PGS.TS NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG – TS.TRẦN TRUNG NINH
BÀI TẬP CHỌN LỌCHÓA HỌC 10
(Chương trình chuẩn và nâng cao)
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2006LỜI NÓI ĐẦU
Hóa học là một khoa học lý thuyết và thực nghiệm. Hóa học đòi hỏi sự chính xác của toán học đồng thời với sự linh hoạt trong tư duy và óc tưởng tượng phong phú, sinh động và sự khéo léo trong các thao tác thí nghiệm. Chúng tôi giới thiệu cùng bạn đọc quyển “Bài tập chọn lọc Hóa học 10” chương trình chuẩn và nâng cao. Sách gồm các bài tập Hóa học chọn lọc trong chương trình Hóa học 10 có mở rộng và nâng cao, có thể sử dụng để phát triển năng lực tư duy Hóa học cho học sinh lớp 10 và phục vụ ôn tập các kì thi tú tài, thi tuyển sinh đại học, cao đẳng và thi học sinh giỏi. Quyển sách được biên soạn theo chương trình mới của Bộ Giáo dục và đào tạo. Sách được chia thành 7 chương, tương ứng với từng chương của sách giáo khoa Hóa học 10. Mỗi chương bao gồm các nội dung chính sau:Tóm tắt lí thuyết.Bài tập có hướng dẫn.Hướng dẫn giảiBài tập tự luyện Bài tập trắc nghiệmThông tin bổ sung,Sách có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các thầy, cô giáo, cho các em học sinh mong có được một nền tảng vững chắc các kiến thức, tư duy và kĩ năng môn Hóa học lớp 10.Mặc dù chúng tôi đã có nhiều cố gắng, nhưng do trình độ và thời gian biên soạn còn hạn chế nên không tránh khỏi các sai sót. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn mọi ý kiến đóng góp của các bạn đọc, nhất là các thầy, cô giáo và các em học sinh để sách được hoàn chỉnh hơn trong lần tái bản sau.
Các tác giả
Chương 1 NGUYÊN TỬ
A. TÓM TẮT LÍ THUYẾTI. Thành phần nguyên tử
1. Lớp vỏ: Bao gồm các electron mang điện tích âm. – Điện tích: qe = -1,602.10-19C = 1- – Khối lượng: me = 9,1095.10-31 kg 2. Hạt nhân: Bao gồm các proton và các nơtrona. Proton– Điện tích: qp = +1,602.10-19C = 1+ – Khối lượng: mp = 1,6726.10-27 kg ( 1u (đvC)b. Nơtron – Điện tích: qn = 0 – Khối lượng: mn = 1,6748.10-27 kg ( 1u Kết luận:Hạt nhân mang điện dương, còn lớp vỏ mang điện âmTổng số proton = tổng số electron trong nguyên tử Khối lượng của electron rất nhỏ so với proton và nơtronII. Điện tích và số khối hạt nhân1. Điện tích hạt nhânNguyên tử trung hòa điện, cho nên ngoài các electron mang điện âm, nguyên tử còn có hạt nhân mang điện dương. Điện tích hạt nhân là Z+, số đơn vị điện tích hạt nhân là Z. Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số proton = số electron Thí dụ: Nguyên tử có 17 electron thì điện tích hạt nhân là 17+2. Số khối hạt nhân A = Z + NThí dụ: Nguyên tử có natri có 11 electron và 12 nơtron thì số khối là: A = 11 + 12 = 23 (Số khối không có đơn vị)3. Nguyên tố hóa học – Là tập hợp các nguyên tử có cùng số điện tích hạt nhân.– Số hiệu nguyên tử (Z): Z = P = e– Kí hiệu nguyên tử: Trong đó A là số khối nguyên tử, Z là số hiệu nguyên tử.III. Đồng vị, nguyên tử khối trung bình1. Đồng vị– Là tập hợp các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau số nơtron (khác nhau số khối A).– Thí dụ: Nguyên tố cacbon có 3 đồng vị: 2. Nguyên tử khối trung bìnhGọi là nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố. A1, A2 … là nguyên tử khối của các đồng vị có % số nguyên tử lần lượt là a%, b%…Ta có:
IV. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử. Obitan nguyên tử.– Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và không theo một quỹ đạo nào.– Khu vực xung quanh hạt