Top 3 # Xem Nhiều Nhất Lời Giải Hay Vật Lý 7 Sgk Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Giải Bài Tập Vật Lý 7 Sgk

Giải Bài Tập SGK

C1 (Trang 28, Sách giáo khoa vật lý 7)

Học sinh tự trả lời dựa vào thực tế trên lớp.

C2 (Trang 28, Sách giáo khoa vật lý 7)

Một số nguồn âm:

– Các nhạc cụ: kèn, sáo, trống, đàn…

– Các nguồn âm khác: quạt máy, người, động cơ xe máy…

C3 (Trang 28, Sách giáo khoa vật lý 7)

Dây cao su rung động và phát ra âm thanh.

C4 (Trang 29, Sách giáo khoa vật lý 7)

Cốc thnỷ tinh phát ra âm. Thành cốc thuỷ tinh có rung động.

Nhận biết sự rung động của thành cốc bằng cách: Treo con lắc bấc sát thành cốc. Khi gõ thìa vào thành cốc, thành cốc rung làm cho con lắc bấc dao động.

C5 (Trang 29, Sách giáo khoa vật lý 7)

Âm thoa có dao động.

Có thể kiểm tra dao động của âm thoa bằng một trong các cách sau:

– Đặt con lắc bấc sát một nhánh của âm thoa khi âm thoa phát ra âm.

– Dùng tay giữ chặt hai nhánh của âm thoa thì không nghe thấy âm phát ra nữa.

– Dùng một tờ giấy đặt nổi trên mặt một chậu nước. Khi âm thoa phát âm, ta chạm một nhánh của âm thoa và eần mép tờ giấy thì thấy nước bắn tóe bên mép tờ giấy.

– Dùng tay kéo căng một sợi dây cao su rồi chạm một nhánh của âm thoa vào dây chun khi âm thoa phát ra âm.

Kết luận: Khi phát ra âm, các vật đều dao động.

C6 (Trang 29, Sách giáo khoa vật lý 7)

Có thể làm tờ giấy, lá chuối… phát ra âm bằng một trong các cách sau:

– Có thể cuộn tròn lá chuối thành hình một cái kèn và thổi, kèn chuối sẽ kêu.

C7 (Trang 29, Sách giáo khoa vật lý 7)

Có thể kể hai nhạc cụ sau:

– Đàn ghi ta: bộ phận dao động phát ra âm là dây đàn.

– Trống: bộ phận dao động phát ra âm là mặt trống.

C8 (Trang 29, Sách giáo khoa vật lý 7)

Có thể kiểm tra sự dao động của cột không khí trong lọ bằng cách dán vài tua giấy mỏng; ở miệng lọ sẽ thấy tờ giấy rung rung.

C9 (Trang 29, Sách giáo khoa vật lý 7)

a) Ống nghiệm và nước trong ống nghiệm dao động phát ra âm.

b) Ổng có nhiều nước nhất phát ra âm trầm nhất, ống có ít nước nhất phát ra âm bổng nhất.

c) Cột không khí trong ống dao động phát ra âm.

d) Ống có cột khí dài nhất phát ra âm trầm nhất.

Ống có cột khí ngắn nhất phát ra âm bổng nhất.

Trả Lời Câu Hỏi Sgk Vật Lý 10 Bài 4

Bài 4: Sự rơi tự do

Video Trả lời câu hỏi SGK Vật lý 10 Bài 4 – Thầy Lê Xuân Vượng (Giáo viên VietJack)

C1. ( trang 24 sgk Vật Lý 10) Làm 4 thí nghiệm sau:

∗ Thí nghiệm 1: Thả một tờ giấy và một hòn sỏi.

∗ Thí nghiệm 2: Thả viên giấy vo tròn, nén chặt và hòn sỏi.

∗ Thí nghiệm 3: Thả hai tờ giấy cùng kích thước, nhưng một tờ giấy để phẳng còn tờ kia thì vo tròn và nén chặt lại.

∗ Thí nghiệm 4: Thả hòn bi sắt (trong líp của xe đạp) và một tấm phẳng đặt nằm ngang.

– Trong thí nghiệm nào vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ?

– Trong thí nghiệm nào vật nhẹ rơi nhanh hơn vật nặng?

– Trong thí nghiệm nào hai vật nặng như nhau lại rơi nhanh, chậm khác nhau?

– Trong thí nghiệm nào hai vật nặng, nhẹ khác nhau lại rơi nhanh như nhau?

Trả lời:

∗ Trong thí nghiệm 1: Thả một tờ giấy và một hòn sỏi : hòn sỏi rơi nhanh hơn (vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ).

∗ Thí nghiệm 4: Vật nhẹ rơi nhanh hơn vật nặng (hòn bi nhỏ rơi nhanh hơn một tấm bìa phẳng đặt nằm ngang).

∗ Thí nghiệm 3: Hai vật nặng như nhau lại rơi nhanh – chậm khác nhau.

∗ Thí nghiệm 2: Hai vật nặng – nhẹ khác nhau lại rơi nhanh như nhau.

C2.( trang 25 sgk Vật Lý 10) Sự rơi của những vật nào trong bốn thí nghiệm mà ta đã làm ở trên thế coi là sự rơi tự do?

Trả lời:

Sự rơi của hòn sỏi, hòn bi xe đạp, viên giấy vo tròn là sự rơi tự do. Vì những vật này chịu sức cản của không khí không đáng kể so với trọng lực.

C3.( trang 26 sgk Vật Lý 10) Phương của chuyển động rơi tự do là phương thẳng đứng. Làm thí nghiệm nào để xác định điều khẳng định này?

Trả lời:

Một quả cẩu nhỏ, nặng (thường bằng chì) được treo bằng sợi dây mảnh. Khi quả cầu nằm cân bằng, phương sợi dây là thẳng đứng chuẩn nhất. Thả vật rơi tự do dọc theo và sát sợi dây, ta sẽ thấy phương rơi là phương sợi dây dọi.

Các bài giải bài tập Vật Lí 10 Bài 4 khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Trả Lời Câu Hỏi Sgk Vật Lý 11 Bài 23

Bài 23: Từ thông. Cảm ứng điện từ

Video Trả lời câu hỏi SGK Vật Lý 11 Bài 23 – Thầy Lê Xuân Vượng (Giáo viên VietJack)

C1 trang 143 SGK: Hãy giải thích sự biến thiên từ thông qua mạch kín (C) trong từng thí nghiệm ở hình 23.3

Trả lời:

Theo công thức định nghĩa từ thông thì cảm ứng từ qua mạch kín càng nhiều thì từ thông càng lớn.

Ở hình 23.3a), khi nam châm tiến lại gần mạch kín (C) thì số lượng đường cảm ứng từ xuyên qua (C) càng tăng nên từ thông qua mạch (C) càng tăng.

Ở hình 23.3b), khi nam châm dịch chuyển ra xa (C) thì số lượng đường cảm ứng từ xuyên qua (C) giảm dần làm cho từ thông qua (C) cũng giảm xuống.

C2 trang 143 SGK: Mô tả và giải thích thí nghiệm Fa-ra-đây được vẽ trên hình 23.4SGK

Trả lời:

+ Ở hình 23.4a) thí nghiệm Fa-ra-đây gồm có:

– Một ống dây (1) có điện kế G tạo thành mạch kín.

– 1 ống dây (2) nối với nguồn điện và khóa K.

∗ Mô tả thí nghiệm

– Khi K ngắt, kim điện kế G không bị lệch.

– Khi đóng khóa K, kim điện kế G bị lệch chứng tỏ trong ống dây (1) có dòng điện.

∗ Giải thích hiện tượng

– Khi K ngắt, ống dây (2) không có dòng điện chạy qua. Không có sự biến thiên từ thông qua ống dây (1) nên không xuất hiện dòng điện cảm ứng. Kim điện kế không lệch.

– Khi đóng khóa K, ống dây (2) có dòng điện chạy qua trở thành một nam châm điện gây ra một từ trường xuyên qua ống dây (1). Từ thông qua ống dây (1) tăng (từ giá trị không khi K mở) làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong ống dây (1) để chống lại sự biến thiên từ thông qua nó. Kim điện kế lệch.

+ Ở hình 23.4b) thí nghiệm Fa-ra-đây gồm có:

– 1 ống dây (1) có điện kế G tạo thành một mạch kín.

– 1 ống dây (2) nối với nguồn điện và một biến trở và trở thành một nam châm điện.

∗ Mô tả thí nghiệm:

– Khi chưa dịch chuyển con chạy của biến trở, kim điện kế G không bị lệch.

– Dịch chuyển con chạy của biến trở, kim điện kế G bị lệch chứng tỏ trong ống dây (1) có dòng điện.

∗ Giải thích hiện tượng

– Khi chưa dịch chuyển con chạy, cường độ dòng điện trong ống dây không đổi nên từ thông qua ống dây (1) không đổi nên không xuất hiện dòng điện cảm ứng. Kim điện kế không lệch.

– Khi bắt đầu dịch chuyển con chạy trên biến trở, điện trở biến trở thay đổi làm cường độ dòng điện qua ống dây (2) biến đổi, làm cho từ trường của nam châm điện này thay đổi dẫn đến từ thông xuyên qua ống dây (1) để chống lại sự biến thiên từ thông này. Kim điện kế lệch.

C3 trang 145 SGK: Cho nam châm SN rơi thẳng đứng chui qua mạch kín (C) cố định như hình 23.5. Hãy xác định chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong (C).

Trả lời:

– Khi nam châm rơi đến gần (C), từ trường qua (C) tăng, từ thông qua (C) cũng tăng làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong (C) chạy theo chiều âm (ngược chiều dương) (Hình 23.5a).

– Khi nam châm ở trong lòng mạch (C), từ thông coi như không đổi, không có dòng điện cảm ứng trong (C).

– Khi nam châm rơi qua (C), từ thông qua (C) giảm trong mạch (C) xuất hiện dòng điện cảm ứng hạy theo chiều dương.

Các bài giải bài tập Vật Lý 11 bài 23 khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k4: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

bai-23-tu-thong-cam-ung-dien-tu.jsp

Trả Lời Câu Hỏi Sgk Vật Lý 10 Bài 5

Bài 5: Chuyển động tròn đều

Video Trả lời câu hỏi SGK Vật lý 10 Bài 5 – Thầy Lê Xuân Vượng (Giáo viên VietJack)

C1. ( trang 29 sgk Vật Lý 10) Hãy nêu một vài ví dụ về chuyển động tròn đều.

Lời giải:

Đối với người quan sát ngồi trên xe đạp đang chạy thẳng đều thì đầu van bánh xe chuyển động tròn đều; Điểm đầu mút của kim giây đồng hồ là chuyển động tròn đều…

C2. ( trang 30 sgk Vật Lý 10) Một chiếc xe đạp chuyển động đều trên một đường tròn bán kính 100m. Xe chạy một vòng hết 2 phút. Tính tốc độ dài của xe.

Lời giải:

1 vòng hết 2 phút = 120s

⇒ Thời gian quay xe đi được một quảng đường bằng chu vi của đường tròn là: t = T = 120(s) (T được gọi chu kỳ quay)

Tốc độ dài của xe là:

C3. ( trang 31 sgk Vật Lý 10) Có loại đồng hồ treo tường mà kim giây quay đều liên tục. Hãy tính tốc độ góc của kim giây trong đồng hồ này.

Lời giải:

C4. ( trang 31 sgk Vật Lý 10) Hãy chứng minh công thức

Lời giải:

Theo định nghĩa tốc độ góc:

Xét 1 vòng tròn của chuyển động tròn đều ta có: Δα = 2π

C5. ( trang 31 sgk Vật Lý 10) Hãy chứng minh công thức f = 1/T.

Lời giải:

C6. ( trang 31 sgk Vật Lý 10) Hãy tính tốc độ góc của chiếc xe đạp trong câu C2.

Lời giải:

Ta có tốc độ dài được tính bằng:

⇒ Tốc độ góc của xe đạp là:

Hoặc:

C7. ( trang 33 sgk Vật Lý 10) Hãy chứng minh công thức: a ht = ω 2 R.

Lời giải:

Các bài giải bài tập Vật Lí 10 Bài 5 khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

bai-5-chuyen-dong-tron-deu.jsp