Top 14 # Xem Nhiều Nhất Sáng Kiến Kinh Nghiệm Giúp Học Sinh Giải Toán Có Lời Văn Lớp 2 Violet Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Giải Bài Toán Có Lời Văn Lớp 2

CHƯƠNG I TỔNG QUAN "Một số biện pháp giúp học sinh giải bài toán có lời văn lớp 2" 1. Cơ sở lý luận : Môn toán là một trong những môn học có nhiệm vụ rất quan trọng ở tiểu học. Học toán giúp các em bước đầu hình thành khả năng trừu tượng hóa, khái quát hóa, kích thích trí tưởng tượng, óc sáng tạo đa dạng và phong phú. Với sự hướng dẫn, gợi mở đúng mức, đúng lúc của các thầy cô, học sinh tự phát hiện và tự giải quyết các vấn đề của bài học, tự chiếm lĩnh nội dung học tập, thực hành. Trong các bài học của môn Toán thì dạng bài giải toán có lời văn giữ một vai trò rất quan trọng. Thông qua việc giải toán ở tiểu học các em bắt đầu làm quen với nhiều khái niệm toán học cơ bản ban đầu, biết được mối quan hệ giữa các sự kiện, giữa cái đã cho và cái phải tìm. Qua việc giải toán, rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy, ý thức vượt khó khăn, đức tính cẩn thận, thói quen làm việc có kế hoạch, xét đoán có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việc mình làm. Đồng thời qua việc giải toán của học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưu điểm, thiếu sót của các em về kiến thức, kĩ năng, tư duy để giúp học sinh phát huy những ưu điểm và khắc phục những mặt còn hạn chế trong học tập và trong các hoạt động giáo dục khác. Ở lớp 2, các em còn nhỏ, ham chơi, vừa học, vừa chơi, chưa chú ý tập trung học tập. Với đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học là dễ nhớ nhưng mau quên, các em ham chơi và chơi nhiều hơn học, sự tập trung chú ý trong giờ học toán chưa cao, trí nhớ chưa bền vững thích học nhưng chóng chán. Vì vậy giáo viên phải làm thế nào để khắc sâu kiến thức cho học sinh và tạo ra không khí sẵn sàng học tập, chủ động tích cực trong việc tiếp thu kiến thức. Nếu không được hướng dẫn phương pháp học tập đúng mức, hợp lý, nhất là đối với những dạng bài toán có lời văn, thì các em không hoàn thành được bài tập hoặc làm bài không đúng với dạng toán được học. Nếu không hiểu cách làm hoặc thường làm bài sai các em sẽ chán nản dẫn tới kết quả học tập sẽ ngày càng sút kém. Các em không hiểu bài dẫn đến mất gốc kiến thức. Không xác định được cách học, cách làm, các em thường chán dẫn tới lì lợm, dửng dưng, không hợp tác học tập trong các tiết học. 2. Phương pháp tiếp cận tạo ra sáng kiến : Để nâng cao chất lượng học tập thì đổi mới phương pháp dạy học là thực sự cần thiết. Đòi hỏi người giáo viên phải luôn luôn tìm tòi sáng tạo, tìm ra phương pháp dạy học tốt nhất để đạt kết quả cao nhất. Là giáo viên giảng dạy trực tiếp ở lớp 2, tôi nhận thấy chưa có nhiều học sinh giỏi môn toán, còn có nhiều học sinh học yếu môn toán so với chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định. Có nhiều em chưa giải được các dạng toán có lời văn trong chương trình học, tính toán chậm, hay nhầm lẫn. Vậy làm thế nào để giúp đỡ học sinh giài tốt các bài toán có lời văn để nâng cao hơn chất lượng học môn Toán? Đó là băn khoăn suy nghĩ của tôi. Qua một năm tìm tòi, áp dụng những phương pháp dạy học các dạng toán cần thiết trong môn Toán, tôi thấy bước đầu đã thu được kết quả. Tôi xin mạnh dạn trình bày, trao đổi cùng đồng nghiệp một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc giúp đỡ học sinh giải bài toán có lời văn lớp 2 ở trường Tiểu học và THCS Lập Chiệng để đồng nghiệp tham khảo. 3. Mục tiêu cần đạt được : Học sinh biết giải và trình bày bài giải đúng các dạng toán: - Bài toán về nhiều hơn. - Bài toán về ít hơn. - Giải bài toán có một phép nhân. - Giải bài toán có một phép chia. - Tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác. CHƯƠNG II MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Vấn đề của Sáng kiến : Từ đầu năm học, qua khảo sát và giảng dạy thực tế thấy rằng: số học sinh ham học toán và học giỏi môn toán còn hạn chế. Số học sinh học yếu môn toán so với chuẩn kiến thức kĩ năng còn nhiều. Có em có kết quả học tập môn toán thất thường, lúc lên, lúc xuống. Học sinh chưa thực sự thích học môn toán. Còn có em lười suy nghĩ khi làm bài nhất là giải các bài toán có lời văn... Để khắc phục tình trạng học sinh học yếu môn toán ở tiểu học là vấn đề quan tâm không những của giáo viên mà còn là sự quan tâm của các cấp các ngành, cha mẹ học sinh. Thực tế ở lớp, qua kết quả quan sát học sinh học môn toán đầu năm : - Nhiều em tính toán chậm. chưa giải được các bài toán, dạng toán đơn giản trong chương trình học. - Chưa biết trình bày cách giải một bài toán cho đúng, đẹp và khoa học. - Có đến 70% học sinh trong lớp còn lúng túng khi gặp bài toán có lời văn. Đa số các em chưa nắm được đầy đủ quy trình các bước tiến hành giải một bài toán. Nhiều em mới chỉ biết bắt chước dạng bài làm mẫu giáo viên đã hướng dẫn. Các em chưa tích cực suy nghĩ, chưa tự giác làm bài. Vì vậy nên khi gặp bài toán khác với mẫu một chút là các em lúng túng, không biết làm phép tính gì, không biết cách tìm câu lời giải phù hợp với bài toán, dạng toán. 2. Giải pháp thực hiện sáng kiến : 2.1. Nguyên nhân : 2.1.1. Nhận thức chậm, tư duy kém. Những học sinh này không thuộc được bảng cộng trừ hoặc nhân chia đã học. Không vận dụng được các bảng tính đã học vào làm tính, giải toán. Tính toán phải đếm bằng tay mất nhiều thời gian mà kết quả vẫn sai. Không nhớ được cách thực hiện các phép tính, vừa làm bài xong đã quên, nhất là cộng trừ có nhớ. Đây là những đối tượng học sinh có kết quả học tập chưa đạt so với chuẩn kiến thức kĩ năng. Trong các bài toán các em chỉ lấy hai số có trong bài toán rồi cộng hoặc trừ. Các em không đọc bài toán hoặc đọc một lần không hiểu gì là ngồi chơi hoặc làm bừa phép tính. 2.1.2 Chưa có phương pháp học tập đúng. Với đối tượng này, các em thường lơ đãng trong giờ học. Giờ này làm việc khác, giờ toán lại giở tập đọc ra đọc. Giờ thầy cô hướng dẫn thì cắm cúi làm bài vào vở hoặc ngồi vẽ bậy để chơi. Có những em tay lúc nào cũng để trong ngăn bàn để nghịch một cái gì đó. Cả buổi học tìm kiếm trong cặp sách lúc thì cái bút, lúc thì quyển sách, lúc tìm thước kẻ Đây thường là những học sinh bướng bỉnh, mải chơi nên kết quả làm bài thường kém hoặc không hiểu cách làm, không hoàn thành hết bài tập. Về nhà không xem lại bài, không chuẩn bị bài và sách vở đồ dùng học tập trước khi đến lớp. Chưa có thói quen gọn gàng ngăn nắp, học xong bỏ sách vở không đúng nơi quy định nên hay quên. Đến lớp thiếu sách vở, thiếu phương tiện học tập và có kết quả học tập chưa tốt. Các đối tượng này cũng thường xuyên không học bài, thiếu sách vở, đồ dùng học tập, sách vở bẩn, nhàu nát. Gia đình chưa quan tâm nhắc nhở con em học tập ở nhà, chưa tạo điều kiện cho các em học tập. Học sinh chưa có góc học tập riêng. 2.1.3. Không đọc kĩ bài toán, lười phân tích, suy luận tìm ra cách giải. Những học sinh này thường hay làm bài ẩu dẫn tới sai sót hoặc chỉ đọc bài qua loa nên không biết làm thế nào cho đúng. Có trường hợp ngồi chờ cô giáo chữa bài hoặc bạn giải trên bảng để chép và rồi bài tập sau vẫn không làm được bài. 2.2. Hiệu quả của sáng kiến : Qua một năm học tìm hiểu, thấy được một số nguyên nhân cơ bản trên, nên tôi đã tiến hành các biện pháp giúp các em làm tốt hơn các dạng bài toán có lời văn như sau: 2.2.1. Đối với đối tượng học sinh nhận thức chậm, tư duy kém: Với những học sinh yếu này giáo viên cần lên kế hoạch giúp đỡ các em vào các tiết học chính khóa và vào các tiết buổi 2, các tiết ôn tập thêm cho học sinh yếu. Lúc nào cũng để mắt đến các em, nhắc nhở, hướng dẫn các em kịp thời. Sử dụng thường xuyên đồ dùng trực quan (Que tính, các hình vuông, hình tròn) nhắc đi nhắc lại cách tính hoặc cách làm một dạng toán để các em ghi nhớ được cách làm. Giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh ôn lại một số kiến thức, kỹ năng đã biết để tìm hiểu kiến thức cần học mới. Để hiểu được biện pháp mới, học sinh đã biết gì, cần ôn lại kiến thức nào, điều gì là mới cần dạy kỹ. Các kiến thức, kỹ năng cũ sẽ hỗ trợ cho kiến thức, kỹ năng mới, hay ngược lại dễ gây nhầm lẫn cần giúp học sinh phân biệt. Cách củng cố tốt nhất, không phải là yêu cầu học sinh nhắc lại bằng lời mà cần tạo điều kiện để học sinh vận dụng biện pháp. Qua giải các bài toán, để học sinh độc lập chọn phép tính và làm tính. Lúc này không nên cho những bài toán quá phức tạp, mà chỉ nên chọn bài toán đơn giản dùng đến phép tính hay quy tắc vừa học. Việc ôn luyện, củng cố những biện pháp tính khác, quy tắc khác sẽ làm trong giờ luyện tập, ôn tập. 2.2.2. Đối với đối tượng học sinh chưa có phương pháp học tập đúng: Giáo viên tạo cho các em có nề nếp học tập từ đầu năm học như: Sử dụng các kí hiệu trong giờ học yêu cầu học sinh thực hiện như: N: nghe và nhìn; S: mở sách giáo khoa; V: ghi bài, làm bài vào vở ghi; VBT: làm bài vào vở bài tập. Lấy đủ đồ dùng, sách vở cần dùng của môn học để trước mặt theo thứ tự cần dùng. Ví dụ: Giờ toán cần có bút, thước kẻ, bút chì, bảng con, phấn, vở ghi, sách giáo khoaGiáo viên yêu cầu các em xếp theo thứ tự dùng trước sau như: Vở ghi dùng sau để dưới cùng, rồi đến sách giáo khoa, bảng phấn để trên cùng vì được sử dụng trước, hộp bút để bên cạnh. Giáo viên thường xuyên bao quát lớp, nhắc nhở tư thế ngồi học và sự tập trung chú ý học tập của học sinh. Cho học sinh thi đua thực hiện các nề nếp học tập giữa các tổ trong lớp. Tuyên dương và tặng thưởng những đồ vật nhỏ như: cái bút, quả bóng baycác em rất phấn khởi và tạo được phong trào thi đua giữa các tổ nhómPhong trào học tập được thúc đẩy, kết quả học tập được nâng lên. 2.2.3. Đối với những học sinh không đọc kĩ bài toán, lười phân tích, suy luận tìm ra cách giải: Mỗi bài toán có lời văn là một tình huống có vấn đề buộc các em phải tư duy, suy luận và phân tích tổng hợp để giải quyết vấn đề. Nếu các em không đọc kĩ bài toán sẽ không hiểu được bài toán thuộc dạng nào, bài toán yêu cầu làm gì, cần làm phép tính gì để có đáp số đúng. Các em không hiểu hết các từ quan trọng trong bài toán để phân tích, suy luận tìm ra cách giải. Vì muốn giải được bài toán có lời văn thì các em phải hiểu lời văn thì mới làm được phép tính đúng. Khi làm phép tính thì phải hiểu lời giải này trả lời cho câu hỏi nào. Để khắc phục được tình trạng trên tôi tôi tiến hành hướng dẫn các em giải các bài toán theo các bước như sau: Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán Tập trung chú ý đến yêu cầu của bài toán. Trước hết giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh đọc kỹ đề bài, xác định cho được bài thuộc dạng toán nào, đâu là cái đã cho, đâu là cái phải tìm. Để giải đúng một bài toán, các em cần đọc thật kỹ đề bài. Bởi đã có rất nhiều học sinh giải toán sai, không phải đề toán khó mà nguyên nhân là do học sinh vừa đọc đề xong đã vội vàng bắt tay vào giải ngay. Trong bất kỳ bài toán nào cũng có hai bộ phận: Bộ phận thứ nhất là những điều đã cho, bộ phận thứ hai là cái phải tìm. Bắt buộc phải xác định cho được, cho đúng những cái đã cho, những cái phải tìm trong bài toán. Cần nắm rõ những gì thuộc về bản chất của đề toán, những gì không thuộc về bản chất đề toán để hướng sự chú ý vào những chỗ cần thiết. Từ nào chưa hiểu hết ý nghĩa thì phải nắm hiểu ý nghĩa của nó. Bước 2: Phân tích, tóm tắt bài toán Dùng câu hỏi gợi mở, giúp học sinh thiết lập mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm bằng cách tóm tắt bài toán dưới dạng sơ đồ, hình vẽ hoặc ngôn ngữ ngắn gọn. Đây là bước quan trọng để thể hiện phần trọng tâm và toát lên những cái phải tìm của đề bài. Khi tóm tắt bài toán cần gạt bỏ những gì là thứ yếu, lặt vặt trong đề toán và hướng học sinh tập trung suy nghĩ vào những thứ chính yếu của đề toán, tìm cách biểu hiện bằng hình vẽ. Trong trường hợp khó vẽ được những điểm chính ấy thì cần dùng ngôn ngữ, kỹ hiệu ngắn gọn để ghi lại thật vắn tắt, thật cô đọng. Bước 3: Tìm cách giải bài toán Cần phân tích các giữ liệu, điều kiện và câu hỏi của bài toán nhằm xác lập mối liên hệ giữa chúng và tìm được các phép tính thích hợp. Lập kế hoạch giải bài toán, có hai hình thức thể hiện: - Đi từ câu hỏi của bài toán đến các số liệu. - Đi từ số liệu đến các câu hỏi của bài toán. Bước 4: Trình bày bài giải Dựa vào kết quả phân tích đề toán ở bước 3, xuất phát từ những điều đã cho trong đề toán, giáo viên giúp học sinh lần lượt viết lời giải và thực hiện các phép tính để tìm ra đáp số, viết danh số, đơn vị phù hợp. Cần chú ý thử lại sau khi làm xong từng phép tính cũng như thử lại đáp số xem có phù hợp với đề toán hay không; cũng cần kiểm tra lại các lời giải của các phép tính xem đã phù hợp, đủ ý và ngắn gọn hay chưa Bước 5: Khai thác bài toán Bước này dành cho học sinh năng khiếu. Sau khi giải xong bài toán cần suy nghĩ xem còn những cách ghi lời giải nào khác nữa không? Cách ghi lời giải đó có phù hợp yêu cầu bài toán, phù hợp với phép tính không, ... 2.3. Kết quả Qua một năm thực hiện một số biện pháp giúp học sinh giải bài toán có lời văn lớp 2, tôi thấy việc áp dụng các biện pháp có hiệu quả. Bước đầu học sinh có sự chuyển biến về ý thức học tập, phương pháp học tập và chất lượng học tập. Học sinh đã nhớ được cách xác định các dạng toán, cách tóm tắt, phân tích và hướng giải các dạng toán, kết quả học môn toán được nâng lên rõ rệt. Nhiều em làm giải toán nhanh, yêu thích học môn toán. Kết quả cuối năm môn toán đạt được như sau: Giỏi: 8 em - 40 % Khá: 8 em - 40 % Trung bình: 4 em - 20 % Không còn học sinh yếu kém về môn toán. Từ kết quả đạt được trên, tôi nhận thấy phương pháp dạy học của tôi phù hợp với học sinh lớp mình phụ trách. Chất lượng học môn toán được nâng lên, cùng với môn học khác giúp các em hoàn thành chương trình lớp học. 3. Khả năng áp dụng nhân rộng sáng kiến : Kinh nghiệm của tôi đơn giản, dễ thực hiện. Tất cả giáo viên trong trường tiểu học Lập Chiệng và các trường vùng khó khăn khác trong huyện đều có thể áp dụng để giúp học sinh giải được các bài toán có lời văn lớp 2, từ đó giúp các em học tốt hơn môn Toán lớp 2. CHƯƠNG III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận : Để đạt được mục tiêu dạy - học và góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học thì việc tìm tòi sáng tạo, đúc rút kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy của người giáo viên là thực sự cần thiết. Qua mỗi bài học, mỗi môn học, người giáo viên lại rút được kinh nghiệm thiết thực cho bản thân để bài học sau giảng dạy tốt hơn bài học trước. Thấy được việc nào cần làm, cần hướng dẫn học sinh như thế nào để học sinh hiểu bài, nắm bắt được kiến thức một cách có hệ thống, chính xác và kết quả học tập của học sinh ngày càng tốt hơn. Trong đó, dạy giải toán có lời văn là một bộ phận quan trọng của chương trình toán tiểu học. Nó được kết hợp chặt chẽ với nội dung của các kiến thức về số học, các yếu tố đại số, các yếu tố hình học. Dạy giải toán là một hoạt động khó khăn, phức tạp về mặt trí tuệ, do đó khi giải toán có lời văn đòi hỏi học sinh phải phát huy trí tuệ một cách tích cực linh hoạt, chủ động và sáng tạo. Qua việc giải toán của học sinh, giáo viên dễ dàng phát hiện ra những ưu điểm và thiếu sót để giúp các em khắc phục và phát huy. 2. Đề xuất/kiến nghị : 1. Đối với nhà trường Thường xuyên tổ chức các chuyên đề trong tổ, và toàn trường để cùng nhau bàn biện pháp giảng dạy tốt nhất. Tìm ra các phương pháp hữu hiệu bồi dưỡng, phụ đạo học sinh yếu, đặc biệt là môn toán. Tổ chức cho giáo viên đi thăm và học hỏi kinh nghiệm dạy tốt của các đơn vị tiêu biểu trong và ngoài tỉnh. 2. Đối với giáo viên Soạn bài và chuẩn bị kĩ bài dạy trước khi lên lớp. Bài dạy cần thể hiện rõ nội dung yêu cầu cần đạt đối với từng đối tượng học sinh và phương pháp dạy từng đối tượng học sinh đó. Sáng tạo trong giảng dạy, bài dạy hấp dẫn, lôi cuốn học sinh tham gia các hoạt động học tập. Kích thích học sinh tư duy suy nghĩ xây dựng bài. Tạo không khí học tập vui vẻ, hợp tác giữa các bạn trong nhóm học tập của học sinh. Thường xuyên giữ vững liên lạc hai chiều với gia đình học sinh. Thăm gia đình học sinh để hiểu rõ điều kiện hoàn cảnh của từng học sinh. Kiểm tra việc học bài buổi tối của học sinh đặc biệt là đối tượng học sinh yếu. 3. Đối với học sinh Xác định rõ mục đích và nhiệm vụ học tập của từng môn học. Xây dựng cho mình tói quen học hỏi và phương pháp học tập đúng đắn, nghiêm túc. Có đủ sách vở, đồ dùng học tập của từng môn học. Giữ gìn, bảo quản đồ dùng sách vở sạch đẹp, bền lâu. Mạnh dạn, tự tin hợp tác cùng các bạn trong các hoạt động học tập. Tôi xin cảm ơn. Lập Chiệng, ngày 3 tháng 5 năm 2017 XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Bùi Thị Khuyến ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CÁC CẤP

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Toán Lớp 3 Một Số Biện Pháp Nhằm Giúp Học Biết Giải Toán Có Lời Văn

ĐỀ TÀI

I./ Lý do hình thành sáng kiến: Bước vào năm học, sau khi nhận học sinh một vài tuần, các nề nếp đang được ổn định dần, song song tiến hành ôn tập Toán, ôn luyện lại các kiến thức đã học, nhanh chóng giúp các em củng cố sau ba tháng hè.– Qua kiểm tra ôn tập hằng học, lớp tôi có một số học sinh chưa thực sự ham học môn toán giải có lời văn, vào tiết học thụ động, lười , ít chú ý môn học. Vì vậy, tôi đã áp dụng một số biện pháp mà những năm qua tôi thực hiện có kết qua.û Trăn trở trước đối tượng học sinh chưa ham học toán có lời văn. Vì các em không những thụ động trong học tập mà còn ham chơi làm ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu lớp. Trong khi phương pháp học mới của chương trình tiểu học hiện nay lại coi trọng việc phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập, cần tổ chức nhiều hình thức học tập thu hút học sinh. Cũng như những năm trước, năm nay lớp tôi cũng tiếp nhận một số học sinh chưa thực sự ham học toán có lời văn, khiến tôi ưu tư lo lắng làm thế nào giúp các em thấy việc học toán là nhu cầu cần thiết, giúp các em ham học và chịu khó học bài, làm bài. II/. Nội dung và biện pháp giúp đỡ học sinh yếu khi giải toán có lời văn:1/. Quá trình phát triển kiểm nghiệm: – Dạy toán nhằm giúp học sinh: Việc dạy học giải toán nhằm giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức về toán, được rèn luyện thực hành với những yêu cầu thể hiện một cách đa dạng, phong phú. Nhờ việc dạy học giải toán mà học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn luyên phương pháp suy luận và những phẩm chất cần thiết của người lao động mới.Giải toán là một hoạt động bao gồm những thao tác : Xác lập được mối quan hệ giữa các dữ liệu , giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện của bài toán: chọn được phép tính thích hợp trả lời đúng câu hỏi của bài toán.Các bài toán số học được phân chia thành các bài toán đơn và khối các bài toán hợp. Bài toán được giải bằng một bước tính gọi là bài toán đơn; bài toán được giải bằng một số bước được gọi là bài toán hợp.Hình thành và rèn luyện kỹ năng: thực hành, đọc, viết, đếm, so sánh các số, giải một số dạng bài toán đơn về cộng trừ, bước đầu diễn đạt bằng lời… Những nội dung có quan hệ đến đời sống thực tế của học sinh.Giáo dục học sinh: chăm chỉ, tự tin, cẩn thận, ham hiểu biết và hứng thú trong học tập toánThông qua các hoạt động dạy học giải toán có lời văn , giáo viên tiếp tục giúp học sinh : Phát triển các năng lực tư duy ( so sánh, lựa chọn, phân tích , tổng hợp, trừ tượng hoá, khái quát hoá); Pháp triển trí tưởng tượng không gian, tập nhận xét các số liệu thu thập được, diễn đạt gọn, rõ, đúng các thông tin , cẩn thận, chăm chỉ, tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành toán . 2/. Thực trạng ban đầu: Thực tế qua giảng dạy, tôi thấy các em còn chưa ham học trong việc giải toán có lời văn. Trong các lý do dẫn đến học sinh khi giải toán có nhiều nguyên nhân:( Giáo viên:– Kế hoạch bài soạn của giáo viên còn sơ sài hoặc bỏ qua khâu hướng dẫn. Giáo viên chỉ soạn qua loa. Hay chỉ truyền thụ những kiến thức sẵn có để cung cấp cho học sinh. – Giáo viên còn lúng túng khi đặt câu hỏi để hướng dẫn học sinh giải. – Truyền đạt của giáo viên khi hướng dẫn giải không rõ ràng, khó hiểu. – Chưa đúc kết được kinh nghiệm hướng dẫn giải. Mà cứ hướng dẫn theo bài bản sư phạm của môn toán ở Tiểu học. Làm học sinh trung bình, yếu, kém, không thể tiếp thu được để giải bài toán.( Học sinh:Học sinh đọc cho qua loa, không cần suy nghĩ giải như thế nào?Đưa ra đề toán cho học sinh rất lười, không đọc đề để hiểu yêu cầu bài tập làm gì? – Giải toán có lời văn học sinh chưa biết cách để thể hiện bài giải, khó nhận ra đâu là đơn vị , lời giải của bài toánHọc sinh không cảm thụ được đề toán yêu cầu làm gì ? và phải làm như thế nào? ( Tóm lại học sinh không nhận ra được yêu cầu cốt lỏi ở bài toán có lời văn và nếu thể hiện thì còn nhiều yếu tố như : trình

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Giúp Học Sinh Lớp 4 Khắc Phục Các Lỗi Khi Thực Hiện Giải Toán Có Lời Văn

Đất nớc ta đang chuyển mình bớc vào thế kỉ XXI – Thế kỷ của khoa học và công nghệ. Nó đòi hỏi con ngời không ngừng nâng cao năng lực trí tuệ để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Để có những con ngời có trình độ, năng lực thì ngành giáo dục – đào tạo có một vai trò vô cùng quan trọng. Trên thực tế đã có biết bao thầy giáo, cô giáo đang ngày dêm trăn trở: ” Dạy học cái gì?”, “Dạy học nh thế nào?” .

Trong quá trình giảng dạy tôi luôn có ý thức tìm hiểu những khó khăn khi học giải toán có lời văn của học sinh. Từ đó có một số biện pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lợng giờ dạy. Đồng thời củng cố về nghiệp vụ chuyên môn.

Dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4 là một mạch kiến thức vô cùng quan trọng và khó khăn.Mục tiêu là giúp các em có kĩ năng thực hiện các dạng toán mà chơng trình yêu cầu. Đây là một vấn đề không hề mới nhng lại tơng đối phức tạp đối với các chúng tôi gặp các bài toán giải các em thờng lúng túng rồi dẫn đến làm sai, ngại làm, nhất là đối với một bộ phận học sinh có khả năng tiếp thu chậm, trí nhớ kém. Có thể nói dạy học giải toán là: “Hòn lửa thử vàng” của dạy học toán ở tiểu học. Vì vậy, để giúp học sinh tháo gỡ vớng mắc này tôi luôn trăn trở và mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài với tiêu đề : “Giúp HS lớp 4 khắc phục các lỗi khi thực hiện giải toán có lời văn. ”

A: Phần Mở đầu. I Lí do chọn đề tài. Đất nớc ta đang chuyển mình bớc vào thế kỉ XXI - Thế kỷ của khoa học và công nghệ. Nó đòi hỏi con ngời không ngừng nâng cao năng lực trí tuệ để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Để có những con ngời có trình độ, năng lực thì ngành giáo dục - đào tạo có một vai trò vô cùng quan trọng. Trên thực tế đã có biết bao thầy giáo, cô giáo đang ngày dêm trăn trở: " Dạy học cái gì?", "Dạy học nh thế nào?" . Trong quá trình giảng dạy tôi luôn có ý thức tìm hiểu những khó khăn khi học giải toán có lời văn của học sinh. Từ đó có một số biện pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lợng giờ dạy. Đồng thời củng cố về nghiệp vụ chuyên môn. Dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4 là một mạch kiến thức vô cùng quan trọng và khó khăn.Mục tiêu là giúp các em có kĩ năng thực hiện các dạng toán mà chơng trình yêu cầu. Đây là một vấn đề không hề mới nhng lại tơng đối phức tạp đối với các chúng tôi gặp các bài toán giải các em thờng lúng túng rồi dẫn đến làm sai, ngại làm, nhất là đối với một bộ phận học sinh có khả năng tiếp thu chậm, trí nhớ kém. Có thể nói dạy học giải toán là: "Hòn lửa thử vàng" của dạy học toán ở tiểu học. Vì vậy, để giúp học sinh tháo gỡ vớng mắc này tôi luôn trăn trở và mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài với tiêu đề : "Giúp HS lớp 4 khắc phục các lỗi khi thực hiện giải toán có lời văn. " II. Mục đích nghiên cứu: 1.Nghiên cứu những thực trạng việc học giải toán có lời văn của học sinh lớp 4. 2.Những giải pháp giúp học sinh khắc phục những sai lầm khi thực hiện giải toán có lời văn. III. Nhiệm vụ nghiên cứu: 1.Nghiên cứu cơ sở luận: + Ngiên cứu, xác định nội dung, phơng pháp, mức độ yêu cầu về việc dạy học giải toán có lời văn. + Nghiên cứu nhiều tài liệu để tìm ra cơ sở luận của dạy học giải toán có lời văn. 2. Nghiên cứu thực tiễn: + Tìm hiểu một số lỗi học sinh thờng mắc phải để đa ra biện pháp khắc phục. + Thực nghiệm s phạm xác định hiệu quả các biện pháp khắc phục việc giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4. IV. Khách thể và đối tợng nghiên cứu: 1.Nghiên cứu đối với học sinh lớp 4 của Trờng tiểu học Thiệu Phúc. 2.Đối tợng nghiên cứu : Nghiên cứu quá trình giải toán có lời văn và những sai lầm học sinh thờng mắc phải khi thực hiện. V. Giả thiết khoa học: Nếu trong quá trình dạy học, giáo viên biết phân loại học sinh , dự đoán các lỗi thờng mắc và có hớng khắc phục thì sẽ giúp học sinh thực hiện giải toán có lời văn chính xác hơn. VI. .Phơng pháp nghiên cứu: 2.Điều tra thực trạng. 3.Dạy thử nghiệm. 4.Khảo sát đối tợng học sinh thực nghiệm qua các đề kiểm tra. VII.Giới hạn nghiên cứu đề tài. Đề tài đợc tập trung nghiên cứu về những sai lầm học sinh thờng mắc phải khi thực hiện phần giải toán có lời văn ở lớp 4 của Trờng tiểu học Thiệu Phúc. VIII. Cấu trúc của đề tài. Chơng 1: Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu. Chơng 2: Thực trạng và các biện pháp khắc phục. Chơng 3: Thực nghiệm s phạm và những đề xuất. * * * * * * Phần B: Nội dung. Chơng I: Cơ sở lí luận của vấn đề. 1. Cấu trúc nội dung của phần giải toán có lời văn ở lớp 4. Chơng trình giải toán có lời văn ở lớp 4 đáp ứng việc hệ thống hoá, khái quát hoá nội dung, kiến thức và những nhu cầu của cuộc sống để học sinh dễ dàng thích nghi hơn khi vào đời. Lớp 4 là lớp đầu tiên của giai đoạn quan trọng, hoàn thành chơng trình phổ cập tiểu học cho trẻ em, tạo cơ sở cho các em tiếp tục học lên trung học, vừa chuẩn bị kiến thức kĩ năng cần thiết để các em có thể bớc vào cuộc sống lao động. Yêu cầu cơ bản của phần giải toán có lời văn ở lớp 4. Học xong phần này học sinh biết giải các bài toán phức kết quả 3 bớc tính với nội dung gần gũi với cuộc sống học sinh , trong đó có các dạng toán sau: + Tìm số trung bình cộng. + Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó. +Tìm 2 số biết tổng và tỉ số của 2 số đó. +Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó. Biết trình bày bài giải đầy đủ bằng các câu, lời giải, các phép tính và đáp số. Có thể viết gộp các phép tính của một bớc tính thành một dãy tính dựa vào các quy tắc hoặc công thức đã học. 2. Những yếu tố cần thiết về kiến thức và kĩ năng thuộc phạm vi đề tài. Đối với dạy học toán có lời văn ở lớp 4 nhất là giải toán hợp, học sinh cần đạt đợc những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng sau: * Yêu cầu 1: Biết phân tích bài toán hợp thành bài toán đơn. Biết phát hiện về quan hệ logic giữa các bài toán đơn hợp thành. Đa các bài toán hợp về các bài toán đơn đã biết cách giải. Diễn tả tổng hợp bài toán dới dạng tóm tắt ( tiến tới bằng ngôn ngữ, kí hiệu) và khi cần thiết minh họa bằng sơ đồ ) Từng bớc biến đổi bài toán, đa bài toán phức về các bài toán đơn giản mà em đã học. Khi giải bất kì một bài toán giải dạng nào, HS phải biết thực hiện thói quen biến đổi bài toán - Các bớc giải: + Tìm hiểu kĩ đề bài. + Lập kế hoạch giải. + Thực hiện kế hoạch giải. + Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải. Chú ý tới việc tìm hiểu kĩ đề bài và kiểm tra bài giải. * Yêu cầu 2: Biết vận dụng phơng pháp phân tích tổng hợp trong quá trình tìm, xây dựng kế hoạch giải và thực hiện kế hoạch giải. Trình bày bài giải một cách rõ ràng , mạch lạc. * Yêu cầu 3: Biết vận dụng các phơng pháp chung và thủ thuật giải toán ở tiểu học. * Yêu cầu 4: Từng bớc nâng cao dần khả năng t duy , suy luận và nâng cao hứng thú tìm nhiều cách giải cho bài toán. ChơngII. Thực trạng và biện pháp khắc phục. 1.Khảo sát thực trạng: Sau khi dạy xong phần giải toán ở lớp 4 trong năm học 2007 - 2008 tôi đã tiến hành cho HS làm bài kiểm tra để lấy kết quả điều tra thực trạng đối với 2 đề bài là 2 dạng toán điển hình ở lớp 4. Đề bài: Bài 1: Một cửa hàng bán 1250 kg gạo nếp và tẻ.Biết số kg gạo nếp bán bằng số kg gạo tẻ.Tính số kg gạo mỗi loại đã bán? Bài 2: Đặt đề toán và giải theo tóm tắt sau: Tóm tắt: ? cây ? cây Biểu điểm: Bài 1: Tóm tắt đúng: 1 điểm Mỗi câu lời giải đúng: 0, 5 điểm Mỗi phép tính đúng: 0,75 điểm ( kèm danh số) Đáp số đúng 0, 25 điểm Bài 2: Đặt đúng đề toán theo tóm tắt : 1 điểm Mỗi câu lời giải đúng : 0,5 điểm Mỗi phép tính đúng: 0,75 điểm ( kèm theo danh số) Đáp số đúng: 0,25 điểm Đáp án: Bài 1: ? kg ? kg Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 4 = 5 ( Phần) Số kg gạo nếp là: 1250 : 5 = 250 ( kg) Số kg gạo tẻ là: 1250 - 250 = 1000 ( kg) Đáp số : gạo nếp: 50 ( kg) gạo tẻ : 1000 ( kg) Bài 2: Đặt đề toán: Trong vờn trồng cam và dứa , số cây cam bằng số cây dứa và kém sốcây dứa 60 cây. Tính số cây cam và cây dứa ? Bài giải: Hiệu số phần bằng nhau là: 4 - 1 = 3 ( phần) Số cây cam là: 60 : 3 = 20 ( cây) Số cây dứa là: 20 + 60 = 80 (cây) Đáp số: Số cây cam: 20 cây Số cây dứa : 80 cây Sau khi chấm tôi thấy , khi giải toán các em thờng mắc phải những sai lầm và kết quả đạt đợc nh sau: Sau khi chấm bài, tôi thấy kết quả nh sau Tôi đã tổng hợp điểm nh sau 2. Những sai lầm, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Dạng 1: Viết câu lời giải sai so với phép tính hoặc câu lời giải thừa hoặc thiếu chữ . VD: Đề 1: HS viết lời giải sai so với phép tính Số kg gạo nếp và tẻ là: 1250 : 5 = 250 ( kg) Số kg gạo mỗi loại là: 1250 - 250 = 1000 ( kg) Đáp án đúng phải là: Số kg gạo nếp là: 1250 : 5 = 250 ( kg) Số kg gạo tẻ là: 1250 - 250 = 1000 ( kg) Hay HS viết thừa chữ ở câu lời giải: Đề 2: Tính số cây cam là: 60 : 3 = 20 ( cây) Tính số cây dứa là: 20 + 60 = 80 (cây) Hoặc có khi HS lại viết câu lời giải cuối: Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu kg đờng là : * Nguyên nhân: Do các em cha hiểu kĩ yêu cầu của bài toán nên cha nắm đợc mối quan hệ logic giữa phép tính và lời giải. * Biện pháp: + Tôi yêu cầu HS đọc kĩ đề bài. Xác định đúng yêu cầu của đề toán bằng cách đặt các câu hỏi dạng; - Bài toán yêu cầu ta tìm gì? - Muốn tìm đợc ta ....phải làm gì?Làm phép tính gì? - Vậy lời giải tơng ứng là gì? + Khi chữa bài tôi thờng ghi ra bảng phụ những câu lời giải, phép tính không tơng ứng để HS phát hiện và sửa lại cho đúng. + Đối với các câu hỏi thừa hoặc thiếu. Tôi hớng dẫn HS dựa vào các câu hỏi lợc bỏ đi các từ " hỏi" thay từ " bao nhiêu" bằng từ " số" và thêm vào cuối câu hỏi từ " là".Sau đó tôi yêu cầu HS trả lời miệng câu lời giải nhiều lần. Từ đó tạo cho các em thói quen sử dụng câu hỏi chính xác hơn. Dạng 2: Đối với các bài toán hợp các em chỉ giải bằng một phép tính đơn giản. VD: Bài 5 trang 139 SGK Toán 4: Một kho chứa 23 450 kg cà phê. Lần đầu lấy ra 2710 kg cà phê, lần sau lấy ra gấp đôi lần đầu. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu ki - lô - gam cà phê ? HS phải xác định đây là dạng toán hợp giải bằng 2 phép tính nhng có em chỉ giải bằng một phép tính đơn giản: Trong kho còn lại số kg cà phê là: 23 450 - 2710 = 20 740 ( kg) Đáp số: 20740 kg * Nguyên nhân: + Do các em không hiểu đề bài . Đọc lớt qua bài là làm ngay không cần phân biệt đợc đâu là dữ liệu, đâu là điều kiện và đâu là ẩn số. +Do các em cha biết phân tích bài toán hợp thành các bài toán đơn để giải * Biện pháp: + Trớc hết tôi yêu cầu HS đọc kĩ đề bài tự tóm tắt đợc bài toán theo các câu hỏi dạng: -Bài toán cho ta biết gì? Bài toán yêu cầu ta tìm gì? Đối với một số bài toán dạng Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó, Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó, Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó HS cần tóm tắt theo sơ đồ đoạn thẳng và chia tỉ lệ cho chính xác. + Khi HS đã tóm tắt đợc bài toán tôi yêu cầu các em đọc lại đề bài dựa vào tóm tắt để các em hiểu kĩ hơn yêu cầu của bài. + Tôi yêu cầu HS xác định đợc bài toán đó thuộc dạng toán nào chúng ta đã học để giúp các em nhớ lại cách làm , các phép tính có trong bài toán chứ không thể chỉ làm 1 phép tính đơn giản đối với các bài toán hợp. + Tạo cho các em thói quen tìm và xây dựng kế hoạch giải toán theo phơng pháp phân tích, tổng hợp và giải theo sơ đồ phân tích đi lên, tách bài toán hợp thành các bài toán đơn bàng hệ thống câu hởi tơng ứng. Từ đó HS nắm đợc trình tự giải toán bắt đầu từ đâu? Trả lời nh thế nào? Đơn vị kèm theo là gì? + Tôi thờng xuyên ra các bài toán giải vào đầu tiết học tăng buổi để các em tập trung vào làm sau đó mới yêu cầu đến các bài toán con vì nhiều em khả năng tập trung cha cao, nhiều em còn có trí nhớ kém nên rất ngại làm toán giải. Dạng 3: Câu trả lời sai nhng đơn vị kèm theo đúng hoặc câu trả lời đúng nhng đơn vị kèm theo lại sai. VD: Đề 2: Lời giải đúng là : " Số cây cam có là" thì đơn vị kèm theo là " cây" nhng HS lại viết đơn vị kèm theo là " cam" * Nguyên nhân: Do các em không hiểu yêu cầu của bài toán , không biết bắt đầu từ đâu. Nhiều khi cứ làm nhng không hiểu làm thế để làm gì? *Biện pháp: + Ngay từ phần tóm tắt đề bài , tôi chú ý yêu cầu HS phải viết đầy đủ đơn vị kèm theo vào từng phần câu hỏi. + Sau khi lập kế hoạch giải , tôi yêu cầu các em trả lời phép tính phải nêu lên đợc đơn vị kèm theo. Nếu các em nêu sai, tôi kịp thời cho HS sửa lại và nhấn mạnh ngay vào câu lời giải là tìm số gì? thì đơn vị kèm theo phải là " chữ" viết ngay sau chữ "số". Chơng III. Thực nghiệm s phạm và những đề xuất. I. Mục đích thực nghiệm Thông qua thực nghiệm , tôi muốn làm rõ một số vấn đề sau: + Giáo viên phải phân loại HS và các lỗi các em thờng mắc để tìm ra cách dạy phù hợp đối với đối tợng những HS đó. + Biến tri thức của sách thành của riêng mình áp dụng dạy cho HS dễ hiểu, dễ nhớ và hiểu rõ bản chất cũng nh trình tự làm một bài toàn giải có lời văn ở lớp 4. II. Nội dung thực nghiệm: Sau 1 năm áp dụng các biện pháp trên đối với 27 HS của lớp 4B năm học: 2008- 2009 . Tôi đã thu đợc kết quả nh bài kiểm tra sau: Đề bài: Bài 1: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài gấp 4 lần chiều rộng và hơn chiều rộng 60 m . Tính chu vi của mảnh đất đó. Bài 2: Đặt đề toán và giải theo tóm tắt sau: Tóm tắt ?quyển ? quyển Biểu điểm: Bài 1: Tóm tắt đúng: 1 điểm Mỗi câu lời giải đúng: 0, 3 điểm Mỗi phép tính đúng: 0, 4 điểm ( kèm danh số) Đáp số đúng 0, 5 điểm Bài 2: Đặt đúng đề toán theo tóm tắt : 1 điểm Mỗi câu lời giải đúng: 0, 5 điểm Mỗi phép tính đúng: 0, 75 điểm ( kèm danh số) Đáp số đúng 0, 25 điểm Đáp án: Bài 1: Bài giải: ? m ? m Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 4 - 1 = 3 ( phần) Chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật là: 60 : 3 = 20 ( m) Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật là: 20 + 60 = 80 ( m) Chu vi của mảnh đất hình chữ nhật là: ( 20 + 80 ) x 2 = 200 ( m) Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là: 20 x 80 = 1600 ( m2) Đáp số: Chu vi: 200 m. Diện tích:1600 m2 Bài 2: Đặt đề toán: Th viện nhà trờng vừa nhận một số sách Giáo Khoa và sách Tham khảo . Trong đó sách Tham khảo bằng sách Giáo Khoa và ít hơn sách Giáo khoa là 150 quyển . Tính số sách mỗi loại? Bài giải: Hiệu số phần bằng nhau là: 4-1 = 3 (phần) Số sách Giáo Khoa là: 150 : 3 = 50 ( quyển) Số sách Tham Khảo là: 50 x4 = 200 (quyển) Đáp số: sách Giáo Khoa:50 quyển sách Tham Khảo:200 quyển Sau khi chấm bài, tôi thấy kết quả nh sau Tôi đã tổng hợp điểm nh sau Qua kết quả thực nghiệm nh trên, tôi rất hài lòng về các biện pháp khắc phục mà mình đã thực hiện, từ đó giúp cho một bộ phận các em thực hiện đúng các bài toán có lời văn. * * * * * * * * * C: Kết luận và Đề xuất I. Kết luận: Toán giải có lời văn đóng vai trò quan trọng trong quá trình nhận thức và phát triển khả năng t duy , kĩ năng tính toán cho HS. Kiến thức các dạng toán giải có lời văn tuy không khó đối với HS đại trà song nó lại là vấn đề khó đối với một bộ phận HS có khả năng t duy kém , khă năng tiếp thu chậm. Trong dạy học, giáo viên phải quan tâm đến đối tợng HS có khả năng học toán chậm để phân loại các lỗi thờng mắc và có biện pháp khắc phục để các em có thể tự làm các bài toán giải có lời văn trong chơng trình một cách thành thạo. Giáo viên cần chú ý dành nhiều thời gian cho các em thực hành các bài toán giải có lời văn vào các tiết học phụ đạo. Từ đó giúp các em có hứng thú trong việc học toán . II. Đề xuất: Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng các biện pháp trên để giúp các em " Khắc phục các lỗi thờng mắc khi thực hiện các bài toán giải có lời văn cho HS lớp 4" . Tôi mạnh dạn đa ra một số các đề xuất sau: + Sách giáo khoa cần bỏ bớt một số bài toán không gần gũi với thực tế, đa vào các bài toán phù hợp với kiến thức cuộc sống của các em hơn. + Nhà trờng cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất , phơng tiện dạy học, hỗ trợ giáo viên khi giáo viên sử dụng Phiếu học tập cho HS. + Giáo viên cần quan tâm đến các đối tợng HS yếu, hớng dẫn HS một cách cặn kẽ, dễ hiểu và nhẹ nhàng đối với các em. + Đối với các em có nhiều tiến bộ, giáo viên cần phải khuyến khích động viên kịp thời để các em ngày càng tiến bộ hơn. III. Lời kết: Bằng những kinh nghiệm nhỏ của bản thân và thời gian ngắn, chắc chắn đề tài của tôi còn nhiều hạn chế, khiếm khuyết. Tôi rất mong đợc sự góp ý chân thành của đồng nghiệp để bài viết của tôi hoàn thiện và đạt kết quả cao hơn. Thiệu Phúc : 20/ 2 / 2009. ý kiến đánh giá của HĐKH Ngời thực hiện ... Hà Thị Nga

Một Số Kinh Nghiệm Giúp Học Sinh Lớp 2 Giải Toán Có Lời Văn

1Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn

A. ĐẶT VẤN ĐỀI.LỜI MỞ ĐẦU

nghiệp vụ do nhà trường tổ chức. Làm thế nào để học sinh hiểu được đề toán, viếtđược tóm tắt, nêu được câu lời giải hay, phép tính đúng. Điều đó đòi hỏi rất nhiềucông sức và sự nỗ lực không biết mệt mỏi của người giáo viên đứng lớp .Là một giáo viên đã có nhiều năm trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy ở khốilớp 2, qua kinh nghiệm của bản thân và học hỏi, trao đổi kinh nghiệm cùng đồngnghiệp, tôi đã rút ra được: ” Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 giải toán cólời văn” để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường nói chung vàđối với học sinh lớp 2 nói riêng.Trong quá trình nghiên cứu sẽ không tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong đượcsự góp ý, nhận xét của Hội đồng khoa học, của các đồng nghiệp.11

2Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời vănII. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

giải toán mà học sinh rèn luyện được phong cách của người lao động mới: Làmviệc có ý thức, có kế hoạch, sáng tạo và hăng say, miệt mài trong công việc.Thực tế qua trực tiếp giảng dạy ở khối lớp 2, toi nhận thấyhọc sinh khi giảicác bài toán có lời văn thường rất chậm so với các dạng bài tập khác. Các em2

2

3Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời vănthường lúng túng khi đặt câu lời giải cho phép tính, có nhiều em làm phép tínhchính xác và nhanh chóng nhưng không làm sao tìm được lời giải đúng hoặc đặt lờigiải không phù hợp với đề toán đặt ra. Chính vì thế nhiều khi dạy học sinh đặt câulời giải còn vất vả hơn nhiều so với dạy trẻ thực hiện các phép tính ấy để tìm ra đápsố.Việc đặt lời giải ngay từ lớp 1, 2 sẽ là một khó khăn lớn đối với mỗi giáoviên trực tiếp giảng dạy ở lớp 1, 2 nhất là những tuần đầu dạy toán có lời văn ngayở việc giúp các em đọc đề, tìm hiểu đề…Một số em mới chỉ đọc được đề toán chứchưa hiểu được đề, chưa trả lời các câu hỏi thầy nêu: Bài toán cho biết gì ?…Đếnkhi giải toán thì đặt câu lời giải chưa đúng, chưa hay hoặc không có câu lời giải…Những nguyên nhân trên không thể đổ lỗi về phía học sinh 100% được mà mộtphần lớn đó chính là các phương pháp, cách áp dụng, truyền đạt của những ngườithầy.Đây cũng là lý do mà tôi chọn đề tài này, mong tìm ra những giải pháp nhằmgóp phần nâng cao kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 nói riêng vàtrong môn toán 2 nói chung. Để từ đó, các em có thể thành thạo hơn với những bàitoán có lời văn khó và phức tạp ở các lớp trên.III. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Thực trạng về kĩ năng giải toán có lời văn của học sinh lớp 2.a. Thực trạng chung của nhà trường.* Thuận lợi:–

Nhà trường được sự quan tâm của chính quyền địa phương, của hội phụ huynhhọc sinh.

Ban giám hiệu nhà trường năng nổ nhiệt tình, sáng tạo luôn chỉ đạo sát sao việcdạy học của giáo viên và học sinh.

Đội ngũ giáo viên trong trường luôn nhiệt tình giảng dạy, yêu nghề mến trẻ .

Về học sinh: nhìn chung các em đều ngoan, có ý thức vươn lên trong học tập.

3

3

Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời vănBên cạnh những thuận lợi trên nhà trường còn gặp phải không ít khó khăn.* Khó khăn:

– Là một xã dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông, đời sống kinh tế còn nhiều khókhăn . chính điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập cũng như chấtlượng học tập của các em.– Nhiều gia đình đi làm ăn xa gửi con cho ông bà chăm sóc do ông bà đã già yếunên không quán xuyến được việc học hành của các cháu.– Do tâm lý chung của học sinh tiểu học còn ham chơi nên việc học hành của cácem nếu không có sự giám sát chặt chẽ của gia đình thì khó có hiệu quả cao.– Về cơ sở vật chất của nhà trường: Tuy nhà trường đã có đủ phòng học nhưngthiết bị nhà trường còn có nhiều hạn chế.– Về đội ngũ giáo viên: Nhà trường có đội ngũ giáo viên nhiệt tình giảng dạy songcòn gặp nhiều khó khăn do trình độ giáo viên còn chưa đồng đều.b. Thực trạng của lớp.Năm học 2006-2007 tôi được phân công giảng dạy lớp 2a trường tiểu học….Lớp 2a do tôi chủ nhiệm và giảng dạy có 24 học sinh. Trong đó:–

Con cán bộ công chức: 1 em.

Con gia đình nông nghiệp: 23 em.

Nam: 11 em; nữ: 13 em.

4

4

5Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn+ Thực tế trong một tiết dạy 40 phút, thời gian dạy kiến thức mới mất nhiều –phần bài tập hầu hết là ở cuối bài nên thời gian để luyện nêu đề, nêu câu trả lờikhông được nhiều mà học sinh chỉ thành thạo việc đọc đề toán.2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng ban đầu.Tôi đã khảo sát kĩ năng giải toán của 24 học sinh lớp 2a và thu được kết quảnhư sau:Sĩ sốGiải thành thạoKĩ năng giải chậmChưa nắm được cách giải24 em5 em = 20,8 %7 em = 29,2 %12 em = 50%Từ thực trạng trên, để công việc đạt hiệu quả tốt hơn, giúp các em học sinh cóhứng thú trong học tập, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, tôi đã mạnhdạn cải tiến nội dung, phương pháp trong giảng dạy như sau:

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ* CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1. Họp phụ huynh – Thống nhất biện pháp giáo dục.Chúng ta đều biết học sinh lớp 2 đến trường còn phụ thuộc hoàn toàn vào sựquan tâm, nhắc nhở của cha mẹ và thầy cô. Các em chưa có ý thức tự giác học tập,chính vì vậy giáo dục ý thức tích cực học tập cho các em là một yếu tố không kémphần quan trọng giúp các em học tốt hơn.Trong một lớp học, lực học của các em không đồng đều, ý thức học củanhiều em chưa cao. Để thực hiện tốt cuộc vận động ” Hai không” của ngành giáodục và giúp cho phụ huynh có biện pháp phù hợp trong việc giáo dục con cái, tôi đãmạnh dạn trao đổi với phụ huynh học sinh về chỉ tiêu phấn đấu của lớp và nhữngyêu cầu cần thiết giúp các em học tập như: Mua sắm đầy đủ sách vở, đồ dùng –cách hướng dẫn các em tự học ở nhà, đặc biệt nhất là đối với các ông bố vào buổitối cố gắng bớt đi một chút thời gian chuyện trò với bạn bè, tắt (vặn nhỏ đài, ti vi)dành thời gian nhắc nhở, quan tâm cho các em học tập….Rất mừng là đa số phụ5

5

6

7Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời vănluôn luôn gần gũi, khuyến khích các em giao tiếp, tổ chức các trò chơi học tập,được trao đổi, luyện nói nhiều trong các giờ Tiếng việt giúp các em có vốn từ lưuthông; trong các tiết học các em có thể nhận xét và trả lời tự nhiên, nhanh nhẹn màkhông rụt rè, tự ti. Bên cạnh đó, người giáo viên cần phải chú ý nhiều đến kĩ năngđọc cho học sinh: Đọc nhanh, đúng, tốc độ, ngắt nghỉ đúng chỗ giúp học sinh có kĩnăng nghe, hiểu được những yêu cầu mà các bài tập nêu ra.Tóm lại: Để giúp học sinh giải toán có lời văn thành thạo, tôi luôn luôn chúý rèn luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho các học sinh trong các giờ học TiếngViệt, bởi vì học sinh đọc thông, viết thạo là yếu tố “đòn bẩy” giúp học sinh hiểu rõđề và tìm cách giải toán một cách thành thạo.* Theo chương trình SGK mới đến tuần 23 học sinh lớp 1 mới tập giải toáncó lời văn. Ở lớp 1 yêu cầu học sinh nhìn tranh nêu phép tính, tập nêu tiếp câu hỏiđể hoàn chỉnh đề toán, tập viết câu lời giải ở dạng đơn giản và chưa yêu cầu lời giảihay, chính xác. Trong khi thời gian dành cho cả tiết học là không quá 40 phút, vớinhiều yêu cầu kiến thức khác nhau nên các em chưa được rèn luyện nhiều. Vì vậy,khi lên lớp 2 những tuần đầu khi học đến phần giải toán có lời văn, nhiều em lúngtúng kể cả một số em có lực học khá. Mặc dù giáo viên đã hướng dẫn các em nêuđề toán, tìm hiểu đề và gợi ý nêu miệng lời giải nhưng cách trình bày, sự trau truốtlời giải của các em chưa được thành thạo. Hiểu được những thiếu sót đó của các em, ở những tiết toán có bài toán giải tôi thường dành nhiều thời gian hơn để hướngdẫn kĩ và kết hợp trình bày mẫu nhiều bài giúp các em ghi nhớ và hình thành kĩnăng.Ví dụ: Sau khi đọc đề toán ở trang 11 SGK Toán 2.” Lớp 2A có 18 học sinh đang tập hát, lớp 2B có 21 học sinh đang tập hát.Hỏi cả hai lớp có bao nhiêu học sinh đang tập hát?”.– Học sinh tập nêu bằng lời để tóm tắt bài toán:Lớp 2A có :7

18 học sinh.7

8Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời vănLớp 2B có :21 học sinh.Hỏi có tất cả :

? học sinh.

– Học sinh nêu miệng câu lời giải:Cả hai lớp có tất cả số học sinh đang tập hát là:Học sinh nêu miệng phép tính: 18 + 21 = 39 (bạn)– Tiếp đó, học sinh được làm quen với việc tóm tắt rồi nêu đề toán bằng lờisau đó nêu cách giải rồi tự giải. ở dạng bài này, giáo viên cũng cần cho học sinhluyện nêu miệng đề toán nhiều lần để các em ghi nhớ một bài toán.Ví dụ: Bài tập 2 (trang 25 – SGK toán 2)An có:

11 bưu ảnh.

Bình nhiều hơn An: 3 bưu ảnh.Bình có:

…bưu ảnh.

– Tôi cho học sinh đọc thầm, đọc miệng tóm tắt rồi nêu đề toán bằng lời theoyêu cầu.Học sinh: An có 11 bưu ảnh. Bình có số bưu ảnh nhiều hơn số bưu ảnh của Anlà 3 cái. Hỏi Bình có tất cả có bao nhiêu cái bưu ảnh?Sau đó cho các em luyện cách trả lời miệng:Số bưu ảnh của Bình có là: 11 + 3 = 14 (bưu ảnh)Rồi tự trình bày bài giải:Bài giảiSố bưu ảnh của Bình có là:11 + 3 = 14 (bưu ảnh)Đáp số: 14 bưu ảnh.3. Áp dụng qua các tiết dạy.Khác với lớp 2 chương trình CCGD, chương trình Toán lớp 2 mới thườngđược cho dưới các dạng sau:

8

8

9

10Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời vănVườn nhà Mai có 17 cây cam, vườn nhà Hoa có ít hơn vườn nhà Mai 7 câycam. Hỏi vườn nhà Hoa có mấy cây cam?Để giải được bài toán này, học sinh cần phải tìm được mối liên hệ giữa cái đãcho và cái phải tìm. Hướng dẫn học sinh suy nghĩ giải toán thông qua các câu hỏigợi ý như:+ Bài toán cho biết gì? ( Vườn nhà Mai có 17 cây cam)+ Bài toán còn cho biết gì nữa? (Vườn nhà Hoa có ít hơn vườn nhà Mai 7 cây)+ Bài toán hỏi gì? (Vườn nhà Hoa có bao nhiêu cây cam)+ Muốn biết vườn nhà Hoa có mấy cây cam em làm tính gì? (tính trừ)+ Lấy mấy trừ đi mấy? (17 – 7)+ 17 – 7 bằng bao nhiêu? ( 17 – 7 = 10 )b. Đặt câu lời giải thích hợp.Thực tế giảng dạy cho thấy việc đặt câu lời giải phù hợp là bước vô cùngquan trọng và khó khăn nhất đối với học sinh lớp 2. Chính vì vậy việc hướng dẫnhọc sinh lựa chọn và đặt câu lời giải hay cũng là một khó khăn lớn đối với ngườidạy. Tuỳ từng đối tượng học sinh mà tôi lựa chọn các cách hướng dẫn sau:– Cách 1: (Được áp dụng nhiều nhất và dễ hiểu nhất): Dựa vào câu hỏi củabài toán rồi bỏ bớt từ đầu “hỏi” và từ cuối “mấy” rồi thêm từ “là” để có câu lờigiải: “Vườn nhà Hoa có số cây cam là:”– Cách 2: Nêu miệng câu hỏi: “Vườn nhà Hoa có mấy cây cam?” Để họcsinh trả lời miệng: “Vườn nhà Hoa có số cây cam là:” rồi chèn phép tính vào đểcó cả bước giải (gồm câu hỏi, câu lời giải và phép tính):Vườn nhà Hoa có số cây cam là:17 – 7 = 10 (cây cam)

Đáp số: 10 (cây cam).Tóm lại: Tuỳ từng đối tượng, từng trình độ học sinh mà hướng dẫn các emcách lựa chọn, đặt câu lời giải cho phù hợp.10

10

11

12Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời vănBên cạnh việc hướng dẫn cách trình bày như trên, tôi cũng luôn luôn nhắcnhở, rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết chữ – viết số đúng mẫu – đẹp. Việc kết hợpgiữa chữ viết đẹp và cách trình bày đúng cũng là một yếu tố góp phần tạo nên sựthành công trong vấn đề giải toán có lời văn của các em.Cùng với việc áp dụng các biện pháp ngay từ đầu năm học và áp dụng trựctiếp các biện pháp vào bài dạy đầu tiên về giải toán có lời văn, tôi đã cho học sinhlàm một số dạng bài tập giải toán có lời văn như sau:Ví dụ 1: Nam có 6 lá cờ, Hùng có 9 lá cờ. Hỏi cả hai bạn có bao nhiêulá cờ?Không cần hướng dẫn, học sinh lớp tôi thực hiện được ngay cách làm nhưsau:Tóm tắtNamcó:

Bài giải

6 lá cờ.

Hùng có:

Cả hai bạn có số lá cờ là:

9 lá cờ.

6 + 9 = 15 ( lá cờ)

Cả hai bạn : … lá cờ?

Đáp số: 15 lá cờ.

Ví dụ 2: Hải có 15 hòn bi, Hải cho bạn 6 hòn bi. Hỏi Hải còn lại baonhiêu hòn bi?Học sinh lớp tôi thực hiện như sau:Tóm tắtHải có:

15hòn bi.

Cho bạn:

6 hòn bi.

Bài giảiHải còn lại số hòn bi là:15 – 6 = 9 (hòn bi)

Còn lại: … hòn bi?

12

Đáp số: 9 hòn bi.

12

13Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời vănTiếp tục tiến hành kiểm tra nhiều kĩ năng giải toán của học sinh với nhiềudạng bài khác nhau, tổng hợp kết quả qua chấm chữa bài cho học sinh tôi thu đượckết quả sau:– Số bài giỏi:

8 bài.

– Số bài khá:

9 bài.

– Số bài trung bình:

7 bài.

– Số bài yếu:

Không có.

4. Khích lệ học sinh tạo hứng thú khi học tập.Đặc điểm chung của học sinh tiểu học là thích được khen hơn chê, hạn chế chêcác em trong học tập, rèn luyện . Tuy nhiên, nếu ta không biết kết hợp tâm lý từnghọc sinh mà cứ quá khen sẽ không có tác dụng kích thích. Đối với những em chậmtiến bộ, thường rụt rè, tự ti, vì vậy tôi luôn luôn chú ý nhắc nhở, gọi các em trả lờihoặc lên bảng làm bài. Chỉ cần các em có một “tiến bộ nhỏ” là tôi tuyên dươngngay, để từ đó các em sẽ cố gắng tiến bộ và mạnh dạn, tự tin hơn. Đối với nhữngem học khá, giỏi phải có những biểu hiện vượt bậc, có tiến bộ rõ rệt tôi mớikhen.Chính sự khen, chê đúng lúc, kịp thời và đúng đối tượng học sinh trong lớp đãcó tác dụng khích lệ học sinh trong học tâp.Ngoài ra, việc áp dụng các trò chơi học tập giữa các tiết học cũng là một yếutố không kém phần quan trọng giúp học sinh có niềm hăng say trong học tập, mongmuốn nhanh đến giờ học và tiếp thu kiến thức nhanh hơn, chắc hơn. Vì chúng tađều biết học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp hai nói riêng có trí thông minhkhá nhạy bén, sắc sảo, có óc tưởng tượng phong phú. đó là tiền đề tốt cho việc pháttriển tư duy toán học nhưng các em cũng rất dễ bị phân tán, rối trí nếu bị áp đặt,căng thẳng hay quá tải. Hơn nữa cơ thể của các em còn đang trong thời kì phát triểnhay nói cụ thể hơn là các hệ cơ quan còn chưa hoàn thiện vì thế sức dẻo dai của cơthể còn thấp nên trẻ không thể ngồi lâu trong giờ học cũng như làm một việc gì đó13

13

14Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văntrong một thời gian dài. Vì vậy muốn giờ học có hiệu quả thì đòi hỏi người giáoviên phải đổi mới phương pháp dạy học tức là kiểu dạy học :” Lấy học sinh làmtrung tâm.”, hướng tập trung vào học sinh, trên cơ sở hoạt động của các em. Trongmỗi tiết học, tôi thường dành khoảng 2 – 3 phút để cho các em nghỉ giải lao tại chỗbằng cách chơi các trò chơi học tập vừa giúp các em thoải mái sau giờ học căngthẳng, vừa giúp các em có phản ứng nhanh nhẹn, ghi nhớ một số nội dung bài đãhọc….Tóm lại: Trong quá trình dạy học người giáo viên không chỉ chú ý đến rènluyện kĩ năng, truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải quan tâm chú ý đếnviệc: Khuyến khích học sinh tạo hứng thú trong học tập.

C. KẾT LUẬN1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.

Nhờ áp dụng, kết hợp các biện pháp trên trong giảng dạy mà tôi đã thu đượcnhững kết quả ban đầu trong việc dạy học “Giải toán có lời văn” nói riêng vàtrong chất lượng môn Toán nói chung bởi vì “Giải toán có lời văn” là dạng toán14

14

15Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời vănkhó và mới của chương trình thay sách. Học sinh phải đặt lời giải trước phép tínhvà kết quả của bài toán. Nếu các em nắm chắc được cách giải toán ở lớp hai chắcchắn sau này các emhọc lên các lớp trên sẽ có điều kiện tốt hơn ở dạng toán khóhơn.Trong năm học trước: (2005 – 2006) có những em khi giải toán còn đặt câulời giải như: “Có tất cả bao nhiêu là:” hoặc “Hỏi số gà còn lại là:”…Những lỗi đó đến nay không còn nữa, học sinh lớp tôi không những biết cách đặtcâu lời giải hay, viết phép tính đúng mà còn biết cách trình bày bài giải đúng, đẹp.Năm học 2006 – 2007 này tôi được phân công trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạylớp 2a. Tổng số học sinh của lớp là 24 em. Có 13 em nữ. Các em phân bố rải rác ởcác thôn. Ngay từ đầu năm học mới, sau khi nhận lớp, tôi đã thử nghiệm ngaynhững ý tưởng của mình. Những kết quả mà các em đạt được sau những lần thi donhà trường, Phòng GD, Sở GD ra đề đã cho thấy công sức tôi bỏ ra đã có kết quảnhất định. Năm học 2006 – 2007 lớp 2a do tôi trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy cókết quả như sau: (kết quả tính đến tháng 4).Sĩ số24 em

Giải thành thạo15 em = 62,5 %

Kĩ năng giải chậm9 em = 37,5 %

Chưa nắm được cách giải0 em = 0%

Có được kết quả như vậy một phần nhờ tinh thần học tập tích cực, tự giáccủa học sinh, sự quan tâm nhắc nhở của phụ huynh học sinh, bên cạnh đó là cácbiện pháp giáo dục đúng lúc, kịp thời của giáo viên.Qua kết quả đã đạt được trên, tôi thấy số học sinh yếu đã không còn, số họcsinh khá giỏi tăng. So với năm học trước thì kết quả trên thật là một điều đángmừng. Điều đó cho thấy những cố gắng trong đổi mới phương pháp dạy học của tôiđã có kết quả khả quan. Những thầy cô giáo trường bạn trong lần thanh tra trườngkhi dự giờ lớp tôi cũng đã công nhận lớp học sôi nổi, nắm kiến thức vững chắc. Đóchính là động lực để tôi tiếp tục theo đuổi ý tưởng của mình.15

15

16Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời vănVới kết quả này, chắc chắn khi các em học lên các lớp trên, các em sẽ vẫn tiếptục phát huy hơn nữa với những bài toán có lời văn yêu cầu ở mức độ cao hơn.II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Qua những vướng mắc thực tế, cùng với lòng say mê, nhiệt tình nghiên cứuvà áp dụng thực tế vào lớp học do tôi chủ nhiệm đã giúp tôi hoàn thành ý tưởng củamình. Mỗi lần thực hiện, vận dụng vào thực tế lớp học tôi lại rút ra được một vàikinh nghiệm sau:– Người giáo viên phải thực sự có lòng nhiệt tình, say mê với nghề nghiệp,với lương tâm trách nhiệm của người thầy.– Trong quá trình giảng dạy phải luôn nắm bắt, đúc rút những vướng mắc,khó khăn thực tế ở lớp mình dạy, để từ đó nghiên cứu tìm ra hướng giải quyết tốtnhất.– Mỗi biện pháp giáo dục của giáo viên phải được thực hiện đúng thời điểm,đúng nội dung ở từng bài học.– Không nên quá phụ thuộc vào sách giáo viên, vì sách giáo viên chỉ là tàiliệu hướng dẫn – tham khảo, không thể áp dụng đại trà với mọi đối tượng học sinhtrong lớp được.– Cần quan tâm, động viên, khuyến khích, giúp đỡ các em vượt qua mọikhó khăn để học tập tốt hơn.– Trong quá trình hướng dẫn giải toán có lời văn ( ở lớp 2 ) giáo viên cầnlưu ý hơn nữa tới việc hướng dẫn cho các em cách đặt câu lời giải cho hay, cho xúctích. Vì việc thực hiện phép tính các em đều có thể nêu được ngay sau khi đọc xongđề toán.– Để giúp học sinh có kĩ năng giải toán thành thạo, người giáo viên cần chúý nhiều đến kĩ năng: nghe – đọc – nói – viết trong môn Tiếng việt. Luyện kĩ nănghỏi – đáp giúp các em có vốn từ ngữ lưu thông hơn, giúp các em dễ dàng đặt câu lờigiải cho bài toán.16

16

17Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn– Phải cố gắng khắc phục các sai lầm của các em trong mỗi bài, mỗi phần,mỗi dạng toán, tránh để các sai lầm dồn lại sẽ khó giải quyết.– Điều rất quan trọng nữa là sự mềm mỏng, kiên trì uốn nắn học sinh củagiáo viên trong mọi lúc của giờ học.– Trong từng tiết học, người giáo viên cũng cần tìm ra nhiều biện pháp,nhiều hình thức hoạt động học tập như: Làm việc chung với lớp, làm việc cá nhân,làm việc theo nhóm… và tập trung chú ý tới cả 3 đối tượng để giúp các em học tốthơn.– Người giáo viên cần phải luôn luôn có ý thức học hỏi và trau dồi kiếnthức để đáp ứng với yêu cầu ngày một đổi mới của xã hội. Muốn thế, người giáoviên phải giành nhiều thời gian để nghiên cứu, tự tìm tòi trong các tài liệu có liênquan, tham gia tích cực vào các lớp nghiệp vụ do ngành, trường tổ chức. Điều quantrọng nhất trong dạy học là: Lòng yêu nghề và trình độ chuyên môn của mỗi giáoviên.– Nếu được thực hiện đồng bộ, đúng lúc, kịp thời các biện pháp trên, tôi tinrằng chất lượng môn toán nói chung và phần giải toán có lời văn nói riêng của cácem lớp 2 sẽ có kết quả nhất định và là nền móng vững chắc để các em học tốt hơn ởcác lớp sau.– Với một vài kinh nghiệm này, tôi mong muốn được đóng góp một phhầnnhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học nói chung và với dạng bài “Giải toán cólời văn” trong môn Toán 2 nói riêng.Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của hội đồng khoahọc, của các đồng nghiệp để tôi hoàn thiện mình hơn góp phần nâng cao chất lượngdạy và học.Tháng 4 năm 2007Người viết

17

17

18Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn

18

18