Top 5 # Xem Nhiều Nhất Lời Giải Hay Lịch Sử 12 Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Trắc Nghiệm Lịch Sử Lớp 12 Hay Có Đáp Án File Word

Trắc nghiệm lịch sử lớp 12 hay có đáp án file WORD của trường THPT Nguyễn Văn Trỗi – Hà Tĩnh. Các câu hỏi được phân loại theo 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. Ma trận từng bài, từng chương cụ thể Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc? A. Các cường quốc hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận. B. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. C. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình. D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào. Câu 2. Đến đầu thập kỉ 70, hai cường quốc công nghiệp đứng đầu thế giới là A. Mĩ và Nhật C. Mĩ và Liên Xô B. Nhật và Liên Xô D. Anh và Pháp Câu 3: Ý nào sau đây không phải là đường lối ngoại giao của Căm -pu- chia từ 1954- 1970? A. Hòa bình, trung lập B. Không tham gia bất cứ liên minh quân sự, chính trị nào. C. Nhận viện trợ từ mọi phía nếu không có điều kiện ràng buộc. D. Ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chế độ XHCN trên phạm vi thế giới. Câu 4. Phương án Maobattơn có nội dung như thế nào? A. Ấn Độ sẽ chia thành hai nước tự trị trên cơ sở tôn giáo. B. Ấn Độ sẽ chia thành hai nước độc lập trên cơ sở tôn giáo. C. Ấn Độ sẽ chia làm hai quốc gia tự do. D. Ấn Độ sẽ chia làm ba quốc gia độc lập:Ấn Độ, Pakitstan và Bănglađet. Câu 5. Khu vực nào được Mĩ xem là ” sân sau” của mình? A. Bắc Mĩ C. Đông Nam Á B. Mĩ Latinh D. Trung Đông. Câu 6. Trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ giữ vai trò như thế nào trên trường quốc tế? A. Trung tâm công nghiệp của thế giới. B. Trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới. C. Trung tâm nông nghiệp của thế giới. D. Trung tâm kinh tế của thế giới. Câu 7. Yếu tố nào dẫn tới sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI? A. Chủ nghĩa khủng bố. C. Mĩ thất bại tại Việt Nam. B. Chiến tranh I-ran. D. Liên Xô tan rã. Câu 8. EEC là viết tắt theo tiếng Anh của A. Liên minh Châu Âu C. Nghị viện Châu Âu B. Cộng đồng kinh tế Châu Âu D. Diễn đàn kinh tế Châu Âu.

Câu 9. Tổ chức liên kết kinh tế- chính trị lớn nhất thế giới hiện nay là A. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ. B. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. C. Hiệp hội các nước Đông Nam Á. D. Liên minh Châu Âu. Câu 10 : Việc chấm dứt Chiến tranh lạnh có ý nghĩa như thế nào ? A. Mở ra hướng giải quyết hòa bình cho các vụ tranh chấp, xung đột trên thế giới B. Điều hòa lượng bán vũ khí ra thế giới C. Tạo điều kiện cho KHKT phát triển D. Mở đầu cho thời kì tan rã của Liên Xô.

A. Hội nghị thành lập Đảng (2/1930) B. Hội nghị Gio-ne-vơ (21/7/1954) C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2/1951) D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/1960) Câu 21. Từ năm 1954 – 1975, Mỹ đã lần lượt tiến hành những chiến lược chiến tranh kiểu mới nào ở Việt Nam? A. Chiến tranh cục bộ; chiến tranh đặc biệt; Việt Nam hóa chiến tranh – Đông Dương hóa chiến tranh. B.Chiến tranh đặc biệt; Việt Nam hóa chiến tranh – Đông Dương hóa chiến tranh; Chiến tranh cục bộ. C. Chiến tranh đặc biệt; Chiến tranh cục bộ; Việt Nam hóa chiến tranh – Đông Dương hóa chiến tranh; D. Việt Nam hóa chiến tranh – Đông Dương hóa chiến tranh; Chiến tranh cục bộ. Chiến tranh đặc biệt. Câu 22. Cho một số sự kiện sau: 1. Phong trào Đồng khởi 2. Chiến dịch Hồ Chí Minh 3. Hiệp định Pa-ri 4. Cuộc tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân 5. Trận “Điện Biên Phủ trên không” Hãy sắp xếp theo thứ tự thời gian: A. 1, 2, 3, 4, 5 B. 1, 3, 5, 2, 4 C.1, 4, 5, 2, 3 D. 1, 4, 5, 3, 2 Câu 23. Hai thắng lợi quân sự nào của quân dân ta đã tác động trực tiếp đến việc triệu tập và kí hiệp định Pa-ri về kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam? A. Cuộc tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 và cuộc tiến công chiến lược năm 1972 B. Cuộc tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 và cuộc tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 C. Cuộc tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 và trận Điện Biên Phủ trên không năm 1972 D. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 và cuộc tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 Câu 24. Với hiệp định Pa-ri (27/1/1973) nhân dân ta đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ A. “đánh cho Mỹ cút” B. “đánh cho Ngụy nhào” C. “thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công” D. giải phóng dân tộc Câu 25. Trong cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân 1975, chiến dịch đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược là A. chiến thắng Phước Long B. chiến dịch Tây Nguyên C. chiến dịch Huế – Đà Nẵng D. chiến dịch Hồ Chí Minh Câu 26. Chính quyền Xô Viết Nghệ – Tĩnh là chính quyền A. của dân, do dân, vì dân. B. của nông dân. C. của tư sản . D. nhân dân Nghệ Tĩnh. Câu 27: Thực dân Pháp thỏa hiệp với Nhật thống trị nhân dân Đông Dương vì: A.Thực dân Pháp lúc này không đủ sức chống lại Nhật Bản. B.Thực dân Pháp muốn chia sẻ quyền lợi với Nhật Bản. C. Pháp muốn dựa vào Nhật để giữ quyền thống trị ở Đông Dương. D. Pháp và Nhật đều có chung mục đích là chống lại cách mạng Đông Dương Câu 28: Hà Nội giành chính quyền vào ngày A. 19/8/1945. B. 15/8/1945. C. 20/8/1945. D. 25/8/1945. Câu 29: Sau Cách mạng tháng Tám khó khăn lớn nhất đưa nước ta vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” là A. khó khăn về kinh tế. B. khó khăn về tài chính. C. khó khăn về thù trong. D. khó khăn về giặc ngoại xâm. Câu 30. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, để giải quyết căn bản nạn đói, Đảng và nhân dân ta đã thực hiện biện pháp có tính chất hàng đầu và lâu dài là A. quyên góp, điều hòa thóc gạo giữa các địa phương trong cả nước. B. nghiêm trị những người đầu cơ, tích trữ gạo. C. phát động phong trào “nhường cơm sẻ áo”, “Hũ gạo cứu đói”… D. kêu gọi “Tăng gia sản xuất ! Tăng gia sản xuất ngay ! Tăng gia sản xuất nữa !”. Câu 31. Thời điểm quân Trung Hoa Dân quốc với danh nghĩa Đồng minh vào giải giáp quân Nhật ở miền Bắc nước ta là A. ngay sau khi cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thắng lợi. B. một tuần sau khi cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thắng lợi. C. mười ngày sau khi cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thắng lợi. D. hai tuần sau khi cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thắng lợi. Câu 32 . Bản Tạm ước ngày 14/9/1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa kí với đại diện chính phủ Pháp có ý nghĩa A. chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp . B. tạo điều kiện cho ta kéo dài thời gian hoà hoãn để xây dựng, củng cố lực lượng, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp không thể tránh khỏi. C. giúp ta tránh được cuộc chiến bất lợi vì phải chống lại nhiều kẻ thù cùng một lúc. D. giúp ta đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc cùng bọn tay sai ra khỏi nước ta. Câu 33. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ trong hoàn cảnh A. phát xít Nhật tăng cường những hoạt động chống phá cách mạng Đông Dương. B. quân Trung Hoa Dân quốc cấu kết với thực dân Pháp tiến hành đàn áp cách mạng Đông Dương. C. thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta ở Nam Bộ. D. thực dân Pháp ngày càng trắng trợn phá hoại Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946). Câu 34. Cuộc chiến đấu của quân dân ta ở các đô thị nhằm mục đích gì? A. Phá tan âm mưu xâm lược ngay từ đầu của thực dân Pháp. B. Tiêu hao sinh lực địch để kết thúc nhanh chiến tranh. C. Tiêu hao sinh lực địch, giam chân địch trong thành phố, đảm bảo cho cơ quan đầu não của Đảng và Chính phủ rút về căn cứ cách mạng an toàn. D. Giam chân địch trong các đô thị. Câu 35 . Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh được truyền đi khắp cả nước ngày A. 19/10/1945. B. 19/12/1945. C. 19/12/1946. D. 19/12/1947. Câu 36. Với mong muốn dành thắng lợi và nhanh chóng kết thúc chiến tranh, ngày 13/5/1949, Pháp đề ra kế hoạch A. Bôlae. B. Rơve. C. Đờ lát đơ Tátxinhi. D. Nava. Câu 37. Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, ở Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở hai miền Nam – Bắc, lấy giới tuyến quân sự tạm thời theo A. vĩ tuyến 15. B. vĩ tuyến 16. C. vĩ tuyến 17. D. vĩ tuyến 18. Câu 38. Yêu cầu bức thiết nhất của nước ta trong năm đầu tiên sau kháng chiến chống Mỹ thắng lợi là gì? A. Đi lên xây dựng CNXH. B. Thống nhất đất nước về mặt nhà nước. C. Khôi phục kinh tế sau chiến tranh. D. Thành lập chính quyền ở những vùng mới giải phóng. Câu 39. Nhân tố chi phối quan hệ quốc tế trong suốt hơn bốn thập kỷ sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc là A. Hội nghị Ianta(2/1945). B. Chiến tranh lạnh(1947-1989). C. Sự vươn lên mạnh mẽ của nước Mỹ. D. Sự bùng nổ của xu thế toàn cầu hóa. Câu 40. Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919 – 1925 có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam? A. Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đòi của Đảng. B. Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển, làm phân hóa các tổ chức cách mạng. C. Truyền bá lý luận chủ nghĩa Mác – Lê nin về nước. D. Đào tạo nguồn cán bộ cách mạng uy tín cho Đảng sau này.

III. ĐÁP ÁN.

Trả Lời Câu Hỏi Lịch Sử 7 Bài 29

Nội dung

Cuộc xung đột Nam – Bắc triều

Cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn

Thời gian

Năm 1533 – 1592

Năm 1627 – 1672

Nguyên nhân

– Nhà Lê suy yếu, sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra quyết liệt:

+ Năm 1527, Mạc Đăng Dung lập nhà Mạc (Bắc triều).

+ Năm 1533, Nguyễn Kim lập ra Nam triều.

Mâu thuẫn giữa Trịnh Kiểm và Nguyễn Hoàng.

Diễn biến

– Chiến tranh kéo dài hơn 60 năm.

– Thanh – Nghệ là chiến trường chính.

– Chiến tranh kéo dài gần 50 năm.

– Quảng Bình – Hà Tĩnh là chiến trường ác liệt.

Kết quả

Năm 1592, Nam triều chiếm Thăng Long, họ Mạc chạy lên Cao Bằng, chiến tranh chấm dứt.

Đất nước bị chia cắt Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Trả lời:

Trả lời: Trả lời:

Nội dung

Những điểm nổi bật

Thế kỉ XVI – XVII

Thế kỉ XVIII

Nửa đầu thế kỉ XIX

Nông nghiệp

– Đàng Ngoài:

+ Khi chưa chiến tranh: được mùa, no đủ.

+ Khi chiến tranh: ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém.

– Đàng Trong:

Nông nghiệp phát triển, năng suất cao.

– Đầu thế kỉ XVIII: ruộng đất bị địa chủ, cường hào chiếm đoạt, sản xuất nông nghiệp bị đình đốn.

– Cuối thế kỉ XVIII: Quang Trung ban hành “Chiếu khuyến nông”, mùa màng no đủ.

– Nông nghiệp sa sút, diện tích canh tác tăng nhưng ruộng bị bỏ hoang, nông dân bị cướp ruộng, phải sống lưu vong.

Thủ công nghiệp

– Xuất hiện nhiều làng thủ công (Bát Tràng – Hà Nội,…

– Xuất hiện nhiều nghề thủ công: dệt vải, gốm, rèn sắt,…

– Thủ công nghiệp được khôi phục.

– Thủ công nghiệp phát triển.

Thương nghiệp

– Xuất hiện một số đô thị, chợ và phố xá, buôn bán phát triển.

– Quang Trung thực hiện chính sách “Mở cửa ải, thông chợ búa”.

– Buôn bán có nhiều thuận lợi, buôn bán với nước Xiêm. Mã Lai, Trung Quốc…

– Nhà Nguyễn thực hiện chính sách “Bế quan tỏa cảng”.

Văn học, nghệ thuật

– Văn học chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm phát triển hơn trước, văn học dân gian phát triển.

– Phục hồi và phát triển nghệ thuật dân gian.

– Quang Trung ban hành “Chiếu lập học”, dùng chữ Nôm làm chữ viết.

– Văn học chữ Nôm phát triển cao, tiêu biểu là “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.

– Văn học dân gian phát triển cao độ.

– Xuất hiện nhà thơ nữ. Nghệ thuật dân gian phát triển phong phú.

– Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng (chùa Tây Phương – Hà Nội).

300 BÀI GIẢNG GIÚP CON HỌC TỐT LỚP 7 CHỈ 399K

Phụ huynh đăng ký mua khóa học lớp 7 cho con, được tặng miễn phí khóa ôn thi học kì. Cha mẹ hãy đăng ký học thử cho con và được tư vấn miễn phí. Đăng ký ngay!

Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

on-tap-chuong-5-va-chuong-6.jsp

Giải Bài Tập Lịch Sử 12 Bài 8: Nhật Bản

(trang 53 sgk Lịch Sử 12): – Nêu nội dung cơ bản của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản trong thời kỳ bị chiếm đóng?

Trả lời:

Về chính trị: Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng Minh đã loại bổ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh của Nhật Bản. Hiến pháp mới do SCAP tổ chức soạn thảo, quy định Nhật Bản là nước quân chủ lập hiến, nhưng thực chất là theo chế độ dân chủ đại nghị tư sản.

Về kinh tế: SCAP thực hiện ba cuộc cải cách lớn (thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế; tiến hành cải cách ruộng đất; dân chủ hóa lao động).

(trang 53 sgk Lịch Sử 12): – Liên minh Nhật-Mĩ được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

– Nhật sớm ký kết được Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô chấm dứt chế độ chiếm đóng của đồng minh.

– Hiệp ước an ninh Mĩ- Nhật được ký kết, đặt nền tảng cho quan hệ đối ngoại giữa hai nước. Nhật Bản chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.

(trang 55 sgk Lịch Sử 12): – Những nhân tố nào thúc đẩy sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản?

Trả lời:

– Con người được coi là nhân tố quan trọng nhất ở Nhật Bản. Người dân Nhật Bản cần cù, có tính kỉ luật cao trong lao động.

– Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.

– Các công ti của Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và khả năng cạnh tranh cao.

– Nhật Bản biết cách áp dụng các thành tựu khoa học-kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm.

– Chi phí cho Quốc phòng của Nhật Bản rất thấp, có điều kiện để tập trung để phát triển kinh tế.

– Nhật Bản đã tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển kinh tế.

(trang 55 sgk Lịch Sử 12): – Hãy nêu những khó khăn đối với sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản.

Trả lời:

– Lãnh thổ Nhật Bản không rộng, tài nguyên khoáng sản rất nghèo nàn, nền công nghiệp của Nhật Bản hầu như phụ thuộc vào các nguồn nguyên nhiên liệu, nhập khẩu từ bên ngoài.

– Cơ cấu vùng kinh tế của Nhật Bản thiếu cân đối, tập trung chủ yếu vào ba trung tâm là Tôkiô, Ôxaca và Nagôia, giữa nông nghiệp và công nghiệp cũng có sự mất cân đối.

– Nhật Bản luôn gặp sự cạnh tranh quyết liệt của Mĩ, Tây Âu…

Đây đều là những khó khăn đối với sự phát triển kinh tế của Nhật Bản.

(trang 56 sgk Lịch Sử 12): – Chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong những năm 1973-1991 như thế nào?

Trả lời:

Từ những năm 1970, Nhật Bản đã bắt đầu đưa ra chính sách đối ngoại mới, thể hiện trong học thuyết Phucưđa và học thuyết Kaiphu. Nội dung chủ yếu của các học thuyết trên là tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.

(trang 57 sgk Lịch Sử 12): – Nêu những nét cơ bản về tình hình kinh tế và chính trị của Nhật Bản trong thập kỉ 90 của thế kỉ XX.

Trả lời:

Từ thập kỉ 90, Nhật Bản bắt đầu bước vào thời kì suy thoái, tuy nhiên Nhật Bản vẫn duy trì là một trong ba trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới.

Về khoa học-kĩ thuật: Tính đến năm 1992, Nhật Bản đã phóng 49 vệ tinh khác nhau và hợp tác có hiệu quả với Mĩ, Liên Xô.

Văn hóa: Nhật Bản vẫn luôn giữ được những giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa của mình.

Chính trị: Từ năm 1993-2000, chính quyền Nhật Bản thuộc về các Đảng đối lập hoặc liên minh các Đảng phái khác nhau.

Đối ngoại: Nhật Bản tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ.

Câu 1 (trang 57 sgk Sử 12): Những yếu tố nào khiến Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới vào nửa cuối thế kỉ XX.

Lời giải:

– Con người được coi là nhân tố quan trọng nhất ở Nhật Bản. Người dân Nhật Bản cần cù, có tính kỉ luật cao trong lao động.

– Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.

– Các công ti của Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và khả năng cạnh tranh cao.

– Nhật Bản biết cách áp dụng các thành tựu khoa học-kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm.

– Chi phí cho Quốc phòng của Nhật Bản rất thấp, có điều kiện để tập trung để phát triển kinh tế.

– Nhật Bản đã tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển kinh tế.

Câu 2 (trang 57 sgk Sử 12): Khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến năm 2000.

Lời giải:

Một trong những đặc điểm lớn nhất trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau năm 1945 là luôn cố gắng liên minh chặt chẽ với Mĩ. Bên cạnh đó, bước sang thời kì 1973-1991, Nhật Bản bắt đầu tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.

Trả Lời Câu Hỏi Và Bài Tập 1 2 Bài 7 Trang 52 Sgk Lịch Sử 12

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 7. Tây Âu, sách giáo khoa Lịch sử lớp 12. Nội dung trả lời câu hỏi và bài tập 1 2 bài 7 trang 52 sgk Lịch sử 12 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn lịch sử lớp 12.

I – Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1950

– Chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại cho các nước Tây Âu nhiều ổn thất nặng nề.

– Nhiều thành phố, bến cảng, nhà máy, các trung tâm công nghiệp bị tàn phá. Hàng triệu người chết, mất tích…

– Với sự cố gắng và nhận viện trợ Mĩ trong khuôn khổ “Kế hoạch Mác san”, nền kinh tế Tây Âu phục hồi (1950).

– Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình chính trị – xã hội

– Hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi nền kinh tế, liên minh chặt chẽ với Mĩ, tìm cách trở lại thuộc địa của mình.

– Từ 1945 – 1950, cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng của khối XHCN Đông Âu mới hình thành.

– Giai cấp tư sản gạt những người công sản ra khỏi chính phủ – Pháp, Anh, Ý.

– Tây Âu gia nhập khối Quân sự Bắc Đại Tây Dương – NATO – do Mĩ đứng đầu.

– Pháp xâm lược trở lại Đông Dương, Anh trở lại Miến Điện và Mã lai; Hà lan trở lại In đô nê xi a.

II – Tây Âu từ 1950 đến năm 1973

♦ Về kinh tế:

– Từ 1950 – 1970, kinh tế Tây Âu phát triển nhanh chóng: Đức trở thành cường quôc công nghiệp thứ ba thế giới, Anh thứ tư và Pháp thứ năm.

– Đến đầu thập niên 70, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới với trình độ khoa học kỹ thuật cao.

– Nguyên nhân:

+ Áp dụng thành công những thành tựu KH – KT nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

+ Vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước.

+ Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như viện trợ Mĩ; nguồn nguyên liệu rẻ của các nước thế giới thứ ba, hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ EC…

♦ Về chính trị: 1950 – 1973: nền dân chủ tư sản ở Tây Âu tiếp tục phát triển, đồng thời có nhiều biến động chính trị

– Nhiều nước tư bản Tây Âu mặt liên minh chặt chẽ với Mĩ, mặt khác cố gắng đa phương hóa quan hệ đối ngoại.

– Pháp phản đối trang bị vũ khí hạt nhân cho CHLB Đức, chú ý phát triển quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN khác, rút khỏi Bộ chỉ huy NATO và buộc Mĩ rút các căn cứ quân sự… ra khỏi đất Pháp.

– Pháp, Thụy Điển, Phần Lan đều phản đối cuộc chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam.

– 1950 – 1973: nhiều thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan tuyên bố độc lập, đánh dấu thời kỳ “phi thực dân hóa” trên phạm vi thế giới.

III – Tây Âu từ năm 1973 đến năm 1991

– Từ 1973 đến đầu thập niên 90: khủng hoảng, suy thoái và không ổn định

– Gặp sự cạnh tranh quyết liệt từ Mĩ, Nhật, các nước công nghiệp mới (NIC).

– Quá trình nhất thể hóa Tây Âu gặp nhiều khó khăn và trở ngại.

– Tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn.

– Tệ nạn xã hội thường xuyên xảy ra.

– 11/1972: ký Hiệp định về cơ sở quan hệ giữa hai nước Đức làm tình hình Tây Âu dịu đi

– Ký Định ước Henxinki về an ninh và hợp tác châu Âu (1975).

– 1989, “Bức tường Berlin” bị phá bỏ và nước Đức thống nhất (3/10/1990)

IV – Tây Âu từ năm 1991 đến năm 2000

– Thập kỉ 90, kinh tế phục hồi và phát triển trở lại.

– Tây Âu vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới (GDP chiếm 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp thế giới tư bản).

– Thập kỉ cuối cùng của thế kỉ XX, cơ bản là ổn định.

♦ Về chính trị và đối ngoại:

– Có sự điều chỉnh quan trong trong bối cảnh “Chiến tranh lạnh” kết thúc, trật tự hai cực Ianta tan rã.

– Nếu như Anh vẫn duy trì liên minh chặt chẽ với Mĩ thì Pháp và Đức đã trở thành những đối trọng đáng chú ý với Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng.

– Mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển ở Á, Phi, Mĩ La tinh và các nước thuộc Đông Âu.

V – Liên minh Châu Âu (EU)

– Ngày 18/04/1951, 6 nước Tây Âu (Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Luc-xăm bua (Lucxemburg) thành lập “Cộng đồng than – thép châu Âu” (ECSC).

– Ngày 25/03/1957, 6 nước ký Hiệp ước Roma thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” (EURATOM) và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC).

– Ngày 1/7/1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC).

– 07/12/1991: ký kết hiệp ước Maxtrích (Hà Lan), khẳng định một tiến trình hình thành một Liên bang châu Âu mới vào năm 2000 với đồng tiền chung, ngân hàng chung…

– 1/1/1993: EEC đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) với 15 nước thành viên.

– 1994, kết nạp thêm 3 thành viên mới là Áo, Phần Lan, Thụy Điển.

– 01/05/2004, kết nạp thêm 10 nước thành viên Đông Âu, nâng tổng số thành viên lên 25.

– Năm 2007 gồm 27 nước.

– Mục đích: hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, tiền tệ và chính trị, an ninh chung

– Cơ câu tổ chức: Năm cơ quan chính là Hội đồng Châu âu, Hội đồng bộ trưởng, Ủy ban Châu âu, quốc hội Châu Âu, Tòa án Châu âu và một số ủy ban chuyên môn khác.

– Tháng 6/1979 bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên.

– Tháng 3/1995: hủy bỏ sự kiểm soát đi lại của công dân EU qua biên giới của nhau.

– 01/01/1999, đồng tiền chung châu Âu (EURO) được đưa vào sử dụng

– Cuối thập kỉ 90 là tổ chức liên kết chính trị – kinh tế lớn nhất hành tinh, chiếm ¼ GDP của thế giới.

– 1990, quan hệ Việt Nam – EU được thiết lập và phát triển trên cơ sở hợp tác toàn diện.

Trình bày khái quát về tình hình chính trị ở Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ 2 (1945 – 1950).

Tình hình chính trị ở Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1950) có những nét nổi bật sau đây:

– Thể chế chính trị: là những nước cộng hòa (Pháp, Đức, Italia) hoặc quân chủ lập hiến (Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan…) nhưng đều theo chế độ dân chủ đại nghị, đại diện cho quyền lợi của giai cấp tư sản, liên minh chặt chẽ với Mĩ trong các chính sách đối ngoại.

Trả lời:

– Ưu tiên hàng đầu là củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình chính trị – xã hội, hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi nền kinh tế, liên minh chặt chẽ với Mĩ và tìm cách trở lại các thuộc địa cũ của mình.

– Hầu hết các nước Tây Âu đã gia nhập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ đứng đầu. Cộng hòa Liên bang Đức (chính thức thành lập tháng 9-1949) đã trở thành một tâm điểm của sự đối đầu ở châu Âu giữ hai cực Liên Xô và Mĩ.

Những nhân tố nào thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước Tây Âu?

⟹ Như vậy, từ năm 1945 đến năm 1950, các nước tư bản Tây Âu với sự viện trợ của Mĩ đã cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng với khối xã hội- chủ nghĩa Đông Âu vừa mới hình thành.

Có ba nhân tố chính thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đó là:

– Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

Trả lời:

– Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc quản lý, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế.

– Các nước Tây Âu đã tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như nguồn viện trợ của Mĩ, tranh thủ được nguồn nguyên liệu giá rẻ từ các nước thuộc thế giới thứ ba, hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ của Cộng đồng châu Âu (EC),….

Những thách thức đặt ra đối với các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu về kinh tế và chính trị-xã hội trong những năm 1973-1991 là gì?

Những thách thức đặt ra đối với các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu về kinh tế và chính trị – xã hội trong những năm 1973 – 1991 bao gồm:

+ Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới (1973), nhiều nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu lâm vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng, phát triển không ổn định, kéo dài đến đầu thập kỉ 90.

Trả lời:

+ Sự phát triển thường xen kẽ với khủng hoảng, suy thoái, lạm phát và thất nghiệp.

+ Luôn vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ phái Mĩ, Nhật Bản và các nước công ngiệp mới (NICs).

+ Quá trình ” nhất thể hóa ” Tây Âu trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu vẫn còn nhiều trở ngại.

+ Tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn.

+ Nhiều tội phạm xảy ra, trong đó điển hình là tội phạm mafia ở Italia.

Nêu những nét chính về tình hình kinh tế và chính trị của Tây Âu trong thập kỉ 90.

– Về kinh tế:

+ Sau khi trải qua một đợt suy thoái ngắn, từ năm 1994 trở đi, kinh tế Tây Âu đã có sự phục hồi và phát triển.

Trả lời:

+ Tây Âu vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới.

+ Thình các nước Tây Âu cơ bản là ổn định.

+ Chính sách đối ngoại của các nước này có sự điều chỉnh quan trọng, các nước Tây Âu đều chú ý mở rộng quan hệ không chỉ với các nước tư bản phát triển khác mà còn với các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh, các nước thuộc Đông Âu và SNG.

– Về chính trị và đối ngoại:

Hãy nêu những sự kiện chính trong quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu.

– Ngày 18/4/1951: sáu nước Tây Âu đã thành lập “Cộng đông than-thép châu Âu”, tiếp đó “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” được thành lập. Ba tổ chức hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC).

Trả lời:

– Các nước EC kí hiệp ước Maxtrích, có hiệu lực từ ngày 1/1/1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu. (Đến năm 2004, EU kết nạp thêm 10 nước, nâng số thành viên lên 25 nước.)

– 6/1979, đã diễn ra cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên.

– 3/1995, bảy nước EU hủy bỏ sự kiểm soát việc đi lại của công dân các nước này qua biên giới của nhau.

– 1/1/1999, đồng tiền chung châu Âu với tên gọi là đồng ơrô được phát hành, 1/1/2002, chính thức được sử dụng ở nhiều nước EU.

⇒ Như vậy, đến cuối thập kỉ 90, EU đã trở thành tổ chức liên kết CT- KT lớn nhất hành tinh, chiếm 1/4 GDP của thế giới.

Câu hỏi và bài tập

Vì sao nói: Tây Âu là một trong 3 trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới nửa sau thế kỉ XX.

Tây Âu là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất của thế giới nửa sau thế kỉ XX xuất phát từ những lí do sau:

Trả lời:

– Từ thập niên 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế của các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu đều có sự phát triển nhanh.

– Các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu như Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a, Thủy Điển, Phần Lan…đều có nền khoa học – kĩ thuật phát triển cao, hiện đại.

– Đầu thập niên 90, nền kinh tế nhiều nước Tây Âu đã trải qua một giai đoạn suy thoái ngắn. Tuy nhiên, từ khoảng 1994 trở đi, kinh tế Tây Âu đã bắt đầu hồi phục và phát triển trở lại. 15 nước thành viên EU đã có số dân tổng công là 375 triệu người, GDP hơn 7000 tỉ USD, chiếm khoảng 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp của thế giới.

– Các nước tư bản phát triển ở Tây Âu đều có nền khoa học – kĩ thuật tiên tiến hiện đại, đạt nhiều thành tựu về văn hóa, giáo dục, văn học, nghệ thuật, thể thao.

Trình bày những nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu nửa sau thế kỉ XX.

– Giai đoạn 1945-1950: Nhiều nước Tây Âu lần lượt gia nhập tổ chức Bắc Đại Tây Dương do Mĩ đứng đầu. Các nước Tây Âu trở lại xâm lược một số nước Châu Á.

Trả lời:

– Giai đoạn 1950-1970: Nhiều nước Tây Âu tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.

– Giai đoạn 1973-1991: Việc kí hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức làm cho tình hình Tây Âu dịu bớt đi. 11/1989, bức tường Béc lin bị phá bỏ, nước Đức đã tái thống nhất.

– Giai đoạn 1991-2000: Các nước Tây Âu có sự điều chỉnh quan trọng trong bối cảnh chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực tan rã.

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”