Top 8 # Xem Nhiều Nhất Lời Giải Hay Chí Khí Anh Hùng Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Soạn Bài Chí Khí Anh Hùng (Chi Tiết)

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Câu 1 (trang 114 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Anh (chị) hãy cho biết hàm nghĩa các cụm từ “lòng bốn phương” và “mặt phi thường”. Tìm những từ ngữ thể hiện sự trân trọng, kính phục của Nguyễn Du với Từ Hải. Lời giải chi tiết:

* Giải thích từ ngữ:

– “Lòng bốn phương”: Nghĩa là ý chí muốn vùng vẫy khắp thiên hạ.

– “Mặt phi thường” là cụm từ chỉ phẩm chất xuất chúng, hơn người.

* Nguyễn Du sử dụng rất nhiều từ ngữ biểu thị thái độ trân trọng, kính phục Từ Hải:

– Từ ngữ có sắc thái tôn xưng như: “trượng phu”, “lòng bốn phương”, “mặt phi thường”…

– Từ ngữ chỉ hình ảnh kì vĩ, lớn lao: “mười vạn tinh binh”, “bóng tinh rợp đường”, “gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”…

– Từ ngữ diễn tả hành động dứt khoát: “thoắt đã động”, “trên đường thẳng dong”, “quyết lời dứt áo ra đi”…

Câu 2 Câu 2 (trang 114 sgk Ngữ văn 10 tập 2) Từ Hải bộc lộ lí tưởng anh hùng của mình qua lời nói với Thúy Kiều như thế nào? Lời giải chi tiết:

Lí tưởng anh hùng của Từ Hải được Nguyễn Du khai thác tinh tế qua cảnh tiễn biệt với Thuý Kiểu, đặc biệt qua những lời nói với nàng.

– Khác với cảnh tiễn biệt giữa Kiều với Kim Trọng và Kiều với Thúc Sinh, đây là cảnh tiễn biệt của Kiều với một trượng phu chí lớn. Chí khí, lòng quyết tâm của Từ Hải là không gì lay chuyển. Quan niệm về người anh hùng theo Từ Hải là phải tạo dựng sự nghiệp lớn để thực hiện giấc mơ công lí. Vì thế sau hơn nửa năm gắn bó, khát vọng ấy đã thôi thúc trái tim chàng, chàng ý thức được đã đến lúc phải lên đường. Vì vậy việc ra đi của Từ Hải là công việc tất yếu, quan trọng hàng đầu.

– Miêu tả một cách ước lệ, để Từ Hải lên ngựa và “lên đường thẳng dong'” rồi Nguyễn Du mới nói đến lời tiễn biệt của Kiều chính là vì muốn tôn vinh Từ Hải như một nhân vật anh hùng nổi bật.

– Coi Kiều khác hẳn với những người vợ “nữ nhi thường tình” mà là “tâm phúc tương tri” của mình (người hiểu biết lòng dạ mình một cách sâu sắc)

– Khẩu khí lời nói của Từ Hải rõ là của bậc trượng phu chí lớn, đàng hoàng, đĩnh đạc, có hào khí. Khẩu khí ấy một phần được tạo nên bởi các hình ảnh phi thường, hào hùng: “mười vạn tinh binh”, “tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường”, “bốn bể không nhà”.

Câu 3 Câu 3 (trang 114 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Nêu nhận xét về đặc điểm của cách miêu tả (hiện thực hay lí tưởng hoá) người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích. Đây có phải là cách miêu tả phổ biến của văn học trung đại không? Lời giải chi tiết:

Từ Hải là nhân vật lí tưởng Nguyễn Du đã dựng chân dung Từ Hải với cảm hứng ngợi ca bởi Từ chính là giấc mơ công lí của tác giả. Vì vậy miêu tả theo bút pháp hiện thực sẽ không làm nổi bật được điều đó mà phải miêu tả theo bút pháp ước lệ, lí tưởng hoá.

a. Nhà thơ đã khắc hoạ những hình ảnh phóng túng, oai hùng, con người “thanh gươm yên ngựa”, “tưởng như che cả trời đất” (Hoài Thanh). Đoạn thơ khép lại bằng cách mở ra hình ảnh cánh chim bằng lướt gió tung mây “Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”

b. Nhà thơ sử dụng hệ thống từ ngữ chỉ bậc “trượng phu”: thoắt, quyết, dứt (áo), lòng bốn phương, thẳng rong, dậy đất, rợp đường, tinh binh, phi thường, bốn bể, dặm khơi…

c. Ngôn ngữ đối thoại cùng với những biện pháp miêu tả có tính nhân xưng, ước lệ cũng góp phần làm cho khuynh hướng lí tưởng hoá trong ngòi bút Nguyễn Du thêm phần nổi bật. Hình ảnh Từ Hải được hiện lên với vẻ đẹp của sự phi thường.

Anh hùng, tráng sĩ là mẫu nhân vật lí tưởng truyền thống của văn học trung đại. Hình tượng Từ Hải của Nguyễn Du vừa nằm trong hệ thống thi pháp tả người anh hùng của văn học trung đại đồng thời có những nét riêng biệt, độc đáo, đặc biệt là Nguyễn Du đã khéo léo lồng những phẩm chất rất anh hùng ở Từ Hải vào trong những phẩm chất rất nhiều khiến cho nhân vật anh hùng nhưng không cách biệt với đời thường.

Bố cục Bố cục: 3 phần

– 4 cầu đầu: Khát vọng lên đường của Từ Hải

– 12 câu tiếp: Lí tưởng anh hùng của Từ Hải

– 2 câu cuối: Từ Hải ra đi

ND chính

Qua hình tượng nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du thể hiện lí tưởng về người anh hùng lí tưởng và gửi gắm ước mơ công lí

chúng tôi

Bài Văn Mẫu Phân Tích Đoạn Trích Chí Khí Anh Hùng Lớp 10 Hay Nhất

Đề bài: Dựa vào đoạn trích Chí khí anh hùng và những cảm nhận của bản thân, anh/chị hãy viết bài phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng, trích Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Bài văn mẫu Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng

1. Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng, mẫu số 1:

Nếu Kim Trọng là một người thư sinh đèn sách hiếu học thì Từ Hải là một người anh hùng với khí phách hiên ngang. Từ Hải là người đã cứu Thúy Kiều thoát khỏi cảnh sống nhơ nhớp, ô nhục khi nàng rơi vào lầu xanh lần thứ hai. Hai người chung sống với nhau rất hạnh phúc nhưng do Từ Hải muốn có được sự nghiệp lớn lao nên đã từ biệt Thúy Kiều ra đi. Ý chí, quyết tâm ấy của chàng được thể hiện qua đoạn trích “Chí khí anh hùng” nằm trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.

Đoạn trích này nằm ở vị trí câu 2213 đến câu 2230 thể hiện lí tưởng về người anh hùng của tác giả. Bốn câu thơ đầu của đoạn trích đã thể hiện khát vọng lên đường vì sự nghiệp của Từ Hải:

“Nửa năm hương lửa đương nồngTrượng phu thoắt đã động lòng bốn phươngTrông vời trời bể mênh mangThanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”.

Trong lúc tình yêu và hạnh phúc vợ chồng đang nồng đượm, yên ấm, Từ Hải quyết chí ra đi, rời xa người vợ tài sắc để thực hiện lí tưởng nam nhi của mình. Nam nhi trong xã hội xưa muốn được công nhận thì phải có công danh, sự nghiệp, có được những công trạng lớn lao. Chẳng vậy mà Nguyễn Công Trứ từng viết:

“Chí làm trai nam bắc tây đông,Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”.

Từ Hải là một đấng nam nhi muốn “vẫy vùng” nên đã “động lòng bốn phương”. Chàng là người có ý chí lập công danh, sự nghiệp lớn. Động từ “thoắt” vừa thể hiện một trạng thái nhanh chóng vừa thể hiện sự dứt khoát, kiên quyết của Từ Hải. Tác giả Nguyễn Du đã đặt người anh hùng vào tình thế khó xử khi một bên là hạnh phúc vợ chồng chốn khuê phòng như một cám dỗ còn một bên là không gian rộng lớn thỏa sức thể hiện tráng trí bốn phương. Không làm bạn đọc thất vọng, bậc trượng phu ấy đã lựa chọn con đường theo đuổi hoài bão, lí tưởng cuộc đời mình. Nguyễn Du đã thể hiện sự trân trọng nhân vật Từ Hải khi gọi chàng là “trượng phu” – người nam nhi có chí lớn, là bậc anh hùng trong thiên hạ. Dù cuộc sống vợ chồng còn nhiều lưu luyến, vẻ đẹp khiến “hoa ghen”, “liễu hờn” của người vợ Thúy Kiều còn níu bước chân người anh hùng nhưng Từ Hải vẫn quyết lên đường chinh chiến để thực hiện khát vọng “vẫy vùng trong bốn bể” mà không một chút do dự, phân vân. Một con người “Dọc ngang nào biết trên đầu có ai” như Từ Hải muốn thỏa sức tung hoành khắp thiên hạ cũng là điều dễ hiểu. Hình ảnh Từ Hải ra đi một mạch cùng thanh gươm trên yên ngựa trong cõi “trời bể mênh mang” thật oai phong, lẫm liệt. Những hạnh phúc cá nhân riêng tư không thể làm chùn bước chân của người anh hùng. Từ Hải “không phải là người một nhà, một họ, một xóm, một làng, mà là người của trời đất, của bốn phương” (Hoài Thanh). Chàng đối diện với trời đất, vũ trụ bằng một tâm thế đầy chủ động.

Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng để thấy khát vọng lập công danh của Từ Hải

Cuộc chia ly nào cũng gắn với nỗi buồn, những giọt nước mắt và cuộc chia ly của Thúy Kiều – Từ Hải cũng không ngoại lệ:

“Nàng rằng: Phận gái chữ tòngChàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”

Nho giáo đã quy định người phụ nữ phải tuân theo luật “tam tòng”: ở nhà theo cha, xuất giá theo chồng, chồng chết theo con. Thúy Kiều đã khéo léo nhắc đến luật lệ của đạo Nho để xin đi theo chồng. Trong lúc “hương lửa đương nồng”, nàng không muốn phải chịu cảnh xa cách, chia lìa với Từ Hải – một người chồng nhưng đồng thời cũng là một người ân nhân cứu mạng Kiều thoát khỏi chốn lầu xanh. Nàng muốn được theo chồng, muốn nâng khăn sửa túi và cùng chồng sẻ chia những khó khăn trong cuộc đời. Mong muốn ấy vô cùng chính đáng bởi lẽ nữ nhi lấy chồng thì phải theo chồng. Dù phải chịu những vất vả, gian nan thì Kiều cũng nguyện một lòng ở bên Từ Hải. Nhưng với nghĩa khí của một bậc quân tử, Từ Hải đã đáp lại rằng:

“Từ rằng: Tâm phúc tương triSao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?Bao giờ mười vạn tinh binhTiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.Làm cho rõ mặt phi thườngBấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”

Hai người đã hiểu rõ lòng dạ của nhau đến mức sâu sắc vậy tại sao Kiều vẫn “chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”. Đó là lời trách cứ Thúy Kiều tuy là tri âm tri kỉ mà tại sao lại không thấu hiểu cho hành động của Từ Hải. Đồng thời đó cũng là lời động viên, khuyên nhủ Thúy Kiều vượt qua những trắc trở trước mắt để hướng về tương lai tốt đẹp sau này và mong muốn nàng đừng quá lo lắng cho mình. Từ Hải thuyết phục, hứa hẹn với Thúy Kiều bằng tình cảm chân thành, sâu nặng. Từ Hải ra đi lập sự nghiệp, công danh đến khi trở thành một con người xuất chúng, phi thường và nắm giữ trong tay “mười vạn tinh binh”thì chàng sẽ quay trở về rước Kiều “nghi gia” bằng những hình thức lễ nghi trang trọng. Vợ chồng đoàn tụ trong âm thanh rộn rã của “tiếng chiêng dậy đất” và khung cảnh ngập tràn bóng cờ trên các con đường.

Để từ chối khéo léo mong muốn của Thúy Kiều, Từ Hải đã sử dụng những lời lẽ đầy sức thuyết phục:

“Bằng nay bốn bể không nhàTheo càng thêm bận biết là đi đâu?Đành lòng chờ đó ít lâuChầy chăng là một năm sau vội gì!”

Chàng từ chối mong muốn của Thúy Kiều là vì nàng sẽ làm bận lòng mình hay thật tâm chàng không muốn người vợ của mình phải chịu những khổ cực, vất vả? Đối với đấng nam nhi, việc coi bốn bể là nhà là lẽ thường tình nhưng đối với phận nữ nhi như Thúy Kiều thì việc đó không hề dễ dàng và rất khó thích nghi. Có lẽ vì những lí do trên mà Từ Hải khuyên Kiều “đành lòng” chờ đợi ngày chàng thành công trở về. Một năm chờ đợi không phải thời gian quá dài nhưng nó lại thể hiện chí khí,lòng quyết tâm cao độ của người anh hùng Từ Hải. Việc gây dựng sự nghiệp, công danh không phải là chuyện ngày một ngày hai mà đó còn là chuyện của cả đời người nhưng Từ Hải lại hứa với Thúy Kiều sẽ đạt được công danh sau một năm nữa. Phải là người có quyết tâm cao độ, tin vào khả năng của bản thân thì mới có lời hứa như vậy.

Nếu cuộc chia tay của đôi vợ chồng trong “Chinh phụ ngâm” được Đặng Trần Côn miêu tả:

“Nhủ rồi tay lại cầm tayBước đi một bước giây giây lại dừng”

thì cuộc chia tay của Từ Hải và Thúy Kiều trong đoạn trích “Chí khí anh hùng” được Nguyễn Du miêu tả với sự dứt khoát:

“Quyết lời dứt áo ra điGió mây bằng đã đến kì dặm khơi”.

Người xưa có câu anh hùng khó qua ải mĩ nhân nhưng với khát vọng lớn lao của con người đầu đội trời chân đạp đất thì ải mĩ nhân không làm khó được Từ Hải. Hành động “dứt áo ra đi” của chàng thể hiện thái độ dứt khoát, không chút tơ vương, vướng bận chuyện cá nhân. Theo truyện ngụ ngôn trong sách Trang Tử, “chim bằng là giống chim rất lớn, đập cánh làm động nước trong ba ngàn dặm, cưỡi gió mà bay lên chín ngàn dặm. Chim bằng trong thơ văn thường tượng trưng cho khát vọng của người anh hùng có bản lĩnh phi thường, khát khao làm nên sự nghiệp lớn”. Tư thế ra đi của Từ Hải được thể hiện qua hình ảnh ẩn dụ chim bằng thật oai phong và có sức mạnh phi thường. Đó là cái nhìn thể hiện tâm hồn lãng mạn của một nhà thơ trung đại.

“Chí khí anh hùng” đã miêu tả cuộc chia ly giữa “trai anh hùng” và “gái thuyền quyên” đầy dứt khoát nhưng nổi bật lên trong đoạn trích là chí khí của người anh hùng Từ Hải. Đó là tính cách hiên ngang, ngay thẳng của bậc “trượng phu” trong thiên hạ. Nhân vật này được Nguyễn Du xây dựng bằng bút pháp ước lệ tượng trưng cùng với ngôn ngữ hàm súc, mang tính biểu đạt cao. Đây cũng là yếu tố góp phần tạo nên sự thành công trong nghệ thuật khắc họa nhân vật của tác giả. Từ Hải xứng đáng là bậc nam nhi “vẫy vùng trong bốn bể”, không vì “hương lửa đương nồng” mà chùn chân, nhụt chí.

2. Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng, mẫu số 2: (Chuẩn)

Truyện Kiều là kiệt tác trong sáng tác của Nguyễn Du, cũng là một trong những tác phẩm làm nên sự hưng thịnh văn học Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Qua Truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du không chỉ thể hiện sự đồng cảm, xót xa với cuộc đời truân chuyên của nàng Kiều mà còn gửi gắm ước mơ về người anh hùng có thể cứu dân, dẹp loạn thông qua hình tượng Từ Hải. Trong đoạn trích “Chí khí anh hùng”, nhân vật Từ Hải xuất hiện nổi bật với những phẩm chất phi thường và khát vọng cao đẹp của người anh hùng “đầu đội trời, chân đạp đất”.

Trải qua bao biến cố của cuộc đời, những tưởng cuộc đời Thúy Kiều mãi bị vùi dập trong những đau đớn, ê chề thì Từ Hải đã xuất hiện, mang theo ánh sáng hi vọng cho cuộc đời nàng. Có thể nói gặp gỡ và nên duyên cùng với Từ Hải là hạnh phúc hiếm hoi trong cuộc đời của Thúy Kiều. Tuy nhiên, cuộc sống hạnh phúc với nàng Kiều cũng không thể làm nguôi đi chí lớn của người anh hùng:

“Nửa năm hương lửa đương nồngTrượng phu thoắt đã động lòng bốn phươngTrông vời trời bể mênh mangThanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”

Sau nửa năm chung sống hạnh phúc với nàng Kiều, Từ Hải đã quyết định ra đi để thực hiện nghiệp lớn. Từ Hải vốn là người người anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất với khát vọng tung hoành khắp muôn phương “nghênh ngang một cõi biên thùy”. Vì vậy dù đang sống trong những ngày hạnh phúc nhất cuộc đời cùng người mà mình yêu thương, trân trọng thì người anh hùng ấy cũng không thể quên đi chí lớn của người làm trai “Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”.

Tư thế ra đi của Từ Hải được tác giả Nguyễn Du tái hiện qua một động từ “thoắt” thể hiện sự mau lẹ, dứt khoát của người trượng phu. “Trời bể mênh mang” không chỉ là hình ảnh ước lệ thể hiện sự rộng lớn trời đất, nơi người anh hùng thỏa sức tung hoành ngang dọc mà còn gợi ra tầm vóc lớn lao, phi thường của người anh hùng. Hình ảnh gươm ngựa “lên đường thẳng rong” góp phần làm nổi bật lên phong thái ung dung, tư thế đĩnh đạc, hiên ngang của Từ Hải.

Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng, trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Thấu hiểu khát vọng và quyết tâm của Từ Hải, Kiều không ngăn cản mà bày tỏ nguyện vọng muốn đi theo để tiện bề chăm sóc, nâng khăn sửa túi cho chồng:

“Nàng rằng: Phận gái chữ tòngChàng đi thiếp cũng quyết lòng xin đi”

Thúy Kiều muốn đi theo Từ Hải để cùng sẻ chia, gánh vác làm trọn đạo “tam tòng chữ đức” của một người vợ và làm trọn tình nghĩa với một người tri kỉ, một người ân nhân có công cứu mạng. Tuy cảm động trước tấm lòng của nàng Kiều nhưng Từ Hải đã quyết chí ra đi mà không muốn vướng bận bởi tình cảm nam nữ và cũng là muốn bảo vệ nàng Kiều khỏi những hiểm nguy nơi chiến trường nên đã từ chối:

“Từ rằng: Tâm phúc tương triSao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tìnhBao giờ mười vạn tinh binhTiếng chiêng dậy đất, bóng binh rợp đườngLàm cho rõ mặt phi thườngBấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”

Dù hiểu được tấm lòng của Thúy Kiều nhưng Từ Hải vẫn cố gắng khuyên nhủ Kiều và muốn nàng thoát khỏi thói “nữ nhi thường tình” và hứa hẹn về tương lai tươi sáng, khi nghiệp lớn thành công, cơ đồ được gây dựng sẽ “rước nàng nghi gia”. Qua những lời nói của Từ Hải với Thúy Kiều, ta có thể thấy được những phẩm chất tốt đẹp của người anh hùng, Từ Hải không để tình cảm chi phối mà vô cùng quyết đoán, dứt khoát với hành động của mình. Cũng cần phải hiểu rằng không phải sự dứt khoát của Từ Hải khi ra đi là vì vô tình hay trọng công danh hơn tình cảm. Chàng là người sống tình cảm hơn bất cứ ai, thay vì quyến luyến, động lòng thì Từ Hải muốn thể hiện bằng hành động, bằng quyết tâm chiến thắng để mang đến nàng Kiều không chỉ là danh phận mà còn là tình cảm.

“Bằng ngay bốn bể là nhàTheo càng thêm bận, biết là đi đâuĐành lòng chờ đó ít lâuChầy chăng là một năm sau vội gì”

Nếu ở những câu thơ trên Từ Hải có ý trách móc nàng Kiều vì sự yếu đuối của nữ nhi thường tình thì ngay câu thơ sau chàng đã kín đáo thể hiện sự quan tâm, động viên với nàng. Từ Hải mang tráng khí khắp bốn phương với toàn bộ quyết tâm và tự tin nhưng chàng cũng hiểu rằng con đường mình đang đi sẽ vô cùng chông gai, đó là cuộc sống màn trời chiếu đất, bốn bể không nhà. Từ Hải không muốn Thúy Kiều đi theo một là không muốn vướng bận, hai là muốn nàng phải xông pha vào chốn hiểm nguy cùng mình. Cuối cùng, để lại bao lưu luyến, Từ Hải dứt khoát lên đường:

“Quyết lời dứt áo ra điGió mây bằng đã đến kì dặm khơi”

Từ Hải là nhân vật hội tụ đầy đủ những phẩm chất đẹp đẽ, phi thường của người anh hùng. Khi xây dựng nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng, tác giả Nguyễn Du đã kín đáo thể hiện quan niệm về người anh hùng và ước mơ công lí.

3. Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng, mẫu số 3: (Chuẩn)

Lập Dàn Ý Và Phân Tích Chí Khí Anh Hùng Trích Truyện Kiều

Hướng dẫn cách lập dàn ý phân tích Chí Khí Anh Hùng và bài văn phân tích trích đoạn Trí Khí Anh Hùng trong truyện Kiều của Nguyễn Du. Ngoài ra, trung tâm còn hỗ trợ gia sư Văn tại nhà giúp các em học giỏi Văn, có phương pháp học tốt nhất.

a, 4 câu thơ đầu: Khát vọng lên đường của anh hùng Từ Hải

– Tư thế ra đi hào hùng: Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong – một mình một ngựa ra đi không quay đầu nhìn lại

b, 12 câu tiếp theo: cuộc đối thoại đầy xúc động giữa Thúy Kiều và Từ Hải

+ Lời hứa hẹn của Từ Hải với Thúy Kiều: Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia. Lời thơ vừa như một lời hứa, vừa như một lời động viên an ủi Thúy Kiều

c, 2 câu cuối: Quyết tâm ra đi của người anh hùng Từ Hải

II. Bài Văn Phân Tích Trích Đoạn Trí Khí Anh Hùng

Nguyễn Du là nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, một trong những cây bút xuất sắc của nền văn học trung đại Việt Nam. Ông đã đóng góp cho nền văn học trung đại Việt Nam nhiều tác phẩm có giá trị bằng cả chữ Nôm và chữ Hán. Và có thể nói Truyện Kiều (Đoạn trường Tân thanh) là kiệt tác của ông nói riêng và của nền văn học Việt Nam nói chung. Đọc Truyện Kiều, cùng với chàng thư sinh Kim Trọng, Từ Hải cũng là nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Và hình tượng nhân vật Từ Hải hiện lên thật rõ nét qua đoạn trích Chí khí anh hùng (từ câu 2213 đến 2230).

Hai câu thơ đã vẽ nên hoàn cảnh cuộc sống của Thúy Kiều và Từ Hải. đấy là quãng thời gian họ chúng sống cùng nhau, trong hương say ngọt ngào của tình yêu và hạnh phúc “hương lửa đương nồng”. Nhưng cũng chính trong lúc căng tràn của tình yêu, của hạnh phúc ấy, Từ Hải – người anh hùng phi thường cả ngoại hình lẫn tài trí ấy lại quyết tâm ra đi. Cụm từ “động lòng bốn phương” đã thể hiện rõ cho chúng ta thấy khát vọng lên đường, thỏa chí tung hoành bốn phương, không vướng bận cuộc sống gia đình, vợ con.

Và để rồi người anh hùng ấy ra đi trong tư thế thật đẹp, thật hào hùng.

Câu thơ “Trông vời trời bể mênh mông” với cảm hứng vũ trụ đã giúp chúng ta cảm nhận được sự lớn lao, phi thường trong khát vọng của người anh hùng Từ Hải. Để rồi, người anh hùng ấy một mình một ngựa ra đi, với tư thế “lên đường thẳng rong” – ra đi không chút bịn rịn không chút luyến lưu. Như vậy, bốn câu thơ đầu đoạn trích đã giúp chúng ta cảm nhận một cách sâu sắc về khát vọng và tư thế của người anh hùng.

Nếu bốn câu thơ đầu thể hiện khí thế ra đi của người anh hùng thì mười hai câu thơ tiếp theo, tác giả đã tái hiện một cách chân thực và sâu sắc cuộc đối thoại đầy xúc động giữa Thúy Kiều và Từ Hải. Lắng nghe những lời nói của Thúy Kiều đối với Từ Hải chắc hẳn người đọc sẽ hiểu tại sao Từ Hải lại tìm đến Thúy Kiều như tìm đến một người tri kỉ:

Hai câu thơ thật ngắn gọn, thật nhẹ nhàng nhưng đã cho chúng ta thấy rõ lòng yêu thương, quý trọng và thấu hiểu chồng hết mực của Thúy Kiều, đồng thời, qua đó cũng cho thấy rõ sự quyết tâm, ước muốn được đi cùng Từ Hải của Kiều “chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”.

Đồng thời, trong lời đáp của mình với Thúy Kiều, Từ Hải cũng thể hiện rõ niềm tin vào một tương lai, một sự nghiệp tươi sáng và cất lên lời hứa với Kiều.

Đặc biệt, hai câu thơ kết thúc đoạn trích đã thể hiện rõ quyết tâm ra đi của người anh hùng Từ Hải:

Mượn hình ảnh ẩn dụ chim bằng, Nguyễn Du đã thể hiện rõ nét về hình ảnh người anh hùng Từ Hải với lí tưởng cao đẹp, hùng tráng, phi thường, mang tầm vóc vũ trụ. Người anh hùng ấy ra đi thật dứt khoát, không đắm say trong hương nồng của tình yêu, của hạnh phúc mà có quên đi khát vọng, ý chí của người anh hùng.

Đánh giá bài viết!

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

FACEBOOK GIA SƯ HÀ NỘI GIỎI

Phụ Huynh Quan Tâm

Gia Sư Tiểu Học

Gia Sư Cấp 2( THCS )

Gia Sư Cấp 3 ( THPT )

Gia Sư Ngoại Ngữ

Gia Sư Năng Khiếu



Bài viết được xem nhiều nhất

VĂN PHÒNG GIAO DỊCH

Mrs. Hường : 097.948.1988 Địa chỉ : Tòa CT12B phòng 2216 tầng 22 chung cư Kim Văn Kim Lũ – Đại Kim – Hoàng MaiEmail : Giasuhanoigioi.edu.vn@gmail.comWebsite: https://giasudangminh.com

CỞ SỞ CẦU GIẤY

Ms. Quyên : 093.810.1988 Địa chỉ : Ngõ 165 Xuân Thủy – Cầu GiấyEmail : Giasuhanoigioi.edu.vn@gmail.com

CƠ SỞ GIA LÂM – LONG BIÊN

Ms Linh : 0969.267.081 Địa chỉ : Chu Huy Mân – Phúc Đồng – Long BiênEmail : Giasuhanoigioi.edu.vn@gmail.com

CN TP.HỒ CHÍ MINH

Ms. Quyên : 093.810.1988 Địa chỉ : Lê Văn Khương – phường Hiện Thành – quận 12

TRUNG TÂM DỤC ĐẶC BIỆT

Mrs. Hường : 097.948.1988 Cơ sở 1 : Nguyễn Phuc Lai – O Chợ Dừa – Đống Đa Cơ sở 2 : Nguyễn Xiển – Hoàng MaiCơ sở 3 : Tả Thanh Oai – Thanh Trì Cơ sở 4 : Nguyễn Văn Cừ – Long Biên Cơ sở 5 : Tien Hoi va Cao Lỗ – Đông Anh Trung tâm có chỗ ở MIỄN PHÍ cho bố mẹ ở xa, gia đình khó khăn!

LỚP LUYỆN THI ĐẠI HỌC

Mrs. Hường : 097.948.1988 Cơ sở 1 : Lạc Long Quân – Tây Hồ Cơ sở 2 : Ngã Tư Sở – Đống ĐaCơ sở 3 : Tôn Đức Thắng – Đống Đa

LỚP HỌC MÔN VĂN – TIẾNG ANH, IELTS, TOEIC

Mrs. Hường : 097.948.1988 Cơ sở 1 : Vũ Tông Phan – Thanh Xuân Cơ sở 2 : Giải Phóng – Hoàng MaiCơ sở 3 : Xuân La – Tây HồCơ sở 4 : Tôn Đức Thắng – Đống Đa

HỌC TIẾNG ANH NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Mrs. Hường : 097.948.1988 Cơ sở 1 : Văn Quán – Hà Đông Cơ sở 2 : Trung Hòa – Nhân Chính

Giỗ Tổ Hùng Vương Tiếng Anh Là Gì, Lễ Hội Đền Hùng Dịch Nghĩa

Giỗ Tổ Hùng Vương tiếng Anh là gì đến nay vẫn khiến nhiều bạn học Anh ngữ băn khoăn không nên chọn cách diễn giải, dịch nghĩa nào cho đúng. Chưa kể, chúng ta còn có thuật ngữ “Lễ hội Đền Hùng” cũng cần chuyển ngữ sang tiếng Anh, cách phát âm như thế nào. Có 2 cơ sở quan trọng nhất để xác định, đó là văn bản của cơ quan cấp nhà nước, và kế nữa là từ cách viết của UNESCO.

Ngày Giỗ tổ Hùng Vương trong tiếng Anh là Hung Kings Commemoration, hoặc Hung Kings’ Commemoration Day

Cách phiên âm Kings: /kɪŋz/, Commemoration: /kəmeməˈreɪʃn/, Day: /deɪ/.

Lễ hội Đền Hùng trong tiếng Anh là Hung Kings’ Temple Festival

Cách phiên âm là Temple: /ˈtempl/, Festival: /ˈfestəvl/.

Cách diễn giải ‘Giỗ Tổ Hùng Vương’ trong tiếng Anh vẫn còn nhiều tranh cãi?

Hiện tại, Việt Nam chưa có văn bản chính thức nào hướng dẫn dịch cụm từ “Giỗ Tổ Hùng Vương”, “Lễ Hội Đền Hùng” sang tiếng Anh”, chỉ có văn bản hành chính. Báo chí trong nước vì thế cũng tùy vào cách hiểu của Phóng viên mà chuyển ngữ khác nhau.

Như Dân Trí thì gọi là ” Death anniversary of Hung Kings“, còn báo Tuổi Trẻ (anh lớn trong làng báo Việt Nam” thì gọi là ” Hung Kings’ death anniversary“. Còn như từ điển trực tuyến WikiPedia thì dùng ” The Death anniversary of the Hung Kings“. VnExpress, tờ báo nhiều người đọc nhất Việt Nam thì đưa cô chúng tôi lên hướng dẫn là Hung Kings Commemoration, hoặc Hung Kings’ Commemoration Day.

Quan trọng nhất, chúng tôi đã tìm hiểu thấy có 2 nguồn chính thống đáng tin cậy là của Tổng Cục Du Lịch Việt Nam và UNESCO rất đáng để mọi người tham khảo.

Trang của Tổng cục Du lịch dịch ngày “Giỗ tổ Hùng Vương” sang tiếng Anh đơn giản là “Hung Kings’ Anniversary”. Còn các tài liệu của UNESCO diễn giải thành “Ancestral Anniversary” (Kỷ niệm quốc tổ), đầy đủ theo cách gọi này là “The Ancestral Anniversary festival of the Hùng Kings”.

Ngoài ra, chúng tôi cũng sưu tập được một số cách gọi khác “Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương” sang tiếng Anh để bạn đọc tham khảo. Có người dịch thành “Festival worshipping Hung Kings”, “Ancestor worshipping day of Hung Kings”, “Memorial Day of Ancestor King Hùng”, hoặc đơn giản hơn là “Hung Kings’ Day”.

Các báo lớn có dùng cụm từ “Hero King’s death anniversary” hoặc “Hung Kings’ Death Anniversary”, nhưng chữ Death nghe có vẻ hơi thiếu trang nghiêm nên ít được dùng.

Ở đây, King có s vì là số nhiều, để tưởng nhớ 18 vị vua Hùng dựng nước. Về ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch dịch sang tiếng Anh thành 10th day of the 3rd lunar month.

Đền Hùng tiếng Anh là Hùng Temple (Hùng temple at Nghĩa Lĩnh mountain in Phú Thọ province). UNESCO gọi Giỗ tổ Hùng Vương là “the Ancestral Anniversary festival of the Hùng Kings”.

Về lịch âm của Việt Nam, tiếng Anh gọi tháng âm là Lunar Month, lịch âm là Lunar Calendar, năm mới âm lịch là Lunar New Year. Trong đó, từ Lunar để chỉ những gì thuộc về Mặt Trăng, âm lịch dựa theo sự di chuyển của Mặt Trăng.

Ý nghĩa ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, hay còn gọi “Lễ hội Đền Hùng” là ngày lễ lớn của Việt Nam, cả nước đều được nghỉ, để tưởng nhớ công lao dựng nước của 18 vị vua Hùng Vương. Ngày giỗ chính vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, nhưng lễ hội thì diễn ra từ mùng 8 đến 11 âm lịch.

Các triều đại phong kiến trước đây của Việt Nam đều công nhận Ngày Giỗ Hùng Vương là ngày quốc lễ, nhân dân và các vua, chúa đều đến lễ bái đền Hùng để tưởng nhớ Đấng Thánh Tổ. Ngày lễ chính thức là do vào năm 1917 triều vua Khải Định, Bộ Lễ đã gửi công văn cho quan tỉnh Phú Thọ lấy ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch làm ngày lễ chính thức, từ đó ngày này được công nhận trên toàn quốc.

Giỗ tổ Hùng vương còn được UNESCO công nhận là “Tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng” là “kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại”. Năm 2007, ngày 10 tháng Ba chính thức trở thành ngày lễ quốc gia, mọi người sẽ nghỉ lễ.

Dân gian Việt Nam có câu lục bát lưu truyền từ thời xa xưa nói về ngày Giỗ tổ Hùng Vương, nhắc nhở con cháu phải nhớ ngày này để tưởng nhớ công ơn dựng nước của các Vua Hùng:

Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng baDù ai buôn bán gần xaNhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười Dân gian

Danh sách 18 đời Hùng Vương (Vua Hùng)

Có khá nhiều cách diễn giải “Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương” sang tiếng Anh, nhưng những nhà dịch giả tên tuổi đều khuyên dùng cụm từ “Hung Kings Commemoration”. Còn “Lễ Hội Đền Hùng” trong tiếng Anh là “Hung Kings’ Temple Festival”. Mọi người nên dùng thôi, chứ không cần bó hẹp vào một cụm từ nhất định vì như vậy sẽ gây trùng lặp và nhàm chán. Khi nói về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, bạn cũng nên biết cách diễn giải lịch sử, ý nghĩa về các đời vua Hùng để người nước ngoài hiểu.