Top 3 # Xem Nhiều Nhất Lời Giải Hay Văn 8 Trong Lòng Mẹ Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Giải Vbt Ngữ Văn 8 Trong Lòng Mẹ

Trong lòng mẹ

Câu 1: Đọc phần mở đầu đoạn trích, em cảm nhận được điều gì về cảnh ngộ thương tâm của cậu bé Hồng?

Trả lời:

– Cuộc sống của cậu bé Hồng khi bố chết: Mẹ đi tha phương cầu thực, Hồng sống bơ vơ giữa sự cay nghiệt, ghẻ lạnh của họ hàng.

– Nỗi khắc khoải của cậu bé khi sắp đến ngày giỗ đầu bố: Sắp đến ngày giỗ mà mẹ vẫn chưa về, Hồng nhớ mẹ và mong mẹ về.

Câu 2 (Câu 1 trang 20 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1): Phân tích nhân vật bà cô trong cuộc đối thoại giữa bà ta với chú bé Hồng.

Trả lời:

a. Cuộc đối thoại giữa bà cô và đứa cháu:

Diễn biến Thái độ người cô Nội dung lời thoại Phản ứng của đứa cháu

Bước 1

Gọi cháu đến bên cười hỏi, giọng ngọt sớt

Cúi đầu lặng im, lòng thắt lại, nước mắt ròng ròng

Bước 2

Đổi giọng, vỗ vai nhìn vào mặt Hồng nghiêm nghị

“Vậy mày hỏi cô Thông…mãi được sao”

Lặng im lắng nghe

Bước 3

Tỏ ra ngậm ngùi thương xót anh trai

“Mấy lại rằm tháng tám…người ta hỏi đến chứ”

Lặng im, không nói gì

b. Nhận xét:

– Ý đồ của bà cô: Chia rẽ tình cảm mẹ con của Hồng

– Tâm địa và hành vi của bà cô: cử chỉ ngọt ngào nhưng thực ra chỉ là đóng kịch, hành động quan tâm giả dối, lời nói cay độc, nhẫn tâm, ý nghĩ xấu xa, nham hiểm.

Câu 3 (Câu 2 trang 20 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1): Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thế hiện như thế nào?

Trả lời:

a. Tình yêu thương của chú bé Hồng với mẹ:

– Hình ảnh bất biến của người mẹ trong lòng cậu bé: Người phụ nữ có vẻ mặt rầu rầu và hiền từ

– Phản ứng tâm lí mãnh liệt trong cuộc hội thoại với người cô:

+ Cúi đầu không đáp

+ Lòng thắt lại, khóe mắt cay cay

+ Nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa dầm đìa ở cằm ở cổ.

– Nỗi căm tức trước những cổ tục lạc hậu dầy đọa mẹ: Giá như những cổ tục ấy là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ Hồng quyết vồ lấy mà cắn mà nhai mà nghiến cho kì vụn nát.

– Cảm giác khi được vùi đầu trong lòng mẹ: Cảm giác ấm áp mơn man khắp da thịt.

b. Cảm nhận riêng của em về nhân vật cậu bé Hồng: Là một đứa trẻ bất hạnh, tội nghiệp nhưng rất khôn ngoan, luôn khát khao hạnh hơi ấm, tình cảm gia đình.

Câu 4: Em có nhận xét gì về kết cấu của đoạn trích Trong lòng mẹ?

Trả lời:

– Văn bản được kết cấu thành hai phần rõ ràng, logic, hợp lí

+ Phần 1: Cuộc trò chuyện giữa cậu bé Hồng và bà cô.

+ Phần 2: Cuộc gặp gỡ đầy xúc động của hai mẹ con Hồng.

Câu 5 (Câu 3* trang 20 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1): Qua đoạn trích “Trong lòng mẹ, hãy chứng minh rằng văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình.

Trả lời:

Chất trữ tình trong văn Nguyên Hồng thể hiện ở những nội dung sau:

– Tình huống truyện giàu cảm xúc:

+ Bố Hồng mất, mẹ đi tha phương cầu thực kiếm sống, Hồng sống bơ vơ giữa sự cay nghiệt, ghẻ lạnh của họ hàng.

+ Người mẹ hiền từ nhưng phải chịu bao cay đắng, bi kịch bởi thành kiến của xã hội cũ

+ Hồng luôn yêu thương, kính mến mẹ mặc cho những lời lẽ tàn nhẫn, cay độc của người cô.

– Dòng cảm xúc của nhân vật:

+ Tủi nhục, căm hờn, uất nghẹn trước những lời lẽ của cô

+ Giữ vững tình cảm, sự tôn trọng và niềm tin đối với mẹ của mình

+ Thấu hiểu, cảm thông và yêu thương mẹ.

+ Hạnh phúc, ấm áp sung sướng khi được nằm trong lòng mẹ

– Lối kể chuyện: Tự nhiên, hấp dẫn có chút kịch tính, kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể, tả và bộc lộ cảm xúc.

– Lời văn: Chân thực, dạt dào cảm xúc.

Câu 6 (Câu 5* trang 20 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1): Có nhà nghiên cứu nhận định Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Nên hiểu thế nào về nhận định đó? Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, em hãy chứng minh nhận định trên.

Trả lời:

a. Nguyên Hồng được xem là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng bởi vì;

– Những nhân vật chính trong trong sáng tác của ông chủ yếu là phụ nữ và nhi đồng.

– Trong những sáng tác của mình, đây là hai đối tượng được ông dành nhiều tình cảm nhất, ông thấu hiểu và sẻ chia đối với số phận của họ

– Nói về người phụ nữ và nhi đồng ông luôn ngợi ca và trân trọng những vẻ đẹp ở họ.

b. Đoạn trích “trong lòng mẹ” thể hiện rõ điều đó.

– Đồng cảm với bi kịch của Hồng và mẹ cậu bé:

+ Hồng cha mất sớm, mẹ đi tha phương cầu thực phải sống trong sự thiếu thốn tình thương và ghẻ lạnh của họ hàng.

+ Mẹ Hồng, người phụ nữ phải hi sinh cả tuổi thanh xuân vì hủ tục phong kiến, sống trong nỗi vất vả và sự tủi nhục.

– Nguyên Hồng trân trọng và ngời ca vẻ đẹp ở họ

+ Hồng là cậu bé ngoan ngoãn, hiểu biết có tình yêu mẹ tha thiết.

+ Người mẹ: tần tảo, hi sinh, thương con.

c. Cảm nhận của em về nhà văn Nguyên Hồng: Là nhà văn tài ba, với ngòi bút trữ nhẹ nhàng, thấm thía dễ đi sâu vào lòng người.

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 8 (VBT Ngữ Văn 8) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Giải Vbt Ngữ Văn 8 Bài Trong Lòng Mẹ

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Câu 1 (trang 13 VBT Ngữ văn 8, tập 1):

Phân tích nhân vật bà cô trong cuộc đối thoại giữa bà ta với chú bé Hồng.

Phương pháp giải:

Cần chú ý đến vẻ mặt, giọng nói, những cử chỉ của người cô mà chú bé Hồng cho là rất kịch. Thực chất, người cô có quan tâm đến chú bé không, hay là muốn điều gì khác? Từ thái độ của bé Hồng và những gì em đọc được, em đánh giá nhân vật người cô là người như thế nào?

Lời giải chi tiết:

Nhân vật người cô:

– Cay nghiệt, độc ác và bảo thủ trước những lề lối tàn nhẫn của xã hội cũ.

– Xoáy sâu vào sự thiếu thốn tình mẫu tử của bé Hồng bằng câu hỏi nhẫn tâm ” mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không”.

– Cố gieo rắc vào đầu đứa cháu hoài nghi để chia rẽ tình mẹ con.

– Giọng nói, cử chỉ quan tâm của bà cô là giả dối, sáo rỗng.

– Khi đứa cháu khóc bà cô vẫn cố tình khơi vào nỗi đau của cháu.

Câu 2 Câu 2 (trang 13 VBT Ngữ văn 8, tập 1):

Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ đáng thương được thế hiện như thế nào?

Phương pháp giải:

Hãy chú ý tới suy nghĩ của bé Hồng về mẹ, phản ứng của bé khi người cô nói chuyện mẹ có em bé, ước muốn phá tan những cổ tục đã đầy đọa mẹ, niềm vui sướng khi gặp lại mẹ.

Lời giải chi tiết:

Tình yêu mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện qua:

– Hơn 1 năm không có tin tức của mẹ nhưng Hồng vẫn không hề trách cứ, ghét bỏ mẹ.

– Tưởng tượng ra vẻ mặt rầu rầu, hiền từ của mẹ.

– Nhận ra dã tâm chia rẽ tình mẫu tử của bà cô độc ác, Hồng vẫn luôn yêu thương, kính trọng mẹ.

– Muốn nghiến nát những cổ tục đã đày đọa mẹ, thấu hiểu hoàn cảnh, nỗi đau mẹ đã phải trải qua.

– Gặp lại mẹ, Hồng sung sướng, hạnh phúc, quên hết những uất ức, khổ cực khi phải sống trong gia đình giả dối, nhẫn tâm.

Câu 3 Câu 3 (trang 14 VBT Ngữ văn 8, tập 1):

Qua văn bản Trong lòng mẹ, chứng minh văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình.

Phương pháp giải:

– Hãy chú ý tới:

+ Nội dung trữ tình: nói về tình cảm mẹ con thắm thiết;

+ Dòng cảm xúc mạnh mẽ của bé Hồng: thương mẹ, nước mắt ròng ròng.

+ Hình thức trữ tình: kết hợp kể, tả với bộc lộ cảm xúc, hình ảnh so sánh gây ấn tượng mạnh, lời văn mê say dào dạt.

Lời giải chi tiết:

Chất trữ tình:

– Tình huống truyện độc đáo, nội dung đặc sắc.

– Dòng cảm xúc của nhân vật được thể hiện mãnh liệt qua trạng thái xót xa và yêu thương mẹ vô bờ bến.

– Cách thể hiện thông qua kết cấu lớp lang, hình ảnh so sánh gây ấn tượng mạnh, giàu sức biểu cảm. Lời văn dạt dào tình cảm.

Câu 4 Câu 4 (trang 15 VBT Ngữ văn 8, tập 1):

Qua văn bản trích giảng em hiểu hồi kí là gì?

Lời giải chi tiết:

Qua văn bản trích, em hiểu hồi kí là một thể loại ghi lại những điều còn nhớ sau khi đã trải qua, đã chứng kiến sự việc.

Câu 5 Câu 5 (trang 15 VBT Ngữ văn 8, tập 1):

Có nhà nghiên cứu nhận định Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Nên hiểu thế nào về nhận định đó? Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, em hãy chứng minh nhận định trên.

Phương pháp giải:

– Hãy đọc văn bản với mục đích tìm hiểu thái độ của nhà văn đối với người mẹ, những chi tiết nói về tình mẹ con, cảm giác sung sướng của chú bé khi được ở trong lòng mẹ. Từ đó nêu lên cách hiểu về nhà văn của phụ nữ và nhi đồng (người bênh vực, ca ngợi những người mẹ, ca ngợi tình mẹ con, thấu hiểu nỗi khát khao tình mẹ của các em bé).

– Dựa vào đoạn trích, em hãy lấy các chi tiết để chứng minh.

Lời giải chi tiết:

– Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng:

+ Nhân vật trong các sáng tác chính của ông là phụ nữ và trẻ em: Hồi kí Những ngày thơ ấu, tiểu thuyết Bỉ vỏ, Khi đứa con ra đời, Hai nhà nghỉ…

+ Thấu hiểu, đồng cảm với những thân phận nhỏ bé bị o ép trong xã hội cũ.

+ Nhìn thấy được phẩm chất tốt đẹp cao quý của người phụ nữ, sự ngây thơ trong sáng của trẻ nhỏ.

– Trong đoạn trích những ngày thơ ấu:

+ Phê phán những hủ tục cũ qua nhân vật bà cô.

+ Bày tỏ niềm xót thương và trân trọng đối với người mẹ và bé Hồng.

Câu 6 Câu 6 (trang 16 VBT Ngữ văn 8, tập 1):

Cảm nghĩ của em về những giây phút hai mẹ con bé Hồng gặp nhau.

Lời giải chi tiết:

“Mợ ơi… mợ ơi… mợ ơi!”, tiếng gọi thống thiết của bé Hồng đã khuấy động cả không gian. Tiếng kêu vội vã, kéo dài mà mơ hồ có một sự sợ hãi đã diễn giải đầy đủ những khát khao trong tâm hồn đứa trẻ thiếu thốn tình thương. Thật xúc động biết bao trước giây phút lo lắng hồi hộp khi sợ nhận nhầm người mà mình gọi là “mợ”. Điều đó lại càng khẳng định cho niềm mong mỏi được gặp mẹ của bé Hồng. Bởi không phải những xúc cảm mãnh liệt thôi thúc thì tiếng nói cất lên sẽ rất e dè ,thận trọng, thậm chí không dám cất lên khi chưa chắc chắn. Nhưng dẫu cho có sự mơ hồ, tình mẫu tử thiêng liêng, nỗi nhớ nhung khắc khoải trong bao năm xa cách, tiếng gọi đã vang lên đến độ đã níu kéo được chân người, xé toạc không gian. Nhưng sự “ngờ ngợ” ấy đã không còn mơ hồ nữa, khi người thiếu phụ dừng xe lại và bé Hồng nhận ra đích thị là mẹ. Người mẹ trở về trong niềm vui, hân hoan và hạnh phúc của đứa con trai bé bỏng. Lần nữa, bé Hồng lại cất tiếng khóc khi được đón nhận sự chở che, thương yêu, bảo bọc: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Nếu những lần trước là tiếng khóc kìm nén, những giõt nước mắt rưng rưng không tràn ra được thì giờ đây lại là những tiếng nức nở làm vơi đi nỗi uất ức, tủi cực trong lòng. Tiếng khóc vang vọng hơn không còn chất chứa nỗi niềm xót xa mà tràn trề niềm hạnh phúc. Giọt nước mắt hôm nay hoà chung giữa hai con người, là sự oà vỡ của cả hai tâm hồn mẹ – con làm nên tình mẫu tử. Hình ảnh người mẹ được diễn tả bằng những nét tươi tắn sinh động trong đôi mắt nhìn của đứa con, mẹ vẫn đẹp một cách lạ lùng. Vẻ đẹp ấy không cần rực rỡ mà nó chỉ giản dị và vô cùng thân thương. Bởi trong cái nhìn của bé Hồng bằng tất cả sự xúc động và tình thương vô bờ bến thì mẹ bao giờ chẳng là người đẹp nhất! Từ đó, gợi đến niềm ước mơ mà bất kỳ đứa con nào cũng khát khao khi đứng trước mẹ “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Dường như ,đoạn văn đã ắp đầy những cảm xúc êm ái lan toả toàn bộ không gian và thời gian. Phút giây gặp gỡ ấy như ngưng đọng mãi niềm hạnh phúc trong trái tim nhân vật cũng như người đọc.

Loigiaihay.com

Soạn Bài Trong Lòng Mẹ Trang 20 Sgk Ngữ Văn 8, Tập 1

Hướng dẫn soạn bài Trong lòng mẹ để em soạn bài học này một cách đơn giản trước khi đến lớp và hiểu hơn về nỗi bất hạnh của chú bé Hồng, tình yêu thương cháy bỏng đối với người mẹ bất hạnh của mình cũng như sự thiêng liêng của tình mẫu tử bất diệt.

Soạn bài Trong lòng mẹ. ngắn 1

Câu 1.

– Bà cô tuy hiểu về hoàn cảnh bất hạnh của Hồng nhưng bà chẳng những không động lòng thương xót mà còn cố tìm cách gieo vào đầu chú bé Hồng những ý nghĩ không tốt về người mẹ của mình với mục đích chia rẽ tình cảm mẹ con.

– Khi trò chuyện cùng Hồng gương mặt và giọng điệu của bà luôn tỏ ra vui vẻ, thân mật nhưng thực chất bên trong thì rất “kịch”

🡺 Bà cô hiện lên là một con người độc ác, dối trá, luôn cố tạo ra một lớp vỏ hoàn hảo nhưng thực bên trong thì hà khắc, thối nát. Bà cô chính là hình ảnh hiện thân cho những hủ tục, lề thói xấu xa trong xã hội phong kiến.

Câu 2.– Khi Hồng nghe được những lời dối trá, xấu xa của bà cô xúc phạm đến mẹ thì bé cúi đầu không đáp, nhận ra ngay những ý nghĩ tanh bẩn bên trong lời nói của bà cô.– Khi gặp mẹ, được nằm trong vòng tay của mẹ kèm theo đó là tiếng gọi “mẹ ơi !” 🡪 khát khao yêu thương, khát khao tình mẹ của chú bé Hồng.– Hình ảnh người mẹ xuất hiện khác hẳn với những gì mà bà cô từng miêu tả. Mẹ không xác xơ, gầy còm, gương mặt mẹ sáng với nước da mịn màng, khuôn miệng xinh xắn và hơi thở thơm tho lạ thường.– Bé Hồng luôn dành tình cảm yêu thương, kính trọng đối với mẹ. Nằm trong vòng tay ấm êm của mẹ, em không còn nghĩ ngợi gì đến những lời nói trước kia của bà cô.

Câu 3.– Đoạn trích “Trong lòng mẹ” là một văn bản giàu chất trữ tình.– Thứ nhất, chất trữ tình có trong tình huống trong truyện – đó là tình mẫu tử thiêng liêng được tác giả miêu tả sâu sắc thông qua dòng tâm trạng của chú bé Hồng với đầy đủ những cung bậc cảm xúc.– Thứ hai, chất trữ tình tạo nên nhờ kết hợp các phương thức biểu đạt như: tự sự, miêu tả, biểu cảm. Cùng với đó là việc vận dụng linh hoạt các thủ pháp nghệ thuật so sánh, liên tưởng độc đáo.

Câu 4. Hồi kí là một thể loại văn học nhằm ghi chép, kể lại những sự việc đã xảy ra trong quá khứ. Tác giả là người chứng kiến, tham gia trực tiếp vào câu chuyện

Câu 5.– Phụ nữ và nhi đồng là 2 mảng đề tài xuyên suốt trong các sáng tác của nhà văn Nguyên Hồng.+ Khi viết về mảng đề tài này Nguyên Hồng không chỉ viết bằng ngòi bút đồng cảm, xót thương đối với số phận bất hạnh của họ mà trên hết ông luôn thể hiện sự trăn trở, nâng niu, trân trọng những con người với phẩm chất tốt đẹp.+ Ông thấu hiểu và cảm thông, am hiểu sâu sắc về phụ nữ và nhi đồng, nhanh chóng nắm bắt những nét tâm lý tình cách của nhân vật trên nhiều phương diện với một giọng văn giàu trực cảm.

Soạn bài Trong lòng mẹ. ngắn 2

Bên cạnh Soạn bài Trong lòng mẹ các em cần tìm hiểu thêm những bài soạn khác trong Ngữ Văn 8 như Soạn bài Trường từ vựng hay phần Soạn bài Bố cục của văn bản nhằm củng cố kiến thức Ngữ Văn 8 của mình.

Soạn bài Trong lòng mẹ. ngắn 3

Câu 1:Sự xuất hiện của nhân vật người cô: Tuy xuất hiện không nhiều, chủ yếu qua một đoạn đối thoại với chú bé, nhưng đây cũn là một nhân vật gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Đây rõ ràng là một nhân vật thâm độc, xảo quyệt, bênh vực và bảo vệ những lề thói tàn nhẫn trong xã hội đương thời. Qua một đoạn văn ngắn, bà cô đã hiện lên khá sống động nhờ nghệ thuật miêu tả hành động, ngôn ngữ và tâm lí nhân vật một cách chân thực của Nguyên Hồng.– Đặc điểm nội bật của con người này là sự tàn nhẫn, độc ác.Cô đã nói bé Hồng về chuyện mẹ bé không phải để động viên, chia sẻ, cảm thông, mà ngược lại, với một mục đích đen tối: Cố ý gieo rắc vào đầu đứa trẻ ngây thơ, tội nghiệp này những hoài nghi để nó “khinh ghét, ruồng rẫy” mẹ.Câu 2:Tình yêu mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện qua:– Mặc dù đã ngót một năm chú bé không nhận được tin tức gì của mẹ, đặc biệt mặc dầu bị bà cô xúc xiểm chia rẽ tình mẹ con, nhưng “tình thương và lòng kính mẹ” của bé Hồng vẫn nguyên vẹn.– Bé Hồng không hề trách mẹn nếu quả là mẹ “đã chửa đẻ với người khác”. Tuy non nớt, nhưng bé hiểu “vì tội góa chồng, vì túng bần quá mà mẹ mình phải bỏ các con đi tha phương cầu thực”.– Khi nghe những lời ngọt ngào, thâm độc của bà cô, bé Hồng chỉ thấy xiết thương mẹ, Hồng căm ghét cực độ những hủ tục đã đày đọa mẹ mình.– Lòng căm nghét của bé Hồng được tác giả diễn đạt bằng những câu văn có nhiều hình ảnh cụ thể, gợi cảm và có nhịp điệu dồn dập như sự uất ức của bé ngày một tăng tiến:– Không những thương mẹ, Hồng còn hiểu nỗi lòng mẹ.Câu 3:Giọng văn của Nguyên Hồng giàu chất trữ tình, bởi:– Trước hết, tình huỗng đặt ra trong câu chuyện dễ làm cho người con oán trách mẹ mình, nhưng tình cảm của người con ở đây không hề một chút mảy may thay đổi; ngược lại, vẫn tràn đầy niềm yêu thương, tin tưởng và còn có mơ ước phá tan mọi cổ tục để cho mẹ không bị đau khổ.– Dòng cảm xúc của nhân vật được thể hiện mãnh liệt qua những chi tiết miêu tả cảm động nghẹn ngào. Sự căm giận, sự xót thương, sự đau khổ và niềm hạnh phúc dường như đều ở đỉnh điểm của tâm trạng.– Cách thể hiện thông qua kết cấu lớp lang, hình ảnh so sánh gây ấn tượng mạnh, giàu sức gợi cảm. Lời văn dạt dào tình cảm.Câu 4: Qua văn bản trích, em hiểu hồi kí là một thể loại ghi lại những điều còn nhớ sau khi đã trải qua, đã chứng kiến sự việc.Câu 5:Văn của Nguyên hồng giàu cảm xúc, ngọt ngào và nhuần nhị rất hợp với những kỉ niệm về mẹ và về tuổi thơ. Ông thường viết về những phụ nữ và trẻ em chịu nhiều đau khổ, bất hạnh (như trong các tác phẩm Những ngày ấu thơ, Bi vỏ, Cửa biển…)“Trong lòng mẹ” là một đoạn trích ngắn gọn gồm ba nhân vật: hai người phụ nữ và một cậu bé trai. Ba nhân vật khác nhau về tính cách nhưng đều đã hiện lên sinh động và đầy ấn tượng dưới ngòi bút của Nguyên Hồng. Đoạn trích chứng tỏ sự am hiểu sắc của nhà văn về phụ nữ và trẻ em. Đặc biệt là sự nắm bắt cá tính và tâm lý.Nhà văn thấu hiểu, đồng cảm cho nỗi bất hạnh của phụ nữ, trẻ nhỏ; đồng thời ca ngợi tâm hồn, đức tính cao quý của họ. Ông luôn lên tiếng bênh vực, bảo vệ người phụ nữ; trân trọng những khao khát muôn đời của trẻ nhỏ được sống trong vòng tay yêu thương, che chở, bao bọc của mẹ.

Cô bé bán diêm là bài học nổi bật trong Bài 6 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 8, học sinh cần Soạn bài Cô bé bán diêm, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Bài toán dân số nhằm chuẩn bị cho bài học này.

Hơn nữa, Soạn bài Chương trình địa phương, phần Văn, bài 14 là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 8 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-trong-long-me-38433n.aspx

Giải Soạn Bài Trong Lòng Mẹ (Trích Những Ngày Thơ Ấu) Sbt Ngữ Văn 8 Tập 1

1. Em hiểu như thế nào về thể loại tự truyện ? Đọc phần tóm tắt tác phẩm và văn bản đoạn trích trong SGK, em hình dung ra sao về tình cảnh của nhân vật chú bé Hồng ?

Trả lời:

Cần trả lời câu hỏi : Tự truyện thuật lại câu chuyện ở thời gian nào ? Ai là nhân vật chính ?

Tự truyện là tác phẩm văn học thuộc loại tự sự do tác giả tự viết về cuộc đời mình. Ở tác phẩm tự truyện, các sự kiện tiểu sử nhà văn đóng vai trò cơ sở của sáng tạo nghệ thuật để từ đó làm cho quá khứ tái sinh, làm sống dậy các thời kì xã hội nhất định, ở đây, tác giá thành nhân vật người kể chuyện (ngôi thứ nhất số ít) và trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ về những ngày thơ âu của mình.

Hình dung về tình cảnh của nhân vật chú bé Hồng :

– Bố đã mất. Người mẹ không toại nguyện trong hôn nhân, không hanh phúc ở nhà chồng, đang tha hương cầu thực kiếm sống ở phương xa. Chú bé phải sống với người cô cay nghiệt, đầy ác cảm, thành kiến nặng nề với người mẹ đáng thương của chú.

– Chú bé Hồng vừa khát khao tình thương yêu, nhất là tình mẫu tử, vừa luôn phải chịu đựng, đề phòng trước sự ghẻ lạnh, châm chọc của nhiều người xung quanh.

2. Qua đoạn văn thuật lại cuộc đối thoại giữa chú bé Hồng và người cô, hãy phân tích tâm trạng, cảm xúc của chú bé và bản chất nhân vật người cô.

Trả lời:

Để phân tích tâm trạng, cảm xúc của chú bé Hồng trong cảnh đối thoại với người cô, cần dựa vào trình tự bố cục tác phẩm và đặt nó trong mối quan hệ với các lời nói, cử chỉ của nhân vật người cô.

– Nghe người cô cười hỏi, lập tức trong kí ức chú bé sống dậy hình ảnh vẻ mặt rầu rầu và hiền từ của mẹ. Vốn nhạy cảm, chú nhận ra ngay ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt của người cô nên chú cúi đầu không đáp. Nhưng lại không muốn tình thương yêu và lòng kính mến mẹ bị “những rắp tâm tanh bẩn” xâm phạm đến nên chú cố cười và đáp lại một cách rất tự tin.

– Sau lời hỏi thứ hai của người cô, lòng chú bé càng thắt lại, khoé mắt đã cay cay. Đến khi mục đích mỉa mai, nhục mạ của người cô đã phơi bày ở lời nói thứ ba thì nỗi đau đớn, phẫn uất ở chú bé không còn nén nổi. Chú cố kìm nén nỗi đau xót, tức tưởi đang dâng lên trong lòng để hỏi lại bằng cách “cười dài những tiếng khóc”.

– Tâm trạng đau đớn, uất ức của chú bé dâng đến cực điểm khi nghe người cô cứ tươi cười kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ mình. Chủ ý các chi tiết đầy ấn tượng mà Nguyên Hồng đã sử dụng để bộc lộ lòng căm tức tột cùng ở những giây phút này. Lời văn lúc này dồn dập với các hình ảnh, các động từ mạnh.

Từ diễn biến tâm trạng trên, chúng ta nhận ra sự cay nghiệt đáng ghê tởm của nhân vật người cô, nhận ra tình thương yêu mẹ mãnh liệt và sự nhạy cảm, lòng tự trọng của chú bé Hồng.

Khi phân tích bản chất nhân vật người cô, cần chú ý những cử chỉ, điệu bộ, đặc biệt là giọng điệu hỏi, kể của người cô được nhà văn miêu tả. Người cô đã chuẩn bị sẵn cuộc “tấn công” đứa cháu tội nghiệp, nhục mạ người mẹ của chú nên không muốn “buông tha” đối tượng. Bà cô cứ thay đổi “đấu pháp” tấn công và nhà văn đã thuật lại điều đó theo lối tăng tiến. Đối lập với tâm trạng đau đớn, xót xa như muối xát của đứa cháu là sự vô cảm sắc lạnh đến ghê rợn của người cô. Tình cảnh túng quẫn, hình vẻ gầy guộc, rách rưới của mẹ chú bé được người cô miêu tả tỉ mỉ với vẻ thích thú rõ rệt…

Qua phân tích bản chất lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm của nhân vật người cô, cần rút ra ý nghĩa tố cáo của tác phẩm.

3. Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn diễn tả cảm xúc sung sướng đến cực điểm của chú bé Hồng khi bất ngờ gặp lại người mẹ, được nằm trong lòng mẹ.

Trả lời:

Cần thấy rằng đoạn văn diễn tả cảm giác sung sướng đến cực điểm của chú bé Hồng khi bất ngờ gặp lại người mẹ, được nằm trong lòng mẹ được tác giả viết bằng cảm hứng đặc biệt say mê cùng những rung động vô cùng tinh tế.

– Vừa đuổi kịp, trèo lên xe ngồi cùng mẹ, chú bé đã như thế nào ? Dòng nước mắt khi “oà lên khóc rồi cứ thế nức nỏ” lúc này khác gì với dòng nước mắt khi đối thoại với người cô ở lần trước ?

– Nhà văn như thả hồn mình về lâng lâng sống cùng kỉ niệm khi diễn tả chú bé Hồng bồng bềnh trôi trong cảm giác sung sướng, rạo rực, không mảy may nghĩ ngợi gì.

4. Theo em, chất trữ tình của văn xuôi Nguyên Hồng bắt nguồn từ đâu ? Phân tích những biểu hiện của chất trữ tình ấy trong đoạn trích.

Trả lời:

Nhìn chung, chất trữ tình của tác phẩm văn học thường bắt nguồn từ đối tượng miêu tả, câu chuyện được kể, từ tâm hồn, rung cảm cùng cách thể hiện của nhà văn.

Có thể phân tích chẩt trừ tình của đoạn trích Trong lòng mẹ qua những mặt cụ thể sau :

– Đối tượng, nội đung thể hiện :

+ Tình huống và nội dung câu chuyện.

+ Dòng cảm xúc phong phú của chú bé Hồng.

Trong quá trình diễn biến này, mọi cảm xúc (nỗi xót xa tủi nhục, lòng căm giận sâu sắc, quyết liệt, tình yêu thương nồng nàn, thắm thiết) đều bị dồn nén rồi được đẩy lên ngày càng cao và đến đỉnh điểm.

– Phương thức thể hiện :

+ Kết hợp nhuần nhuyễn giữa thuật kể với bộc lộ cảm xúc.

+ Các hình ảnh thể hiện tâm trạng, các so sánh đều gây ân tượng và thật giàu sức gợi cảm.

+ Lời văn giàu cảm xúc, nhiều khi mê say, cuốn hút khác thường.

5. Hãy viết một bài văn ngắn trình bày cảm xúc của em khi được học đoạn trích Trong lòng mẹ.

Trả lời:

Để viết bài văn ngắn theo yêu cầu này, cần đồng cảm với nhân vật và có cảm xúc thật tự nhiên. Có thể trình bày cảm xúc của mình về tình cảnh, khát khao, về tâm hồn trong sáng, nhạy cảm của chú bé Hồng hoặc cảm xúc về tình mẫu tử thiêng liêng, đầm ấm. Cũng có thể trình bày suy nghĩ, cảm xúc về ý nghĩa của đoạn văn có nội đung sâu sắc, giàu chất trữ tình này.