Top 14 # Xem Nhiều Nhất Soạn Ngữ Văn 7 Lời Giải Hay Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Soạn Văn Lớp 7 Bài Thành Ngữ Ngắn Gọn Hay Nhất

Soạn văn lớp 7 bài Thành ngữ ngắn gọn hay nhất : Câu 2 (trang 145 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Kể vắn tắt các truyền thuyết ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch các thành ngữ con Rồng cháu Tiên, ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi. Câu 3 (trang 145 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn Câu 4 (trang 145 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Hãy sưu tầm thêm ít nhất mười thành ngữ chưa được giới thiệu trong sách giáo khoa và giải nghĩa các thành ngữ ấy.

Soạn văn lớp 7 trang 143 tập 1 bài Thành ngữ ngắn gọn hay nhất

Câu hỏi bài Thế nào là thành ngữ tập 1 trang 143

Câu 1 (trang 143 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Nhận xét về cấu tạo các cụm từ lên thác xuống ghềnh trong các câu ca dao sau:

Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

a. Có thể thay một vài từ trong cụm từ này bằng những từ khác được không? Có thể chêm xen một vài từ khác vào cụm từ được không? Có thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ được không?

b. Từ nhận xét trên, em rút ra được kết luận gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ lên thác, xuống ghềnh.

Câu 2 (trang 143 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

a. Cụm từ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là gì? Tại sao lại nói lên thác xuống ghềnh?

b. Nhanh như chớp có nghĩa là gì? Tại sao lại nói là nhanh như chớp.

Sách giải soạn văn lớp 7 bài Thế nào là thành ngữ

Trả lời câu 1 soạn văn bài Thế nào là thành ngữ trang 143

Cụm từ lên thác xuống ghềnh có cấu tạo gồm 4 từ, trong đó có cặp từ trái nghĩa ( lên – xuống)

– Chúng ta không thể thay thế bất cứ từ ngữ nào trong cụm từ này, cũng không thể thêm từ, thay đổi vị trí từ trong cụm từ.

→ Cụm từ có cấu tạo cố định tạo thành một khối hoàn chỉnh, nó sẽ thay đổi, trở nên mất cân bằng khi thay đổi

b, Kết luận

– Cấu tạo cố định

– Biểu thị ý nghĩa hoàn chỉnh

Trả lời câu 2 soạn văn bài Thế nào là thành ngữ trang 143

Nghĩa đen: (lên – xuống) chỉ hành động di chuyển ngược chiều, thể hiện sự khó khăn, nguy hiểm

– Nghĩa bóng: vượt qua những nơi có nhiều gian nan, hiểm nguy

– Ý nghĩa của thành ngữ “nhanh như chớp”: chỉ tốc độ, nhanh tới mức chưa nhìn thấy đã biến mất.

+ Nói nhanh như chớp: ý nói nói nhanh tới mức không ai nghe được điều gì

Câu hỏi bài Sử dụng thành ngữ tập 1 trang 144

Câu 1 (trang 144 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong các câu sau đây.

Câu 2 (trang 144 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Phân tích cái hay của các thành ngữ trên

Sách giải soạn văn lớp 7 bài Sử dụng thành ngữ

Trả lời câu 1 soạn văn bài Sử dụng thành ngữ trang 144

Bảy nổi ba chìm: làm thành ngữ

– Tắt lửa tối đèn: làm bổ ngữ “phòng”

Trả lời câu 2 soạn văn bài Sử dụng thành ngữ trang 144

Cái hay của hai câu thành ngữ trên

– Ngắn gọn, súc tích

– Tính hình tượng cao, nhiều ấn tượng sinh động

Câu hỏi Phần Luyện Tập bài Thành ngữ lớp 7 tập 1 trang 145

Câu 1 (trang 145 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong những câu sau đây.

a) Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì.

(Bánh chưng, bánh giầy)

b) Một hôm, có người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “Người này khỏe như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”. Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời.

(Thạch Sanh)

c)

Chốc đà mười mấy năm trời,

Còn ra khi đã da mồi tóc sương.

(Truyện Kiều)

Câu 2 (trang 145 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Kể vắn tắt các truyền thuyết ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch các thành ngữ con Rồng cháu Tiên, ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi.

Câu 3 (trang 145 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn

Câu 4 (trang 145 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Hãy sưu tầm thêm ít nhất mười thành ngữ chưa được giới thiệu trong sách giáo khoa và giải nghĩa các thành ngữ ấy.

Sách giải soạn văn lớp 7 bài Phần Luyện Tập

Trả lời câu 1 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 145

– Sơn hào hải vị: ý chỉ những món ăn quý hiếm, món ăn lấy từ trên rừng, dưới biển rất hiếm và sang.

– Nem công chả phượng (nem làm từ thịt công, chả làm từ chim phượng): món ăn quý hiếm

– Tứ cố vô thân: chỉ sự đơn độc, không có người thân, nơi nương tựa

Trả lời câu 2 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 145

Thành ngữ Con rồng cháu Tiên: ý nghĩa nhấn mạnh nguồn gốc xuất thân cao quý của người Việt

– Ếch ngồi đáy giếng: chỉ những người có hiểu biết hạn hẹp, lại huênh hoang, tự phụ

– Thầy bói xem voi: Chỉ những người phiến diện, chỉ xem xét sự việc theo 1 hướng, 1 chiều

Trả lời câu 3 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 145

– Lời ăn tiếng nói

– Một nắng hai sương

– Ngày lành tháng tốt

– No cơm ấm áo

– Bách chiến bách thắng

– Sinh cơ lập nghiệp

Tags: soạn văn lớp 7, soạn văn lớp 7 tập 1, giải ngữ văn lớp 7 tập 1, soạn văn lớp 7 bài Thành ngữ ngắn gọn , soạn văn lớp 7 bài Thành ngữ siêu ngắn

Lời Giải Hay Bài Tập Ngữ Văn Lớp 11: Gợi Ý Trả Lời Câu Hỏi

1. Câu bị động:

Hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả.

Mô hình chung của kiểu câu bị động. Đối tượng của hành động – động từ, bị động (bị, được, phải) – chủ thể của hành động – hành động.

– Chuyển sang câu chủ động. Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả.

Mô hình chung của câu chủ động: Chủ thể hành động – hành động – đối tượng của hành động.

– Thay câu chủ động vào đoạn văn và nhận xét: Câu không sai nhưng không nối tiếp ý và hướng triển khai ý của câu đi trước. Câu đi trước trong đoạn đang nói về “hắn”, chọn “hắn” làm đề tài. Vì thế, câu tiếp theo nên tiếp tục chọn “hắn” làm đề tài. Muốn thế cần viết câu theo kiểu chủ động thì không tiếp tục đề tài về “hắn” được mà đột ngột chuyển sang nói về một người đàn bà nào”. Về câu bị động, các em xem lại Ngữ văn 7, tập hai.

2. Câu bị động: Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay “đàn bà”. Tác dụng: tạo sự liên kết ý với câu đi trước, nghĩa là tiếp tục đề tài nói về “hắn”. Phân tích như ở bài tập 1. 3. Cần viết một đoạn văn về nhà văn Nam Cao, trong đó có dùng câu bị động. Sau đó giải thích lí do dùng câu bị động và phân tích tác dụng của câu bị động đó. Khi giải thích và phân tích, cần dựa vào sự liên kết về ý với các câu đi trước.

DÙNG KIỂU CÂU CÓ KHỞI NGỮ

1. a) Câu có khởi ngữ: Hành thì nhà thị may lại còn.

– Khởi ngữ: Hành

Nhắc lại khái niệm khởi ngữ. Khởi ngữ là thành phần câu nêu lên để tài của câu, là điểm xuất phát của điều thông báo trong câu. Đặc điểm:

+ Khởi ngữ luôn luôn đứng đầu câu.

+ Khởi ngữ tách biệt với phần còn lại của câu bằng từ thì, hoặc từ là, hoặc quãng ngắt (dấu phẩy).

+ Trước khởi ngữ có thể có hư từ còn, về, đối với,… Về khởi ngữ, xem Ngữ văn 9, tập hai.

b) So sánh câu trên (câu có khởi ngữ: “Hành thì nhà thị may lại còn”) với câu tương đương về nghĩa nhưng không có khởi ngữ: Nhà thị may lại còn hành”, ta thấy:

– Hai câu tương đương về nghĩa cơ bản: biểu hiện cùng một sự việc.

– Câu có khởi ngữ liên kết chặt chẽ hơn về ý với câu đi trước nhờ sự đối lập giữa các từ gạo và hành (hai thứ cần thiết để nấu cháo hành). Vì thế viết như nhà văn Nam Cao là tối ưu.

2. Các câu trong đoạn văn đều nói về “tôi”; quê quán, vẻ đẹp thể hiện qua bím tóc, cổ. Cho nên nếu câu tiếp theo nói về mắt thì cần dùng từ mắt ở đầu câu để biểu hiện đề tài, tạo nên mạch thống

nhất về đề tài. Nếu viết câu đó theo phương án A thì không tạo được mạch ý vì đột ngột chuyển sang: đề tài các anh lái xe. Nếu viết theo như phương án B thì câu văn là câu bị động gây ấn tượng nặng nề. Nếu viết theo phương án D thì đảm bảo được mạch ý, nhưng không dẫn được nguyên văn lời các anh lái xe vì trong trường hợp này, việc dẫn nguyên văn lời các anh lái xe tạo nên ấn tượng kiêu hãnh của cô gái và sắc thái ý nhị của lời kể chuyện. Chỉ có phương án C là thích hợp nhất đối với đoạn văn.

3. a). Câu thứ hai có khởi ngữ: Tự tôi.

– Vị trí: Ở đầu câu, trước chủ ngữ.

– Có quãng ngắt (dấu phẩy) sau khởi ngữ.

– Tác dụng của khởi ngữ: Nêu một đề tài có quan hệ liên tưởng (giữa đồng bào – người nghe, và tôi – người nói) với điều đã nói trong câu trước (đồng bào – tôi).

b) Câu thứ hai có khởi ngữ: Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc.

– Vị trí: Ở đầu câu, trước chủ ngữ (ấy).

– Có quãng ngắt (dấu phẩy) sau khởi ngữ.

– Tác dụng của khởi ngữ: Nêu một đề tài có quan hệ với điều đã nói trong câu đi trước (thể hiện thông tin đã biết từ câu đi trước): tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu (câu trước) → Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc (khởi ngữ ở câu sau).

DÙNG KIỂU CÂU CÓ TRẠNG NGỮ CHỈ TÌNH HUỐNG

1. a) Phần in đậm nằm ở vị trí đầu câu.

b) Phần in đậm có cấu tao là cụm động từ.

c) Chuyển: Bà già kia: thấy thị hởi, bật cười. Nhận xét: Sau khi chuyển, câu có hai vị ngữ, hai vị ngữ đó cùng có cấu tạo là các cụm dộng từ, cùng biểu hiện hoạt động của một chủ thể là Bà già kia. Nhưng viết theo kiểu câu có một cụm động từ ở trước chủ ngữ thì câu nối tiếp về ý rõ ràng hơn với câu trước đó.

2. Ở vị trí để trống trong đoạn văn, tác giả đã lựa chọn câu ở phương án C (Nghe tiếng An, Liên dị, ng dậy trả lời), nghĩa là lựa chọn kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống, mà không chọn các kiểu câu khác, vì: Kiểu câu ở phươ.g án A (có trạng ngữ chỉ thời gian khi).

Nếu viết theo phương án này thì sự việc ở câu này và câu trước đó như xa nhau, cách một quảng thời gian.

– Kiểu câu ở phương án B (câu có hai vế, đều có đủ chủ ngữ và vị ngữ). Kiểu câu này lặp lại chủ ngữ (Liên) không cần thiết, gây cho câu văn ấn tượng nặng nề.

– Kiểu câu ở phương án D (câu có 1 chủ ngữ và 2 vị ngữ). Kiểu câu này không tạo được mạch liên kết ý chặt chẽ với câu trước. Chỉ có kiểu câu C vừa đúng về ý, vừa liên kết ý chặt chẽ, vừa mềm mại, uyển chuyển.

3. a) Trạng ngữ: Nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường (câu đầu).

b) Đây là câu đầu văn bản nên tác dụng của trạng ngữ này không phải là liên kết văn bản, cũng không phải là thể hiện thông tin đã biết, mà là phân biệt tin thứ yếu (thể hiện ở phần phụ đầu câu) với tin quan trọng (thể hiện ở phần vị ngữ chính của câu: quay lại hỏi thầy thơ lại giúp việc).

TỔNG KẾT VỀ VIỆC SỬ DỤNG BA KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN

– Thành phần chủ ngữ trong kiểu câu bị động, thành phần khởi ngữ và thành phần trạng ngữ chỉ tình huống đều chiếm vị trí đầu câu.

– Các thành phần kể trên thường thể hiện nội dung thông tin đã biết từ những câu đi trước trong văn bản, hay thể hiện một nội dung dễ dàng liên tưởng từ những điều đã biết ở những câu đi trước, hoặc một thông tin không quan trọng.

– Vì vậy, việc sử dụng những câu kiểu câu bị động, câu có thành phần khởi ngữ, câu có trạng ngữ chỉ tình huống có tác dụng liên kết ý, tạo mạch lạc trong văn bản.

Giải Soạn Bài Điệp Ngữ Sbt Ngữ Văn 7 Tập 1

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 112 SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Phân tích cái hay của điệp ngữ trong bài thơ.

Bài tập 1. Bài tập 1, trang 153, SGK. 2. Bài tập 2, trang 153, SGK. 3. Bài tập 3, trang 153, SGK. 4. Bài tập 4, trang 153, SGK. 5. Điền các điệp ngữ vào chỗ trống trong bài ca dao sau

Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất ?

Khăn …

Khăn vắt lên vai ?

Khăn …

Khăn chùi nước mắt ?

Đèn …

Mà đèn chẳng tắt ?

Mắt …

Mắt không ngủ yên ?

6. Phân tích cái hay của điệp ngữ trong bài thơ sau đây

Ò… ó… o

Ò… ó… o

Tiếng gà

Tiếng gà

Giục quả na

Mở mắt

Tròn xoe

Giục hàng tre

Đâm măng

Nhọn hoắt

Giục hàng chuối

Thơm lừng

Trứng cuốc

Giục hàng đậu

Nảy mầm

Giục bông lúa

Uốn câu

Giục con trâu

Ra đồng

Giục đàn sao

Trên trời

Chạy trốn

Gọi ông trời

Nhô lên

Rửa mặt

Ôi bốn bề

Bát ngát

Tiếng gà

Ò… ó… o

Ò… ó… o

Gợi ý làm bài

1. a) Đoạn thứ nhất : Em hãy đặt lời nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào bối cảnh lịch sử của nước ta năm 1945 để thấy rõ ở thời điểm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh vấn đề gì (vấn đề mà tác giả lặp đi lặp lại).

b) Đoạn thứ hai : Tìm từ được lặp lại nhiều lần (điệp ngữ) và giải thích vì sao tác giả dùng điệp ngữ đó.

2. Trước hết, tìm các điệp ngữ, sau đó vận dụng kiến thức đã học để xác định dạng của điệp ngữ này (điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp hay điệp ngữ chuyên tiếp).

3. a) Sử đụng điệp ngữ là để đạt hiệu quả diễn đạt tốt chứ không phải viết những câu văn rườm rà, lặp đi lặp lại các từ ngữ một cách không cần thiết như trong đoạn văn này.

b) Bỏ bớt những từ ngữ trùng lặp không cần thiết. Có thể gộp hai hoặc nhiều câu thành một câu.

4. Khi viết đoạn văn phải chú ý sử dụng điệp ngữ có tác dụng tốt như đã học.

5. Đọc qua cả bài để tìm xem ở đây tác giả muốn nhấn mạnh điều gì, từ đó xác định điệp ngữ thích hợp.

6. Chú ý đến tác dụng của các điệp ngữ trong việc tạo âm thanh, cảnh sắc làng quê lúc rạng sáng.

Soạn Bài Thành Ngữ Sbt Ngữ Văn 7 Tập 1

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 106 SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Đặt câu với mỗi thành ngữ : nước đến chân mới nhảy, rán sành ra mỡ, nước đổ đầu vịt, ghi lòng tạc dạ, nở từng khúc ruột

Bài tập 1. Bài tập 1, trang 145, SGK. 2. Bài tâp 2, trang 145, SGK. 3. Bài tập 3, trang 145, SGK. 4. Bài tập 4, trang 145, SGK. 5. Sắp xếp các từ trong mỗi nhóm để tạo thành một thành ngữ. 6. Đặt câu với mỗi thành ngữ : nước đến chân mới nhảy, rán sành ra mỡ, nước đổ đầu vịt, ghi lòng tạc dạ, nở từng khúc ruột 7.* Điền các thành ngữ Hán Việt sau đây : thao thao bất tuyệt, ý hợp tâm đầu, văn võ song toàn, thiên la địa võng, thâm căn cố đế vào chỗ trống thích hợp trong câu. a) Vợ chồng có …, có yêu thương nhau thì ăn ở mới thuận hoà sung sướng đến mãn chiều xế bóng. b) Anh ấy đi du lịch ở nước ngoài về, đang… kể chuyện cho bạn bè nghe. c) Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc… d) Hội cũng muốn nói nhiều để trả lời, để cãi lại những lí lẽ kia. Nhưng cái tính rụt rè, hay ngại ngùng đã … trong người Hội vẫn còn ghim lại. e) Lên Thăng Long không có lối, ra bể không có đường, bốn bề là … . Toa Đô mày chạy đâu ? Gợi ý làm bài

1. Cần giải thích nghĩa bóng của thành ngữ. Đối với các thành ngữ Hán Việt, nên tìm hiểu nghĩa của từng yếu tố để hiểu nghĩa của thành ngữ. Hào trong sơn hào hải vị có nghĩa là “món ăn ngon lấy từ động vật” ; ở trong tứ cố vô thân có nghĩa là “ngoảnh, nhìn”. Có thể tra từ điển để hiểu nghĩa các thành ngữ.

2. Các truyền thuyết và truyện ngụ ngôn này đã được học ở lớp 6. Các em xem lại và kể tóm tắt câu chuyện.

3. Mẫu : sinh cơ lập nghiệp.

4. Chú ý tìm thêm những thành ngữ mới lạ đối với em. Có thể tìm thành ngữ qua sách báo, từ điển tiếng Việt.

5. Mẫu : a) ăn to nói lớn

6. Cần tìm hiểu, nắm chắc nghĩa của thành ngữ trước lúc đặt câu. Có thể sử dụng từ điển để hiểu nghĩa của các thành ngữ này.

Ví dụ : Nhân dân Việt Nam mãi mãi ghi lòng tạc dạ công ơn trời biển của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

7.* Tìm hiểu nghĩa của mỗi thành ngữ trước lúc chọn thành ngữ để điền vào chỗ trống trong các câu đã cho.

– Thao thao bất tuyệt : nói lưu loát say sưa và kéo dài mãi không dứt ( thao thao : chảy cuồn cuộn ; bất : không ; tuyệt : ngớt, dứt).

– Ý hợp tâm đầu : hợp ý với nhau, cùng có những tình cảm và suy nghĩ giống nhau (ý: điều suy nghĩ ; tâm : lòng ; dầu : ăn khớp, hợp nhau).

– Văn võ song toàn : có tài cả về văn lẫn võ (song : hai ; toàn : trọn vẹn).

– Thiên la địa võng : bủa vây khắp mọi nơi (thiên : trời ; la : lưới bắt chim ; địa : đất ; võng : lưới đánh cá).

– Thâm căn cố đế : ăn sâu, bền chắc khó lòng thay đổi, cải tạo (thâm : sâu ; căn : rễ ; cố : bền chắc ; đế : cuống của hoa, quả).

chúng tôi

Bài tiếp theo