Top 10 # Xem Nhiều Nhất Lời Giải Hay Lớp 4 Cùng Em Học Tiếng Việt Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Học Giải Cùng Em Học Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2

Giải bài tập 1, 2, 3 trang 5, 6 Tiết 1 Tuần 19 có đáp án và lời giải chi tiết, sách Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tập 2

Sông Hồng chảy qua nhiều nơi, nhưng có lẽ nơi để lại dấu ấn lịch sử mạnh mẽ nhất là đoạn chảy qua địa phận Hà Nội. Sông Hồng ghi dấu ấn lịch sử mạnh mẽ nhất là đoạn chảy qua địa phận Hà Nội. Sông Hồng ghi dấu những thăng trầm của lịch sử, và cũng góp phần làm cho Thủ đô thêm trù phú, thơ mộng. Sông Hồng là tuyến đường thủy huyết mạch giữa Hà Nội và các tỉnh khu vực phía Bắc. Càng xuôi về phía Nam, sông Hồng càng mở rộng chia thành nhiều nhánh. Mỗi cây cầu bắc qua sông Hồng cũng mang một điểm nhấn của quá khứ và hiện tại.

Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng nối bờ Bắc của Hà Nội với phía đông. Cây cầu này vừa hùng vĩ vừa mềm mại như một con rồng sắt khổng lồ. Ít ai để ý rằng đây là cây cầu duy nhất của Thủ đô mà các phương tiện di chuyển theo hướng tay trái, do kiến trúc và tập tục mà người Pháp để lại. Một cây cầu cũng nổi tiếng không kém trên sông Hồng là cầu Thăng Long. Cây cầu 2 tầng này một thời là niềm hãnh diện không chỉ của người Thủ đô mà của người dân cả nước.

(Theo Tản văn)

a) Sông Hồng có giá trị như thế nào đối với Hà Nội? b) Cầu Long Biên được miêu tả như thế nào? c) Ngoài cầu Long Biên, em còn biết có những cây cầu nào bắc qua sông Hồng ở địa phận Hà Nội? d) Cầu Long Biên có nét gì khác biệt so với những cây cầu khác? Câu 2. a) Tìm những câu kể theo mẫu Ai làm gì? có trong đoạn văn. Tô màu vào số thứ tự của câu đó.

(1)Thuyền chúng tôi cuôi dòng về hướng Năm Căn. (2) Đây là xứ tiền rừng bạc biển. (3) Càng đến gần, những đàn chim bay kín trời, cuốn theo sau những luồng gió vút làm tôi hoa cả mắt. (4) Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà là. (5) Chim cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. (6) Chim gà đảy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân.

(Theo Đoàn Giỏi)

b) Gạch dưới chủ ngữ của các câu kể Ai làm gì? mà em tìm được. Câu 3. Đặt câu với các từ sau làm chủ ngữ:

a) Cô giáo em.

b) Những chú chim.

Lời giải chi tiết Câu 1: Đọc bài “Sông Hồng” và trả lời câu hỏi:

a. Sông Hồng có giá trị như thế nào đối với Hà Nội?

Gợi ý:

Con đọc kĩ đoạn văn thứ nhất.

Lời giải:

Sông Hồng ghi dấu ấn những thăng trầm của lịch sử, và cũng góp phần làm cho thủ đô thêm trù phú, thơ mộng. Sông Hồng là tuyến đường thuỷ huyết mạch giữa Hà Nội và các tỉnh khu vực phía Bắc.

b. Cầu Long Biên được miêu tả như thế nào?

Gợi ý:

Con đọc đoạn văn thứ hai.

Lời giải:

Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng nối bờ Bắc của Hà Nội với phía đông. Cây cầu này vừa hùng vĩ vừa mềm mại như một con rồng sắt khổng lồ.

c. Ngoài cầu Long Biên em còn biết có những cây cầu nào bắc qua sông Hồng ở địa phận Hà Nội?

Gợi ý:

Con tìm kiếm thông tin ở đoạn văn thứ 2 trong bài và cả trong sách vở hoặc trên mạng.

Lời giải:

Ngoài cầu Long Biên còn có một số cây cầu khác cũng bắc qua sông Hồng ở địa phận Hà Nội đó là: Cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, cầu Thăng Long, cầu Chương Dương,…

d. Cầu Long Biên có nét gì khác biệt so với những cây cầu khác?

Gợi ý:

Con đọc kĩ đoạn văn thứ 2 trong bài.

Lời giải:

Điểm khác biệt ở cầu Long Biên so với những cây cầu khác đó là: Đây là cây cầu duy nhất ở Thủ đô mà các phương tiện di chuyển theo hướng tay trái, do kiến trúc và tập tục mà người Pháp để lại.

Câu 2:

a. Tìm những câu kể theo mẫu Ai làm gì? Có trong đoạn văn:

Gợi ý:

Câu kể Ai là gì? thường gồm hai bộ phận:

– Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, trả lời cho câu hỏi: Ai (con gì, cái gì)?

– Bộ phận thứ hai là vị ngữ,trả lời cho câu hỏi: Làm gì?

Lời giải:

(1) Thuyền chúng tôi xuôi dòng hướng về Năm Căn.

(4) Chim đậu chen chúc nhau trắng xoá trên những cây mắm, cây chà là.

(5) Chim cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa

b. Tìm chủ ngữ của những câu kể Ai làm gì?

Gợi ý:

– Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, trả lời cho câu hỏi: Ai (con gì, cái gì)?

– Bộ phận thứ hai là vị ngữ,trả lời cho câu hỏi: Làm gì?

Lời giải:

a. Cô giáo em

Cô giáo em đi lại trong sân trường.

b. Những chú chim

Những chú chim hót líu lo.

Giải Cùng Em Học Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2

Giải bài tập 1, 2 trang 42, 43 Tiết 1 Tuần 30 có đáp án và lời giải chi tiết, sách Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tập 2

Đề bài Câu 1. Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Chinh phục đỉnh Ê-vơ-rét

Theo tin từ Nê-pan, lần lượt vào lúc 7 giờ 30 phút và 9 giờ 30 phút sáng ngày 22-5- 2018 (giờ Việt Nam), ba vận động viên Bùi Văn Ngợi, Phan Thanh Nhiên và Nguyễn Mậu Linh đã trở thành những người Việt Nam đầu tiên chinh phục thành công đỉnh Ê-vơ-rét cao 8848 mét.

Đoàn leo núi Việt nam đã trải qua hành trình gian khổ hơn 45 ngày đêm. Xuất phát ngày 6-4-2008 tại thành phố Hồ Chí Minh, đoàn Nê-pan với quyết tâm chinh phục “nóc nhà thế giới”. Các chàng trai đã leo trên những dốc bằng thẳng đứng, vượt qua những dòng sông băng lạnh cóng bên những vách băng nứt có thể gây tai nạn bất cứ lúc nào trong điều kiện thời tiết cực kì khắc nghiệt: ban ngày nóng hơn 30 0C, đêm lanh -20 0 C.

Khi lên đến độ cao 6400 mét, vận động viên là Lê Bá Công phải bỏ cuộc vì chứng đau đầu. Dù vậy, đoàn vẫn quyết chí “tấn công” đỉnh Ê-vơ-rét. Đêm 21-5-2008, các vận động viên chia làm hai nhóm đã đến trạm số 4 ở độ cao 8016 mét, từ đó tiến lên cắm quốc kì trên đỉnh núi cao nhất thế giới, vượt kế hoạch dự kiến là 60 ngày.

Theo kế hoạch, ngày 6-6-2008 đoàn trở về Việt Nam. Xin chúc mừng các chàng trai dũng cảm của chúng ta!

(Theo báo Thanh niên)

a) Ba người Việt Nam đầu tiên chinh phục đỉnh núi Ê-vơ-rét là những ai? b) Các vận động viên leo tới đỉnh Ê-vơ-rét vào ngày nào? c) Các vận động viên phải vượt qua những khó khăn như thế nào? d) Viết 1 -2 câu nhận định về đoàn leo núi trên. Câu 2. Cho các từ: va lí, cần câu, tàu thủy, bãi biển, đền chùa, tàu hỏa, nhà lưu niệm, khu di tích, nước uống, lương khô, giày đế bệt, máy bay, kính mát. a) Xếp các từ đã cho vào cột thích hợp: b) Viết thêm các từ em biết vào ô còn trống trong bảng. Lời giải chi tiết Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

a. Ba người Việt Nam đầu tiên chinh phục đỉnh núi Ê-vơ-rét là những ai?

Gợi ý:

Con đọc đoạn văn đầu tiên.

Lời giải:

Ba người Việt Nam đầu tiên chinh phục đỉnh Ê-vơ-rét là Bùi Văn Ngợi, Phan Thanh Niên và Nguyễn Mậu Linh.

b. Các vận động viên leo tới đỉnh Ê-vơ-rét vào ngày nào?

Gợi ý:

Con đọc đoạn văn đầu tiên.

Lời giải:

Các vận động viên leo tới đỉnh Ê-vơ-rét vào ngày 22 – 05 – 2008 (lúc 7 giờ 30 phút và 9 giờ 30 phút theo giờ Việt Nam)

c. Các vận động viên phải vượt qua những khó khăn như thế nào?

Gợi ý:

Con đọc đoạn văn số 2 và 3.

Lời giải:

– Leo trên những dốc băng thẳng đứng, vượt qua những dòng sông băng lạnh cóng bên những vách băng nứt có thể gây tai nạn bất cứ lúc nào trong điều kiện thời tiết cực kì khắc nghiệt: ban ngày nóng hơn 30 độ C, đêm lạnh – 20 độ C.

– Lên tới độ cao 6400 mét, một vận động viên trong đoàn bỏ cuộc vì chứng đau đầu, những người còn lại vẫn cố gắng hết sức hoàn thành mục tiêu chinh phục đỉnh núi.

d. Viết 1 – 2 câu nhận định về đoàn leo núi

Gợi ý:

Con suy nghĩ về những khó khăn và thành tích mà họ đạt được.

Lời giải:

Bằng sự quyết tâm hết mình, khả năng chịu khó chịu khổ, trải qua hành trình gian khổ hơn 45 ngày đêm, các chàng trai đã chinh phục được đỉnh núi Ê-vơ-rét, cắm được quốc kì Việt Nam lên đỉnh núi cao nhất thế giới.

Câu 2: Gợi ý:

Con suy nghĩ và hoàn thành bài tập.

Lời giải:

a. Xếp các từ đã cho vào cột thích hợp

– Phương tiện du lịch: tàu thuỷ, tàu hoả, máy bay

– Địa điểm du lịch: bãi biển, đền chùa, nhà lưu niệm, khu di tích,

– Đồ dùng cá nhân: va li, cần câu, nước uống, lương khô, giày đế bệt, kính mát

b. Viết thêm các từ em biết vào ô trống trong bảng

– Phương tiện du lịch: xe máy, ô tô, xe ngựa, xe khách,…

– Địa điểm du lịch: núi, phố cổ, vịnh, quê hương của danh nhân, những công trình kiến trúc đặc sắc,…

– Đồ dùng cá nhân: máy ảnh, quần áo, đồ ăn, mũ nón, giày thể thao,…

Học Giải Cùng Em Học Tiếng Việt Lớp 2 Tập 2

Giải bài tập 1, 2, 3, 4 trang 8, 9 – Tiết 1 – Tuần 20 có đáp án và lời giải chi tiết, sách Cùng em học Tiếng Việt lớp 2 tập 2

Lời giải chi tiết Câu 1. Đọc bài: Ông Mạnh thắng Thần Gió (SGK Tiếng Việt 2, tập hai, trang 13) và trả lời câu hỏi: a) Vì sao ông Mạnh quyết chống trả thần gió? b) Trong câu chuyện Ông Mạnh thắng Thần Gió, ông Mạnh tượng trưng cho điều gì?

A. tượng trung cho sức mạnh của thiên nhiên.

B. Tượng trưng cho sức mạnh của con người.

Trả lời:

a) Ông Mạnh quyết chống trả thần Gió vì Thần thỏa sức hoành hành và coi thường tất cả. Hơn nữa Thần còn xô ông ngã lăn quay rồi bay đi với tiếng cười ngạo nghễ làm ông vô cùng nổi giận.

b.) Trong câu chuyện Ông Mạnh thắng thần Gió, ông Mạnh tương trưng cho :

B. Tượng trưng cho sức mạnh của con người.

Câu 2. Điền iêc hay iêt vào chỗ trống? Trả lời: Câu 3. Gạch dưới những từ không thuộc nhóm nêu đặc điểm thời tiết của từng mùa ở miền Bắc nước ta:

a) Mùa xuân: ấm áp, oi ả, mát mẻ, có mưa nhỏ

b) Mùa hạ: nóng bức, nóng nực, oi nồng, ấm áp, nóng như nung.

c) Mùa thu: se se lạnh, chớm lạnh, mát mẻ, giá lạnh, gió heo may

d) Mùa đông: giá buốt, rét cắt da cắt: thịt, giá lạnh, mưa phùn; gió bấc, ấm áp.

Trả lời:

b) Mùa hạ : nóng bức, nóng nực, oi nồng, ấm áp, nóng như nung.

c) Mùa thu : se se lạnh, chớm lạnh, mát mẻ, giá lạnh, gió heo may.

d) Mùa đông : giá buốt, rét cắt da cắt thịt, giá lạnh, mưa phùn gió bấc, ấm áp.

Câu 4. Gạch dưới các cụm từ dùng để hỏi thời gian trong các câu hỏi sau:

a) Khi nào lớp bạn tổ chức trồng cây?

b) Bao giờ bạn đọc xong quyển truyện đó?

c) Mẹ cháu đi làm về lúc mấy giờ?

d) Sinh nhật bạn vào tháng mấy?

Trả lời:

a) Khi nào lớp bạn tổ chức đi trồng cây ?

b) Bao giờ bạn đọc xong quyển truyện đó ?

c) Mẹ cháu đi làm về lúc mấy giờ ?

d) Sinh nhật bạn vào tháng mấy ?

Giải Cùng Em Học Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2

Giải bài tập 1, 2, 3, 4 trang 49, 50 Tiết 1 Tuần 31 có đáp án và lời giải chi tiết, sách Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 tập 2

Đề bài Câu 1. Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Người nông dân và con chim ưng

Bác nông dân nọ bắt được một con chim ưng bị thương nặng, nằm bẹp ở bên cánh rừng. Bác vỗ về nó:

– Tao không muốn mày chịu khổ đâu, hãy mau lành để trở về trời xanh.

Bác tận tình chăm sóc chim ưng, giúp nó mau chóng trở về bầu trời bao la.

Một hôm , sau khi làm việc quần quật, bác nông dân tựa lưng vào một bức tường để nghỉ cho lại sức, rồi thiếp đi lúc nào không hay. Bỗng một con chim ưng từ đâu bay tới, quắp mũ của bác bay đi. Bác nông dân giật mình tỉnh giấc, vội đuổi theo và phát hiện ra đó chính là chú chim ưng mình đã cứu. Vừa đuổi theo chim, bác vừa hét: “Này chim ưng, ta đã cứu mày, sao mày lại trêu chọc ta?”

Chim ưng buông trả mũ. Đúng lúc bác nông dân cúi nhặt chiếc mũ của mình thì bức tường lúc nãy bác vừa tựa lưng đổ ập xuống, đè nát tất cả các thứ ở bên dưới.

a) Bác nông dân đã làm gì khi chim ưng bị thương? b) Để trả ơn bác nông dân, chim ưng đã làm gì? c) Câu chuyện gợi cho em bài học gì trong cuộc sống? Câu 2. Điền d, r hoặc gi vào chỗ trống:

Hoa sen đã nở

…….ực …….ỡ đầy hồ

Thoang thoảng …….ó đưa

Mùi hương thơm ngát

(Nhược Thủy) Câu 3. Điền dấu phẩy vào chỗ ngăn cách bộ phận trả lời câu hỏi Bằng gì? với các bộ phận khác trong câu:

a) Bằng giọng ca truyền cảm các nghệ nhân đã mang đến cho người nghe những điệu dân ca bay bổng.

b) Bằng dáng thong thả con cò vỗ cánh nhẹ nhàng bay lên không gây một tiếng động.

c) Bằng một động tác tung người hấp dẫn chị Hiền kết thúc bài trình diễn võ thuật của mình.

a) Có Vạn Lí Trường Thành: …….

b) Có tháp Ép – phen: …….

c) Xứ sở của hoa anh đào: …….

Lời giải chi tiết Câu 1.

a. Khi chim ưng bị thương, bác nông dân tận tình chăm sóc cho nó và giúp nó mau chóng trở về với trời xanh bao la.

b. Để trả ơn bác nông dân, chim ưng đã quắp mũ bác bay đi nhằm cứu bác khỏi bức tường sắp đổ sập xuống.

c. Câu chuyện khuyên nhủ chúng ta cần biết làm việc tốt. Người có tấm lòng nhân hậu sẽ gặp được những điều tốt lành trong cuộc sống.

Câu 2. Điền r, d hoặc gi :

Hoa sen đã nở

Thoang thoảng gi ó đưa

Mùi hương thơm ngát.

Câu 3. Điền dấu phẩy vào chỗ ngăn cách bộ phận trả lời câu hỏi Bằng gì ?

a. Bằng giọng ca truyền cảm, các nghệ nhân đã mang đến cho người nghe những điệu dân ca bay bổng.

b. Bằng dáng thong thả, con cò vỗ cánh nhẹ nhàng bay lên không gây một tiếng động.

c. Bằng một động tác tung người hấp dẫn, chị Hiền đã kết thúc bài trình diễn võ thuật của mình.

Câu 4. Ghi lại tên một số đất nước mà em biết.

– Thái Lan, Lao, Cam-pu-chia, Sin-ga-po, Mai-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Mi-an-ma, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, Liên Bang Nga, Anh, Pháp, Đức, Ấn Độ, Nam Phi, …

a. Có Vạn lí trường thành : Trung Quốc

b. Có tháp Ép-phen : Pháp

c. Xứ sở hoa anh đào : Nhật Bản