Top 9 # Xem Nhiều Nhất Lời Giải Sinh Học 8 Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Bài Giảng Và Lời Giải Chi Tiết Sinh Học 8

Cuốn sách gồm hệ thống các bài giảng bám sát chương trình và các câu hỏi, bài tập để làm rõ những nội dung kiến thức có trong bài giảng. Mỗi bài được trình bày theo 3 phần:

1. Bài giảng: Là hệ thống các hoạt động của giáo viên và học sinh khi tiến hành học tập trên lớp. Hệ thống bài giảng này được tác giả trình bày theo kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy của mình trên cơ sở có tham khảo kinh nghiệm của những đồng nghiệp có uy tín.2. Câu hỏi và bài tập rèn luyện: Là hệ thống các câu hỏi và bài tập giúp bạn đọc rèn luyện các nội dung kiến thức của bài học.3. Hướng dẫn, đáp số: Là các lời giải của phần câu hỏi, bài tập rèn luyện.Cuốn sách không chỉ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp học sinh tự học mà còn là nguồn tư liệu quý để giáo viên tham khảo sử dụng trong công tác giảng dạy và học tập.

1. Bài giảng: Là hệ thống các hoạt động của giáo viên và học sinh khi tiến hành học tập trên lớp. Hệ thống bài giảng này được tác giả trình bày theo kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy của mình trên cơ sở có tham khảo kinh nghiệm của những đồng nghiệp có uy tín.2. Câu hỏi và bài tập rèn luyện: Là hệ thống các câu hỏi và bài tập giúp bạn đọc rèn luyện các nội dung kiến thức của bài học.3. Hướng dẫn, đáp số: Là các lời giải của phần câu hỏi, bài tập rèn luyện.Cuốn sách không chỉ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp học sinh tự học mà còn là nguồn tư liệu quý để giáo viên tham khảo sử dụng trong công tác giảng dạy và học tập.

Bài Tập Có Lời Giải Trang 27, 28 Sbt Sinh Học 8

Bài 1 trang 27 SBT Sinh học 8

Vẽ sơ đổ khái quát mối quan hệ giữa các thành phần của môi trường trong.

Lời giải:

– Môi trường trong của cơ thể gồm máu, nước mô và bạch huyết.

– Môi trường trong của cơ thể giúp tế bào thường xuyên Liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất.

– Môi trường trong thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài thông qua các hệ cơ quan như da, hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ bài tiết.

Mối quan hệ giữa các thành phần trong môi trường trong được thể hiện qua sơ đồ sau :

Bài 2 trang 27 SBT Sinh học 8

Các tế bào của cơ thể được bảo vệ khỏi các tác nhân gây nhiễm (vi khuẩn, virut..) như thê nào ?

Lời giải:

Các tế bào của cơ thể được bảo vệ khỏi các tác nhân gây nhiễm (vi khuẩn, virut…) thông qua các cơ chế :

– Cơ chế thực bào : có sự biến dạng của màng tế bào bạch cầu bao lấy tác nhân gây nhiễm để tiêu hoá nhờ lizozim.

– Cơ chế tiết ra kháng thể để vô hiệu hoá các kháng nguyên.

– Cơ chế phá huỷ các tế bào của cơ thể đã bị nhiễm vi khuẩn, virut…

– Cơ chế miễn dịch khác : viêm, sốt, tiết interferôn hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, virut…

Bài 3 trang 28 SBT Sinh học 8

Có thể đã có những cơ chế nào để tự bảo vệ mình khi bị các vết thương gây đứt, dập vỡ mạch máu và làm chảy máu ?

Lời giải:

Khi cơ thể bị chảy máu, máu đã chảy sẽ được đông lại để ngăn chặn máu chảy tiếp, tránh cho cơ thể không bị mất máu. Thực hiện được chức năng đó là nhờ tiểu cầu. Tiểu cầu có vai trò bảo vệ cho cơ thể chống mất rháu bằng các cơ chế sau:

Bài 4 trang 28 SBT Sinh học 8

Nêu sự khác biệt về cấu tạo của các loại mạch máu.

Lời giải:

Bài 5 trang 28 SBT Sinh học 8

Chức năng của động mạch, tĩnh mạch và mao mạch khác nhau như thế nào ?

Lời giải:

Bài 6 trang 28 SBT Sinh học 8

Máu được vận chuyển trong cơ thể như thế nào ?

Lời giải:

– Máu được vận chuyển liên tục theo một chiều trong cơ thể

– Sự phối hợp hoạt động của các thành phần cấu tạo của tim qua 3 pha làm cho máu được bơm theo một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất và từ tâm thất vào động mạch.

Cụ thể như sau :

+ Pha nhĩ co : Van nhĩ – thất mở, van động mạch đóng, máu từ tâm nhĩ vào tâm thất.

+ Pha thất co : Van nhĩ – thất đóng, van động mạch mở, máu từ tâm thất vào động mạch.

+ Pha dãn chung : Van nhĩ – thất mở, van động mạch đóng, máu từ tĩnh mạch vào tâm nhĩ và tâm thất.

Giải Vbt Sinh Học 8

Giới thiệu về Giải VBT Sinh học 8

Chương 1: Khái quát về cơ thể người gồm 6 bài viết

Chương 2: Vận động gồm 6 bài viết

…………

Chương 10: Nội tiết gồm 5 bài viết

Chương 11: Sinh sản gồm 7 bài viết

Giải VBT Sinh học 8 giúp các em học sinh hoàn thành tốt các bài tập trong vở bài tập Sinh học 8, giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức, hiểu sâu bài và thêm yêu thích môn sinh học này hơn.

Giải VBT Sinh học 8 gồm có 11 chương với 66 bài viết. Nội dung cụ thể như sau:

Bài 1: Bài mở đầu Bài 2: Cấu tạo cơ thể người Bài 3: Tế bào Bài 4: Mô Bài 5: Thực hành: Quan sát tế bào và mô Bài 6: Phản xạ

Chương 2: Vận động

Bài 7: Bộ xương Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương Bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ Bài 10: Hoạt động của cơ Bài 11: Tiến hóa của hệ vận động Bài 12: Thực hành: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương

Chương 3: Tuần hoàn

Bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể Bài 14: Bạch cầu – Miễn dịch Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết Bài 17: Tim và mạch máu Bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn Bài 19: Thực hành: Sơ cứu cầm máu

Chương 4: Hô hấp

Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp Bài 21: Hoạt động hô hấp Bài 22: Vệ sinh hô hấp Bài 23: Thực hành: Hô hấp nhân tạo

Chương 5: Tiêu hóa

Bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng Bài 26: Thực hành: Tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày Bài 28: Tiêu hóa ở ruột non Bài 29: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân Bài 30: Vệ sinh tiêu hóa

Chương 6: Trao đổi chất và năng lượng

Bài 31: Trao đổi chất Bài 32: Chuyển hóa Bài 33: Thân nhiệt Bài 34: Vitamin và muối khoáng Bài 35: Ôn tập học kì 1 Bài 36: Tiêu chuẩn ăn uống. Nguyên tắc lập khẩu phần Bài 37: Thực hành: Tiêu chuẩn một khẩu phần cho trước

Chương 7: Bài tiết

Bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu Bài 39: Bài tiết nước tiểu Bài 40: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu

Chương 8: Da

Bài 41: Cấu tạo và chức năng của da Bài 42: Vệ sinh da

Chương 9: Thần kinh và giác quan

Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh Bài 45: Dây thần kinh tủy Bài 46: Trụ não, tiểu não, não trung gian Bài 47: Đại não Bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác Bài 50: Vệ sinh mắt Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện Bài 53: Hoạt động cấp cao ở người Bài 54: Vệ sinh hệ thần kinh

Chương 10: Nội tiết

Bài 55: Giới thiệu chung hệ nội tiết Bài 56: Tuyến yên, tuyến giáp Bài 57: Tuyến tụy và tuyến trên thận Bài 58: Tuyến sinh dục Bài 59: Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết

Chương 11: Sinh sản

Bài 60: Cơ quan sinh dục nam Bài 61: Cơ quan sinh dục nữ Bài 62: Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai Bài 64: Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục Bài 65: Đại dịch AIDS – Thảm họa của loài người Bài 66: Ôn tập – Tổng kết

Giải Bài Tập Sinh Học 8

Giải Bài Tập Sinh Học 8 – Bài 6: Phản xạ giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 6 trang 20:

– Hãy nêu thành phần cấu tạo cùa mô thần kinh.

– Mô tả cấu tạo của một nơron điển hình (hình 6 -1).

Trả lời:

– Mô thần kinh có cấu tạo gồm các tế bào (nơron) thần kinh.

– Cấu tạo: Mỗi nơron đều gồm phấn thân và các tua.

+ Phần thân gồm clúit tểbào và nhân.

+ Các tua gồm / tua dài (gọi là sợi trục) và nhiều tua ngắn (gọi là sợi nhánh).

– Chức năng: Nơron có 2 chức năng là cám ứng và dần truyền .xung thần kinh

+ Cảm ứng: Nơron có khả nàng phát sinh xung thần kinh khi có kích thích

Kích thích → Nơron → Xung thần kinh

+ Dẫn truyền xung thần kinh theo một chiểu nhất định:

Từ sợi nhánh → Thán nơron → Sợi trục

– Nơron thần kinh gồm các loại sau:

+ Nơron hướng tâm (nơron cảm giác) có thân nằm ngoài trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh.

+ Nơron trung gian (nưron liên lạc) nằm trong trung ương thần kinh, dảm bảo liên hệ giữa các nơron.

+ Nơron li tâm (nơron vận dộng) có thân nằm trong trung ương thần kinh (hoặc ờ hạch thần kinh sinh dưỡng), sợi trục hướng ra cơ quan phản ứng (cơ, tuyến), truyền xung thần kinh tới các cơ quan phản ứng

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 6 trang 21: Có nhận xét gì về hướng dẫn truyền xung thán kinh ử nơron hướng tâm và nơron li tâm?

Trả lời:

Chiều dẫn truyền của 2 nơron này ngược nhau, cụ thể:

+ Nơron cảm giác dần truyền xung thần kinh hướng về trung ương.

+ Nơron vận động dẫn truyền xung từ trung ương tới cơ quan trả lời.

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 6 trang 21:

– Phản xạ là gì ?

– Nêu sự khác biệt giữa phản xạ động vật với hiện tượng cảm ứng ở thực vật (ví dụ chạm tay vào cây trinh nữ thì lá cụp lại).

Trả lời:

– Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Phản xạ không chỉ trả lời các kích thích của môi trường ngoài mà còn đáp ứng các kích thích của môi trường trong. Ví dụ, sự tăng nhịp hô hấp và sự thay đổi nhịp co bóp của tim… khi lao động, sự tiết mồ hôi khi trời nóng, da tái lại (do co mạch dưới da khi trời lạnh)… đều là các phản xạ.

– Phân biệt phản xạ với cảm ứng ỏ thực vật:

+ Phản xạ là phản ứng có sự tham gia của hệ thần kinh.

+ Cảm ứng ở thực vật: là những phản ứng lại kích thích của môi trường.

Ví dụ: hiện tượng cụp lá ở cây xấu hổ chủ yếu là những thay đổi về trương nước ở các tế bào gốc lá, không phải do thần kinh điều khiển.

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 6 trang 21: Quan sát hình 6-2, hãy xác định:

– Các loại nơron tạo nên một cung phản xạ.

– Các thành phần của một cung phản xạ.

Trả lời:

– Có 3 loại nơron tạo nên cung phản xạ:

+ Nơron hướng tâm (nơron cảm giác).

+ Nơron trung gian (nơron liên lạc).

+ Nơron li tâm (nơron vận động).

– Thành phần một cung phản xạ gồm:

+ Cơ quan thụ cảm. + 3 nơron (hướng tâm, trung gian, li tâm).

+ Cơ quan trả lời (còn gọi là cơ quan phản ứng). Vậy, cung phản xạ là đường dẫn truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm, qua trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng (cơ hoặc tuyến). Tuy nhiên, sau đó cơ quan thụ cảm lại phát xung thần kinh báo về trung ương tình trạng của phản ứng giúp trung ương nhận biết kết quả của phản ứng, để có thể có sự điêu chỉnh cho thích hợp. Thông báo tình trạng phản ứng theo dây hướng tâm về trung ương chính là thông tin ngược.

Như vậy, cơ thể biết được phản ứng đã đáp ứng được yêu cầu trả lời kích thích hay chưa là nhờ thông tin ngược từ cơ quan thụ cảm cũng như thụ quan trong cơ quan phản ứng theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh. Nếu chưa dáp ứng được thì trung ương tiếp tục phát lệnh dể điều chỉnh phản ứng theo dây li tâm tới cơ quan trả lời.

Cần lưu ý là ngay ở cơ quan phản ứng cũng có cơ quan thụ cảm gọi là thụ quan trong hay thụ quan cơ khớp. Chính các thụ quan này dã gửi thông tin ngược báo tình trạng phản ứng về trung ương thần kinh để có sự điều chỉnh.

Điều đó chứng tỏ các phản xạ đều được thực hiện theo 1 vòng khép kín, đó là vòng phản xạ.

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 6 trang 22: Nêu một ví dụ về phản xạ và phân tích đường dẫn truyền xung thần kinh trong phản xạ đó.

Trả lời:

Ví dụ: Khi ngứa, ta đưa tay lên gãi. Có thể động tác gãi lần đầu chưa đúng chỗ ngứa. Thông tin ngược báo về trung ương tình trạng vẫn ngứa. Trung ương phát lệnh thành xung thần kinh theo dây li tâm tới các cơ tay để điều chỉnh (về cường độ, tần số co cơ…) giúp tay gãi đúng chỗ ngứa. Như vậy, các xung thần kinh ở phản xạ gãi đúng chỗ ngứa đã dẫn truyền theo các nơron tạo nên một vòng khép kín là vòng phản xạ.

Bài 1 (trang 23 sgk Sinh học 8) : Phản xạ là gì ? Hãy lấy vài ví dụ về phản xạ

Lời giải:

* Khái niệm: Phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh gọi là phản xạ.

* Ví dụ : Khi chân ta dẫm phải hòn than, chân vội nhấc lên là một phản xạ. Con chuột đang đi, bỗng nhìn thấy con mèo, liền chạy trốn cũng là một phản xạ…

Bài 2 (trang 23 sgk Sinh học 8) : Từ một ví dụ cụ thể đã nêu, hãy phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó

Lời giải:

Phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ :

– Nếu ta dẫm phải hòn than thì cơ quan thụ cảm ở đó nhận được một cảm giác rất nóng, liền xuất hiện một xung thần kinh hướng tâm về trung ương thần kinh. Rồi từ trung ương phát đi xung thần kinh theo dây li tâm truyền tới (cơ quan phản ứng).

– Kết quả của sự phản ứng được thông báo ngược về trung ương theo dây hướng tâm. Nếu phản ứng chưa chính xác thì phát lệnh điều chỉnh, nhờ dây li tâm truyền tới cơ quan phản ứng. Nhờ vậy, cơ thể có thể phản ứng chính xác đối với kích thích.