Top 10 # Xem Nhiều Nhất Soạn Bài Hoán Dụ Lời Giải Hay Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Soạn Bài Hoán Dụ Sbt Ngữ Văn 6 Tập 2

1. Bài tập 1, trang 84, SGK.

2. Bài tập 2, trang 84, SGK.

3. Chỉ ra phép hoán dụ có trong những câu thơ sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì.

– Sống trong cát, chết vùi trong cát

Những trái tim như ngọc sáng ngời.

(Tố Hữu)

– Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương Mồ hôi mà đổ xuống vườn Dâu xanh, lúa tốt vấn vương tơ tằm.

4. Đọc các câu thơ sau và cho biết trong trường hợp nào cụm từ miền Nam được dùng như là một hoán dụ.

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.

(Viễn Phương)

Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thuỷ

Đang xông lên chống Mĩ tuyến đầu.

(Lê Anh Xuân)

5. Tìm ẩn dụ và hoán dụ trong các câu sau :

a) Nhận của quá khứ những con đê vỡ, những nạn đói ta đã làm nên các mùa vàng năm tấn, bảy tấn.

(Chế Lan Viên)

b)

Bóng hồng nhác thấy nẻo xa Xuân lan, thu cúc mặn mà cả hai.

(Nguyễn Du)

Gợi ý làm bài

1. Ví dụ : ở câu 1 có từ làng xóm : chỉ người “nông dân”.

(Hoán dụ này dựa trên quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng.)

2. Để phân biệt hoán dụ với ẩn dụ, cần chú ý đến mối quan hệ giữa sự vật gốc và sự vật mới được gọi tên.

3, 4. Tham khảo cách phân tích sau :

5. Lưu ý, người phụ nữ thời xưa thường mặc váy (áo) màu đỏ (hồng).

chúng tôi

Giải Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6 Bài 24: Hoán Dụ

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 24: Hoán Dụ

Giải bài tập Ngữ văn bài 24: Hoán Dụ

Hoán Dụ I. Kiến thức cơ bản * Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. * Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp là: – Lấy một bộ phận để gọi toàn thể; – Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng; – Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật; – Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. II. Tìm hiểu câu hỏi phần bài học 1. Hoán dụ là gì?

* Trong câu thơ:

Áo nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

2. Các kiểu hoán dụ a) Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

(Hoàng Trung Thông)

Bàn tay là bộ phận của cơ thể con người → để chỉ sức lao động, sức sáng tạo.

Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

+ Một, ba là số lượng cụ thể

+ Mối quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng.

Ngày Huế đổ máu Chú Hà Nội về Tình cờ chú cháu Gặp nhau Hàng Bè.

(Tố Hữu)

+ Đổ máu là hình ảnh nói về sự tàn khốc, dữ dội của chiến tranh.

+ Lấy dấu hiệu của sự vật (đặc điểm, tính chất) để gọi sự vật.

3. Một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo ra phép hoán dụ.

+ Lấy bộ phận để gọi toàn thể:

Một tay gây dựng cơ đồ Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành. Rất đẹp hình ảnh lúc nắng chiều Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo.

(Tố Hữu)

+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật:

Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

(Tố Hữu)

Sen tàn cúc lại nở hoa Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân.

(Nguyễn Du)

III. Hướng dẫn luyện tập. Câu 1. Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau, và cho biết quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì? a) Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể.

(Hồ Chí Minh)

– Làng xóm ta dùng để chỉ cuộc sống của người nông dân, kiểu hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

– Đói rách dùng để chỉ cuộc sống cơ cực vất vả, Nhộn nhịp dùng để chỉ cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Vì lợi ích mười năm phải trồng cây Vì lợi ích trăm năm phải trồng người.

(Hồ Chí Minh)

Lợi ích mười năm, trăm năm dùng theo nghĩa chỉ lượng, kiểu hoán dụ lấy cái cụ thể gọi cái trừu tượng.

Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

(Tố Hữu)

– Áo chàm dùng để chỉ đồng bào miền núi, kiểu hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.

Vì sao? Trái đất nặng ân tình Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh.

(Tố Hữu)

– Trái đất dùng để chỉ nhân loại, kiểu hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

Câu 2. Hoán dụ có gì giống và khác với ẩn dụ? Cho ví dụ minh hoạ.

Cả hai biện pháp đều lấy tên gọi của sự vật hiện tượng này để gọi tên sự vật hiện tượng khác.

+ Khác nhau – Ấn dụ dựa mối quan hệ tương đồng.

– Hoán dụ trên cơ sở mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.

Cầu cong như cái lược ngà Sông dài mái tóc cung nga buông hờ.

Mái tóc có đặc điểm: Mềm mại, thướt tha, vì vậy có thể dùng làm ẩn dụ để nói về dòng sông.

Bóng hồng nhác thấy nẻo xa Xuân Lan, thu cúc, mặn mà cả hai.

(Nguyễn Du)

Câu thơ nói về vẻ đẹp của hai chị em Thuý Kiều. Ngày xưa những phụ nữ khuê các thường hay bận y phục màu hồng. Y phục màu hồng đã trở thành đặc trưng của phụ nữ, tác giả đã dùng bóng hồng để hoán dụ chỉ người con gái.

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 24: Lượm

Theo chúng tôi

Hướng Dẫn Soạn Bài Ẩn Dụ Sgk Ngữ Văn 6 Tập 2

Hướng dẫn Soạn Bài 23 sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập hai. Nội dung bài Soạn bài Ẩn dụ sgk Ngữ văn 6 tập 2 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, tự sự, cảm thụ, phân tích, thuyết minh… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 6 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn lớp 6.

I – Ẩn dụ là gì

Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

1. Trả lời câu hỏi 1 trang 68 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Có thể ví được như vậy bởi tình yêu thương của Bác Hồ dành cho các anh đội viên cũng như tình cảm người cha dành cho các con vậy.

2. Trả lời câu hỏi 2 trang 68 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Cách nói này có gì giống và khác phép so sánh?

Trả lời:

Cách nói trên có điểm giống với phép so sánh nếu chúng ta liên tưởng và viết thành câu: Bác Hồ là người Cha.

Khác phép so sánh là không xuất hiện trên văn bản vế A (vế được so sánh – Bác Hồ) mà chỉ có vế B (vế dùng đế so sánh – Người Cha). Nói cách khác, đây là phép so sánh ngầm.

II – Các kiểu ẩn dụ

Có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp là:

– Ẩn dụ hình thức;

– Ẩn dụ cách thức;

– Ẩn dụ phẩm chất;

– Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

1. Trả lời câu hỏi 1 trang 68 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Về thăm nhà Bác làng Sen,

(Nguyễn Đức Mậu)

– Từ “thắp” chỉ việc dùng lửa châm vào một vật có khả năng bốc cháy.

– Từ “lửa hồng” là hiện tượng sự vật bị cháy.

Có thể ví như vậy vì dựa trên cơ sở mối liên tưởng tương đồng giữa màu đỏ của hoa râm bụt và hình ảnh ngọn lửa. Hình ảnh hoa râm bụt đỏ khẽ đưa trong gió giống như ngọn lửa đang cháy.

2. Trả lời câu hỏi 2 trang 69 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.

(Nguyễn Tuân)

Trả lời:

Kết hợp hai hình ảnh: nắng (nhận biết qua thị giác) và giòn tan (cảm nhận qua thính giác, xúc giác, không nhìn được) tạo nên cụm từ nắng giòn tan mới lạ. Ở đây có sự chuyển đổi cảm giác từ vị giác sang thị giác.

3. Trả lời câu hỏi 3 trang 69 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Từ những ví dụ đã phân tích ở các phần I và II, hãy nêu lên một số kiểu tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng thường được sử dụng để tạo phép ẩn dụ.

Trả lời:

– Ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng (ẩn dụ hình thức).

– Ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về cách thức thực hiện hành động (ẩn dụ cách thức).

– Ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về phẩm chất giữa các sự vật, hiện tượng (ẩn dụ phẩm chất).

– Ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về cảm giác (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác).

Ví dụ: (nắng) giòn tan – (nắng) to, rực rỡ.

III – Luyện tập

1. Trả lời câu hỏi 1 trang 69 sgk Ngữ văn 6 tập 2

So sánh đặc điểm và tác dụng của ba cách diễn đạt sau đây:

– Cách 1:

Bác Hồ mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm

– Cách 2:

Bác Hồ như Người Cha Đốt lửa cho anh nằm

Cách 3:

Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm

(Minh Huệ)

Trả lời:

– Cách 1: Miêu tả trực tiếp về Bác Hồ: Bác Hồ mái tóc bạc – Đốt lửa cho anh nằm.

– Cách 2: Dùng phép so sánh, tác dụng định danh nhân vật: Bác Hồ như Người Cha – Đốt lửa cho anh nằm.

– Cách 3: Dùng phép ẩn dụ, tác dụng hình tượng hóa nhân vật: Người Cha mái tóc bạc/ Đốt lửa cho anh nằm.

Cách diễn đạt có dùng so sánh và ẩn dụ tạo cho câu nói có hình tượng, giàu cảm xúc hơn so với cách nói bình thường và ẩn dụ làm cho câu nói hàm súc cao hơn so sánh.

2. Trả lời câu hỏi 2 trang 70 sgk Ngữ văn 6 tập 2

a) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

(Tục ngữ)

b) Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

(Tục ngữ)

c) Thuyền về có nhớ bến chăng?

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

(Ca dao)

d) Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

(Viễn Phương)

Trả lời:

a) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

– Ăn quả có nét tương đồng với hưởng thụ thành quả

– Trồng cây có nét tương đồng với phẩm chất người lao động

⟹ Câu tục ngữ khuyên chúng ta khi được hưởng thụ thành quả lao động phải nhớ đến công lao người lao động đã vất vả mới tạo được thành quả đó.

b) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

– Mực tương đồng với môi trường xấu, không tốt.

– Đèn mang nét tương đồng với môi trường tốt sáng rạng.

⟹ Ở môi trường tốt dễ thành người tốt, ngược lại môi trường xấu sẽ dễ làm kẻ xấu.

c) Thuyền và bến là hai hình ảnh ẩn dụ.

– Thuyền có nét tương đồng với sự phong lưu, đa tình của các chàng trai.

– Còn bến thường tương đồng với hình ảnh thủy chung son sắt của người con gái.

d) Mặt trời ở dòng thơ thứ hai ( Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ) ẩn dụ cho Bác Hồ. Bởi vì Bác giống như mặt trời tự nhiên, đem lại ánh sáng, nguồn sống cho cả một dân tộc.

3. Trả lời câu hỏi 3 trang 70 sgk Ngữ văn 6 tập 2

a) Buổi sáng, mọi người đổ ra đường. Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt.

(Tô Hoài)

b) Cha lại dắt con đi trên cát mịn

Ánh nắng chảy đầy vai.

(Hoàng Trung Thông)

c) Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

(Trần Đăng Khoa)

d) Em thấy cả trời sao

Xuyên qua từng kẽ lá Em thấy cơn mưa rào Ướt tiếng cười của bố.

(Phan Thế Cải)

Trả lời:

a) Mùi hồi chín chảy qua mặt: Mùi (khứu giác) + chảy (thị giác).

Tác dụng: giúp con người cảm nhận sự vật bằng nhiều giác quan.

b) Ánh nắng chảy đầy vai: Ánh nắng được miêu tả như một thứ “chất lỏng” để có thể “chảy”

Tác dụng: Cách diễn đạt khiến cho hình ảnh ánh nắng trở nên mềm mại, tự nhiên và gần gũi với con người.

c) Tiếng rơi rất mỏng: Tiếng lá rơi (thính giác) → có hình khối cụ thể ( mỏng – xúc giác) và có dáng vẻ ( rơi nghiêng – thị giác)

Tác dụng: khiến người đọc hình dung được tiếng rơi khẽ khàng của chiếc lá, một tiếng rơi được cảm nhận bằng tấm lòng của người yêu cái đẹp.

d) – Trời sao xuyên qua từng kẽ lá.

– Cơn mưa rào ướt tiếng cười của bố.

Tác dụng: Gợi sự liên tưởng thú vị, mới lạ về tiếng cơn mưa rào. Sự hòa quyện, thâm nhập của cơn mưa vào tiếng cười.

4. Câu 4 trang 70 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Chính tả (nghe – viết): Buổi học cuối cùng (từ Tuy nhiên, thầy vẫn đủ can đảm đến lớn lao đến thế).

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”

Ví Dụ Về Mức Hưởng Lương Hưu

Ví dụ 1:

Bà A 53 tuổi, làm việc trong điều kiện bình thường, bị suy giảm khả năng lao động 61%, có 26 năm 4 tháng đóng BHXH, nghỉ hưu tháng 6/2016. Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà A được tính như sau:

– 15 năm đầu được tính bằng 45%;

– Từ năm thứ 16 đến năm thứ 26 là 11 năm, tính thêm: 11 x 3% = 33%;

– 4 tháng được tính là 1/2 năm, tính thêm: 0,5 x 3% = 1,5%

– Tổng các tỷ lệ trên là: 45% + 33% + 1,5% = 79,5% (chỉ tính tối đa bằng 75%);

– Bà A nghỉ hưu trước tuổi 55 theo quy định là 2 năm nên tỷ lệ hưởng lương hưu tính giảm: 2 x 2% = 4%.

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà A là 75% – 4% = 71%. Ngoài ra, do bà A có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng 75% (cao hơn 25 năm) nên còn được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu là: 1,5 năm x 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Ví dụ 2:

Bà K bị suy giảm khả năng lao động 61%, nghỉ việc hưởng lương hưu tháng 1/2019 khi đủ 50 tuổi một tháng, có 28 năm đóng BHXH, tỷ lệ hưởng lương hưu được tính như sau:

– 15 năm đầu được tính bằng 45%;

– Từ năm thứ 16 đến năm thứ 28 là 13 năm, tính thêm: 13 x 2% = 26%;

– Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 26% = 71%;

– Bà K nghỉ hưu khi 50 tuổi một tháng (nghỉ hưu trước tuổi 55 là 4 năm 11 tháng) nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 8% + 1% = 9%;

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà K sẽ là 71% – 9% = 62%.

Ví dụ 3:

Ông G làm việc trong điều kiện bình thường, bị suy giảm khả năng lao động 61%, nghỉ việc hưởng lương hưu năm 2018 khi 56 tuổi 7 tháng, có 29 năm 7 tháng đóng bảo hiểm xã hội, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:

– Số năm đóng bảo hiểm xã hội của ông G là 29 năm 7 tháng, số tháng lẻ là 7 tháng được tính là 1 năm, nên số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu của ông G là 30 năm.

– 16 năm đầu tính bằng 45%;

– Từ năm thứ 17 đến năm thứ 30 là 14 năm, tính thêm: 14 x 2% = 28%;

– Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 28% = 73%.

– Ông G nghỉ hưu khi 56 tuổi 7 tháng (nghỉ hưu trước tuổi 60 theo quy định là 3 năm 5 tháng) nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 6%;

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông G sẽ là 73% – 6% = 67%.