Top 10 # Xem Nhiều Nhất Sáng Kiến Kinh Nghiệm Giải Toán Có Lời Văn Lớp 2 Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Giải Toán Có Lời Văn Cho Hs Lớp 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1

Người thực hiện: NGUYỄN THỊ LAM Giáo viên chủ nhiệm: Lớp 1A Trường : TIỂU HỌC LÊ QUÝ ĐÔN

A. Phần mở đầuI. Lý do chọn đề tài: Trang 3II. Mục đích nghiên cứu: Trang 4 III. Đối tượng nghiên cứu: Trang 4IV. Phạm vi nghiên cứu: Trang 4V. Nhiệm vụ nghiên cứu: Trang 4VI. Phương pháp nghiên cứu: Trang 4VII. Thời gian nghiên cứu: Trang 5

B. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm Chương I: Một số vấn đề về cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễnI. Cơ sở lý luận: Trang 5II. Cơ sở thực tiễn: Trang 5Chương II: thực trạng của lớp và những nguyên nhân: Trang 5Chương III: Một số các giải pháp thực hiện: Trang 7Chương iv: những kết quả đạt được: Trang 16

C. Những bài học rút ra và kết luận, đề xuấtI. Bài học kinh nghiệm: Trang 16II. Kết luận: Trang 17III. Những đề xuất: Trang 17

A. Phần mở đầu.1. Lý do chọn đề tài.Môn Toán lớp 1 mở đường cho trẻ đi vào thế giới kỳ diệu của toán học, rồi mai đây các em lớn lên trở thành anh hùng, nhà giáo, nhà khoa học, nhà thơ, trở thành những người lao động sáng tạo trên mọi lĩnh vực đời sống và sản xuất, trên tay có máy tính xách tay, nhưng không bao giờ các em quên được những ngày đầu tiên đến trường học đếm và tập viết 1,2,3 học các phép tính cộng,trừ các em không thể quên được vì đó là kỉ niệm đẹp đẽ nhất của đời người và hơn thế nữa những con số, những phép tính đơn giản ấy cần thiết cho suốt cuộc đời của các em.Đó cũng là vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên nói chung và giáo viên lớp 1 nói riêng. Người giáo viên từ khi chuẩn bị cho tiết dạy đầu tiên đến khi nghỉ hưu không lúc nào dứt nổi trăn trở về những điều mình dạy và nhất là môn Toán lớp 1 là một bộ phận của chương trình môn Toán ở tiểu học. Chương trình nó kế thừa và phát triển những thành tựu về dạy Toán lớp 1, nên nó có vai trò vô cùng quan trọng không thể thiếu trong mỗi cấp học.Dạy học môn Toán ở lớp 1 nhằm giúp học sinh:a. Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép đếm, về các số tự nhiên trong phạm vi 100, về độ dài và đo độ dài trong phạm vi 20cm, về tuần lễ và ngày trong tuần, về giờ đúng trên mặt đồng hồ; về một số hình học (Đoạn thẳng, điểm, hình vuông, hình tam giác, hình tròn); về bài toán có lời văn.b. Hình thành và rèn luyện các kĩ năng thực hành đọc, viết, đếm, so sánh các số trong phạm vi 100; cộng trừ và không nhớ trong phạm vi 100; đo và ước lượng độ dài đoạn thẳ

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Giải Toán Có Lời Văn Ở Lớp 2

n chưa biết trong phép tính "ở lớp 2 : *Giáo viên : - Ưu điểm : Đa số GV giảng dạy nhiệt tình, dạy đúng đủ theo nội dung chương trình SGK và tuân thủ phần gợi ý trong SGV. - Nhược điểm : - GV còn phụ thuộc nhiều vào SGK, SGV và xem đó là pháp lệnh, cần dạy đúng , đủ theo nội dung trong sách. GV ít cho HS sử dụng vở bài tập Toán vì vở trình bày số liệu khác SGK dù hình thức, dạng bài thì không lêch lạc. - Chưa phát huy cao tính tích cực, sáng tạo của HS. * Học sinh : - Ưu điểm : HS làm đủ các bài tập trong SGK. Làm khá tốt các phép tính cộng, trừ, nhân, chia theo mọi hình thức ( tính dọc, tính nhẩm ngang ). - Nhược điểm : Không có thói quen tóm tắt bài toán có lời văn nên HS đã lúng túng, lẫn lộn khi giải các bài có nội dung về "nhiều hơn", "ít hơn". Ví dụ: Bài 3 trang 24 Toán 2 Mận cao 95cm, Đào cao hơn Mận 3 cm. Hỏi Đào cao bao nhiêu xăng-ti-mét ? Ở đây, HS hay lẫn lộn: cộng thành trừ. - HS tóm tắt nhưng không đúng cả về nội dung lẫn hình thức hoặc đúng nhưng không rõ lắm. Ví dụ:Bài 3 trang43 Thùng thứ nhất có 16 lít dầu, thùng thứ hai có ít hơn thùng thứ nhất 2 lít dầu.Hỏi thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu ? Thay vì lời giải là Số lít dầu thùng thứ hai hoặc thùng thứ hai có số lít dầu thì HS hay đặt như sau : + Số thùng thứ hai là : (Số lít chứ không phải số thùng) + Số lít dầu thùng thứ nhấtlà : (thùng thứ nhất có rồi) + Thùng thứ hai ít hơn là(đã biết rồi) + Thùng thứ nhất nhiều hơn là:( không đúng) *Nguyên nhân dẫn đến HS không thực hiện tốt bài toán có lời văn : - Nguyên nhân thứ nhất : GV chưa thực sự quan tâm chất lượng HS, từ đó đã không phụ đạo ,söûa chữa kịp thời nội dung hay sai. - Nguyên nhân thứ hai : Vì cho rằng SGK là pháp lệnh nên GV đã quá bám sát nội dung sách quên đi tình hình thực tế, không chú ý đối tượng học thuộc mức độ, trình độ nhận thức như thế nào. - Nguyên nhân thứ ba : Quy tắc bài học được GV trang bị, áp đặt sẵn hoặc liên hệ quá nhiều kiến thức đã học hay đơn điệu hoá phương pháp mà không để HS tự chiếm lĩnh qua các thao tác thực hành ĐDHT cá nhân trong quá trình tóm tắt bài toán giải có lời văn, GV hay hỏi : "Em hãy cho biết trong bài toán này đâu là cái đã cho, đâu là cái phải tìm ?Ai biết giơ tay?. Khi đàm thoại như thế, thật không có gì có thể bảo đảm là cả lớp đều suy nghĩ để xác định đâu là cái đã cho?Đâu là cái phải tìm ? Bởi vì thường thường chỉ có 4,5 em thậm chí 1,2 em giơ tay xin trả lời. Do đó, ta có thể khẳng định là trong lớp chỉ có nhiều nhất là 4,5 em suy nghĩ. Vì thế HS hay làm sai bài toán ! GV còn sợ HS làm không được nên đã giảng giải và gợi ý gần hết, không hề để HS tư duy : - Nguyên nhân thứ tư : HS ít được luyện tập nhiều lần một dạng bài, một hình thức bài do một tiết học có hạn mà phải chuyển tải nhiều kiến thức. HS đã bị hạn chế " quen tay ".Vì vậy, cứ hay quên kiến thức đã học nhất là giải các bài toán có lời văn. - Nguyên nhân thứ năm : Lỗi từ phía HS, các em không thích học Toán, không có thói quen xung phong phát biểu , xung phong lên bảng thực hiện bài , chỉ thụ động chờ nhìn bài của bạn hoặc có em lại quá hiếu động, hay làm việc riêng nên không chú ý nghe hướng dẫn, sửa bài Cũng có một số HS tuy có cố gắng hết sức nhưng hiệu quả không cao do trí não bị khiếm khuyết. 2. Giải pháp thực hiện sáng kiến 2.1. Hiệu quả của sáng kiến "Phương pháp dạy học tích cực giải toán có lời văn ở lớp 2". 2.1.2. Một số nội dung mà người giáo viên cần nhớ: Để có thể sử dụng linh hoạt các phương pháp giúp HS thực hành tốt các bài toán có lời văn ở lớp 2, GV cần nắm vững một số nội dung quan trọng : *Các hình thức tóm tắt đề toán ở lớp 2 : Có nhiều cách tóm tắt một đề toán có lời văn nhưng ở lớp 2 chỉ nên cho HS làm quen với 2 cách tóm tắt sau : *Tóm tắt đề toán bằng ngôn ngữ, ký hiệu ngắn gọn nhằm viết tắt các ý chính , chủ yếu của đề toán. Ví dụ: Lớp 2A có 29 học sinh, lớp 2B có 25 học sinh .Hỏi cả hai lớp có bao nhiêu học sinh?. Lớp 2A : 29 HS Tóm tắt: HS? Lớp 2B : 29 HS Lớp 2A : 25HS Hoặc: Lớp 2B : 25HS Cả hai lớp : .HS? - Tóm tắt đề toán bằng sơ đồ đoạn thẳng : dùng các đoạn thẳng để biểu thị các số đã cho, các số phải tìm , các quan hệ toán học trong đề toán. Ví dụ: Thùng thứ nhất có 16 lít dầu, thùng thứ hai có ít hơn thùng thứ nhất 2 lít dầu . Hỏi thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu ? Tóm tắt 16lít Thùng thứ hai: Thùng thứ nhất: 21lít ? lít * Lời giải: Các câu lời giải trong bài giải toán nhằm giải thích ý nghĩa cho kết quả của các phép tính giải tương ứng. - Lời giải dựa vào câu hỏi của bài toán. Chẳng hạn "Vừa gà vừa thỏ có 42 con , trong đó có 18 con thỏ . Hỏi có bao nhiêu con gà?"HS chỉ việc sửa lại câu hỏi một chút là được lời giải "Số gà có là :" - Dựa vào nội dung bài toán ,HS đặt lời giải với nhiều câu từ linh hoạt nhưng nội dung không thay đổi Ví dụ: Thùng to có 45 kg đường, thùng bé có ít hơn thùng to 6 kg đường.Hỏi thùng bé có bao nhiêu ki-lô-gam đường? Lời giải Thùng bé có số đường là : Hoặc Số kg đường của thùng bé là : Hay Số kg đường thùng bé có là : 2.1.2.3. Những phương pháp tích cực dạy giải toán có lời văn ở lớp 2 : 2.1.2.3.1. Phương pháp tư duy : Mỗi đề toán giải có lời văn đều gồm có hai bộ phận : Bộ phận thứ nhất là những điều đã cho, bộ phận thứ hai là cái phải tìm. GV cần hướng sự tập trung suy nghĩ của HS vào những từ quan trọng của đề toán , phân biệt rõ những gì thuộc về bản chất của đề toán . Ở các bài toán giải lớp 2 có nội dung không phức tạp như các lớp khác nên GV cần tập cho HS tự tìm hiểu đề toán bằng cách yêu cầu HS đọc thật kĩ đề toán ( 1,2 HS đọc to, rõ ràng , số HS còn lại đọc thầm) để xác định đâu là những cái đã cho , đâu là cái phải tìm rồi lấy viết chì gạch chân trong SGK. Ví dụ: Cửa hàng có 13 xe đạp , đã bán 6 xe đạp . Hỏi cửa hàng còn lại mấy xe đạp? 2.1.3.2.2 Phương pháp hỏi đáp: Khi HS đã đọc xong và một phần nào đã xác định được những nội dung trọng tâm của bài toán, GV đặt câu hỏi, cả lớp tham gia phát biểu : Bài toán cho biết gì ? Bài toán yêu cầu ta tìm gì ?Song song với việc HS trả lời là GV ghi hoặc vẽ nhanh phần tóm tắt trên bảng. Nếu không kịp thời thì tác dụng của việc tóm tắt không cao. Khi HS đã được hướng dẫn vài lần cách tóm tắt thì HS sẽ tự tóm tắt vào bảng con, 1 HS lên bảng làm trên bảng , GV nhận xét, uốn nắn nhất là số HS trung bình yếu . Ví du 1 : Bài 4 trang 84 Anh cân nặng 50kg, em nhẹ hơn anh 16kg. Hỏi em cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam? *Hướng dẫn tóm tắt bằng ngôn ngữ , ký hiệu ngắn gọn GV đặt câu hỏi HS trả lời GV tóm tắt Bài toán cho biết gì? Anh nặng 50 kg Anh: 50 kg Bài còn cho biết gì nữa? Em nhẹ hơn anh 16kg Em nhẹ hơn: 16kg Bài yêu cầu tìm gì? Em nặng bao nhiêu? Em: .?kg *Hướng dẫn tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng: GV đặt câu hỏi HS trả lời GV tóm tắt Bài toán cho biết gì? Anh nặng 50 kg Anh 50 kg Bài còn cho biết gì nữa? Em nhẹ hơn anh 16kg Em : 16kg Bài yêu cầu tìm gì? Em nặng bao nhiêu? ..?kg *Hướng dẫn tóm tắt các bài toán có lời văn có dạng không quen thuộc không điển hình theo phương pháp hỏi đáp: Ví dụ 3: Hoạt động Thời gian Học 4 giờ Vui chơi 60 phút Giúp mẹ việc nhà 30 phút Xem ti vi 45 phút Trong các hoạt động trên, Hà dành nhiều thời gian cho các hoạt động nào? Sau khi học sinh nhẩm,so sánh, đánh thứ tự hoạt động chiếm thời gian từ ít đến nhiều ( giúp mẹ việc nhà,xem ti vi, vui chơi, học.) GV đặt câu hỏi HS so sánh- trả lời GV tóm tắt Hoạt động nào chiếm ít thời gian nhất? Giúp mẹ việc nhà ( 30 phút) Giúp mẹ : 30 phút Kế đến là hoạt động nào ? Hoạt động xem ti vi( 45 phút) Xem ti vi : 45 phút Và sau đó hoạt động nào nhiều thời gian hơn ? Vuichơi ( 60 phút ) Vui chơi : 60 phút (1 giờ) Hà dành nhiều thời gian nhất cho hoạt động nào ? Học ( 4 giờ ) Học : 4 giờ Tuy GV yêu cầu cả lớp đều phải làm việc cá nhân để tìm ra những ý trọng tâm, cốt lõi của bài toán nhưng chắc chắn sẽ có những HS không tư duy, không hoạt động , GV phải có biên pháp khắc phục ngoài việc hỏi đáp như : Kiểm tra xác suất,kiểm tra chéo, GV cần giúp đỡ HS yếu kịp thời, có thể thêm những câu hỏi phụ. 2.1.3.3.3 Phương pháp phân tích-tổng hợp: HS cần suy nghĩ xem: "Muốn trả lời câu hỏi của bài toán thì cần phải biết những gì, cần phải làm phép tính gì? Trong những điều ấy cái gì đã biết, cái gì chưa biết? Muốn tìm cái chưa biết ấy thì lại phải biết những gì, phải làm tính gì ? Cứ như thế ta đi dần tới những điều đã cho trong đề toán và tới đáp số của bài toán. Ở toán lớp 2 với mức độ đơn giản không đòi hỏi "Muốn tìm cái chưa biết ấy thì phải biết những gì, phải làm tính gì ?"Chỉ đơn thuần là" Muốn trả lời câu hỏi của bài toán thì cần phải biết những gì , cần phải làm phép tính gì?"Nếu GV để cho một vài HS nhanh miệng trả lời "Thưa thầy, em làm tính cộng ạ!" thì sẽ không thể phát huy tiếp tính tích cực của HS. Hãy để các em tự trả lời bài làm của mình qua thực hành làm ngay sau đó. 2.1.3.3.4 Phương pháp thực hành : Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bảng trên lớp -GV bao quát lớp nhằm giúp đỡ số HS yếu và chú ý HS nghiêm túc khi làm bài tránh tình trạng nhìn bài của bạn. Riêng đối với số HS khó khăn trong học tập ,GV phải kèm cặp riêng chỉ yêu cầu HS đạt mức độ tối thiểu là thực hiện được đúng phép tính cũng chấp nhận được . Chú ý số HS đã làm xong bài cần thử lại cho chắc chắn từng phép tính, thử lại đáp số xem có phù hợp không. Cũng cần soát lại các câu lời giải xem đã đủ ý và gọn chưa? 2.1.3.3.5 Phương pháp khai thác bài toán , tìm lời giải hay : Ở chương trình Toán 2 , với nội dung đơn giản ,các bài toán chỉ có 1 cách giải duy nhất nên GV không yêu cầu HS tìm nhiều cách giải(thường dành cho HS giỏi làm ) mà GV nên cho HS nhận xét lời giải của bạn trên bảng rồi gọi đọc lời giải của một số em dưới lớp , GV cần khen động viên những em có lời giải ngắn gọn , xúc tích , hay. 2.1.3.3.6 Phương pháp trò chơi : Nhằm củng cố kiến thức đã học , nâng cao kĩ năng giải bài toán có lời văn bằng tính nhẩm(Những tiết luyện tập chung, ôn tập).GV có thể cho HS chơi trò chơi ) Hái hoa dân chủ. GV : viết sẵn một số đề toán có lời văn (đơn giaûn)cho HS lên bốc thăm bài rồi đọc lên và giải miệng. Cả lớp nhận xét -Tuyên dương. 2.1.3.3.7 Phương pháp luyện tập: "Trăm hay không bằng tay quen", GV cần xem Vở bài tập in sẵn là phương tiện thuận lợi và hữu hiệu nhất để HS được luyện tập ở nhà. Đây là thời gian làm bài có hiệu quả cho những HS nhút nhát, hay bị mất tâm thế khi học ở lớp. Nhưng để đạt hiệu suất cao, GV phải có kế hoạch kiểm tra chặt chẽ nhằm chấn chỉnh kịp thời về nội dung cũng như hình thức bài làm và chú ý cả tác phong học tập ở nhà nữa. 2.1.3.3.8 Phương pháp tự bồi dưỡng : Giáo viên hệ thống, ghi lại đủ các hình thức bài toán có lời văn ở lớp 2 và ghi lại những khó khăn học sinh hay mắc phải vào sổ tay .Ở mỗi sai sót của HS, GV ghi lại các giải pháp tương ứng. Ví dụ cách ghi chép : STT Hình thức đề toán Mẫu HS sai sót Khắc phục 01 Bài toán bằng lời bình thường Lời giải:Số tiền -Số anh. Yêu cầu HS đọc kỹ đề . 02 Đề toán tóm tắt yêu cầu lập đề và giải Anh:15 tuổi Em:10 tuổi Hai anh em? tuổi Đặt câu không trôi chảy Luyện đặt câu . . Còn rất nhiều phương pháp phát huy tính tích cực của HS trong việc rèn giải toán có lời văn ở lớp 2. Ở phạm vi bài viết này, tôi chỉ xin bàn đến một số phương pháp như trên. 2.2.1. Những biện pháp sư phạm cần thực hiện để rèn kĩ năng giải bài toán có lời văn ở lớp 2 2.2.1.1. Biện pháp thứ nhất : Nếu cả lớp có trình độ nhận thức không được nhạy bén ( lớp trung bình yếu ) GV nên chuẩn bị kế hoạch bài học theo hướng hoạt động tích cực ). Đó là phải soạn bài theo hướng tổ chức cho các em vừa quan sát, vừa thực hành bằng đồ vật cụ thể như mô hình , que tính,tóm tắt bài toángiống như các tiết 14 ,15,16( Phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 ).Và như vậy,GV cũng cần dặn dò kỹ lưỡng HS nhớ đem đầy đủ đồ dùng học tập theo yêu cầu . Ví dụ 1 : Bao gạo to cân nặng 25kg, bao gạo bé cân nặng 10kg. Hỏi cả hai cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam. - HS nêu miệng - GV ghi bài giải : Bài giải Cả hai bao gạo cân nặng là: 25+10=35(kg) Đáp số:35(kg) Cho học sinh phân tích, tóm tắt để nhận ra cả hai bao gạo cân nặng tất cả số ki-lô-gam. Thay vì cho HS tóm tắt đề bài thì GV có thể làm như sau : GV yêu cầu HS cầm 25 que tính trên tay phải, tay trái cầm 10 que và cho biết : Trên cả hai tay thầy có tất cả bao nhiêu que ? HS nhẩm đếm và nêu : 35 que. - GV: Em tính thế nào? - HS: 25 que cộng thêm 10 que thì được 35 que . - HS cất que tính . - GV giảng lại để HS nắm kĩ đề bài hơn. Với cách dẫn dắt như vậy sẽ không quá thấp đối với HS hoàn thành tốt, học sinh hoàn thành mà lại vừa sức với đối tượng học sinh còn chậm vừa đỡ mất thời gian, dành thời gian cho luyện tập. - Nếu cả lớp đều có trình độ học tốt ngang nhau, chỉ có một vài HS nhận thức chậm thì GV chuẩn bị kế hoạch bài học dựa theo các bước hướng dẫn trong SGV để dạy cả lớp và sau đó đến phần luyện tập, GV sẽ tranh thủ hướng dẫn số HS còn chưa hiểu bài bằng cách trên ( cho HS thao tác trên mô hình hoặc que tính ). 2.2.1.2. Biện pháp thứ hai: Thường xuyên tổ chức các trò chơi học tập ở phần củng cố trong tiết dạy Toán hoặc ở những buổi phụ đạo cho đối tượng trung bình yếu : a) Trò chơi " Tiếp sức" - Chia 2 nhóm, mỗi nhóm 5 em. - Nêu luật chơi: + GV đọc đề . + Em thứ nhất của mỗi nhóm ghi lại đề . + Em thứ hai ghi tóm tắt. + Em thứ ba ghi lời giải. + Em thứ tư lập phép tính. + Em thứ năm tính ra kết quả. Nhóm nào xong trước, nhóm đó thắng. Ví dụ: GV đọc : Em thứ nhất ghi : Lớp 2A có 29 học sinh, lớp 2B có 25 học sinh. Hỏi cả hai lớp có bao nhiêu học sinh? Em thứ hai ghi tóm tắt. Tóm tắt: Lớp 2A : 29HS Lớp 2B : 25HS Cả hai lớp : .HS? + Em thứ ba ghi lời giải.Cả hai lớp có số học sinh là. + Em thứ tư lập phép tính. 29+25 + Em thứ năm tính ra kết quả. 54 Trò chơi được làm nhiều lượt , cần để HS trung bình yếu và số HS nhút nhát tham gia đầy đủ. Tác dụng của trò chơi : +Cả lớp sẽ chú ý các bạn đang thi đua nhau làmbài trên bảng ( kể cả số HS cá biệt), các em cảm thấy hứng thú và sẽ tham gia giải bài tích cực.Từ đó , các em sẽ hiểu bài và nhớ bài học hơn . +Tập cho các em có thao tác nhanh , chính xác. + Thể hiện tính đồng bộ , đoàn kết . b) Trò chơi " Đố bạn" hoặc "Đố vui để học". - Chia 2 dãy bàn HS thành 2 nhóm . - Luật chơi : + 1 em bất kỳ trongdãy bàn phía trái đặt câu hỏi( có nội dung "Tìm thành phần chưa biết"). + 1 em bất kỳ trong dãy bàn phía phải tính nhẩm trả lời. Nếu trả lời đúng, tuyên dương, có quyền đặt câu hỏi ngược lại. Ví dụ : + Dãy thứ nhất hỏi : Có 23 cái kẹo bớt đi 7 cái vậy còn lại bao nhiêu cái kẹo? + Dãy thứ hai trả lời : Còn lại 16 cài kẹo. - Trò chơi được tiến hành nhiều lượt , không hạn chế mức độ và phép tính . - Thỉnh thoảng GV nên gợi ý nhóm trả lời 1 số câu hỏi phụ để củng cố mối tương quan giữa các phép tính. Tác dụng : + Tập vận dụng nhanh trí não để tiếp thu lời nói và hiểu ,ứng xử chính xác. + Vui mà học sẽ nhớ lâu. Tóm lại ," Chơi mà học - Học mà chơi", HS hứng thú , tư duy được kích thích hoạt động,từ đó kiến thức khắc sâu hình thành kỹ năng "Tìm thành phần chưa biết trong các phép tính" . 2.2.1.3. Biện pháp thứ ba: Cần cho HS được luyện tập nhiều lần dạng hình thức bài tập để rèn chắc kỹ năng. Muốn vậy, sau khi làm hết số bài tập trong SGK ở lớp, cần dặn dò HS làm thêm một số bài tập tương ứng trong cuốn vở bài tậpToán. Chính việc làm bài tập ở nhà đã giúp cho các em nhút nhát , chậm chạp nắm vững bài học và làm chính xác hơn ở lớp. Ví dụ : Bài "Bảng chia 4" ( SGK trang 118) - Ở SGK có 3 bài luyện tập: Bài tính nhẩm, 2 bài toán giải-HS đã làm ở lớp. 2.2.1.4. Biện pháp thứ tư : Giáo viên hệ thống, ghi lại đủ các hình thức bài tập"Giải bài toán có lời văn" ở lớp 2 và ghi lại những khó khăn học sinh hay mắc phải vào sổ tay .Ở mỗi sai sót của HS, GV ghi lại các giải pháp tương ứng. - Giáo viên dạy theo phân phối chương trình của Bộ quy định về môn Toán. Ngoài ra, tham khảo các sách mới về kĩ năng học toán, để mở rộng và nâng cao kiến thức cho học sinh. - Học sinh nắm vững kiến thức cơ bản vững vàng và được giải thêm toán nâng cao nên các em rất thích học toán. 2.2.1.5. Kết quả đạt được. + Trước khi thực hiện biện pháp này : Tổng số học sinh : 19 em Trong đó: HTT 02 em . Tỉ lệ : 10,53 % HT 14 em Tỉ lệ : 73,68 % CHT 03 em . Tỉ lệ : 15,79 % + Sau khi thực hiện biện pháp này : Tổng số học sinh : 19 em Trong đó: HTT 07 em . Tỉ lệ : 37 % HT 11 em Tỉ lệ : 58 % CHT 01 em . Tỉ lệ : 5 % Sau khi thực hiện biện pháp này học sinh đã có tiến bộ rõ rệt về môn Toán Và hơn nữa các em luôn hào hứng học môn toán hơn trước đó . 3. Khả năng áp dụng, nhân rộng sáng kiến Muốn dạy tốt môn toán ở lớp 2 thì : - Giáo viên cần soạn bài kỹ, soạn trước một tuần. - Học sinh có sự chuẩn bị trước bài ở nhà thật chu đáo. - Luôn động viên, khuyến khích học sinh có phương pháp giải toán tối ưu. - Giáo viên thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn để có khả năng giảng dạy tốt, tìm tòi, mở rộng từ các bài tập có sẵn trong sách giáo khoa và vở bài tập Toán lớp 2. Bên cạnh đó giáo viên cần nâng cao kiến thức cho các em bằng những bài toán nâng cao và khắc sâu kiến thức. - Luôn đổi mới trong phương pháp dạy học để cuốn hút học sinh say mê học Toán. - Chấm chữa bài, nhận xét kỹ, thường xuyên. - Đánh giá, kiểm tra, động viên học sinh kịp thời. CHƯƠNG III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trong giai đoạn đổi mới giáo dục như hiện nay, nhiệm vụ của người giáo viên ngày càng nặng nề. Nếu giáo viên không tự mình học hỏi nâng cao tay nghề, tiếp thu có hiệu quả những đổi mới phương pháp mà chỉ dạy chay, dạy đơn điệu sẽ đẩy lùi sự phát triển giáo dục. Vì vậy đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, giáo viên là người trực tiếp giảng dạy nên không còn cách nào khác là phải chuẩn bị tốt bài dạy của mình. Đặc biệt là khâu thiết kế bài dạy. Để thiết kế bài dạy đạt hiệu quả cao, cần thực hiện tốt những vấn đề sau : + Nghiên cứu kĩ nội dung chương trình môn học nhất là mảng số học và các phép tính để thấy được hệ thống logic được cấu trúc chặt chẽ từng chương, từng bài. + Nghiên cứu các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. + Tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý học sinh. + Thu thập kiến thức ở nhiều tài liệu để có phương án dạy học hiệu quả . + Tham gia các hội thi, chuyên đề thao giảng . 2. Đề xuất, kiến nghị Để công tác giảng dạy được tốt hơn, đảm bảo với yêu cầu của xã hội ngày nay thì cần phải có đầy đủ đồ dùng dạy học. Vì vậy Kính mong Ban giám hiệu nhà trường tham mưu kịp thời với các cấp lãnh đạo, tạo điều kiện giúp đỡ để giáo viên khi lên lớp có đủ đồ dùng, trang thiết bị dạy học để đảm bảo cho học sinh được học đi đôi với thực hành một cách tốt nhất. Trong quá trình viết không tránh khỏi phần thiếu sót, tôi rất mong sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp, để sáng kiến được hoàn thiện hơn . Kim Bôi, ngày 28 tháng 4 năm 2017 XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ TÁC GIẢ Bùi Thị Diệp ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG THI ĐUA CÁC CẤP

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Hướng Dẫn Học Sinh Giải Bài Toán Có Lời Văn Lớp 1

Chương trình toán lớp 1 là một bộ phận của chương trình môn toán ở tiểu học, chương trình này kế thừa và phát triển những thành tựu về dạy toán lớp 1 ở nước ta. khắc phục một số tồn tại của dạy học toán lớp 1 trong giai đoạn vừa qua, thực hiện những đổi mới về giáo dục toán học lớp 1 nói riêng, ở tiểu học nói chung, để thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh xã hội 2001 đến 2010 đại hội IX của Đảng CSVN đã khẳng định ” Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng thấp kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước CNH- HĐH hoà nhập với các nước trong khu vực”

Trước những đổi mới kinh tế XH đòi hỏi ngành giáo dục phải làm tốt chức năng Nâng cao dân trí , đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Do đó về mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp giáo dục đã được thiết lập lại ở bậc tiểu học nói chung và ở môn toán lớp 1 nói riêng cho phù hợp với yêu cầu phát triển của nhân loại cùng sự phát triển chung đó- môn toán lớp 1 cũng đã cố nhiều sự thay đổi đáng kể về nội dung, cấu trúc chương trình và đặc biệt đã có sự quan tâm đúng mức đến việc rèn kỹ năng và giải các bài toán.

biệt đã có sự quan tâm đúng mức đến việc rèn kỹ năng và giải các bài toán. Việc giải toán có lời văn là một việc hết sức khó khăn đối với các em học sinh lớp 1. Các em còn hạn chế về tư duy, ngôn ngữ, chữ viết nên để hoàn thành tốt một bài toán có lời văn phải mất nhiều thời gian và công sức đối với cả thầy và trò. II. Mục đích nghiên cứu. Việc nghiên cứu để tìm ra biện pháp " Hướng dẫn học sinh lớp 1 giải toán có lời văn" nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy góp phần giải quyết những khó khăn mà giáo viên và học sinh mắc phải trong quá trình giải toán đối với học sinh. Giải toán có lời văn là một kỹ năng cần có của học sinh lớp 1 để giúp cho quá trình xuyên suốt tiểu học học sinh có thể giải được các bài toán nhằm giảm bớt sự nhàn chán chỉ bởi những con số và số.Giải toán có lời văn làm khơi dây lòng say mê sáng tạo, năng lực tự vận động trong mỗi học sinh vì vậy việc hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 có ý nghĩa to lớn trong quá trình giảng dạy của người giáo viên. Việc nghiên cứu giúp giáo viên có sự nhìn nhận đúng hơn, sâu hơn về tầm quan trọng của việc hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn, từ đó giáo viên lựa chọn tìm ra những biện pháp tốt hơn, phù hợp hơn đối với đặc trưng môn học để có hiệu quả trong giảng dạy toán. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Học sinh lớp 1 khu bản Pó In - Trường Tiểu học Chiềng Lương 2 + Tổng số: 16 HS Nam : 8 HS Nữ: 8 HS + Dân tộc: 16 HS Nghiên cứu chương trình toán lớp 1 phần giải toán có lời văn. IV. Phương pháp nghiên cứu. Để tiến hành nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng phương pháp. 1. Nghiên cứu lý luận 2. Nghiên cứu thực tế - Các tài liệu dạy học - Trao đổi toạ đàm với đồng nghiệp - Thế giới trong ta - Phương pháp thống kê phân loại - Bồi dưỡng Mô Đun chương trìnhGK mới - Phương pháp quan sát hướng dẫn HS - P P độc lập lấy HS làm trung tâm phần 2 nội dung I.Cơ sở lý luận. Giải toán có lời văn là một trong bốn mạch kiến thức cơ bản của môn toán 1 (số và phép - Đo đại lượng - Yếu tố hình học - Giải toán có lời văn ). Mục tiêu của dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1 nhằm giúp học sinh. - Nhận biết được thế nào là bài toán có lời văn ( Cấu trúc các phần của bài toán ) - Biết giải và trình bày bài giải các bài toán đơn bằng một phép tính cộng, hoặc một phép tính trừ. Trong đó có bài toán về " Thêm"; " bớt" một số đơn vị. (Viết được bài giải bao gồm: Câu lời giải, phép tính và đáp số). Nội dung dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1 được sắp xếp thành hai giai đoạn. *Giai đoạn chúng tôi đoạn này " Chuẩn bị học giải toán có lời văn"giai đoạn này nằm trong học kỳ I lớp 1. HS được làm quen với các tình huống của bài toán đựoc diễn tả qua các hình ảnh, tranh vẽ. Yêu cầu của giai đoạn này HS chỉ cầ quan sát tranh. Phan tích nội dung của tranh, rồi viết được phép tính phù hợp ( chưa phải đòi hỏi trình bày lời giải hoàn chỉnh). Hình thức của loại bài tập này là " Viết phép tính thích hợp" ( viết số và phép tính vào 5 ô) * Giai đoạn 2. Giai đoạn "chính thức học giải toán có lời văn"giai đoạn này học chính thức trong học kỳ II của lớp 1. HS được biết thế nào là một bài toán có lời văn ( cấu tạo bài toán gồm 2 phần: Giả thiết (bài toán cho biết gì ?) và kết luận (bài toán hỏi gì ?) ). Từ đó HS biết cách giải và trình bày bài giải các bài toán về " thêm" " bớt" một số đơn vị. Với tầm quan trọng như vậy việc dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1đòi hỏi người giáo viên phải quan tâm giúp đỡ HS rất nhiều. Dạy học cần phải theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học cần tổ chức giờ học dưới dạng các hoạt động học tập, học sinh được phát huy tích cực, chủ động , tự chiếm lĩnh kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên có như vậy kết quả học tập mới được nâng cao. II. Cơ sở thực tiễn. Đơn vị công tác của tôi: Trường Tiểu học Chiềng Lương 2 xã Chiềng Lương là một trường vùng 2 của huyện Mai Sơn với 100% các em là dân tộc "Thái". Mặt bằng dân trí, kinh tế xã hội còn thấp kém, lạc hậu, đọi ngũ giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn đa số đều có ý thức học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh những thuận lợi trên không thể không nói tới, những hạn chế về khả năng nhận thức của học sinh và sự quan tâm của nhiều bậc phụ huynh học sinh . Những hạn chế này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập nói chung đối với môn toán nói riêng và đặc biệt là việc học giải toán có lời văn của học sinh, các em khi học sang giải toán có lời văn đã gặp rất nhiều khó khăn và đói với giáo viên dạy cũng rất vất vả khi giúp các em thực hiện dạng toán này. Trong quá trình giảng dạy tôi thấy được những nguyên nhân dẫn đến những tình trạng trên đó là. *Đối với giáo viên . Giáo viên đã quá quen với phương pháp dạy học truyền thống nên khi áp dụng phương pháp dạy học mới còn rát lúng túng, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh. Cách tổ chức còn vụng về, đơn điệu còn chưa có hệ thống chua gây hứng thú đối với học sinh - giáo vien còn làm việc nhiều dẫn đến học sinh thụ động khi tiếp thu tri thức mới. Giáo viên chưa hình thành được cho học sinh " quá trình"giải toán có lời văn việc hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn rất lúng túng, nhiều khi giáo viên chỉ giảng chung chung rồi cho học sinh tự làm bài, hoạc giáo viên giải lên bảng sau đó cho học sinh chép bài vào vở. *Đối với học sinh. Với 100% các em là con em dân tộc Thái khả năng học vần còn hạn chế hết học kỳ I nhiều em chỉ biết đánh vần chưa đọc thông viết thạo nên việc đọc để hiểu một đề toán là một việc vô cùng khó khăn trong việc đọc, hiểu đề toán rồi việc đặt câu lời giải cho bài toánkhi giải còn khó khăn hơn nhiều. Việc viếtg để trình bày bài toán cũng là vấn đề hết sức hạn chế Schính những điều này dẫn đếnviệc giải toán có lời văn của các em lớp 1 gặp không ít khó khăn. *Đối với phụ huynh học sinh. 100% Phụ huynh học sinh làm nghề nông nghiệp và 70% phụ huynh học sinh không có trình độ học vấn hết tiểu học do đó việc quan tâm, kiểm tra kết quả tự học ở nhà của cá em là hoàn toàn không có. gia đình hầu như phó mặc việc học hành của con em mình cho thầy cô giáo mà thời gian học với thầy cô chỉ có 4 giờ trong một ngày như vậy là các em không được kèm cặp thêm các bài học ở nhà nên chất lượng về việc giải bài toán có lời văn còn nhiều hạn chế. III. Một số chú ý khi hướng dẫn học sinh lớp 1 giải toán có lời văn Hướng dẫn học sinh giải toán Trong chương trình toán 1 từ tuần 23 học sinh mới chính thức học cách giải bài toán có lời văn xong ngay từ tuần 7 đến tuần 16.(bắt đầu từ bài phép cộng trong phạm vi 3, luyện tập) xong hầu hết các tiết dạy về phép cộng, trừ trong phạm vi không quá 10 đều có các bài toán dạng "nhìn tranh nêu phép tính".Để giúp học sinh làm quen với việc , xem tranh vẽ, nêu bài toán bằng lời, nêu câu trả lời và điền phép tính thích hợp vào các ô có sẵn với tình huống trong tranh. Tiếp đó đến tuần 17 học sinh được làm quen với việc đọc tóm tất rồi nêu đề toán bằng lời sau đó nêu cách giải và tự điền số vào phép tính thích hợp vào dãy 5 ô trống. Tiếp theo trước khi chính thức học giải bài toán học sinh được học bài nói về cấu tạo của một bài toán có lời văn ở tuần 21 - 22. Khi học sinh bắt đầu làm quen với bài toán có lời văn từ tuần 7 đến tuần 16. Giáo viên cần chú ý nhiều đến việc luyện cho học sinh hiểu đề toán, chuẩn bị các câu lời giải để trả lời miệng. Ví dụ. Từ bức tranh " có 7 bạn đang chơi, 2 bạn đang chạy tới" bài 4 trang 77 SGK. Sau khi học sinh điền phép tính vào dãy ô trống 7 + 2 = 9 Giáo viên hỏi tiếp: "Vậy là có tất cả mấy bạn?" để học sinh trả lời miệng " có tất cả 9 bạn" hoặc hỏi " số bạn có tất cả là bao nhiêu?" và học sinh trả lời " số bạn có tất cả là 4" Căn cứ đưa ra các câu hỏi như vậy. Nhiều lần học sinh sẽ quen dần với cách nêu lời giải bằng miệng v à quên dần để sau này viết được câu lời giải cho khi trình bày bài toán. Trong quá trình giải toán có lời văn học sinh thường gặp khó khăn khi đọc để hiểu đề toán nhất là đối với các em dân tộc ngôn ngữ kém đối với trường hợp này giáo viên nêu cho các xem tranh và nêu câu hỏi để các em nhìn vào tran h để trả lời câu hỏi dẫn đến hiểu được đề toán. Ví dụ: Với bài 1trang 177SGK giáo viên có thể hỏi. Em thấy bạn An( bạn gái) có mấy quả bóng ? (có 4 quả bóng) Bạn Bình ( Bạn trai) có mấy quả bóng ?.(3 quả bóng ) Em có bài toán như thế nào ?.( học sinh nêu thành bài toán) *Trường hợp bài toán không có tranh ở sách giáo khoa như bài3(T.122 ) Giáo viên có thể tìm mẫu vật con gà trống, con gà mái để gắn lên bảng hỗ trợ cho học sinh dễ dàng giải được bài toán. Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán giáo viên cần chú ý tổ chức cho học sinh đọc kỹ đề toán hiểu rõ một số khoá quan trọng như " thêm" và "tất cả" hoặc " bớt", bay đi, ăn mất, còn lại,..( có thể kết hợp quan sát tranh vẽ để hỗ trợ ) trong thời kỳ đầu giáo viên lên giúp học học sinh viết tóm tắt sau đó cho học sinh dựa vào tóm tắt để nêu lại đề toán. Đay là cách rất tốt để rút học sinh ngầm phân tích đề toán. Sau đó giáo viên giúp học sinh tìm hiểu đề toán để xác định rõ cái đã cho và cái phải tìm chẳng hạn ở bài 2 trang 118 SGK " Lúc đầu tổ em có 6 bạn, sau đó có thêm 3 bạn nữa hỏi tổ em có tất cả mấy bạn?" Bài toán cho biết gì ? ( lúc đầu có 6 bạn ) Bài toán cho biết gì nữa ? ( sau đó thêm 3 bạn ) Bài toán hỏi gì ? ( có tất cả mấy bạn ) Giáo viên nêu thêm một số câu hỏi để dẫn dắt bài toán vào phần bài giải " Muốn biết tổ em có tất cả em làm phép tính gì ?'' hoặc " muốn biết cả tổ có tất cả mấy bạn em phải làm thế nào?" cũng có thể hỏi " tổ em có tất cả mấy bạn" HS trả lời theo từng cách hỏi của giáo viên để rồi có phép cộng 6 + 3 = 9 Tới đây giáo viên gợi ý để học sinh tự nêu được 9 này là 9 bạn nên ta viết từ "bạn" vào trong dấu ngoặc đơn 6 + 3 = 9 ( bạn ) Có những trường hợp một số học sinh nhìn vào tranh ở sách giáo khoa để đếm ra kết quả. Vì vậy giáo viên cần xác nhận kết quả đúng song cần hỏi thêm " em tính thế nào ?" ( 6 + 3 + 9 ) sau đó giáo viên nhấn mạnh " Khi giải toán em cần phải nêu được phép tính để tìm ra đáp số nếu chỉ nêu đáp số thì chưa phải là giải toán". 2.Hướng dẫn học sinh đặt câu lời giải. Trong 3 bước giải bài toán có lời văn ( đặt câu lời giải, làm phép tính, viết đáp số ) thì đặt câu hỏi lời giải là khâu khó khăn nhất đối với học sịnh lớp 1. Giáo viên có thể dùng một trong các cách sau . Ví dụ bài toán ( trang 117 ) Cách 1. Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ từ ( hỏi ) và từ ( mấy con gà ) để câu lời giải ; " nhà An có tất cả. hoặc thêm từ ( là )để có " nhà An có tất cảlà:" Cách 2. Dựa vào dòng cuối cùng của phần tóm tắt coi đó là ( từ khoá) của câu lời giải rồi thêm ví dụ; từ dòng của tóm tắt: " có tất cả.con gà ?" học sinh viết câu lời giải " nhà An có tất cả:" Cách 3. Đưa từ " con gà" ở cuói câu lên đầu thay thế từ" hỏi" và thêm từ " số" ở đầu câu, từ " là" ở cuối câu để có" số Gà nhà An có tất cả là". Cách 4. Giáo viên đưa câu hỏi miệng để học sinh giải được phép tính 5 + 4 = 9 ( con gà ) giáo viên chỉ vào số 9 và hỏi; 9 ở đây là gì ? ( là số gà nhà An có tất cả ) Từ câu trả lời của học sinh Giáo viên giúp các em chỉnh sửa thành câu lời giải; " số gà nhà An có tất cả là:" Cách 5. Giáo viên nêu câu hỏi miệng " nhà An có tất cả mấy con gà ?" để học sinh trả lời miệng: " nhà An có tất cả 9 con gà" rồi chèn phép tính vào để có cả bước giải: ( gồm câu lời giải và phép tính:) Nhà An có tất cả: 5 + 4 = 9 ( con gà ) Một số điều khác cần chú ý khi hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn. Trong quá trình hướng dẫn học sinh giải bài toán có lời văn giáo viên cần chú ý cho học sinh cách ghi danh số vào phép tính giải và cách ghi đáp số. Ví dụ: Bài 2 ( Trang 121 ) Ghi danh số" bức tranh" sau phép tính giải phải ở trong dấu ngoặc. 14 + 2 = 16 ( bức tranh ) Còn đáp số: 16 bức tranh thì không cần để danh số trong dấu ngoặc đơn nữa: Đáp số: 16 bức tranh. Trong khi hướng dẫn trình bày bài giải cần lưu ý để bài giải rõ ràng, sáng sủa - Giáo viên hướng dẫn cách trình bày bài giải như sau. Ví dụ: Bài 3 ( trang 124) Khi trình bày ta từ " bài giải" ra giữa phần giấy ta định trình bày bài giải - Viết câu lời giải ( tuỳ vào số tiếng trong câu ) sao cho cân đối với từ "bài giải". Viết đáp số sao cho tiếng " đáp" thẳng cột với tiếng 'bài" ở từ " bài giải" cụ thể: Bài giải. Hộp đó có tất cả là: 12 + 3 = 15 ( cái bút ) Đáp số: 15 cái bút. Không nên để học sinh trình bày bài giải theo kiểu: Hộp đó có tất cả là: 12 + 3 = 15 ( cái bút ) Đáp số: 15 cái bút IV. Kết quả. Với trách nhiệm của một người giáo viên trực tiếp dạy lớp 1 tôi mạnh dan j áp dụng. Những biện pháp trên với mong muốn học sinh đạt kết quả tốt hơn trong khi giải các bài toán có lời văn. Qua áp dụng thực tế tôi đã nhận thấy học sinh có nhiều tiến bộ rõ rệt so với kết quả khảo sát của năm trước phần lớn các em đã biết giải toán có lời văn. kết quả như sau. Năm học Số học sinh Số học sinh biết giải toán Số học sinh chưa biết giải toán ghi chú TS Tỉ lệ % TS Tỉ lệ % 2006 - 2007 13 8 61% 5 39% 2007 - 2008 17 14 82% 3 18% Với kết quả cho thấy rằng việc vận dụng đúng đắn phương pháp khi dạy học học sinh giải toán có lời văn thì phần lớn học sinh đều biết cách giải. Qua đó tôi đã rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm sau nhằm giúp cho hiệu quả dạy học môn toánở lớp 1 được nâng cao. V. Bài học kinh nghiệm Sau khi học hết chương trình lớp 1. Về giải toán học sinh phải biết giải các bài toán đơn về thêm , bớt ( giải bằng một phép tính cộng hoặc trừ ) Và biết trình bày một bài giải gồm: câu lời giải, phép tính và đáp số. Việc dạy toán là một quá trình không nên vội vàng yêu cầu các em phải đọc thông để hiểu đề toán viết được câu lời giải, phép tính và đáp số để có được bài giair hoàn chỉnh ngay từ đầu tuần 2, 3 ,4,24 .Vì thế giáo viên cần bình tĩnh rèn cho học sinh từng bước để đến tuần 34, 35 học sinh hoàn thiện được cách giải và trình bày một bài toán có lời văn. Dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1 chủ yếu là dạy học sinh phương pháp giải toán. Giáo viên không nên làm thay hoặc áp đặt cách giải trước khi cho học sinh suy nghĩ. Tìm tòi ra cách giải. Tránh tình trạng học sinh chỉ cố gắng tìm ra đáp số mà không hiểu quá trình tại sao lại tính được đáp số đó. Cần hình thànhcho học sinh một " quy trình" giải bài toán có lời văn. khuyến khích các em làm quen từng bước tự mình tìm ra cách giải bài toán tập chung vào ba bước cơ bản là: + Phân tích đề toán để biết bài toán cho biết gì ? ( giả thiết của bài toán ) bài toán hỏi gì ? ( kết lụân của bài toán) từ đó tự tóm tắt được bài toán. + trình bày bài giải ( diễn đạt . Bài toán gồm ba phần; Câu lời giải, phép tính và đáp số). *** Một số lưu ý. về phần tóm tắt bài toán yêu cầu học sinh tự đọc bài toán trong sách giáo khoa tìm hiểu bài toán rồi tự nêu hoặc tự tóm tắt bài toán. Trường hợp khó khăn giáo viên có thẻ hướng dẫn để học sinh quen dần với việc phân tích bài toán trước khi giải bài toán. Có thể tóm tắt bài toán bằng lời, việc cho học sinh biết tóm tắt bài toán là rất cần thiết trong quá trình dạy học giải tóan có lời văn ở lớp 1. Tuy nhiên giáo viên không nên ép học sinh phải có phần tóm tắt trong khi trình bày bài giải. Về viết câu lời giải trong phần bài giải, giáo viên phải kiên để học sinh tự diễn đạt câu trả lời bằng lời sau đó tập viết lời giải. Lúc đầu học sinh còn lúng túng, cách diễn đạt còn chưa hay nhưng đủ ý là được. Viết câu lời giải là khó khăn lớn nhất trong khi giải bài toán óc lời văn ở lớp 1. (Câu lời giải vừa phải đúng ý nghĩa toán học vừa phải đúng văn phạm tiếng việt mà với học sinh lớp 1 vừa học qua phần vần, đọc chưa thông, viết chưa thạo ) Do đó giáo vien cần cho học sinh tự trả lời miệng sau đó tập viết câu lời giải ( có thể làm nhiều lần, không nên vội vàng làm thay cho học sinh ). Về viết phép tính giải trong phàn bài giải. với lớp 1, học sinh chỉ giải các bài toán đơn là bài toán giải bằng một phép tính cộng hoặc trừ khi viết phép tính giải học sinh viết phân tích theo hàng ngang ở dưói câu lời giải tương ứng, tên đơn vị viết ở phần cuối, bên phải phép tính và để trong dấu ngoặc. ( ở phần đáp số, tên đơn vị không có dấu ngoặc ). Phần 3 Kết luận chung việc giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 1 là một việc không đơn giản, muốn các em học tốt phần này, đòi hỏi giáo viên phải rất nhiệt tình, sáng tạo, biết cách tổ chức các giờ học sao cho có hiệu quả. Bên cạnh đó, người giáo viên phải tự tìm tòi, phát hiện ra những cách dạy sao cho sự tiếp thu của học sinh đạt kết quả cao nhất. Giáo viên phải có kế hoạch cụ thể cả về các quy định đến phương pháp vận dụng sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải nắm được hoàn cảnh từng đối tượng học sinh để có kế hoạch hỗ trợ, hướng dẫn các em học tốt, khuyến khích các em bằng sự hăng say, hứng thú học tập đạt kết quả cao. Giáo viên ngoài giờ lên lớp cần phải kết hợp với phụ huynh học sinh, hỗ trợ phụ huynh học sinh những phương pháp hướng dẫn giải bài toán cho các con em mình ở nhà góp phần giúp các em khi đến lớp học được rễ ràng hơn. Qua mỗi dạng toán giáo vien cần có kiểm tra đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy và đề ra biện pháp thực hiện tiếp theo để nâng cao chất lưọng dạy và học. Về bản thân tôi sẽ cố gắng học hỏi, tham khảo tài liệu tìm biện pháp tốt hơn nữa để giúp học sinh học tốt môn toán lớp 1 không những phàn giải toán có lời văn mà ở cả các phần khác nữa nhằm nâng cao hiệu qủa dạy học môn toán nói riêng và các môn học khác nói chung. Chiềng lương, ngày.. tháng..năm 2007 Xác nhận của nhà trường Người thực hiện Ngày.tháng..năm 2007 (Họ và tên và chữ ký ) Hiệu trưởng Giáo dục - Đào tạo Mai Sơn Trường Tiêủ học chiềng lương 2 Đề tài Nghiên cứu khoa học về nghiệp vụ sư phạm "Sáng kiến kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải bài toán có lời văn Lớp 1" ơ Chủ đề tài: : Dương Hương Lan

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Giải Bài Toán Có Lời Văn Lớp 2

CHƯƠNG I TỔNG QUAN "Một số biện pháp giúp học sinh giải bài toán có lời văn lớp 2" 1. Cơ sở lý luận : Môn toán là một trong những môn học có nhiệm vụ rất quan trọng ở tiểu học. Học toán giúp các em bước đầu hình thành khả năng trừu tượng hóa, khái quát hóa, kích thích trí tưởng tượng, óc sáng tạo đa dạng và phong phú. Với sự hướng dẫn, gợi mở đúng mức, đúng lúc của các thầy cô, học sinh tự phát hiện và tự giải quyết các vấn đề của bài học, tự chiếm lĩnh nội dung học tập, thực hành. Trong các bài học của môn Toán thì dạng bài giải toán có lời văn giữ một vai trò rất quan trọng. Thông qua việc giải toán ở tiểu học các em bắt đầu làm quen với nhiều khái niệm toán học cơ bản ban đầu, biết được mối quan hệ giữa các sự kiện, giữa cái đã cho và cái phải tìm. Qua việc giải toán, rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy, ý thức vượt khó khăn, đức tính cẩn thận, thói quen làm việc có kế hoạch, xét đoán có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việc mình làm. Đồng thời qua việc giải toán của học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưu điểm, thiếu sót của các em về kiến thức, kĩ năng, tư duy để giúp học sinh phát huy những ưu điểm và khắc phục những mặt còn hạn chế trong học tập và trong các hoạt động giáo dục khác. Ở lớp 2, các em còn nhỏ, ham chơi, vừa học, vừa chơi, chưa chú ý tập trung học tập. Với đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học là dễ nhớ nhưng mau quên, các em ham chơi và chơi nhiều hơn học, sự tập trung chú ý trong giờ học toán chưa cao, trí nhớ chưa bền vững thích học nhưng chóng chán. Vì vậy giáo viên phải làm thế nào để khắc sâu kiến thức cho học sinh và tạo ra không khí sẵn sàng học tập, chủ động tích cực trong việc tiếp thu kiến thức. Nếu không được hướng dẫn phương pháp học tập đúng mức, hợp lý, nhất là đối với những dạng bài toán có lời văn, thì các em không hoàn thành được bài tập hoặc làm bài không đúng với dạng toán được học. Nếu không hiểu cách làm hoặc thường làm bài sai các em sẽ chán nản dẫn tới kết quả học tập sẽ ngày càng sút kém. Các em không hiểu bài dẫn đến mất gốc kiến thức. Không xác định được cách học, cách làm, các em thường chán dẫn tới lì lợm, dửng dưng, không hợp tác học tập trong các tiết học. 2. Phương pháp tiếp cận tạo ra sáng kiến : Để nâng cao chất lượng học tập thì đổi mới phương pháp dạy học là thực sự cần thiết. Đòi hỏi người giáo viên phải luôn luôn tìm tòi sáng tạo, tìm ra phương pháp dạy học tốt nhất để đạt kết quả cao nhất. Là giáo viên giảng dạy trực tiếp ở lớp 2, tôi nhận thấy chưa có nhiều học sinh giỏi môn toán, còn có nhiều học sinh học yếu môn toán so với chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định. Có nhiều em chưa giải được các dạng toán có lời văn trong chương trình học, tính toán chậm, hay nhầm lẫn. Vậy làm thế nào để giúp đỡ học sinh giài tốt các bài toán có lời văn để nâng cao hơn chất lượng học môn Toán? Đó là băn khoăn suy nghĩ của tôi. Qua một năm tìm tòi, áp dụng những phương pháp dạy học các dạng toán cần thiết trong môn Toán, tôi thấy bước đầu đã thu được kết quả. Tôi xin mạnh dạn trình bày, trao đổi cùng đồng nghiệp một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc giúp đỡ học sinh giải bài toán có lời văn lớp 2 ở trường Tiểu học và THCS Lập Chiệng để đồng nghiệp tham khảo. 3. Mục tiêu cần đạt được : Học sinh biết giải và trình bày bài giải đúng các dạng toán: - Bài toán về nhiều hơn. - Bài toán về ít hơn. - Giải bài toán có một phép nhân. - Giải bài toán có một phép chia. - Tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác. CHƯƠNG II MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Vấn đề của Sáng kiến : Từ đầu năm học, qua khảo sát và giảng dạy thực tế thấy rằng: số học sinh ham học toán và học giỏi môn toán còn hạn chế. Số học sinh học yếu môn toán so với chuẩn kiến thức kĩ năng còn nhiều. Có em có kết quả học tập môn toán thất thường, lúc lên, lúc xuống. Học sinh chưa thực sự thích học môn toán. Còn có em lười suy nghĩ khi làm bài nhất là giải các bài toán có lời văn... Để khắc phục tình trạng học sinh học yếu môn toán ở tiểu học là vấn đề quan tâm không những của giáo viên mà còn là sự quan tâm của các cấp các ngành, cha mẹ học sinh. Thực tế ở lớp, qua kết quả quan sát học sinh học môn toán đầu năm : - Nhiều em tính toán chậm. chưa giải được các bài toán, dạng toán đơn giản trong chương trình học. - Chưa biết trình bày cách giải một bài toán cho đúng, đẹp và khoa học. - Có đến 70% học sinh trong lớp còn lúng túng khi gặp bài toán có lời văn. Đa số các em chưa nắm được đầy đủ quy trình các bước tiến hành giải một bài toán. Nhiều em mới chỉ biết bắt chước dạng bài làm mẫu giáo viên đã hướng dẫn. Các em chưa tích cực suy nghĩ, chưa tự giác làm bài. Vì vậy nên khi gặp bài toán khác với mẫu một chút là các em lúng túng, không biết làm phép tính gì, không biết cách tìm câu lời giải phù hợp với bài toán, dạng toán. 2. Giải pháp thực hiện sáng kiến : 2.1. Nguyên nhân : 2.1.1. Nhận thức chậm, tư duy kém. Những học sinh này không thuộc được bảng cộng trừ hoặc nhân chia đã học. Không vận dụng được các bảng tính đã học vào làm tính, giải toán. Tính toán phải đếm bằng tay mất nhiều thời gian mà kết quả vẫn sai. Không nhớ được cách thực hiện các phép tính, vừa làm bài xong đã quên, nhất là cộng trừ có nhớ. Đây là những đối tượng học sinh có kết quả học tập chưa đạt so với chuẩn kiến thức kĩ năng. Trong các bài toán các em chỉ lấy hai số có trong bài toán rồi cộng hoặc trừ. Các em không đọc bài toán hoặc đọc một lần không hiểu gì là ngồi chơi hoặc làm bừa phép tính. 2.1.2 Chưa có phương pháp học tập đúng. Với đối tượng này, các em thường lơ đãng trong giờ học. Giờ này làm việc khác, giờ toán lại giở tập đọc ra đọc. Giờ thầy cô hướng dẫn thì cắm cúi làm bài vào vở hoặc ngồi vẽ bậy để chơi. Có những em tay lúc nào cũng để trong ngăn bàn để nghịch một cái gì đó. Cả buổi học tìm kiếm trong cặp sách lúc thì cái bút, lúc thì quyển sách, lúc tìm thước kẻ Đây thường là những học sinh bướng bỉnh, mải chơi nên kết quả làm bài thường kém hoặc không hiểu cách làm, không hoàn thành hết bài tập. Về nhà không xem lại bài, không chuẩn bị bài và sách vở đồ dùng học tập trước khi đến lớp. Chưa có thói quen gọn gàng ngăn nắp, học xong bỏ sách vở không đúng nơi quy định nên hay quên. Đến lớp thiếu sách vở, thiếu phương tiện học tập và có kết quả học tập chưa tốt. Các đối tượng này cũng thường xuyên không học bài, thiếu sách vở, đồ dùng học tập, sách vở bẩn, nhàu nát. Gia đình chưa quan tâm nhắc nhở con em học tập ở nhà, chưa tạo điều kiện cho các em học tập. Học sinh chưa có góc học tập riêng. 2.1.3. Không đọc kĩ bài toán, lười phân tích, suy luận tìm ra cách giải. Những học sinh này thường hay làm bài ẩu dẫn tới sai sót hoặc chỉ đọc bài qua loa nên không biết làm thế nào cho đúng. Có trường hợp ngồi chờ cô giáo chữa bài hoặc bạn giải trên bảng để chép và rồi bài tập sau vẫn không làm được bài. 2.2. Hiệu quả của sáng kiến : Qua một năm học tìm hiểu, thấy được một số nguyên nhân cơ bản trên, nên tôi đã tiến hành các biện pháp giúp các em làm tốt hơn các dạng bài toán có lời văn như sau: 2.2.1. Đối với đối tượng học sinh nhận thức chậm, tư duy kém: Với những học sinh yếu này giáo viên cần lên kế hoạch giúp đỡ các em vào các tiết học chính khóa và vào các tiết buổi 2, các tiết ôn tập thêm cho học sinh yếu. Lúc nào cũng để mắt đến các em, nhắc nhở, hướng dẫn các em kịp thời. Sử dụng thường xuyên đồ dùng trực quan (Que tính, các hình vuông, hình tròn) nhắc đi nhắc lại cách tính hoặc cách làm một dạng toán để các em ghi nhớ được cách làm. Giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh ôn lại một số kiến thức, kỹ năng đã biết để tìm hiểu kiến thức cần học mới. Để hiểu được biện pháp mới, học sinh đã biết gì, cần ôn lại kiến thức nào, điều gì là mới cần dạy kỹ. Các kiến thức, kỹ năng cũ sẽ hỗ trợ cho kiến thức, kỹ năng mới, hay ngược lại dễ gây nhầm lẫn cần giúp học sinh phân biệt. Cách củng cố tốt nhất, không phải là yêu cầu học sinh nhắc lại bằng lời mà cần tạo điều kiện để học sinh vận dụng biện pháp. Qua giải các bài toán, để học sinh độc lập chọn phép tính và làm tính. Lúc này không nên cho những bài toán quá phức tạp, mà chỉ nên chọn bài toán đơn giản dùng đến phép tính hay quy tắc vừa học. Việc ôn luyện, củng cố những biện pháp tính khác, quy tắc khác sẽ làm trong giờ luyện tập, ôn tập. 2.2.2. Đối với đối tượng học sinh chưa có phương pháp học tập đúng: Giáo viên tạo cho các em có nề nếp học tập từ đầu năm học như: Sử dụng các kí hiệu trong giờ học yêu cầu học sinh thực hiện như: N: nghe và nhìn; S: mở sách giáo khoa; V: ghi bài, làm bài vào vở ghi; VBT: làm bài vào vở bài tập. Lấy đủ đồ dùng, sách vở cần dùng của môn học để trước mặt theo thứ tự cần dùng. Ví dụ: Giờ toán cần có bút, thước kẻ, bút chì, bảng con, phấn, vở ghi, sách giáo khoaGiáo viên yêu cầu các em xếp theo thứ tự dùng trước sau như: Vở ghi dùng sau để dưới cùng, rồi đến sách giáo khoa, bảng phấn để trên cùng vì được sử dụng trước, hộp bút để bên cạnh. Giáo viên thường xuyên bao quát lớp, nhắc nhở tư thế ngồi học và sự tập trung chú ý học tập của học sinh. Cho học sinh thi đua thực hiện các nề nếp học tập giữa các tổ trong lớp. Tuyên dương và tặng thưởng những đồ vật nhỏ như: cái bút, quả bóng baycác em rất phấn khởi và tạo được phong trào thi đua giữa các tổ nhómPhong trào học tập được thúc đẩy, kết quả học tập được nâng lên. 2.2.3. Đối với những học sinh không đọc kĩ bài toán, lười phân tích, suy luận tìm ra cách giải: Mỗi bài toán có lời văn là một tình huống có vấn đề buộc các em phải tư duy, suy luận và phân tích tổng hợp để giải quyết vấn đề. Nếu các em không đọc kĩ bài toán sẽ không hiểu được bài toán thuộc dạng nào, bài toán yêu cầu làm gì, cần làm phép tính gì để có đáp số đúng. Các em không hiểu hết các từ quan trọng trong bài toán để phân tích, suy luận tìm ra cách giải. Vì muốn giải được bài toán có lời văn thì các em phải hiểu lời văn thì mới làm được phép tính đúng. Khi làm phép tính thì phải hiểu lời giải này trả lời cho câu hỏi nào. Để khắc phục được tình trạng trên tôi tôi tiến hành hướng dẫn các em giải các bài toán theo các bước như sau: Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán Tập trung chú ý đến yêu cầu của bài toán. Trước hết giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh đọc kỹ đề bài, xác định cho được bài thuộc dạng toán nào, đâu là cái đã cho, đâu là cái phải tìm. Để giải đúng một bài toán, các em cần đọc thật kỹ đề bài. Bởi đã có rất nhiều học sinh giải toán sai, không phải đề toán khó mà nguyên nhân là do học sinh vừa đọc đề xong đã vội vàng bắt tay vào giải ngay. Trong bất kỳ bài toán nào cũng có hai bộ phận: Bộ phận thứ nhất là những điều đã cho, bộ phận thứ hai là cái phải tìm. Bắt buộc phải xác định cho được, cho đúng những cái đã cho, những cái phải tìm trong bài toán. Cần nắm rõ những gì thuộc về bản chất của đề toán, những gì không thuộc về bản chất đề toán để hướng sự chú ý vào những chỗ cần thiết. Từ nào chưa hiểu hết ý nghĩa thì phải nắm hiểu ý nghĩa của nó. Bước 2: Phân tích, tóm tắt bài toán Dùng câu hỏi gợi mở, giúp học sinh thiết lập mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm bằng cách tóm tắt bài toán dưới dạng sơ đồ, hình vẽ hoặc ngôn ngữ ngắn gọn. Đây là bước quan trọng để thể hiện phần trọng tâm và toát lên những cái phải tìm của đề bài. Khi tóm tắt bài toán cần gạt bỏ những gì là thứ yếu, lặt vặt trong đề toán và hướng học sinh tập trung suy nghĩ vào những thứ chính yếu của đề toán, tìm cách biểu hiện bằng hình vẽ. Trong trường hợp khó vẽ được những điểm chính ấy thì cần dùng ngôn ngữ, kỹ hiệu ngắn gọn để ghi lại thật vắn tắt, thật cô đọng. Bước 3: Tìm cách giải bài toán Cần phân tích các giữ liệu, điều kiện và câu hỏi của bài toán nhằm xác lập mối liên hệ giữa chúng và tìm được các phép tính thích hợp. Lập kế hoạch giải bài toán, có hai hình thức thể hiện: - Đi từ câu hỏi của bài toán đến các số liệu. - Đi từ số liệu đến các câu hỏi của bài toán. Bước 4: Trình bày bài giải Dựa vào kết quả phân tích đề toán ở bước 3, xuất phát từ những điều đã cho trong đề toán, giáo viên giúp học sinh lần lượt viết lời giải và thực hiện các phép tính để tìm ra đáp số, viết danh số, đơn vị phù hợp. Cần chú ý thử lại sau khi làm xong từng phép tính cũng như thử lại đáp số xem có phù hợp với đề toán hay không; cũng cần kiểm tra lại các lời giải của các phép tính xem đã phù hợp, đủ ý và ngắn gọn hay chưa Bước 5: Khai thác bài toán Bước này dành cho học sinh năng khiếu. Sau khi giải xong bài toán cần suy nghĩ xem còn những cách ghi lời giải nào khác nữa không? Cách ghi lời giải đó có phù hợp yêu cầu bài toán, phù hợp với phép tính không, ... 2.3. Kết quả Qua một năm thực hiện một số biện pháp giúp học sinh giải bài toán có lời văn lớp 2, tôi thấy việc áp dụng các biện pháp có hiệu quả. Bước đầu học sinh có sự chuyển biến về ý thức học tập, phương pháp học tập và chất lượng học tập. Học sinh đã nhớ được cách xác định các dạng toán, cách tóm tắt, phân tích và hướng giải các dạng toán, kết quả học môn toán được nâng lên rõ rệt. Nhiều em làm giải toán nhanh, yêu thích học môn toán. Kết quả cuối năm môn toán đạt được như sau: Giỏi: 8 em - 40 % Khá: 8 em - 40 % Trung bình: 4 em - 20 % Không còn học sinh yếu kém về môn toán. Từ kết quả đạt được trên, tôi nhận thấy phương pháp dạy học của tôi phù hợp với học sinh lớp mình phụ trách. Chất lượng học môn toán được nâng lên, cùng với môn học khác giúp các em hoàn thành chương trình lớp học. 3. Khả năng áp dụng nhân rộng sáng kiến : Kinh nghiệm của tôi đơn giản, dễ thực hiện. Tất cả giáo viên trong trường tiểu học Lập Chiệng và các trường vùng khó khăn khác trong huyện đều có thể áp dụng để giúp học sinh giải được các bài toán có lời văn lớp 2, từ đó giúp các em học tốt hơn môn Toán lớp 2. CHƯƠNG III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận : Để đạt được mục tiêu dạy - học và góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học thì việc tìm tòi sáng tạo, đúc rút kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy của người giáo viên là thực sự cần thiết. Qua mỗi bài học, mỗi môn học, người giáo viên lại rút được kinh nghiệm thiết thực cho bản thân để bài học sau giảng dạy tốt hơn bài học trước. Thấy được việc nào cần làm, cần hướng dẫn học sinh như thế nào để học sinh hiểu bài, nắm bắt được kiến thức một cách có hệ thống, chính xác và kết quả học tập của học sinh ngày càng tốt hơn. Trong đó, dạy giải toán có lời văn là một bộ phận quan trọng của chương trình toán tiểu học. Nó được kết hợp chặt chẽ với nội dung của các kiến thức về số học, các yếu tố đại số, các yếu tố hình học. Dạy giải toán là một hoạt động khó khăn, phức tạp về mặt trí tuệ, do đó khi giải toán có lời văn đòi hỏi học sinh phải phát huy trí tuệ một cách tích cực linh hoạt, chủ động và sáng tạo. Qua việc giải toán của học sinh, giáo viên dễ dàng phát hiện ra những ưu điểm và thiếu sót để giúp các em khắc phục và phát huy. 2. Đề xuất/kiến nghị : 1. Đối với nhà trường Thường xuyên tổ chức các chuyên đề trong tổ, và toàn trường để cùng nhau bàn biện pháp giảng dạy tốt nhất. Tìm ra các phương pháp hữu hiệu bồi dưỡng, phụ đạo học sinh yếu, đặc biệt là môn toán. Tổ chức cho giáo viên đi thăm và học hỏi kinh nghiệm dạy tốt của các đơn vị tiêu biểu trong và ngoài tỉnh. 2. Đối với giáo viên Soạn bài và chuẩn bị kĩ bài dạy trước khi lên lớp. Bài dạy cần thể hiện rõ nội dung yêu cầu cần đạt đối với từng đối tượng học sinh và phương pháp dạy từng đối tượng học sinh đó. Sáng tạo trong giảng dạy, bài dạy hấp dẫn, lôi cuốn học sinh tham gia các hoạt động học tập. Kích thích học sinh tư duy suy nghĩ xây dựng bài. Tạo không khí học tập vui vẻ, hợp tác giữa các bạn trong nhóm học tập của học sinh. Thường xuyên giữ vững liên lạc hai chiều với gia đình học sinh. Thăm gia đình học sinh để hiểu rõ điều kiện hoàn cảnh của từng học sinh. Kiểm tra việc học bài buổi tối của học sinh đặc biệt là đối tượng học sinh yếu. 3. Đối với học sinh Xác định rõ mục đích và nhiệm vụ học tập của từng môn học. Xây dựng cho mình tói quen học hỏi và phương pháp học tập đúng đắn, nghiêm túc. Có đủ sách vở, đồ dùng học tập của từng môn học. Giữ gìn, bảo quản đồ dùng sách vở sạch đẹp, bền lâu. Mạnh dạn, tự tin hợp tác cùng các bạn trong các hoạt động học tập. Tôi xin cảm ơn. Lập Chiệng, ngày 3 tháng 5 năm 2017 XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Bùi Thị Khuyến ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CÁC CẤP