Top 12 # Xem Nhiều Nhất Soạn Lịch Sử 6 Lời Giải Hay Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Trả Lời Câu Hỏi Lịch Sử 6 Bài 21

Bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542 – 602)

(trang 58 sgk Lịch Sử 6): – Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của nhà Lương đối với Giao Châu?

Trả lời:

Chính sách cai trị của nhà Lương đối với Giao Châu vô cùng tàn bạo, lòng dân oán hận. Đây là nguyên nhân dẫn tới các cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống lại ách đô hộ của nhà Lương.

(trang 59 sgk Lịch Sử 6): – Vì sao hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lý Bí?

Trả lời:

Hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứng khởi nghĩa Lý Bí vì : tất cả đều căm ghét chính sách cai trị tàn bạo của bọn đô hộ, khi có cơ hội là nổi dậy chống lại.

(trang 60 sgk Lịch Sử 6): – Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của quân khởi nghĩa?

Trả lời:

Tinh thần chiến đấu của quân khởi nghĩa : kiên cường, bất khuất, chiến đấu dũng cảm vì độc lập dân tộc….

(trang 60 sgk Lịch Sử 6): – Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày những diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Lý Bí.

Trả lời:

– Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về tụ nghĩa… Chưa đầy 3 tháng sau, nghĩa quân dã đánh chiếm được hầu hết các quận huyện. Tiêu Tư phải bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc.

– Cuộc tấn công đàn áp của nhà Lương:

+ Lần thứ nhất: Tháng 4 năm 542, Lý Bí chủ động kéo quân lên phía Bắc và đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu.

+ Lần thứ hai: Đầu năm 543, Lý Bí chủ động đón đánh ở Hợp Phố, quân giặc bị đánh tan.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

khoi-nghia-li-bi-nuoc-van-xuan.jsp

Trả Lời Câu Hỏi Lịch Sử 7 Bài 6

Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

(trang 18 sgk Lịch Sử 7): – Em hãy cho biết điều kiện tự nhiên có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Á ?

Trả lời:

– Thuận lợi:

+ Khí hậu nhiệt đới gió mù nóng ẩm, mưa nhiều thích hợp cho sự phát triển trồng trọt, đặc biệt là lúa nước.

+ Đất phù sa màu mỡ ven các sông lớn tạo điều kiện cho nền nông nghiệp phát triển.

– Khó khăn:

+ Địa hình phân tán nhiều tầng, bán đảo nhỏ.

+ Thường xuyên xảy ra hạn hán, lũ lụt, thiên tai… gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

(trang 20 sgk Lịch Sử 7): – Hãy lập niên biểu các giai đoạn lịch sử lớn của Cam-pu-chia đến giữa thế kỉ XIX.

Trả lời:

Thời gian

Các giai đoạn lịch sử lớn

Thế kỉ VI – Thế kỉ IX

Người Khơ – me xây dựng vương quốc riêng gọi là Chân Lạp.

Từ thế kỉ IX (năm 820) đến thế kỉ XV

Thời kì phát triển của vương quốc Cam-pu-chia, còn gọi là thời kì Ăng-co.

Thế kỉ XV – 1863

Cam-pu-chia bước vào thời kì suy thoái.

Năm 1863

Thực dân Pháp xâm lược Cam-pu-chia.

(trang 21 sgk Lịch Sử 7): – Hãy lập niên biểu các giai đoạn phát triển chính của lịch sử Lào đến giữa thế kỉ XIX.

Trả lời:

Thời gian

Các giai đoạn phát triển chính

Thời tiền sử

Chủ nhân là người Lào Thơng.

Thế kỉ XIII

Một bộ phận người Thái di cư đến đất Lào gọi là người Lào Lùm.

Năm 1353

Tộc trưởng Pha Ngừm tập hợp và thống nhất cá bộ lạc, lập ra nước Lan Xang.

Thế kỉ XV – XVII

Giai đoạn thịnh vượng của Lan Xang.

Thế kỉ XVIII

Lan Xang suy yếu, bị Xiêm xâm chiếm.

Cuối thế kỉ XIX

Thực dân Pháp xâm lược và biến Lào thành thuộc địa.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

cac-quoc-gia-phong-kien-dong-nam-a.jsp

Giải Vbt Lịch Sử Lớp 6

Các quốc gia cổ đại phương Tây

Giải VBT Lịch sử lớp 6 – Bài 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây là tài liệu học tốt môn Lịch sử lớp 6 hay dành cho quý thầy cô và các em tham khảo, nhằm ôn tập và củng cố kiến thức Lịch sử 6 đã được học, từ đó đạt kết quả cao trong học tập và kiểm tra.

Giải VBT Lịch sử lớp 6 – Bài 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây

Bài 1 trang 15 VBT Lịch Sử 6:

a) Dùng bút chì sáp màu đánh dấu vào lược đồ (Hình 8) vị trí các quốc gia cổ đại phương Tây.

b) Hãy quan sát vị trí các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây (lược đồ hình 7, 8) và dựa vào kiến thức đã học, rút ra nhận xét về sự khác biệt cơ bản của những điều kiện tự nhiên (đất đai, sông ngòi, biển cả…) ở các quốc gia này.

Lời giải:

Màu đỏ: Rô – ma

Màu xanh: Hi Lạp

b) Sự khác biệt cơ bản về điều kiện tự nhiên giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây cổ đại là:

– Các quốc gia phương Đông cổ đại hình thành trên lưu vực các con sông lớn nên đất đai phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

– Các quốc gia phương Tây cổ đại hình thành trên các bán đảo, đất đai không thuận lợi cho việc trồng lúa nhưng lại hợp để trồng các cây lâu năm như nho, ô liu; có các điều kiện thuận lợi để phát triển ngoại thương.

Bài 2 trang 16 VBT Lịch Sử 6:

Hãy liệt kê các tầng lớp, giai cấp của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.

a) Xã hội phương Đông gồm các tầng lớp, giai cấp

b) Xã hội phương Tây gồm các tầng lớp, giai cấp

c) Em thử nêu nhận xét của em về sự khác nhau cơ bản của xã hội phương Đông và phương Tây cổ đại.

Lời giải:

a) Xã hội phương Đông gồm các tầng lớp, giai cấp: Quý tộc, nông dân, nô lệ.

b) Xã hội phương Tây gồm các tầng lớp, giai cấp: Chủ nô, nô lệ.

c) Trong xã hội phương Đông cổ đại nông dân là lực lượng đông đảo nhất và là lực lượng sản xuất chính của xã hội.

Trong xã hội phương Tây cổ đại thì nô lệ là lực lượng đông đảo và là lao động chính của xã hội.

Bài 3 trang 16 VBT Lịch Sử 6:

Hãy đánh dấu X vào ô trống đầu câu trả lời đúng.

Ở Hi Lạp và Rô – ma, nô lệ là lực lượng lao động chính làm ra đủ mọi sản phẩm từ thóc, gạo, thịt, sữa, giày, dép, áo, quần đến thành quách, cung điện… để nuôi sống và cung ứng cho toàn xã hội. Họ được hưởng những quyền lợi:

[ ] Được xã hội trân trọng và tôn vinh.

[ ] Được tham gia quản lí xã hội.

[ ] Được học hành và hưởng các quyền lợi khác.

[ ] Không được hưởng quyền lợi gì lại còn bị ngược đãi hành hạ.

Lời giải:

[X] Không được hưởng quyền lợi gì lại còn bị ngược đãi hành hạ.

Vbt Lịch Sử 6 Bài 1: Sơ Lược Về Môn Lịch Sử

VBT Lịch Sử 6 Bài 1: Sơ lược về môn lịch sử

Bài 1 trang 7 VBT Lịch sử 6: a) Ở lớp 5, học môn Lịch sử và Địa lí, phần Lịch sử em đã biết được các câu chuyện lịch sử của đất nước ta ở những thời kì nào?

b) Câu chuyện Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước kể về ai? Thuộc thời kì nào?

c) Giả sử nếu yêu cầu sắp xếp các giai đoạn lịch sử: Kháng chiến chống Mĩ và xây dựng đất nước, chín năm kháng chiến chống Pháp, xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước, em hãy sắp xếp các giai đoạn lịch sử ấy theo thứ tự (trước sau) và ghi mốc thời gian.

Trả lời:

a) Phần lịch sử lớp 5 chúng ta đã biết câu chuyện lịch sử đất nước thời kì đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ, kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược và thời kì nước ta xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa.

b) Câu chuyện Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước kể về Bác Hồ (lúc bấy là Văn Ba), thuộc thời kì đầu tranh chống thực dân Pháp.

c) – Chín năm kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)

– Kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược (1954 – 1975)

– Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước (1975 – nay)

Bài 2 trang 7 VBT Lịch sử 6: Em hãy đánh dấu X vào ô trống đầu câu (ý) mà em cho là đúng.

[ ] Là một công dân của đất nước cần phải hiểu biết lịch sử của dân tộc mình.

[ ] Học lịch sử giúp ta hiểu được cội nguồn của dân tộc, biết được công lao, sự hi sinh to lớn của tổ tiên trong quá trình dựng nước và giữ nước.

[ ] Nhờ có học lịch sử mà chúng ta thêm quý trọng, có ý thức giữ gìn những gì tổ tiên ta để lại. Ta có thêm bài học kinh nghiệm để xây dựng hiện tại và tương lai tốt đẹp hơn.

[ ] Lịch sử là chuyện xa xưa chẳng cần phải biết, có biết cũng chẳng làm được gì vì nó đã đi qua.

Trả lời:

[X] Là một công dân của đất nước cần phải hiểu biết lịch sử của dân tộc mình.

[X] Học lịch sử giúp ta hiểu được cội nguồn của dân tộc, biết được công lao, sự hi sinh to lớn của tổ tiên trong quá trình dựng nước và giữ nước.

[X] Nhờ có học lịch sử mà chúng ta thêm quý trọng, có ý thức giữ gìn những gì tổ tiên ta để lại. Ta có thêm bài học kinh nghiệm để xây dựng hiện tại và tương lai tốt đẹp hơn.

Bài 3 trang 8 VBT Lịch sử 6: Trong các truyện mà em đã được học như: Thánh Gióng, Sơn Tinh – Thủy Tinh, Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy, Sự tích Hồ Gươm, Thạch Sanh.

– Truyền thống làm thủy lợi chống thiên tai

– Phản ánh phong tục tập quán

– Giải thích nguồn gốc dân tộc

– Truyền thống chống giặc ngoại xâm

– Truyền thống nhân đạo, trọng chính nghĩa

Trả lời:

– Truyền thống làm thủy lợi chống thiên tai: Sơn Tinh – Thủy Tinh

– Phản ánh phong tục tập quán: Bánh chưng bánh giầy

– Giải thích nguồn gốc dân tộc: Con Rồng cháu Tiên

– Truyền thống chống giặc ngoại xâm: Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm

– Truyền thống nhân đạo, trọng chính nghĩa: Thạch Sanh

Bài 4 trang 8 VBT Lịch sử 6: a) Để hiểu được lịch sử và dựng lại bức tranh lịch sử, chúng ta dựa vào các nguồn tài liệu chính là?

b) Ở địa phương em có những gì thuộc về tài liệu lịch sử?

Trả lời:

a) Nguồn tư liệu chính là: tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết.

b) Ở địa phương em có: các sách nói về lịch sử địa phương được lưu trữ ở các thư viện, các di tích lịch sử….