Nhân dân Việt Nam ra đời, thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, trưởng thành về mọi mặt, hoàn thành sứ mệnh của mình.

Đầu năm 1961, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đứng trước tình thế mới, phong trào Đồng khởi trong hai năm 1959, 1960 của nhân dân miền Nam thắng lợi đã chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Cuối tháng 1-1961, Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng lao động Việt Nam đã họp bàn về phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của Cách mạng miền Nam, đề ra phương châm đấu tranh “Đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị, tấn công địch bằng cả hai mặt chính trị và quân sự”.

Về bản chất quân giải phóng miền Nam Việt Nam là một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam, chịu sự chỉ đạo trực tiếp xuyên suốt của Đảng lao động Việt Nam. Những đoàn quân vượt qua vĩ tuyến 17, đều được gọi là quân giải phóng miền Nam Việt Nam cùng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu cho thống nhất nước nhà. Cũng từ đây Cách mạng miền Nam có bước chuyển bước căn bản từ khởi nghĩa từng phần lên chiến tranh Cách mạng, đáp ứng yêu cầu quy luật phát triển của chiến tranh, trực tiếp tăng cường sức mạnh của Cách mạng miền Nam sẵn sàng đương đầu và đập tan các kế hoạch quân sự của Mỹ và chính quyền Sài Gòn.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, trực tiếp là Trung ương Cục miền Nam Quân ủy Bộ chỉ huy miền, Quân giải phóng miền Nam đã không ngừng lớn mạnh trưởng thành về mọi mặt, làm nên những chiến công xuất sắc, sau chặng đường 15 năm quân giải phóng miền Nam – bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử mà Đảng và nhân dân giao phó, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Lịch Sử, Ý Nghĩa Ngày Giải Phóng Miền Nam, Thống Nhất Đất Nước 30/4

Cách đây 43 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi đưa đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta từ đây tập trung sức lực và trí tuệ hàn gắn vết thương chiến tranh xây dựng cuộc sống mới; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Chiến thắng ngày 30/4/1975 là thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội do Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trang sử hào hùng, chói lọi trên con đường dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc. Quân và dân ta đã đánh thắng kẻ thù lớn mạnh và hung hãn nhất của loài người tiến bộ; kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống nhất cho Tổ quốc; chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta; là thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế giới, góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì mục tiêu độc lập dân tộc, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội; cổ vũ động viên các dân tộc đang tiến hành công cuộc giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới.

Vào cuối năm 1974 – đầu năm 1975, nhận thấy tình hình so sánh lực lượng ở Miền Nam có sự thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong hai năm 1975 và 1976. Bộ Chính trị nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” và chỉ rõ “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong năm 1975”. Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh cần tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa, giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh. Sau chiến thắng của quân ta ở chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế-Đà Nẵng, Bộ Chính trị đã nhận định: “thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng Miền Nam” và đã đưa ra quyết định: “phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kỹ thuật và vật chất giải phóng Miền Nam trước mùa mưa”, đồng thời chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định được Bộ Chính trị quyết định mang tên “chiến dịch Hồ Chí Minh”. Trước khi tấn công giải phóng Sài Gòn, quân ta đã tiến công Xuân Lộc và Phan Rang, đây là những căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch để bảo vệ Sài Gòn từ phía đông.

Vào lúc 17 giờ ngày 26/4, quân ta đã nổ súng mở đầu chiến dịch, năm cánh quân của ta đã vượt qua tuyến phòng thủ của địch để tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng. 10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các của Sài Gòn, Dương Văn Minh vừa lên chức tổng thống ngày 28/4 đã phải tuyên bố đầu hàng quân ta không điều kiện. Đến 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Đại thắng mùa xuân 1975 đã chứng minh trí tuệ và tài thao lược của Đảng ta trong lãnh đạo và chỉ đạo chiến tranh cách mạng, cũng như chứng minh tinh thần quật khởi của người dân Việt Nam trong đấu tranh chống ngoại xâm. Chiến thắng đã chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới của dân tộc, cả nước cùng tiến lên CNXH. Thắng lợi này đã đi vào lịch sử nước ta và của thế giới, như một trang sử chói lọi ở những năm 70 của thế kỷ XX, mang tầm quốc tế, tầm thời đại sâu sắc.

Ngày nay, trong công cuộc đổi mới của đất nước, chúng ta mãi tự hào và biết ơn sự hy sinh to lớn của các anh hùng, các thế hệ cha ông ta đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc. Chúng ta càng tự hào, tin tưởng vào sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam, vào tinh thần quật cường bất khuất và trí thông minh, sáng tạo của dân tộc ta, của quân đội ta. Mỗi người dân Việt Nam nguyện tiếp tục phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, tinh thần đại đoàn kết toàn dân, quyết tâm vươn lên hoàn thành tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh theo chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội của Đảng đề ra.

Bài 30 Lịch Sử 9 Hoàn Thành Giải Phóng Miền Nam,Thống Nhất Đất Nước 1973

I .Miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh , đẩy mạnh sản xuất , ra sức chi viện cho tiền tuyến .

Trong hai năm 1973-1974 miền Bắc đã khôi phục kinh tế ,tiếp tục chi viện mọi mat vơi số lượng lớn cho miền Nam

Khắc phục hậu quả chiến tranh :cuối tháng 6-1973 căn bản hoàn thành tháo gỡ thủy lôi, bom mìn trên biển trên sông , bảo đảm việc đi lại bình thường .

+ Sau hai năm ( 1973-1974) cơ bản khôi phục các cơ sở kinh tế , các hệ thống thủy nông , mạng lưới giao thông , công trình văn hóa giáo dục y tế .

Thí dụ : khôi phục cầu Long Biên (3-1973); nhà máy Việt Trì (5-1973);khôi phục đập nước Bái Thượng , nhà máy điện Hàm Rồng ….khôi phục đến đâu ta lo phát triển sản xuất đến đấy .

+ Kinh tế có bước phát triển . Cuối 1974 sản xuất công nông nghiệp trên một số mặt đã đạt và vượt mức 1964 và 1971. Đời sống nhân dân ổn định .

Cùng với khôi phục kinh tế , ổn định đời sống nhân dân miền Bắc luôn sát cánh với nhân dân miền Nam đáp ứng mọi yêu cầu của chiến trường

-Sức người , sức của 1973-1974 đưa vào miền Nam , Cam pu chia, Lào 20 vạn bộ đội , hàng vạn thanh niên xung phong , cán bộ chuyện môn , hàng chục vạn tấn vật chất ( vũ khí , thuốc men ,lương thực …)

-Đáp ứng cả hai yêu cầu:phục vụ chiến đấu và yêu cầu xây dựng vùng giải phóng(quốc phòng , kinh tế , văn hóa , giáo dục …)

-Nâng cấp và mở rộng tuyến đường chiến lược Nam -Bắc tổng cộng dài hơn 16.000 km .

II.Miền Nam đấu tranh chống “bình định -lấn chiếm” tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam .

a. Tình hình :

* Sau Hiệp Định Pa ri 1973, Mỹ để lại hai vạn cố vấn , tiếp tục viện trợ quân sự , kinh tế cho ngụy .

* Chính quyền Sài gòn vi phạm HĐ Pa ri , mở những cuộc hành quân “Bình định -lấn chiếm “

b. Miền Nam chống “bình định lấn chiếm”

* Ta nghiêm chỉnh thi hành HĐ Pa ri ,

* Kiên quyết giáng trả những cuộc hành quân”bình định lấn chiếm” của địch , bảo vệ vùng giải phóng .

* Giành thắng lợi vang dội trong chiến dịch đường 14 (Phước Long ) cuối 1974 đến đầu 1975 giải phóng tòan tỉnh Phước Long .

1.Chủ trương ,kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam. III. Giải phóng hoàn toàn miền Nam , giành toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc .

* Khôi phục và đẩy mạnh sản xuất tại các vùng giải phóng .

a. Chiến dịch Tây Nguyên :4-3 đến 24-3-1975: 2. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.

– Tình hình miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng

– Bộ Chính trị Trung Ương Đảng họp cuối 1974 đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975-1976 . Nếu có thời cơ đến thì giải phóng miền Nam trong năm 1975.

b. Chiến dịch Huế- Đà nẵng :21-3 đến 29-3–1975 .

– Phải thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân .

-Tây Nguyên là một địa bàn chiến lược quan trọng.

-10-3-1975 ta tiến công và giải phóng thị xã Buôn Mê Thuột .

c. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 9-4 đến 2-5-1975 :

-14-3-1975 địch rút khỏi Tây Nguyên , tháo chạy hỗn loạn .

-Ngày 24-3-1975 ta giải phóng Tây Nguyên và một số tỉnh ven biển miền Trung : Bình Định , Phú yên, Khánh Hòa …)

-21-3 ta bao vây địch trong thành phố Huế và chặn đường rút chạy .

-26-3- giải phóng toàn tỉnh Thừa Thiên

-Cũng thời gian này ta giải phóng thị xã Tam Kỳ , Quảng Ngãi , uy hiếp và cô lập Đà Nẵng .

– 15 giờ chiều ngày 29-3-1975 ta giải phóng Đà Nẵng và các tỉnh ven biển miền Trung , quần đảo Trường Sa .

*Ý Nghĩa :

– Ta chọc thủng phòng tuyến Phan Rang 16-4, Xuân Lộc 21-4.

– Ngày 18-4 TổngThống Mỹ ra lệnh di tản hết người Mỹ ra khỏi ra khỏi Sai Gòn .

IV Ý nghĩa lịch sử , nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)

– Ngày 21-4 ta phá vỡ ” lá chắn”Xuân Lộc , Tổng thống Nguyễn văn Thiệu từ chức.

– 17 giờ ngày 26-4-1975 chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu , 5 cánh quân đồng loạt tiến vào Sai gon đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch .

-Lúc 11 giờ 30 ngày 30-4 ta chiếm Dinh Độc Lập , Sai Gòn được giải phóng.

– 2-5-1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam

-Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử hoàn toàn thắng lợi

-Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng , đã tạo điều kiện thuận lợi cho ta giải phóng các tỉnh còn lại ở Nam bộ .

-Tạo thời cơ cho Lào và Campuchia giải phóng đất nước .

– Là thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử giữ nước và dựng nước của dân tộc .

– Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ .

– Chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc .

– Mở ra kỷ nguyên mới độc lập , thống nhất , đi lên chủ nghĩa xã hội .

– Là thất bại nặng nề nhất , đã tác động mạnh đếnnội tình nước Mỹ .

– Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới .

-Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Hồ Chủ Tịch .

-Đường lối chính trị ,quân sự , phương pháp cách mạng đúng đắn , sáng tạo, độc lập và tự chủ của Đảng ta .

– Truyền thống yêu nước ,sức mạnh đoàn kết chiến đấu của dân tộc .

– Có hậu phương miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa .

– Tình đòan kết chiến đấu giữa ba nước Đông Dương .