Top 8 # Xem Nhiều Nhất Soạn Bài Sọ Dừa Lời Giải Hay Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Soạn Bài Sọ Dừa (Chi Tiết)

LUYỆN TẬP Các truyện gần giống truyện Sọ Dừa: 1. Lấy vợ Cóc

Ngày xưa, có hai vợ chồng nông dân hiếm hoi, cầu Trời khấn Phật mãi người vợ mới có thai, nhưng đến khi sinh ra, không phải là người mà lại là một con cóc. Con cóc lớn lên, biết nói tiếng người, song hình thù sần sùi, xấu xí, khiến cha mẹ nó lấy làm buồn phiền, thường than thở với nhau: “Vợ chồng mình già cả, hiếm hoi, tưởng sinh được mụn con nối dõi, trông nom đỡ đần mình, ngờ đâu oan gia nghiệp báo lại sinh ra cóc, còn trông non gì nữa”. Cóc nghe thấy thế, khuyên cha mẹ đừng lo. Rồi ngay hôm sau cóc nhảy đi coi ruộng cho cha mẹ, từ khi nó trông nom đồng áng thì chẳng có ai lấy trộm lúa ruộng nhà nó như trước nữa. Một hôm, có mấy thư sinh đi qua ruộng nó, dẫm lên lúa, bỗng nghe có tiếng lanh lảnh như giọng con gái bảo rằng: “Xin các cậu đi cho có ý tứ kẻo làm nát lúa nhà em”. Lũ thư sinh nhìn vào ruộng lúa, chẳng thấy ai, chỉ thấy một con cóc đang ngồi đó. Tiếng nói dịu ngọt làm cho một anh trong bọn đâm ra có cảm tình. Chàng thư sinh này bấy lâu đọc sách đạo thần tiên, tin tưởng có sự mầu nhiệm ở đời, nên về nhà nói với cha mẹ xin hỏi cóc làm vợ.

Ban đầu cha mẹ thư sinh tưởng con mình hóa dại, song anh ta cứ một mực đòi lấy cóc làm vợ cho kì được, nếu không thì thề quyết chẳng lấy ai. Người cha bèn kiếm cớ khước từ, bảo chỉ có một mình anh ta là con trai, cưới cóc về có sinh ra được con cái để nối dòng không? Thư sinh tin là sẽ có sự nhiệm màu xảy đến trong ngày cưới cóc về, Tiên Phật sẽ giúp cho cóc thành người có đức hạnh, nhan sắc hơn đời. Thấy con đó nhất quyết như vậy, cha mẹ anh ta cũng đành phải chiều theo, đem trầu cau đi hỏi cóc. Đến ngày cưới, bên nhà trai mang đủ lễ vật, đồ nữ trang, quần áo cho cô dâu như người thường, chàng rể hi vọng Tiên Phật hóa phép cho cóc thành một cô gái xinh tươi như chàng vẫn mộng tưởng. Cả hai họ cũng trông mong như vậy, nhưng đến khi rước dâu, mọi người phải tức cười và xấu hổ vì đưa đón một con cóc nhảy về nhà chồng. Cha mẹ chồng vừa rầu, phiền cho con trai, vừa chua xót vì con dâu cóc, liền cấp ruộng cho đôi lứa đi ở riêng. Thư sinh cũng buồn lòng, cặm cụi học hành, nghiên cứu các khoa học thần bí, hi vọng gỡ rối cho gia đình, nhất là đối với cha mẹ gia đang khát khao có cháu bế. Cóc thì siêng năng công việc ở nhà, thức khuya dậy sớm khuyên chồng chăm chỉ bút nghiên. Ngày ngày anh ta đi học về thì đã thấy cơm nước sẵn sàng, nhà cửa sạch sẽ ngăn nắp, mới nghĩ bụng rằng trong lúc vắng mình, chắc vợ trút lốt cóc thành người, chứ một con cóc thì làm sao lo việc nội trợ khéo léo được thế kia? Mấy bận anh ta thử rình, ra đi rồi thình lình trở về bất ngờ, hi vọng bắt gặp vợ là một cô gái xinh đẹp, song chỉ thấy một con cóc sần sùi ở nhà. Anh van nài cóc hóa thành người đẹp cho mình được sung sướng, nhưng cóc vẫn thản nhiên không tỏ vẻ gì cả. Một tối, anh cho cóc hay tin mình được điều đi dạy ở trường tỉnh, ngỏ thật rằng mình không thể đưa vợ đi theo nếu vợ vẫn giữ lốt cóc. Từ ngày cưới về anh ta đă chịu biết bao lời chế giiễu của hàng xóm, bè bạn. Hơn nữa, cha mẹ vẫn thúc giục anh lấy thêm vợ khác để có con nối nghiệp tông đường. Cóc lặng yên nghe chồng than thở, khuyên chồng chớ nên quá buồn phiền và xin phép hôm sau về nhà thăm cha mẹ. Sáng ngày, cóc đi theo chồng, được một quãng thì nhảy vào một cái bụi bên đường. Thư sinh dừng bước lại thì thấy ở bụi cây đi ra một cô gái xinh đẹp lạ lùng, quá sức ước mong của anh bấy lâu. Anh sung sướng ngẩn ngơ nhìn người vợ đẹp lại gần, say đắm ngắm nghía vợ từ đầu đến chân rồi thiết tha xin vợ từ đây cứ giữ hình người. Biết là vợ đã trút lốt cóc ra trong bụi, anh ta kiếm cớ đi lùi lại sau rồi chạy lén đến bụi tìm lốt cóc mà giấu vào mình. Đến nhà, cha mẹ thư sinh mừng rỡ thấy con dâu cóc đó hóa ra người xinh đẹp, dịu dàng. Anh chồng hân hoan thừa lúc mọi người không để ý đến, đem lốt da cóc bỏ vào bếp lửa cho tiêu tan. Hai vợ chồng ở lại nhà cha mẹ cả đôi bên luôn mấy ngày, vui vẻ tiệc tùng liên tiếp rồi mới trở về nhà. Trên đường về vợ kiếm cớ vào bụi cây để tìm lại lốt cũ, không thấy, chồng mới cho hay là mình đã lấy đốt đi rồi. Vợ đành phải giữ nguyên hình người để về với chồng. Hai vợ chồng ăn ở với nhau đằm thắm vui vẻ, vợ sinh được nhiều con cái, chồng thi đỗ cao làm nên chức lớn, sống một đời sung sướng.

2. Lấy chồng Dê

Ngày xưa, ở một vùng gần biển, có hai vợ chồng nhà nọ, tóc đã hoa râm mà vẫn hiếm hoi. Hai vợ chồng cầu khấn khắp nơi mong có mụn con khỏi phải hiu quạnh lúc tuổi già. Thế rồi người vợ có mang, chín tháng mười ngày đẻ ra một bọc, khi mở ra thì không phải là người mà là một con dê đực. Chồng bực mình bảo vợ đem ném xuống sông cho khuất mắt, nhưng người vợ không nỡ, khuyên chồng cứ để lại nuôi. Trong lòng phiền não, người chồng phát ốm rồi từ giã cuộc đời. Trái lại, dê thì hay ăn chống lớn, lại biết trông nhà, chăn lợn, giúp đỡ mẹ những việc vặt trong nhà. Vì thế, mẹ Dê cũng phần nào khuây khỏa. Một hôm dê đi chơi đâu về, tới đặt đầu vào lòng mẹ núi:

– Mẹ ạ! Phú ông làng bên có ba cô con gái, mẹ đi dạm cho con một cô!

– Mẹ dê nghe con nói không nhịn được cười, bảo:

– Mày thật là đứa không biết phận mình. Đời nào phú ông lại gả con cho cái thứ dê như mày cơ chứ!

Nhưng Dê một hai bắt mẹ mang trầu cau đến hỏi cho bằng được. Sau cùng, thấy con vật nài hết sức, nên chiều lòng con, mẹ đành đánh bạo đến nhà phú ông. Giáp mặt phú ông, ngần ngại mãi, bà mới dám mở miệng ngỏ lời. Vừa nghe nói, phú ông đó đùng đùng nổi giận, quát mắng om sòm:

– Câm mau cái con mụ này! Đồ láo! Dám vác mặt tới đây hỏi con vàng con ngọc của ta cho con dê của mụ kia à? Muốn tốt thì xéo ngay đi!

Nhưng theo lời con dặn, mẹ dê vẫn cứ nhẫn nhục ngồi lại, một hai nói mãi không thôi. Cuối cùng phú ông bất đắc dĩ bảo:

– Thôi được, ta cũng chiều lòng mụ gọi các con ta ra đây hỏi xem, hễ đứa nào bằng lòng lấy con mụ thì ta sẽ gả.

Nói xong, phù ông cho gọi ba cô con gái đến trước mặt, rồi hỏi ngay con gái đầu lòng:

– Con có muốn về làm dâu nhà mụ này không?

Cô gái nguýt mẹ dê một cái rõ dài rồi hôi hả đi vao, không quên buông một câu nói vội:

– Úi dào, chồng người chả lấy, lại lấy chồng dê!

Phú ông cười ha hả. Lại hỏi đến cô con gái thứ hai:

– Còn em có ngại hắn là dê không nào?

– Thưa cha, con là người không thể lấy được dê.

Đến lượt cô con gái thứ ba, phú ông lại hỏi:

– Còn con nữa, con cũng thế chứ? Nhưng cô thứ ba đó khép nép cúi đầu thưa:

– Cha mẹ đặt đâu con xin ngồi đấy!

Phú ông chưa bao giờ ngạc nhiên đến thế. Nhưng đã trót hứa với mẹ dê, hắn không còn biết nói năng ra sao nữa. Hắn nghĩ: – “Không cần từ chối, ta cứ thách cưới cho rõ nặng, nhất định các vàng cũng không dám “chơi trèo”. Hắn bèn đòi mẹ dê phải đủ sính lễ một trăm trâu bò, một trăm lợn, một mâm vàng, một mâm bạc mới được đón đâu về. Nghe nói, mẹ dê lật đật chạy về kể lại cho con nghe và nói:

– Con ạ! Hãy từ bỏ ý định ngông cuồng đi thôi. Phú ông tuy nói gả nhưng lại thách cao như thế, họa có vua chúa mới biện đủ.

– Đừng lo mẹ ạ – dê trả lời – con sẽ lo được.

Đêm hôm ấy, trong khi mẹ dê ngủ, thì dê bước ra sân trút lốt dê thành một chàng trai trẻ. Khi chàng hô lên: – “Lấy cho ta mọi thứ để làm sánh lễ”, lập tức các gia nô xuất hiện, họ đội đến đủ số vàng bạc và dắt đến đủ số trâu, bò, lợn, rồi biến mất. Chàng trai lại chui trở vào lốt dê, gọi mẹ dậy nhận đủ lễ vật để sửa soạn ngày mai đưa sang cho phú ông.

Ngày rước dâu, dê bon bon đi trước, còn cô gái út phú ông lẽo đẽo theo sau cùng với hai chị. Sau khi vào buồng làm lễ hợp cẩn, cô gái bỗng thấy chồng mình trút lốt dê ra thành một chàng trai tuấn tú thì vừa sợ vừa mừng. Sáng dậy chồng lại chui vào lốt dê như cũ, rồi ra nhà ngoài. Hai người chị vợ cố nén ở lại để xem em mình ăn ở với dê ra làm sao. Nhưng khi gặp người em, họ chả thấy em có vẻ gì là băn khoăn hối hận về việc có chồng là dê cả. Không khỏi lấy làm ngạc nhiên, họ tỉ tê hỏi dò em cho ra sự thực. Vợ dê kể lại cho hai chị biết mọi việc trước sau. Đêm lại, hai chị lén trổ vách buồng của em nhìn vào quả thấy đúng như lời em nói. Họ không ngờ chồng của em lại khôi ngô trẻ đẹp vượt xa bọn con trai trong thiên hạ. Hôm sau hai chị khuyên em phá lốt dê đi để cho chồng không còn biến vào đâu được. Quả nhiên từ đấy dê chấm dứt cuộc đời đội lốt dê. Còn hai người chị thì lại hổì tiếc và ghen tị với số phận may mắn của em. Hơn một năm sau, một hôm chồng trao cho vợ một con dao và một hòn đá lửa, dặn rằng:

– Tôi có một số công việc phải vượt muôn trùng sóng nước, chưa hẹn được ngày về, cũng không thể đem nàng đi được. Nàng ở nhà nhớ đừng đi đâu xa. Hai vật hộ thân này hãy luôn luôn mang bên người đừng quên, có khi dùng được việc.

Rồi một sáng sớm, dê từ biệt mẹ và vợ dong buồm ra khơi. Vợ dê ở nhà thức khuya dậy sớm, hết lòng phụng dưỡng mẹ chồng. Nhớ lời chồng dặn, bao giờ con dao và hòn đá cũng được giắt ở bên lưng. Một ngày kia, hai chị đến nhà rủ em đi trẩy hội. Vợ dê trước chối từ nhưng sau thấy hai chị dỗ mãi, bèn theo họ ra đi. Cả ba người xuống một chiếc thuyền đậu sẵn ở bến. Thuyền băng băng rẽ sóng, chị em cùng nhau vui vẻ chuyện trò. Qua ngày hôm sau, ba chị em lại quây quần ngắm mây trông sóng ở đằng mũi thuyền. Đã lập mưu sẵn, hai chị thừa lúc em vô ý bất thần đẩy em xuống biển. Vợ dê chưa kịp kêu lên thì đó bị sóng khỏa chìm nghỉm. Còn hai chị, thi hành xong kế độc, liền hối hả cho thuyền vào bờ, rồi giả bộ hốt hoảng báo tin rằng em mình không may sẩy chân rơi xuống nước.

Lại nói chuyện vợ dê trong khi đang vùng vẫy cố ngoi lên khỏi mặt nước thì bỗng cò một con cá kình lao tới đớp ngay vào bụng. Sẵn dao bên mình nàng lập tức rút ra đâm chém tứ tung. Cá kình bị thương quẫy rất dữ dội. Nhưng vì bị thủng bụng nên chỉ một lúc sau cá đã tắt thở, nằm phơi bụng nổi lên mặt nước. Chẳng bao lâu sóng biển đánh dạt xác cá vào một hòn đảo. Vợ Dê liền cầm dao rạch luôn bụng cá, chui ra ngoài. Đó là một hòn đảo hoang không có bóng người. Nàng bốn chặt cây dựng lều làm thành một chỗ ở bên bãi biển. Sẩn có đá lửa, nàng đốt củi lên sưởi, và xẻo thịt cá kình nướng ăn. Sau đó lại vào rừng hái trái, đào củ thay cho lương thực. Cứ như thế tất cả những khó khăn trong cuộc sống dần dần nàng đều vượt qua. Một hôm, vợ dê nhìn vọng ra ngoài khơi bỗng thấy xa xa có bóng một cánh buồm trắng. Nàng bốn buộc áo vào một cành cây phất lên làm hiệu. Con thuyền nhận được dấu hiệu của nàng, rẽ sóng tiến vào đảo. Khi thuyền cập bến, nàng sửng sốt thấy người trên thuyền không phải ai xa lạ chính là chồng mình. Đúng là chồng dê sau bao ngày vượt biển đang trên đường trở về quê hương, thấy dấu hiệu cầu cứu nên ghé vào đảo. Hai vợ chồng ôm nhau mừng mừng tủi tủi. Chỉ một lát sau, dê đó nghe hết đầu đuôi câu chuyện. Khi thuyền về đến nhà, dê giấu vợ không cho ai biết, rồi sai người dọn một bữa cỗ linh đình nói là để cúng vợ. Chàng cho mời làng nước và bà con họ hàng, cả gia đình nhà vợ tới dự. Hai người chị nghe tin Dê đã về thì mừng khấn khởi, vội đến ngay. Cả hai làm bộ khóc lóc thảm thiết trong khi bịa ra câu chuyện cái chết thảm thiết của cô em xấu số. Sau đó chúng mấy lần liếc mắt đưa tình để cám dỗ người em rể tuấn tú mà chúng vẫn ao ước được chung tình. Dê vẫn thủng thỉnh đi từ bàn nọ sang bàn kia, mời mọi người ăn uống no say. Đoạn dê khoan thai bảo hai chị:

– Em xin vào nhà gọi người ra hầu hai chị!

Dê vén màn cho vợ từ trong buồng bước ra. Nàng tươi cười chào hỏi hai chị và mọi người, làm cho ai nấy đều sửng sốt. Hai người chị vừa thẹn vừa sợ, nhân lúc mọi người không chú ý, len lén bước ra khỏi cổng. Nhưng chúng đi chưa được một quãng đường đã bị thần sét nhảy xuống đánh chết. Từ đấy hai vợ chồng dê ăn ở với nhau sung sướng trọn đời.

Bài Văn Tả Cây Dừa Lớp 7 Chi Tiết Hay Nhất

Hướng dẫn miêu tả cây dừa lớp 7 hay và đầy đủ nhất các bạn có thể tham khảo. “Kìa vườn dừa cây cao cây thấp Gió quặt quà cành lá xác xơ Thương anh em vẫn đợi chờ” Không biết tự bao giờ, cây dừa đã đi vào thơ ca rất đỗi thân thuộc, gần gũi và trừu mến đến thế.

BÀI VĂN MẪU SỐ 1 TẢ CÂY DỪA LỚP 7

Em sinh ra và lớn lên ở một vùng quê thanh bình yên ả. Bởi thế mà em gắn bó sâu sắc với con người và cảnh sắc thiên nhiên nơi đây. Mỗi mái đình rêu phong cổ kính, những cánh đồng thơm bát ngát, những bến nước con đò… đã trở thành một phần trong tâm hồn. Và hình ảnh cây dừa cũng rất gắn bó trong em, là loài cây khiến người ta mỗi khi đi xa lại không thôi nhớ về.

Hai bên đường làng em trồng những hàng dừa từ rất lâu. Những cây dừa đứng đó, sừng sững mấy chục năm để che mưa che nắng, để gắn bó với cuộc sống sinh hoạt của biết bao nhiêu thế hệ. Ông nội em kể rằng hai hàng dừa đã được trồng hơn năm chục năm, từ những ngày kháng chiến chống Mĩ. Giờ đây cây đã cao khoảng 15m, nhìn từ xa như một chiếc ô khổng lồ.

Rễ cây đâm sâu xuống lòng đất mẹ để nuôi cây, những chiếc rễ to, tròn, ngoằn nghèo như những con trăn khổng lồ bò dưới đất. Thân cây thẳng tắp, cao vút và đâm thẳng lên trời xanh. Thân dừa hình tròn, đã to bằng một vòng tay ôm của em. Nó khoác lên mình tấm áo xù xì màu nâu thẫm nhưng bên trong là những dòng nhựa sống đang ngày đêm nuôi cây. Trên thân dừa có chia thành những khoanh tròn nối tiếp nhau, càng lên cao những vòng khoanh lại càng gần nhau hơn. Phía ngọn dừa mọc thành một vòng tròn xoe như những cánh tay dang rộng để đón nắng đón gió. Có tàu dừa lớn, dài đến cuống. Mỗi lá đều có nhiều khía, tách thành những tàu nhỏ. Lá dừa thuôn dài, đầu nhọn và có màu xanh lá khá đậm.

Từ các nách bẹ, những chùm quả mập mạp màu trắng sữa chìa ra, dần biến thành những chùm quả. Ban đầu quả dừa chỉ bé bằng nắm tay rồi dần dần theo thời gian mà lớn lên trông thấy Quả dừa không mọc riêng kẻ mà kết thành từng chùm trông rất thích mắt. Mỗi chùm có từ năm đến 7 quả, tròm xoa và như những hồ lô xanh bóng. Trong xa từng chùm quả như những đàn lợn con bụ bẫm đang ngoan ngoãn nằm bên mẹ. Hàng dừa được trồng ở đây từ rất lâu và thu hút biết bao ong bướm, chim chóc thi nhau ríu rít tromg vòm cây. Một cơn gió nhẹ lướt qua, những chiếc tàu dừa cọ vào nhau như đang xào xạc điều chi.

Trái dừa luôn được coi là phần giá trị nhất trên cây dừa. Trái dừa non được cắt ra lấy nước uống, là loại nước giải khát thơm ngon. Ngoài ra nước dừa dùng để kho cá, kho thịt, thắng nước màu. Phần cùi dừa dùng để làm mứt, cơm dừa dày được xay nhuyễn, vắt nước cốt làm kẹo dừa, nấu dầu dừa, làm xà phòng. Bã dừa dùng làm bánh dầu, để bón phân hoặc làm thức ăn cho gia súc. Phần vỏ cứng của trái dừa được sử dụng làm than hoạt tính, chất đốt hoặc làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây. Xơ dừa được đánh tơi ra dùng làm thảm, làm nệm, làm dép đặc trị cho những người bệnh thấp khớp hoặc bện làm dây thừng, lưới bọc các bờ kè chống sạt lở ven sông. Lá dừa có thể dùng để lợp nhà, làm phên liếp, chằm nón, mà còn là chất đốt thường dùng để đun nấu phổ biến ở thôn quê, lá dừa khô bó lại làm đuốc để đi trong đêm tối trời.

Dừa không phải chỉ để ăn quả mà các bộ phận của nó được dùng vào rất nhiều việc. Nhiều người đã dùng thân dừa để bắc ngang con mương nhỏ làm cầu. Do thân dừa rất chắc nên người ta đã dùng nó làm cột, làm kèo xây nhà, hoặc sáng tạo ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác hoặc làm chén đũa…Bông dừa tươi được dùng làm vật trang trí rất đẹp mắt. Đọt dừa non có thể làm gỏi, lăn bột, xào.. rất thích hợp với người ăn chay. Có một món ăn đặc biệt mà nhiều người không biết đó là con sâu sống trên cây dừa còn gọi là đuông dừa. Do ăn đọt dừa non nên đuông dừa béo múp míp nên được chế biến thành nhiều món ăn khoái khẩu và bổ dưỡng.

Tương lai, cuộc sống ngày một hiện đại hơn nhưng những giá trị vẫn không bao giờ thay đổi. Cũng như vậy, cây dừa sẽ mãi gắn bó với người dân như những hạt phù sa mãi mãi gắn liền với các con sông để ngày bồi đắp cho mảnh đất quê hương thêm màu mỡ.

BÀI VIẾT MẪU SỐ 2 TẢ CÂY DỪA LỚP 7 CHI TIẾT HAY

“Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu

Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng”

Đến với những câu thơ, ta bắt gặp bóng dáng xanh tươi của cây dừa miền biển. Cây dừa từ xưa tới nay luôn là loại cây quen thuộc với bất kì ai, nó đã trở thành người bạn tâm tình của mỗi con người. Đến với vùng quê cát trắng nắng vàng, ta rung động trước những hàng dừa xanh trải tít tắp đến tận chân trời.

Nhìn từ xa, cây dừa đứng sừng sững hiên ngang như một dũng sĩ khổng lồ đang canh giữ cho giấc ngủ của những cư dân miền biển. Gốc dừa bám chắc vào lớp đất cát mềm phía bên dưới, chúng cắm sâu vào đất, hút những chất dinh dưỡng nằm sâu trong lòng đất mẹ. Thân cây cao vút, không thẳng đứng mà lại nghiêng nghiêng một cách đầy duyên dáng. Trông cây có một vẻ gì đó dịu dàng, mềm mại như một người con gái đẹp đang e lệ trước ánh nắng hồng ban mai. Thân cây chia thành từng khấc nhỏ, xù xì và bạc phếch như in dấu hết thảy những vết tích của thời gian. Những lớp vỏ đang dần dần bong ra thành từng lớp, thân cây thô ráp nhưng lại ánh lên một vẻ đẹp gì đó mộc mạc và giản dị lạ thường. Đúng là chỉ có đến gần chúng, ngắm nhìn cây dừa trong không gian bao la của biển cả, mới thấy được hết thảy vẻ đẹp vừa gần gũi vừa thân thương của cây dừa. Hướng ánh mắt lên cao ta mới bắt gặp những tàu dừa lá xanh mươn mướt như vừa được gột rửa sau một cơn mưa. Lá dừa to bản, nom giống hệt như những chiếc lược khổng lồ đang chải vào mái tóc là những đám mây trắng đang bồng bềnh trôi trên nền trời cao rộng. Những chiếc lá non còn đang e ấp trong những bẹ lá đã tỏa ra một sức sống gì đó mãnh liệt lạ thường, chúng khoác lên mình một bộ cánh xanh mơn mởn khiến ai nhìn vào cũng phải mê.

Đặc biệt nhất có lẽ là những quả dừa nước. Từ dưới nhìn lên, nom chúng như một đàn lợn con đang quay quần bên bầu vú của mẹ. Quả dừa tròn như quả bóng, da xanh bóng và nhẵn nhụi nom tuyệt đẹp. Người ta nói dừa là đặc sản của những vùng quê miền biển. Đến với trời xanh cát vàng mây trắng, ngồi trên bờ biển mà nhâm nhi một trái dừa ngọt lành thì không gì thú vị bằng. Nước dừa béo béo, ngọt ngọt, lại mát lành dễ làm xiêu long bất kì vị thực khách khó tính nào. Hãy tưởng tượng bạn đang ở giữa một mùa hè nắng nóng đổ lừa, chỉ cần trên tay bạn có một cốc nước dừa pha sẵn đá thôi thì tất cả những gì nóng nực đều tan biết ngay trong vòng một nốt nhạc. Quả dừa có rất nhiều công dụng: nước dừa làm đồ giải khát, cùi dừa làm thành thứ kẹo đặc sản ngon lành, lại có thể ép ra lấy dầu hay cho vào những món xôi tạo nên một hương vị ngon khó cưỡng.

Cây dừa đã gắn bó với những cư dân vùng muối mặn hàng ngàn đời nay. Người ta dùng tàu dừa phơi khô để lợp mái, lợp nhà có tác dụng che mưa, che nắng rất tốt. Ta bắt gặp đồ thủ công mĩ nghệ làm bằng gỗ dừa, những chiếc nệm xơ dừa đã góp phần đưa sản phẩm của Việt Nam vươn ra thế giới. Mỗi khi ta đến với một vùng quê biển, điều đầu tiên khiến ta nhận ra chính là hàng dừa xanh mướt đang chạy dài theo mỗi con đường chúng ta đi. Cây dừa đã trở thành người bạn thân thiết và gắn bó với người dân ta hàng ngàn đời nay.

Cây dừa – loài cây của sức sống, của con người xứ biển. Nghĩ về cây dừa là ta biết đến đức tính của người dân quê vừa mộc mạc, giản dị nhưng cùng đầy kiên cường và mạnh mẽ. Có lẽ nó đã trở thành biểu tượng của quê hương xứ biển, là kỉ niệm tuyệt đẹp của mỗi người dân khi nhớ về một vùng quê của cát và gió.

Soạn Bài Tập Đọc: Cây Dừa Trang 88 Sgk Tiếng Việt 2 Tập 2

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Các bộ phận của cây dừa (lá, ngọn, thân, quả) được so sánh với những gì ? Phương pháp giải:

Em hãy đọc 4 câu thơ đầu và chỉ ra đặc điểm của mỗi bộ phân của cây dừa.

Lời giải chi tiết:

Các bộ phận của cây được so sánh như sau :

– Lá dừa : như cánh tay dang ra đón gió, như chiếc lược chải vào mấy xanh.

– Ngọn dừa : như người gật đầu gọi trăng.

– Thân dừa : bạc phếch, đứng canh trời đất.

– Quả dừa : giống như đàn lợn con, như hũ rượu.

Câu 2 Cây dừa gắn bó với thiên nhiên (gió, trăng, mây, nắng, đàn cò) như thế nào? Phương pháp giải:

Em hãy tìm những câu nhắc tới gió, trăng, mây, nắng, đàn cò, từ đó chỉ ra sự gắn bó của dừa với chúng.

Lời giải chi tiết:

Cây dừa gắn bó với thiên nhiên như sau :

– Với gió : dang tay đón gió, gọi gió cùng múa reo.

– Với trăng : gật đầu gọi trăng.

– Với mây : là chiếc lược chải vào mây xanh.

– Với nắng : làm dịu nắng trưa.

– Với đàn cò : hát rì rào cho đàn có đánh nhịp bay vào bay ra.

Câu 3 Em thích những câu thơ nào ? Vì sao ? Phương pháp giải:

Em hãy chọn câu thơ mình thích và nói rõ lí do.

Lời giải chi tiết: Ví dụ:

Em thích câu thơ :

Đêm hè hoa nở cùng sao Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh.

Câu thơ so sánh tàu dừa giống như chiếc lược, ngước mắt lên ta thấy chiếc lược đó đang chải vào tóc mây bồng bềnh, trông thật đẹp.

Nội dung

Bài thơ miêu tả cây dừa giống như con người luôn gắn bó với đất trời và thiên nhiên.

Bài đọc Cây dừa

Cây dừa xanh toả nhiều tàu,

Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng.

Thân dừa bạc phếch tháng năm,

Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao.

Đêm hè hoa nở cùng sao,

Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh.

Ai mang nước ngọt, nước lành,

Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.

Tiếng dừa làm dịu nắng trưa,

Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo.

Trời trong đầy tiếng rì rào,

Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra.

Đứng canh trời đất bao la,

Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

TRẦN ĐĂNG KHOA

– Tỏa : từ một điểm chia ra các phía.

– Tàu (lá) : lá to, có cuống dài.

– Canh : trông giữ, bảo vệ.

– Đủng đỉnh : chậm rãi, tỏ ra không vội vã.

chúng tôi

Tả Cây Dừa Nơi Vườn Quê

Hè nào, em cũng về quê thăm bà ngoại. Vườn nhà ngoại trồng rất nhiều cây nào là chuối, xoài, dừa mận…Mỗi cây đều cho quả ngon,ngọt riêng biệt. Nhưng em vẫn thích nhất là cây dừa.

Nhìn từ xa, cây dừa như một chiếc xanh mát rượi, khổng lồ. Thân cây to như cột nhà,cao hơn nóc nhà một chút, màu nâu. Vỏ của nó nham nhám, sần sùi, nứt nẻ, có chỗ lõm vào có nơi lồi ra. Các tàu lá xòe ra trông như chiếc quạt che khuất một khoảng sân. Lá dừa còn tươi thì xanh mát, lá già thì ngả sang màu vàng khô héo. Quả của cây màu xanh nhạt, trái dừa to gần bằng quả bóng. Nước dừa trong vắt, uống vào có cảm giác mát rượi cả người. Cơm dừa trắng, béo ngậy. Người ta thường làm mứt dừa ăn vào dịp Tết… Nhờ có cây dừa trước sân mà nhà bà ngoại trở nên mát hơn. Mỗi buổi chiều, em thường ngồi dưới gốc cây để đọc sách, gió thổi tàu dừa phe phẩy, lao xao thật thú vị. Quả thật cây dừa không những cho trái ngon quả ngọt mà còn làm đẹp hình ảnh quê hương.

Em rất thích cây dừa này vì cây dừa cho em nhớ đến những kỉ niệm thời thơ ấu.

Tả cây dừa nơi vườn quê – Bài số 2

Cứ mỗi lần về quê ngoại chơi, em rất thích ngồi dưới những gốc dừa ở ngoài vườn để hóng mát. Cơn gió thoảng qua, từng tàu lá xào xạc nghe rất vui tai.

Thoạt nhìn cây dừa như một cái ô khổng lồ vươn thẳng lên trời, phủ bóng mát cả một góc vườn. Gốc dừa lớn, tua tủa chùm rễ ăn sâu, bám chắc xuống đất. Thân dừa cao, xốp màu nâu xám có những khoanh tròn nối nhau. Trên ngọn, lá mọc thành vòng tròn xoe đều. Có tàu dừa lớn, dài đến cuống. Mỗi lá có nhiều khía, tách lá làm nhiều mảnh nhỏ. Từ các nách bẹ, từng chùm quả mập mạp màu trắng sữa chìa ra, dần dần biến thành quả. Lúc đầu màu trắng đục như sữa bò, dần dần lớn lên xanh dần. Khi lớn bằng trái bưởi, mỗi cuống quả dừa có một cái râu dài. Trái dừa tròn, phía dưới đuôi hơi thon lại. Ngoài cùng là lớp xơ bao bọc đến lớp gáo mỏng, cứng. Lúc hái xuống, dừa không có hương vị, nhưng khi bổ ra để lộ lớp cơm trắng tinh, béo ngậy. Trong cùng là nước dừa ngọt mát, trong lành.

Em nghĩ, cây dừa thật có ích cho con người. Mọi thứ từ cây dừa sinh ra đều dùng được. Nước dừa uống, cơm trái dừa dùng để ăn, ép dầu, làm kẹo, cung cấp cho công nghiệp chế biến thực phẩm… Lá dừa vừa che bóng mát, vừa dùng cọng để đan thành những chiếc giỏ đựng hoa thật xinh xắn.

Tả cây dừa nơi vườn quê – Bài số 3

Em sinh ra và lớn lên ở tỉnh Bến Tre. Quê hương em rừng dừa bạt ngàn. Nhà nội em có một vườn dừa rất rộng. Cây nào cũng sai quả. Trong vườn dừa đó, em thích nhất cây dừa cao nội trồng ở gần nhà.

Nội em đã trồng cây dừa đó được tám năm. Hiện nay, cây đã cao hơn năm mét. Thân dừa to bằng một vòng tay của em. Trên thân có những đốt như hổ vằn màu nâu sậm. Cây dừa có rất nhiều tàu. Lá dừa màu xanh. Khi khô, lá có màu hơi nâu. Cây có tới năm buồng. Mỗi buồng có đến chục trái. Nội đã già nên không tự mình trèo cây hái dừa. Nội phải thuê người hái. Trái dừa hái xuống, nội dòng dây thả xuống giếng sâu. Khoảng nửa tiếng sau, nội kéo lên, chặt dừa lây nước uống. Nước dừa vừa ngọt vừa mát lạnh, uống một li nước dừa, em thấy thật khoan khoái, dễ chịu. Khi tàu dừa khô rụng xuống, nội em vót lấy những chiếc xương lá dừa làm chổi quét sân, quét ngõ. Phần còn lại của tàu dừa, má em dùng để đun bếp.

Em được biết ngoài việc dừa cho nước uống vừa bổ vừa ngon, cho củi đun, thân dừa còn có thể dùng làm cầu bắc qua những con kênh chằng chịt, làm cột nhà. Gáo dừa có thể lăm đồ mĩ nghệ… Em yêu vườn dừa của nội. Lớn lên, em sẽ thay nội trồng thêm thật nhiều dừa để gia đình tăng thêm thu nhập và để quê hương ngày càng được phủ thêm màu xanh của cây trái.

Tả cây dừa nơi vườn quê – Bài số 4

Vườn nhà em trồng rất nhiều cây ăn quả. Trong số những loại cây đó, cây dừa đã gắn bó và chứng kiến nhiều kỷ niệm tuổi thơ của em nhất.

Mùa hè đến cũng là lúc dừa đã già. Mẹ thường hái xuống để bổ lấy nước cho cả nhà uống. Dưới cái nắng chói chang của mùa hè, được uống một cốc nước dừa thì thật là thích. Từng giọt nước dừa trong vắt, hương thơm man mát và ngọt dịu. Em rất yêu quý cây dừa nhà em.

Vũ Hường tổng hợp