Top 13 # Xem Nhiều Nhất Sách Phương Pháp Giải Bài Tập Sinh Học 9 Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Bài Tập Và Phương Pháp Giải Sinh Học 10

Page 1 BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI SINH HỌC 10 Dạng 1. Tính số nuclêôtit 1 mạch, xác định cấu trúc gen. A. MỘT SỐ CÔNG THỨC CƠ BẢN PHẦN: CẤU TRÚC ARN I. TÍNH SỐ NUCLÊÔTIT CỦA ARN : - ARN gồm 4 loại nu: A , U, G , X và được tổng hợp từ 1 mạch ADN theo NTBS. Vì vậy số nu của ARN (rN) bằng số nu 1 mạch của ADN (N) rN = A + U + G + X = N/2 - Trong ARN A và U cũng như G và X không liên kết bổ sung nên không nhất thiết phải bằng nhau. Sự bổ sung chỉ có giữa A, U, G, X của ARN lần lượt với T, A, X, G của mạch gốc ADN. Vì vậy số nu mỗi loại của ARN bằng số nu bổ sung ở mạch gốc ADN . rA = T gốc ; rU = A gốc rG = X gốc ; rX = Ggốc * Chú ý: Ngược lại, số lượng và tỉ lệ % từng loại nu của ADN được tính như sau : + Số lượng : A = T = rA + rU G = X = rG + rX + Tỉ lệ % : % A = %T = (%rA + %rU) / 2 %G = % X = (%rG + %rX) / 2 II. TÍNH KHỐI LƯỢNG PHÂN TỬ ARN (MARN)Một nu có khối lượng trung bình là 300 đvc , nên: MARN = rN . 300đvc = (N/2). 300 đvc III. TÍNH CHIỀU DÀI CỦA ARN ARN gồm có mạch với độ dài 1 nu là 3,4 A0 . Vì vậy chiều dài ARN bằng chiều dài ADN tổng hợp nên ARN đó : LADN = LARN = rN . 3,4A0 = (N/2) . 3,4 A0 IV. MỘT SỐ CÔNG THỨC LIÊN QUAN ĐẾN ADN: N: số nucleotit của phân tử ADN . Theo nguyên tắc bổ sung : A = T ; G = X 1. Tổng số Nu: N = A + T + G + X : 2A + 2G = N → A + G = N/2 2. Chiều dài gen: L=N/2× 3,4 A0 → N= L/3,4 × 2 3. Khối lượng phân tử: M= Nx 300 đv.C → N=M/300 4. Số vòng xoắn : C = N/20 = L/34 5. Tỷ lệ % Nu trong gen: 2A% + 2G% = 100% → A% + G% = 50% 6. Liên kết hiđrô trong gen: H= 2A + 3G = N + G 7. Cơ chế tự sao : 1 lần nhân đôi 1 phân tử ADN → 2 phân tử ADN - Số phân tử ADN sau n lần nhân đôi = k . 2n ( k : số phân tử ADN ban đầu ) - Số Nu mỗi loại môi trường cung cấp khi gen tự sao liên tiếp n đợt + A’=T’= (2n -1)A =(2n-1)T + G’=X’= (2n-1) G= (2n-1) X - Tổng số Nu môi trường cung cấp khi gen tự sao liên tiếp n đợt : N’= k. (2n-1)N 8. Số Nu 2 mạch trong phân tử ADN: A1 = T2 T1 = A2 → A1 + T1 = T2 + A2 = A1 + A2 = T1 + T2 = A = T Page 2 G1 = X2 X1 = G2 → G1 + X1 = X2 + G2 = G1 + G2 = X1 + X2 = G = X A1 + T1 + G1 + X1 = A2 + T2 + G2 + X2 = N/2 PHẦN: CẤU TRÚC PRÔTÊIN I. TÍNH SỐ BỘ BA MẬT MÃ - SỐ AXIT AMIN - Cứ 3 nu kế tiếp nhau trên mạch gốc của gen hợp thành 1 bộ ba mã gốc, 3 nu kế tiếp của mạch ARN thông tin ( mARN) hợp thành 1 bộ ba mã sao. Vì số nu của mARN bằng với số nu của mạch gốc, nên số bộ ba mã gốc trong gen bằng số bộ ba mã sao trong mARN . Số bộ ba mật mã = (N/2.3) = (rN/2) Trong mạch gốc của gen cũng như trong số mã sao của mARN thì có 1 bộ ba mã kết thúc không mã hoá axit amin. Các bộ ba còn lại có mã hoá axit amin: Số bộ ba có mã hoá axit amin (số aa của chuỗi polipeptit)= (N/2.3) - 1 = (rN/3) - 1 - Ngoài mã kết thúc không mã hóa a amin , mã mở đầu tuy có mã hóa axit amin, nhưng axit amin này bị cắt bỏ không tham gia vào cấu trúc prôtêin. Số axit amin của phân tử prôtêin (axit amin của prôtêin hoàn chỉnh ) = (N/2.3) - 2 = (rN/3) - 2 II. TÍNH SỐ LIÊN KẾT PEPTIT Hai axit amin nối nhau bằng 1 liên kết peptit, 3axit amin có 2 liên kết peptit → chuỗi polipeptit có m axit amin thì số liên kết peptit là : Số liên kết peptit = m -1 PHẦN : CƠ CHẾ TỔNG HỢP PRÔTÊIN I . TÍNH SỐ AXIT AMIN TỰ DO CẦN DÙNG (tạo thành 1 phân tử prôtein): - Trong quá tình dịch mã, tổng hợp prôtein, chỉ bộ ba nào của mARN có mã hoá axit amin thì mới được ARN mang axit amin đến dịch mã . - Khi ribôxôm chuyển dịch từ đầu này đến đầu nọ của mARN để hình thành chuỗi polipeptit thì số axit amin tự do cần dùng được ARN vận chuyển mang đến là để giải mã mở đầu và các mã kế tiếp, mã cuối cùng không được dịch mã . Vì vậy số axit amin tự do cần dùng cho mỗi lần tổng hợp chuỗi polipeptit là : Số aa tự do = (N/2.3) - 1 = (rN/3) - 1 - Khi rời khỏi ribôxôm , trong chuỗi polipeptit không còn axit amin tương ứng với mã mở đầu. Do đó, số axit amin tự do cần dùng để cấu thành phân tử prôtêin (tham gia vào cấu trúc prôtêin để thực hiện chức năng sinh học) là : Số aa tự do cần dùng để cấu thành prôtêin hoàn chỉnh = (N/2.3) - 2 = (rN/3) - 2 II . TÍNH SỐ PHÂN TỬ NƯỚC VÀ SỐ LIÊN KẾT PEPTIT - Trong quá trình dịch mã, khi chuỗi polipeptit đang hình thành thì cứ 2 axit amin kế tiếp nối nhau bằng liên kết peptit thì đồng thời giải phóng 1 phân tử nước, 3 axit amin nối nhau bằng 2 liên kết paptit, đồng thời giải phóng 2 phân tử nước Vì vậy số phân tử nứơc được giải phóng trong quá trình giải mã tạo 1 chuỗi polipeptit là: Số phân tử H2O giải phóng = (rN/3) - 2 - Tổng số phân tử nước được giải phóng trong quá trình tổng hợp nhiều phân tử protein (mỗi phân tử protein là 1 chuỗi polipeptit ) . Tổng pt H2O giải phóng = số phân tử prôtêin . (rN/3) - 2 Khi chuỗi polipeptit rời khỏi riboxom tham gia chức năng sinh học thì axit amin mở đầu tách ra 1 mối liên kết peptit với axit amin đó không còn àsố liên kết peptit thực sự tạo lập được là (rN/3) - 3. Vì vậy tổng số liên kết peptit thực sự hình thành trong các phân tử protein là : Tổng liên kết peptit trong các phân tử prôtêin hoàn chỉnh = Tổng số phân tử protein . [(rN/3) - 3 ] Page 3 III. TÍNH SỐ ARN VẬN CHUYỂN (tARN) - Trong quá trình tổng hợp protein, tARN mang axit amin đến giải mã. Mỗi lượt giải mã, tARN cung cấp 1 axit amin. - Khi ribôxôm chuyển dịch từ đầu này đến đầu nọ của mARN để hình thành chuỗi polipeptit thì số axit amin tự do cần dùng được tARN mang đến là để dịch mã mở đầu và các mã kế tiếp, mã cuối cùng không được dịch mã . Vì vậy số tARN = axit amin tự do cần dùng cho mỗi lần tổng hợp chuỗi polipeptit là : Số tARN = Số aa tự do = (N/2.3) - 1 = (rN/3) - 1 B. MỘT SỐ BÀI TẬP CƠ BẢN Bài toán 1. Một gen của sinh vật nhân sơ có guanin chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Trên một mạch của gen này có 150 Ađênin và 120 Timin. 1. Tính số liên kết hiđrô của gen. 2. Tính chiều dài gen. 3. Tính số nuclêôtit trong các gen con khi gen tái bản 3 lần. Hướng dẫn giải bài tập Theo bài ra A1 = T2 = 150; T1= A2 = 120 - Số liên kết hyđrô = 2A+3G = 270 x 2 +180 x 3 = 1080 2. Lgen = 900:2x3,4 = 1530A0. 3. Số nuclêôtit trong các gen con = 23 x 900 = 7200. Bài toán 2. Trong tế bào nhân sơ, xét một gen dài 4080 A0, có 560 Ađênin. Mạch đơn thứ nhất của gen có 260 Ađênin và 380 Guanin, gen này phiên mã cần môi trường nội bào cung cấp 600 Uraxin. 1. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trên gen. 2. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trên mạch mang mã gốc của gen. 3. Tính số lượng nuclêotit từng loại trên mARN do gen phiên mã. Hướng dẫn giải bài tập 1. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trên gen. - N = = 4080x2/3,4 = 2400 2. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trên mạch mang mã gốc của gen. Theo NTBS, A1= T2 = 260 G1 = X2 = 380. X1 = G2 = Ggen - G1= 640 - 380 = 260. T1 = A2 = A - A1 = 560 - 260 = 300. 3. Tính số lượng nuclêotit từng loại trên mARN do gen phiên mã. Do mạch 2 là mạch gốc nên trên mARN có A = Tgốc = 260; U = Agốc = 300; G = Xgốc = 380; X = Ggốc = 260. Bài toán 3. Một gen có 450 Ađênin và 1050 Guanin. Mạch mang mã gốc của gen có 300 Timin và 600 Xitôzin. 1. Tính số lượng từng loại: rA, rU, rG, rX trên phân tử ARN được tổng hợp từ gen này. 2. Tính chiều dài gen. 3. Tính số chu kỳ xoắn của gen. 4. Tính số axitamin môi trường cung cấp để tạo ra 1 chuỗi pôlipeptit. Hướng dẫn giải bài tập 1. Số lượng từng loại: rA, rU, rG, rX trên phân tử ARN được tổng hợp từ gen này. Ag = Tbs = 300 Tg = Abs = A - Ag = 450 -300 = 150. Xg = Gbs = 600 Gg = Xbs = G - Gbs = 1050 - 600 = 450 Vậy rA = Tg = 300; rU = Ag = 150; rG = Xg = 600; rX = Gg = 450 Page 4 2. Chiều dài gen. N = A + T + G + X = 2A + 2G = 3000. Lgen = N/2x3,4 = 5100A0. 3. Số chu kỳ xoắn của gen. C = 150 4. Số axitamin môi trường cung cấp để tạo ra 1 chuỗi pôlipeptit = 3000/6 - 1 = 499. Bài toán 4. Phân tử mARN trưởng thành được tạo ra chứa 20%U, 10%A, 40%X và 450G. Các đoạn intron bị cắt bỏ có tổng chiều dài là 30,6µm, trong đó có tỉ lệ G = 2U = 3X = 4A. 1. Tính số nuclêôtit trên gen tổng hợp mARN trên. 2. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trong phân tử mARN sơ khai tương ứng. 3. Tính tỷ lệ mỗi loại nuclêôtit trên mạch mã gốc của gen. Hướng dẫn giải bài tập 1. Tính số nuclêôtit trên gen tổng hợp mARN trên. Số nuclêôtit trên đoạn bị cắt bỏ là 306000/3,4 = 90.000. 2. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trong phân tử mARN sơ khai tương ứng. Số nuclêôtit từng loại trên các đoạn intron là: G = 43200; U = 21600; X = 14400; A = 10800 Số nuclêôtit từng loại trên mARN trưởng thành: A = 150; U = 300; X = 600; G = 450. Số nuclêôtit từng loại trên mARN sơ khai A = 10800 + 150 = 10950; U = 21600 + 300 = 21900; X = 600 + 14400 = 15000; G = 43200 + 450 = 43650; 3. Số lượng nuclêôtit trên mạch mã gốc = N/2 = 91500. G = rX = 15000 = %G = 15000/91500*100 = 16,4 X = rG = 100 -%A-%T-%G-%X = 47,8 Bài toán 5. Phân tích thành phần hóa học của một axit nuclêic cho thấy tỉ lệ các loại nuclêôtit A = 20%; G = 35%; T = 20% và số lượng X = 150. 1. Axit nuclêic này là ADN hay ARN, cấu trúc mạch đơn hay kép? 2. Tính số liên kết photphodieste trên axit nuclêôtit trên. 3. Tính chiều dài axit nuclêôtit trên. Hướng dẫn giải bài tập Vậy, Axit nuclêic này là ADN có cấu trúc mạch đơn. 2. Số liên kết photphodieste trên axit nuclêic trên: Số liên kết photphodieste = 500-1=499. Bài toán 6:Một phân tử mARN có 1500 nuclêôtit tiến hành dịch mã để tạo ra chuỗi pôlipeptit. Hãy tính: a. Số bộ ba mã sao có trên mARN. b. Số axit amin có trong chuỗi pôlipeptit hòan chỉnh. c. Số tARN tham gia dịch mã ra chuỗi pôlipeptit. Hướng dẫn giải bài tập: a. Số bộ ba mã sao có trên mARN = số bộ ba mật mã = rN / 3 = 1500 / 3 = 500 b. Số axit amin có trong chuỗi pôlipeptit hòan chỉnh = 500 – 2 = 498 c. Số tARN tham gia dịch mã ra chuỗi pôlipeptit = Số axit amin tự do = 500 – 1 = 499 Bài toán 7: Một gen có 2400 nu. Hiệu số phần trăm của nucleotit loại A với nucleotit không bổ sung với nó = 20%. Page 5 Trên phân tử mARN tổng hợp từ gen đó có rX=120 nu, rA = 240 nu . Xác định tỉ lệ % từng loại nu trên mỗi mạch đơn gen đã tổng hợp nên mARN trên. Hướng dẫn: - Theo đề ra, ta có: A - G = 20% (1) - Trong phân tử ADN: A + G = 50% (2) Từ (1) và (2), ta có : A = T = 35%; G = X = 15% - Số nu từng loại của gen : A = T = 2400 x 35% = 840 nu ; G = X = 2400 x 15% = 360 nu. - Giả sử mạch 1 là mạch gốc, số nu từng loại của gen như sau : Theo đề: rA = T1 = A2 = 240 (20%) ð A1 = T2 = A - rA = 840 - 240 = 600 (50%) Theo đề: rX = G1 = X2 = 120 (10%) ð X1 = G2 = G - rX = 360 - 120 = 240 (20%) Bài toán 8:Một chuỗi polipeptit có chiều dài 1500 Ao . Biết 1 axit amin có độ dài trung bình là 3 Ao . Hãy xác định: a) Số liên kết peptit có trong chuỗi polipeptit đó. b) Số nu có trong mARN đã tổng hợp được. Hướng dẫn : Số axit amin trong chuỗi polipeptit: 1500/3 = 500 a. Số liên kết peptit có trong phân tử: 500 - 1 = 499 b. Số nu có trong mARN tổng hợp ra phân tử prôtêin trên: N = (500 + 2).3 = 1506

Giải Bài Tập Sinh Học 9 Bài 28. Phương Pháp Nghiên Cứu Di Truyền Người

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu DI TRUVỀN NGƯỜI KIẾN THỨC Cơ BẢN Theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ, người ta có thể xác định được đặc điểm di truyền (trội, lặn, do một hay nhiều gen kiếm soát). Nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng có thể xác định dược tính trạng nào do gen quyết định là chủ yếu, tính trạng nào chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường tự nhiên và xã hội. GỢI ý trả Lời Câu hỏi sgk Quan sát hình chúng tôi và b rồi cho biết: Mắt nâu và mắt đen, mắt nào là trội? Mắt nâu là trội (vì nâu là tính trạng biểu hiện ở Fi). Tính trạng màu mắt do bao nhiêu gen kiểm soát? Tính trạng màu mắt nâu do một gen trội kiểm soát. Tính trạng màu mắt đen do một gen lặn kiểm soát. Hãy vẽ sơ đồ phả hệ trong trường hợp trên và cho biết. Trạng thái không mắc bệnh hay mắc bệnh là trội? Trạng thái không mắc bệnh là trội. Vì ta thây bệnh chỉ biểu hiện ở nam. Quan sát hai sơ đồ hình 28.2 a, b. Hãy cho biết: Sơ đồ 28.2a giống và khác sơ đồ 28.2b ở điểm nào? + Sơ đồ 28.2a và 28.2b giống nhau: đều có các giai đoạn: thụ tinh, hợp tử phân bào. phôi. + Khác nhau: Số lượng trứng và số lượng tinh trùng, sô' hợp tử. Có giai đoạn phôi bào tách nhau ở hình 28.2a, ở hình 28.2b không có giai đoạn này. Tại sao trẻ sinh đôi cùng trứng đều là nam hoặc nữ? Trẻ sinh đôi cùng trứng đều là nam hoặc nữ vì chúng được tách ra tư một phôi bào. Đồng sinh khác trứng là gì? Đồng sinh khác trứng là những trẻ được cùng sinh ra nhưng bắt nguồn từ những trứng, tinh trùng và hợp tử khác nhau nên có kiểu gen khác nhau. + Những trẻ dồng sinh khác trứng có thể khác nhau về giới tính hay không? Tại sao? Những trẻ đồng sinh khác trứng có thể khác nhau về giới tính. Vì chúng bắt nguồn từ những trứng, tinh trùng, hợp tử khác nhau và khác nhau về kiểu gen. Đồng sinh cùng trứng và đồng sinh khác trứng khác nhau cơ bản ở chỗ: + Đồng sinh khác trứng: khác trứng, khác tinh trùng, hợp tử khác nhau, , kiểu gen khác nhau. + Đồng sinh cùng trứng có cùng kiểu gen. ▼ Hãy cho biết, trong các tính trạng nói trên: Tính trạng nào của hai em sau hầu như không thay đổi hoặc ít thay đổi do tác động của môi trường? + Màu và dạng tóc, màu mắt và hình dạng mũi của hai em Phú và Cường hoàn toàn giống nhau, mặc dù sống và hoạt động ở hai nơi rất xa nhau. Đây là những tính trạng hầu như không thay đổi hoặc ít thay đổi do tác động của môi trường. Tính trạng nào dễ thay đổi do diều kiện môi trường? Màu da và giọng nói là những tính trạng thay đổi do tác động của môi trường. B. Câu hỏi và bài tập Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì? Tại sao người ta phải dùng phương pháp đó dể nghiên cứu sự di truyền một sô tính trạng ở người? Hãy cho một ví dụ về ứng dụng của phương pháp nói trên. Phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thê' hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó (trội, lặn, do một hay nhiều gen kiểm soát) được gọi là phương pháp nghiên cứu phá hệ. Khi để nghiên cứu di truyền người, các nhà nghiên cứu phải dùng phương pháp này vì: Người sinh sản chậm và đẻ ít con. Vì lí do xã hội, không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến. Phương pháp này đơn giản dễ thực hiện nhưng cho hiệu quả cao. Trẻ đồng sinh cùng trứng và lỉliác trứng khác nhau cơ bản ở những điểm nào? Phương pháp nghiên cứu trẻ dồng sinh có vai trò gì trong nghiên cứu di truyền người? Hãy tìm một ví dụ ở địa phương em. Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau ở chỗ: Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng một kiểu gen nên bao giờ cũng cùng giới. Trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau nên có thể cùng giới hoặc khác giới. Nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng, người ta biết được tính trạng nào đó chủ yếu phụ thuộc vào kiểu gen, rất ít hoặc không bị biến đổi dưới tác dụng của môi trường (tính trạng châ't lượng) hoặc dễ bị biến đổi dưới tác dụng của môi trường (tính trạng sô' lượng).

Hướng Dẫn Học Sinh Lớp 9 Một Số Phương Pháp Giải Phương Trình Vô Tỉ

Môn toán ở cấp THCS là môn học cung cấp kiến thức nền để các em học tập tốt các bộ môn khác, cũng như làm nền tảng để các em học tốt ở cấp THPT.

Trong những năm qua nhìn chung chất lượng môn toán của học sinh trường THCS Thiệu Thành được nâng lên qua các kì thi học sinh giỏi cũng như thi vào THPT.

Trong chương trình Đại số 9 thì phương trình vô tỉ là dạng toán tương đối khó đối với học sinh .

Dạng toán giải phương trình vô tỉ có nhiều cách giải, vì vậy đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng kiến thức một cách linh hoạt. Có những lời giải xem ra “thiếu tự nhiên” nhưng thật ra rất độc đáo. Với phương trình vô tỉ, các em chỉ được làm quen ở lớp 9 dưới dạng đơn giản. Toán giải phương trình vô tỉ trong chương trình đại số 9, được đề cập nhiều trong các loại sách tham khảo, do vậy giáo viên rất khó trong việc sưu tầm, tuyển chọn.

A. ĐẶT VẤN ĐỀ Môn toán ở cấp THCS là môn học cung cấp kiến thức nền để các em học tập tốt các bộ môn khác, cũng như làm nền tảng để các em học tốt ở cấp THPT. Trong những năm qua nhìn chung chất lượng môn toán của học sinh trường THCS Thiệu Thành được nâng lên qua các kì thi học sinh giỏi cũng như thi vào THPT. Trong chương trình Đại số 9 thì phương trình vô tỉ là dạng toán tương đối khó đối với học sinh . Dạng toán giải phương trình vô tỉ có nhiều cách giải, vì vậy đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng kiến thức một cách linh hoạt. Có những lời giải xem ra "thiếu tự nhiên" nhưng thật ra rất độc đáo. Với phương trình vô tỉ, các em chỉ được làm quen ở lớp 9 dưới dạng đơn giản. Toán giải phương trình vô tỉ trong chương trình đại số 9, được đề cập nhiều trong các loại sách tham khảo, do vậy giáo viên rất khó trong việc sưu tầm, tuyển chọn. Để góp phần vào việc giải quyết các vấn đề khó khăn trên, tôi mạnh dạn thực hiện việc sưu tầm, tuyển chọn một số dạng bài bài tập về phương trình vô tỉ và phương pháp giải áp dụng cho từng dạng để viết thành đề tài "Hướng dẫn học sinh lớp 9 một số phương pháp giải phương trình vô tỉ" giúp cho việc dạy và học đạt kết quả cao. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận. Căn cứ vào thực tế dạy và học hệ thống bài tập về giải phương trình vô tỉ của chương trình đại số 9 tôi thấy hệ thống bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập do bộ GD&ĐT ấn hành còn đơn giản, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của dạng toán này bởi trên thực tế bài tập về phương trình vô tỷ rất đa dạng, phong phú và là một thể loại toán khó của đại số THCS. Khi dạy phần này, nhất là đối với học sinh khá giỏi đòi hỏi giáo viên phải tự biên soạn, sưu tầm và lựa chọn các dạng bài phù hợp có thể đề cập và khai thác trong các kỳ thi. Vì thế mà nội dung giảng dạy chưa thống nhất. Là giáo viên chúng ta luôn mong muốn cung cấp cho học sinh "chiếc chìa khoá" để giải từng dạng cụ thể của phương trình. Song không phải dạng phương trình nào cũng có một quy tắc nhất định. Qua quá trình giảng dạy, tham khảo đồng nghiệp và tham khảo học hỏi ở thầy cô. Tôi mạnh dạn phân dạng phương trình vô tỉ và cách giải từng dạng, đồng thời đưa ra một số phương pháp giải phương trình vô tỉ với mục đích giúp học sinh hiểu sâu sắc phương trình vô tỉ dưới nhiều góc độ hơn và làm nhẹ nhàng quá trình giải phương trình vô tỉ cho học sinh. II. Thực trạng của vấn đề. 1. Về phía giáo viên: Với kinh nghiệm của bản thân, qua một số năm dạy lớp 9, bồi dưỡng học sinh giỏi cũng như trực tiếp ôn thi vào THPH, đối với dạng toán giải phương trình vô tỉ ngoài những kiến thức cơ bản mà sách giáo khoa và sách bài tập đã đề cập đến, để xây dựng một phương pháp chung cho giải phương trình nói chung và phương trình vô tỉ nói riêng là điều không thể. Song chúng ta có thể đưa ra một số dạng và phương pháp dựa trên những kiến thức mà các em đã được học, qua đó có thể giúp các em hình thành con đường và cách thức cho việc giải dạng toán này. 2. Về phía học sinh: Thực tế dạy trên lớp cho thấy, học sinh còn lúng túng trong việc nhận dạng và đưa ra cách giải phù hợp cho phương trình vô tỉ trong sách giáo khoa và sách bài tập. Trong quá trình ôn tập, sau khi các em đã được học và nghiên cứu một số phương pháp giải phương trình vô tỉ mà giáo viên dạy thì đa số các em đã nhận được dạng và đưa ra phương pháp giải phù hợp. Đối với học sinh đội tuyển toán dự thi cấp huyện các em đã áp dụng một số phương pháp để giải phương trình vô tỉ mà đề bài đưa ra. Trong năm học 2012 - 2013 qua quá trình ôn tập một số phương pháp giải phương trình vô tỉ kết hợp với tham khảo nghiên cứu tài liệu của học sinh, qua kết quả khảo sát đánh giá của giáo viên cho thấy các em đã vận dụng được vào giải một số phương trình chứa căn thức bậc hai ở các dạng cơ bản theo sự phân dạng của giáo viên . Kết quả khảo sát với lớp 9B trong năm học 2012 - 2013 như sau: Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu 30 SL % SL % SL % SL % 7 23.3 10 33.4 7 23.3 6 20 Sau thời gian vận dụng một số phương pháp giải phương trình vô tỉ trong năm 2012 - 2013, sang năm học này tôi đã và đang tiếp tục vận dụng đề tài "Hướng dẫn học sinh lớp 9 một số phương pháp giải phương trình vô tỉ" trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ôn thi cấp huyện bằng việc thực hiện một số giải pháp và biện pháp sau. III- Giải pháp và tổ chức thực hiện : 1. Giải pháp thực hiện : Trong thời lượng của đề tài khi tiến hành "Hướng dẫn học sinh lớp 9 một số phương pháp giải phương trình vô tỉ" tôi đã tiến hành các nội dung cơ bản: - Dựa trên cở sở của phép toán khai phương để hướng dẫn học sinh phương pháp nâng lên lũy thừa cùng bậc đối với một số dạng phương trình chứa căn thức bậc hai cơ bản. Trong các ví dụ đưa ra khi giải phương trình hệ quả tôi chỉ mới dừng lại ở giải phương trình bậc nhất, bậc hai một ẩn. - Giới thiệu một số phương pháp để học sinh có thể vận dụng trong quá trình giải phương trình vô tỉ ở cấp THCS và là kiến thức nền cơ bản để các em học tốt ở cấp THPT. - Hướng dẫn cho các em một số ví dụ và bài tập vận dụng từng phương pháp và có thể vận dụng một số phương pháp trong một bài tập, từ đó thấy được phương pháp thích hợp trong bài tập sau này. - Đưa ra một số sai lầm học sinh có thể mắc phải trong quá trình giải phương trình chứa căn thức bậc hai. 2. Tổ chức thực hiện: 2.1. Phương trình vô tỷ: 2.1.1.Định nghĩa: Phương trình vô tỷ là phương trình có chứa ẩn số trong căn thức. 2.1.2. Các bước giải phương trình + Tìm tập xác định của phương trình + Dùng các phép biến đổi tương đương đưa về dạng phương trình đã học. + Giải phương trình vừa tìm được + Đối chiếu kết quả tìm được với tập xác định và kết luận nghiệm. Chú ý: Với những phương trình có TXĐ là (trong quá trình biến đổi không đặt điều kiện) khi tìm được nghiệm phải thử lại. 2.1.3. Các kiến thức cơ bản về căn thức: + Số âm không có căn bậc chẵn + Muốn nâng lên luỹ thừa bậc chẵn cả hai vế của phương trình để được phương trình tương đương, phải đặt điều kiện để hai vế không âm. + Với hai số a, b không âm, ta có: + Với A là một biểu thức, ta có: 2.2. Phương pháp nâng lên lũy thừa giải một số dạng phương trình vô tỉ chứa căn thức bậc hai. 2.2.1. Dạng 1: (1) Cách giải: - Tìm ĐKXĐ của PT: (2) - Bình phương hai vế PT (1) ta được: (3) - Giải PT (3), chọn nghiệm thỏa mản ĐK (2). Suy ra nghiệm của PT (1) Chú ý: Trong quá trình giải lưu ý học sinh không cần lấy điều kiện để . Ví dụ 1: Giải phương trình HD: Ta có . Vậy PT có một nghiệm duy nhất x = 5 Ví dụ 2: Giải PT: (1) HD: ĐKXĐ: Bình phương hai vế rồi rút gọn PT (1), được PT: (2) Giải PT (2) được x = 5 (nhận) , x = 13 (loại) Vậy PT (1) có một nghiệm duy nhất x = 5. 2.2.2 Dạng 2: (1) Cách giải: - Tìm ĐKXĐ của PT: và (2) - Bình phương hai vế PT (1) ta được: (3) - Giải PT (3), chọn nghiệm thỏa mản ĐK (2). Suy ra nghiệm của PT (1) Ví dụ: Giải phương trình (1) HD: ĐKXĐ: x Bình phương hai vế PT(1), rút gọn ta được: x = 5 (nhận) Vậy PT (1) có một nghiệm duy nhất x = 5. 2.2.3. Dạng 3: (1) Cách giải: + Nếu < 0 thì PT(1) vô nghiêm. + Nếu = 0, ta có: (I) Nếu hệ (I) có nghiêm thì PT(1) có nghiệm. Bình phương hai vế PT(1), biến đổi được PT: Phương trình (3) có dạng 1 nên giải theo phương pháp của dạng 1. Chú ý: Tượng tự, giải phương trình dang thêm ĐK: Ví dụ 1: Giải phương trình. = 0 (1) HD: ĐKXĐ: Với thì . Từ (1) được (nhận) Vậy PT(1) có một nghiệm duy nhất x = 3. Ví dụ 2: Giải phương trình. (2) HD: ĐKXĐ: . Bình phương hai vế PT(1), rút gọn được PT: (với ) (3) Giải PT(3), được x = 5 (nhận) , x = 145 (loại) Vậy PT(2) có một nghiệm duy nhất: x = 5. 2.2.4. Dạng 4: . Cách giải như dạng 3 thêm điều kiện Chú ý: Giải tương tự với dạng Ví dụ: Giải phương trình: (1) HD: ĐKXĐ Ta có: (1) (nhận) hoặc (loại). Vậy PT(1) có một nghiệm x = 0. 2.2.5. Dạng 5: (1) Cách giải: Tìm ĐKXĐ của PT: và Đặt ẩn phụ: (với ) (2) (3) Thay vào (1) được phương trình bậc hai ẩn y. Giải PT bậc hai ẩn y, chọn nghiệm y thích hợp, thay vào (2) được phương trình dạng 2. Giải phương trình thu được. Suy ra nghiêm của PT(1) Ví dụ: Giải phương trình (1) HD: ĐKXĐ: Đặt (với ) Thay vào PT(1) thu gọn, được PT: Suy ra (2) Giải PT (2) với ĐK: được x = 5 (nhận), x = 96 (loại) Vậy PT(1) có một nghiệm duy nhất x = 5. 2.2.6. Dạng 6: (1) Cách giải: Tìm ĐKXĐ của PT: (2) Bình phương 2 vế phương trình (1) đưa về dạng: Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể để có cách giải phương trình vô tỷ phù hợp. Chú ý: Nếu f(x) - g(x) = a và h(x) - p(x) = b với a,b R thì ta nhân và chia mỗi vế của PT(1) với biểu thức liên hợp của chúng Ví dụ: Giải phương trình (1)

Giải Sách Bài Tập Sinh Học 9

Giải Sách Bài Tập Sinh Học 9 – Bài tập trắc nghiệm trang 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47 SBT Sinh học 9 giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Bài 1 trang 40 SBT Sinh học 9: Tham gia vào cấu trúc của ADN có các bazơ nitric nào ?

A. Ađênin (A), timin (T), xitôzin (X) và uraxin (U).

B. Guanin (G), xitôzin (X), ađênin (A), uraxin (Ư).

C. Ađênin (A), timin (T), uraxin (U), guanin (G).

D. Ađênin (A), timin (T), guanin (G), xitôzin (X).

Bài 2 trang 40 SBT Sinh học 9: Phân tử nào có chức năng lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền ?

A. Cacbohidrat. B. Lipit.

C. ADN. D. Prôtêin.

Bài 3 trang 40 SBT Sinh học 9: Đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN là

A. glucôzơ. B. axit amin

C. nuclêôtit. D. axit béo.

Bài 4 trang 40 SBT Sinh học 9: Trong các yếu tố cơ bản quyết định tính đa dạng cùa ADN. yếu tố nào là quyết định nhất ?

A. Cấu trúc xoắn kép của ADN.

B. Trật tự sắp xếp các nuclêôtit.

C. Số lượng các nuclêôtit.

D. Cấu trúc không gian của ADN.

Bài 5 trang 41 SBT Sinh học 9: Yếu tố nào cần và đủ để quy định tính đặc thù của phân tử ADN ?

A. Số lượng các nuclêôtit.

B. Thành phần của các loại nuclêôtit tham gia.

C. Trật tự sắp xếp các nuclêôtit.

D. Cấu trúc không gian của ADN.

Bài 6 trang 41 SBT Sinh học 9: ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân do

A. sự trùng hợp một loại đơn phân.

B. sự trùng hợp hai loại đơn phân.

C. sự trùng hợp ba loại đơn phân.

D. sự trùng hợp bốn loại đơn phân.

Bài 7 trang 41 SBT Sinh học 9: Thông tin di truyền được mã hoá trong ADN dưới dạng

A. trình tự của mỗi nuclêôtit quy định trình tự của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.

B. trình tự của các bộ ba nuclêôtit quy định trình tự của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.

C. trình tự của các bộ hai nuclêôtit quy định trình tự của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.

D. trình tự của các bộ bốn nuclêôtit quy định trình tự của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.

Bài 8 trang 41 SBT Sinh học 9: Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến kết quả là

A. A = X ; G = T.

B. A = G ; T = X.

C. A + T = G + X.

D. A/T = G/X.

Bài 9 trang 41 SBT Sinh học 9: Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến kết quả là

A. A T G X A T

A G X G T A

B. A G A A X T

A X T T G A

C. A G X T A G

T X G A T X

D. A G G A X X T

T X X T G A A

Bài 10 trang 42 SBT Sinh học 9: Nội dung chủ yếu của nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN là gì ?

A. Một bazơ lớn (X, G) được liên kết với một bazơ bé (T, A).

B. liên kết với T, G liên kết với X.

C. A + G = T + X.

D. A + G/T + X=1.

Bài 11 trang 42 SBT Sinh học 9: ADN có 4 loại đơn phân với tác dụng

A. hình thành cấu trúc hai mạch.

B. tạo nên sự kết cặp theo nguyên tắc bổ sung giữa hai mạch.

C. tạo ra tính chất bổ sung giữa hai mạch.

D. tạo nên sự phong phú về thông tin di truyền.

Bài 12 trang 42 SBT Sinh học 9: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi là A.

A. liên kết với T, G liên kết với X.

B. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G.

C. A liên kết U, G liên kết với X.

D. A liên kết X, G liên kết với T.

Bài 13 trang 42 SBT Sinh học 9: Trong chu kì tế bào nguyên phân, sự nhân đôi của ADN trong nhân diễn ra ở

A. kì trung gian. B. kì đầu.

C. kì giữa. D. kì sau.

Bài 14 trang 42 SBT Sinh học 9: Nguyên tắc bán bảo toàn trong cơ chế nhân đôi của ADN là

A. hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu.

B. hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia có cấu trúc đã thay đổi.

C. trong 2 ADN mới hình thành, mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp.

D. trên mỗi mạch ADN con có đoạn của ADN mẹ, có đoạn được tổng hợp từ nguyên liệu môi trường

Bài 15 trang 42 SBT Sinh học 9: Trong quá trình nhân đôi của ADN, các nuclêôtit tự do sẽ tương ứng với các nuclêôtit trên mỗi mạch của phân tử ADN theo cách

A. ngẫu nhiên.

B. nuclêôtit loại nào sẽ kết hợp với nuclêôtit loại đó.

C. dựa trên nguyên tắc bổ sung.

D. các bazơ nitric có kích thước lớn sẽ bổ sung các bazơ nitric có kích thước bé.

Bài 16 trang 43 SBT Sinh học 9: Sự nhân đôi của ADN trên cơ sở nguyên tắc bổ sung có tác dụng

A. đảm bảo sự truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ.

B. sao lại chính xác trình tự của các nuclêôtit trên mỗi mạch của phân tử ADN và duy trì tính chất đặc trưng và ổn định của phân tử ADN qua các thế hệ.

C. góp phần tạo nên sự ổn định thông tin di truyền qua các thế hệ.

D. góp phần tạo nên cấu trúc 2 mạch của ADN.

Bài 17 trang 43 SBT Sinh học 9: Số nuclêôtit trung bình của gen là

A. 1200 – 3000 nuclêôtit. B. 1300 – 3000 nuclêôtit.

C. 1400 – 3200 nuclêôtit. D. 1200 – 3600 nuclêôtit.

Bài 18 trang 43 SBT Sinh học 9: Trong tế bào lưỡng bội ở người có khoảng

A. 1,5 vạn gen. B. 2,5 vạn gen.

C. 3,5 vạn gen. D. 4,5 vạn gen.

Bài 19 trang 43 SBT Sinh học 9: Gen B có 2400 nuclêôtit. Chiều dài của gen B là

A. 2040 Ả. B. 3060 Ả.

C. 4080 Ả. D. 5100 Ả.

Bài 20 trang 43 SBT Sinh học 9: Gen B có 2400 nuclêôtit, có hiệu của A với loại nuclêôtit khác là 30% số nuclêôtit của gen. Quá trình tự nhân đôi từ gen B đã diễn ra liên tiếp 3 đợt. Số nuclêôtit từng loại trong tổng số gen mới được tạo thành ở đợt tự nhân đôi cuối cùng là bao nhiêu ?

A. G = X = 1940 nuclêôtit, A = T = 7660 nuclêôtit.

B. G = X = 1960 nuclêôtit, A = T = 7640 nuclêôtit.

C. G = X = 1980 nuclêôtit, A = T = 7620 nuclêôtit.

D. G = X = 1920 nuclêôtit, A = T = 7680 nuclêôtit.

Bài 21 trang 43 SBT Sinh học 9: Gen B dài 5100 oA. Số nuclêôtit của gen B là

A. 1200. B. 1800.

C. 2400. D. 3000.

Bài 22 trang 43 SBT Sinh học 9: Gen B dài 5100oA, có A + T = 60% số nuclêôtit của gen. Số nuclêôtit từng loại của gen B là

A. G = X = 600 ; A = T = 900.

B. G = X = 700 ; A = T = 800.

C. G = X = 800 ; A = T = 700.

D. G = X = 900 ; A = T = 600.

Bài 23 trang 44 SBT Sinh học 9: Số vòng xoắn trong một phân tử ADN là 100000 vòng. Phân tử ADN này có 400000 G. Số lượng nuclêôtit của các loại trong phân tử ADN là:

A. G=X= 300000 ; A=T= 700000.

B. G=X= 400000; A=T= 600000.

C. G=X= 500000; A=T= 500000.

D. G=X= 600000; A=T= 400000.

Bài 24 trang 44 SBT Sinh học 9: Số vòng xoắn trong một phân tử ADN là 100000 vòng xoắn. Chiều dài của phân tử ADN là

Bài 25 trang 44 SBT Sinh học 9: Một phân tử dài mARN dài 4080 oA, có oA=40%, U= 20% ; và X=10% số nuclêôtit của phân tử ARN. Số lượng từng loại nuclêôtit của phân tử mARN là

A. U= 240 , A= 460 , X= 140 , G= 360 .

B. U= 240 , A= 480 , X= 140 , G= 340 .

C. U= 240 , A= 460 , X= 140 , G= 380 .

D. U= 240 , A= 480 , X= 140 , G= 360 .

Bài 26 trang 44 SBT Sinh học 9: Quá trình tái bản ADN có vai trò gì?

A. Chỉ truyền thông tin khi di truyền của sinh vật từ thế hệ bố mẹ qua hậu thế.

B. Truyền thông tin di truyền trong cùng một tế bào và từ thế hệ này qua thế hệ khác.

C. Truyền thông tin khi di truyền của sinh vật từ thế hệ bố mẹ qua hậu thế và qua các thế hệ tế bào.

D. Truyền thông tin di truyền trong cùng một tế bào.

Bài 27 trang 44 SBT Sinh học 9: Sau khi kết thúc nhân đôi, từ một ADN mẹ đã tạo nên

A. hai ADN, trong đó mỗi ADN có một mạch cũ và một mạch mới được tổng hợp.

B. hai ADN, trong đó mạch ADN có sự đan xen giữa cũ và đoạn mới được tổng hợp.

C. hai ADN mới hoàn toàn.

D. một ADN mới hoàn toàn và 1 ADN cũ.

Bài 28 trang 44 SBT Sinh học 9: Sự tổng hợp ARN được thực hiện

A. theo nguyên tắc bổ sung trên hai mạch của gen.

B. theo nguyên tắc bổ sung chỉ trên một mạch của gen.

C. theo nguyên tắc bán bảo toàn.

D. theo nguyên tắc bảo toàn.

Bài 29 trang 45 SBT Sinh học 9: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tổng hợp ARN là

A. A liên kết với T, G liên kết với X.

B. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G.

C. A liên kết U, G liên kết với X.

D. A liên kết X, G liên kết với T.

Bài 30 trang 45 SBT Sinh học 9: mARN có vai trò

A. truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp.

B. vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin.

C. tham gia cấu tạo nên ribôxôm là nơi tổng hợp prôtêin.

D. lưu giữ thông tin di truyền.

Bài 31 trang 45 SBT Sinh học 9: Một phân tử mARN dài 4080 oA. Phân tử mARN chứa bao nhiêu bộ ba ?

A. 300. B. 400.

C. 500. D. 600.

Bài 32 trang 45 SBT Sinh học 9: Cơ sở vật chất di truyền chủ yếu ở cấp phân tử là

A. mARN. B. prôtêin.

C. tARN. D. ADN.

Bài 33 trang 45 SBT Sinh học 9: Đơn phân cấu tạo nên phân tử prôtêin là

A. glucôzơ. B. axit amin.

C. nuclêôtit. D. vitamin.

Bài 34 trang 45 SBT Sinh học 9: Tính đặc thù của mỗi loại prôtêin chủ yếu do yếu tố nào quy định ?

A. Số lượng axit amin.

B. Thành phần các loại axit amin.

C. Trình tự sắp xếp các loại axit amin.

D. Các bậc cấu trúc khác nhau.

Bài 35 trang 45 SBT Sinh học 9: Chức năng không có ở prôtêin là

A. cấu trúc.

B. xúc tác quá trình trao đổi chất.

C. điều hoà quá trình trao đổi chất.

D. truyền đạt thông tin di truyền.

Bài 36 trang 46 SBT Sinh học 9: Cấu trúc bậc 4 của prôtêin

A. có ở tất cả các loại của prôtêin.

B. chỉ có ở một số loại prôtêin, được hình thành từ 2 pôlipeptit có cấu trúc khác nhau.

C. chỉ có ở một số loại prôtêin, được hình thành từ 2 hay nhiều pôlipeptit có cấu trúc giống nhau.

D. chỉ có ở một số loại prôtêin, được hình thành từ 2 hay nhiều pôlipeptit có cấu trúc bậc 3 giống nhau hoặc khác nhau.

Bài 37 trang 46 SBT Sinh học 9: Prôtêin thực hiện được chức năng phổ biến ở cấu trúc

A. bậc 1. B. bậc 2.

C. bậc 3. D. bậc 4.

Bài 38 trang 46 SBT Sinh học 9: Bậc cấu trúc có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của prôtêin là

A. cấu trúc bậc 1. B. cấu trúc bậc 2.

C. cấu trúc bậc 3. D. cấu trúc bậc 4.

Bài 39 trang 46 SBT Sinh học 9: Gen và prôtêin phải có mối quan hệ với nhau qua một dạng cấu trúc trung gian là

A. tARN. B. mARN.

C. rARN. D. enzim.

Bài 40 trang 46 SBT Sinh học 9: Thực chất của quá trình hình thành chuỗi axit amin là sự xác định

A. trật tự sắp xếp của các axit amin.

B. số lượng axit amin.

C. số loại các axit amin.

D. cấu trúc không gian của prôtêin.

Bài 41 trang 46 SBT Sinh học 9: Sự tạo thành chuỗi axit amin dựa trên khuôn mẫu của mARN và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, trong đó

A. U liên kết với G, A liên kết với X.

B. A liên kết với T, G liên kết với X.

C. A liên kết với X, G liên kết với T.

D. A liên kết với U, G liên kết với X.

Bài 42 trang 46 SBT Sinh học 9: Một axit amin trong phân tử prôtêin được mã hoá trên gen dưới dạng D. A liên kết với Ư, G liên kết với X.

A. mã bộ một. B. mã bộ hai.

C. mã bộ ba. D. mã bô bốn.

Bài 43 trang 47 SBT Sinh học 9: Một đoạn mARN có trinh tự các nuclêôtit :

U X G X X U U A U X A U G G U

khi tổng hợp chuỗi axit amin thì cần môi trường tế bào cung cấp bao nhiêu axit amin ?

A. 3 axit amin. B. 4 axit amin.

C. 5 axit amin. D. 6 axit amin.

Bài 44 trang 47 SBT Sinh học 9: Ribôxôm khi dịch chuyển trên mARN theo từng nấc

A. 1 nuclêôtit. B. 2 nuclêôtit.

C. 3 nuclêôtit. D. 4 nuclêôtit.