Top 6 # Xem Nhiều Nhất Soạn Ngữ Văn Lớp 9 Lời Giải Hay Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Lời Giải Hay Bài Tập Ngữ Văn Lớp 11: Gợi Ý Trả Lời Câu Hỏi

1. Câu bị động:

Hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả.

Mô hình chung của kiểu câu bị động. Đối tượng của hành động – động từ, bị động (bị, được, phải) – chủ thể của hành động – hành động.

– Chuyển sang câu chủ động. Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả.

Mô hình chung của câu chủ động: Chủ thể hành động – hành động – đối tượng của hành động.

– Thay câu chủ động vào đoạn văn và nhận xét: Câu không sai nhưng không nối tiếp ý và hướng triển khai ý của câu đi trước. Câu đi trước trong đoạn đang nói về “hắn”, chọn “hắn” làm đề tài. Vì thế, câu tiếp theo nên tiếp tục chọn “hắn” làm đề tài. Muốn thế cần viết câu theo kiểu chủ động thì không tiếp tục đề tài về “hắn” được mà đột ngột chuyển sang nói về một người đàn bà nào”. Về câu bị động, các em xem lại Ngữ văn 7, tập hai.

2. Câu bị động: Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay “đàn bà”. Tác dụng: tạo sự liên kết ý với câu đi trước, nghĩa là tiếp tục đề tài nói về “hắn”. Phân tích như ở bài tập 1. 3. Cần viết một đoạn văn về nhà văn Nam Cao, trong đó có dùng câu bị động. Sau đó giải thích lí do dùng câu bị động và phân tích tác dụng của câu bị động đó. Khi giải thích và phân tích, cần dựa vào sự liên kết về ý với các câu đi trước.

DÙNG KIỂU CÂU CÓ KHỞI NGỮ

1. a) Câu có khởi ngữ: Hành thì nhà thị may lại còn.

– Khởi ngữ: Hành

Nhắc lại khái niệm khởi ngữ. Khởi ngữ là thành phần câu nêu lên để tài của câu, là điểm xuất phát của điều thông báo trong câu. Đặc điểm:

+ Khởi ngữ luôn luôn đứng đầu câu.

+ Khởi ngữ tách biệt với phần còn lại của câu bằng từ thì, hoặc từ là, hoặc quãng ngắt (dấu phẩy).

+ Trước khởi ngữ có thể có hư từ còn, về, đối với,… Về khởi ngữ, xem Ngữ văn 9, tập hai.

b) So sánh câu trên (câu có khởi ngữ: “Hành thì nhà thị may lại còn”) với câu tương đương về nghĩa nhưng không có khởi ngữ: Nhà thị may lại còn hành”, ta thấy:

– Hai câu tương đương về nghĩa cơ bản: biểu hiện cùng một sự việc.

– Câu có khởi ngữ liên kết chặt chẽ hơn về ý với câu đi trước nhờ sự đối lập giữa các từ gạo và hành (hai thứ cần thiết để nấu cháo hành). Vì thế viết như nhà văn Nam Cao là tối ưu.

2. Các câu trong đoạn văn đều nói về “tôi”; quê quán, vẻ đẹp thể hiện qua bím tóc, cổ. Cho nên nếu câu tiếp theo nói về mắt thì cần dùng từ mắt ở đầu câu để biểu hiện đề tài, tạo nên mạch thống

nhất về đề tài. Nếu viết câu đó theo phương án A thì không tạo được mạch ý vì đột ngột chuyển sang: đề tài các anh lái xe. Nếu viết theo như phương án B thì câu văn là câu bị động gây ấn tượng nặng nề. Nếu viết theo phương án D thì đảm bảo được mạch ý, nhưng không dẫn được nguyên văn lời các anh lái xe vì trong trường hợp này, việc dẫn nguyên văn lời các anh lái xe tạo nên ấn tượng kiêu hãnh của cô gái và sắc thái ý nhị của lời kể chuyện. Chỉ có phương án C là thích hợp nhất đối với đoạn văn.

3. a). Câu thứ hai có khởi ngữ: Tự tôi.

– Vị trí: Ở đầu câu, trước chủ ngữ.

– Có quãng ngắt (dấu phẩy) sau khởi ngữ.

– Tác dụng của khởi ngữ: Nêu một đề tài có quan hệ liên tưởng (giữa đồng bào – người nghe, và tôi – người nói) với điều đã nói trong câu trước (đồng bào – tôi).

b) Câu thứ hai có khởi ngữ: Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc.

– Vị trí: Ở đầu câu, trước chủ ngữ (ấy).

– Có quãng ngắt (dấu phẩy) sau khởi ngữ.

– Tác dụng của khởi ngữ: Nêu một đề tài có quan hệ với điều đã nói trong câu đi trước (thể hiện thông tin đã biết từ câu đi trước): tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu (câu trước) → Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc (khởi ngữ ở câu sau).

DÙNG KIỂU CÂU CÓ TRẠNG NGỮ CHỈ TÌNH HUỐNG

1. a) Phần in đậm nằm ở vị trí đầu câu.

b) Phần in đậm có cấu tao là cụm động từ.

c) Chuyển: Bà già kia: thấy thị hởi, bật cười. Nhận xét: Sau khi chuyển, câu có hai vị ngữ, hai vị ngữ đó cùng có cấu tạo là các cụm dộng từ, cùng biểu hiện hoạt động của một chủ thể là Bà già kia. Nhưng viết theo kiểu câu có một cụm động từ ở trước chủ ngữ thì câu nối tiếp về ý rõ ràng hơn với câu trước đó.

2. Ở vị trí để trống trong đoạn văn, tác giả đã lựa chọn câu ở phương án C (Nghe tiếng An, Liên dị, ng dậy trả lời), nghĩa là lựa chọn kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống, mà không chọn các kiểu câu khác, vì: Kiểu câu ở phươ.g án A (có trạng ngữ chỉ thời gian khi).

Nếu viết theo phương án này thì sự việc ở câu này và câu trước đó như xa nhau, cách một quảng thời gian.

– Kiểu câu ở phương án B (câu có hai vế, đều có đủ chủ ngữ và vị ngữ). Kiểu câu này lặp lại chủ ngữ (Liên) không cần thiết, gây cho câu văn ấn tượng nặng nề.

– Kiểu câu ở phương án D (câu có 1 chủ ngữ và 2 vị ngữ). Kiểu câu này không tạo được mạch liên kết ý chặt chẽ với câu trước. Chỉ có kiểu câu C vừa đúng về ý, vừa liên kết ý chặt chẽ, vừa mềm mại, uyển chuyển.

3. a) Trạng ngữ: Nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường (câu đầu).

b) Đây là câu đầu văn bản nên tác dụng của trạng ngữ này không phải là liên kết văn bản, cũng không phải là thể hiện thông tin đã biết, mà là phân biệt tin thứ yếu (thể hiện ở phần phụ đầu câu) với tin quan trọng (thể hiện ở phần vị ngữ chính của câu: quay lại hỏi thầy thơ lại giúp việc).

TỔNG KẾT VỀ VIỆC SỬ DỤNG BA KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN

– Thành phần chủ ngữ trong kiểu câu bị động, thành phần khởi ngữ và thành phần trạng ngữ chỉ tình huống đều chiếm vị trí đầu câu.

– Các thành phần kể trên thường thể hiện nội dung thông tin đã biết từ những câu đi trước trong văn bản, hay thể hiện một nội dung dễ dàng liên tưởng từ những điều đã biết ở những câu đi trước, hoặc một thông tin không quan trọng.

– Vì vậy, việc sử dụng những câu kiểu câu bị động, câu có thành phần khởi ngữ, câu có trạng ngữ chỉ tình huống có tác dụng liên kết ý, tạo mạch lạc trong văn bản.

Soạn Văn Lớp 7 Bài Thành Ngữ Ngắn Gọn Hay Nhất

Soạn văn lớp 7 bài Thành ngữ ngắn gọn hay nhất : Câu 2 (trang 145 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Kể vắn tắt các truyền thuyết ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch các thành ngữ con Rồng cháu Tiên, ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi. Câu 3 (trang 145 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn Câu 4 (trang 145 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Hãy sưu tầm thêm ít nhất mười thành ngữ chưa được giới thiệu trong sách giáo khoa và giải nghĩa các thành ngữ ấy.

Soạn văn lớp 7 trang 143 tập 1 bài Thành ngữ ngắn gọn hay nhất

Câu hỏi bài Thế nào là thành ngữ tập 1 trang 143

Câu 1 (trang 143 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Nhận xét về cấu tạo các cụm từ lên thác xuống ghềnh trong các câu ca dao sau:

Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

a. Có thể thay một vài từ trong cụm từ này bằng những từ khác được không? Có thể chêm xen một vài từ khác vào cụm từ được không? Có thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ được không?

b. Từ nhận xét trên, em rút ra được kết luận gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ lên thác, xuống ghềnh.

Câu 2 (trang 143 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

a. Cụm từ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là gì? Tại sao lại nói lên thác xuống ghềnh?

b. Nhanh như chớp có nghĩa là gì? Tại sao lại nói là nhanh như chớp.

Sách giải soạn văn lớp 7 bài Thế nào là thành ngữ

Trả lời câu 1 soạn văn bài Thế nào là thành ngữ trang 143

Cụm từ lên thác xuống ghềnh có cấu tạo gồm 4 từ, trong đó có cặp từ trái nghĩa ( lên – xuống)

– Chúng ta không thể thay thế bất cứ từ ngữ nào trong cụm từ này, cũng không thể thêm từ, thay đổi vị trí từ trong cụm từ.

→ Cụm từ có cấu tạo cố định tạo thành một khối hoàn chỉnh, nó sẽ thay đổi, trở nên mất cân bằng khi thay đổi

b, Kết luận

– Cấu tạo cố định

– Biểu thị ý nghĩa hoàn chỉnh

Trả lời câu 2 soạn văn bài Thế nào là thành ngữ trang 143

Nghĩa đen: (lên – xuống) chỉ hành động di chuyển ngược chiều, thể hiện sự khó khăn, nguy hiểm

– Nghĩa bóng: vượt qua những nơi có nhiều gian nan, hiểm nguy

– Ý nghĩa của thành ngữ “nhanh như chớp”: chỉ tốc độ, nhanh tới mức chưa nhìn thấy đã biến mất.

+ Nói nhanh như chớp: ý nói nói nhanh tới mức không ai nghe được điều gì

Câu hỏi bài Sử dụng thành ngữ tập 1 trang 144

Câu 1 (trang 144 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong các câu sau đây.

Câu 2 (trang 144 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Phân tích cái hay của các thành ngữ trên

Sách giải soạn văn lớp 7 bài Sử dụng thành ngữ

Trả lời câu 1 soạn văn bài Sử dụng thành ngữ trang 144

Bảy nổi ba chìm: làm thành ngữ

– Tắt lửa tối đèn: làm bổ ngữ “phòng”

Trả lời câu 2 soạn văn bài Sử dụng thành ngữ trang 144

Cái hay của hai câu thành ngữ trên

– Ngắn gọn, súc tích

– Tính hình tượng cao, nhiều ấn tượng sinh động

Câu hỏi Phần Luyện Tập bài Thành ngữ lớp 7 tập 1 trang 145

Câu 1 (trang 145 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong những câu sau đây.

a) Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì.

(Bánh chưng, bánh giầy)

b) Một hôm, có người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “Người này khỏe như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”. Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời.

(Thạch Sanh)

c)

Chốc đà mười mấy năm trời,

Còn ra khi đã da mồi tóc sương.

(Truyện Kiều)

Câu 2 (trang 145 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Kể vắn tắt các truyền thuyết ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch các thành ngữ con Rồng cháu Tiên, ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi.

Câu 3 (trang 145 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn

Câu 4 (trang 145 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Hãy sưu tầm thêm ít nhất mười thành ngữ chưa được giới thiệu trong sách giáo khoa và giải nghĩa các thành ngữ ấy.

Sách giải soạn văn lớp 7 bài Phần Luyện Tập

Trả lời câu 1 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 145

– Sơn hào hải vị: ý chỉ những món ăn quý hiếm, món ăn lấy từ trên rừng, dưới biển rất hiếm và sang.

– Nem công chả phượng (nem làm từ thịt công, chả làm từ chim phượng): món ăn quý hiếm

– Tứ cố vô thân: chỉ sự đơn độc, không có người thân, nơi nương tựa

Trả lời câu 2 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 145

Thành ngữ Con rồng cháu Tiên: ý nghĩa nhấn mạnh nguồn gốc xuất thân cao quý của người Việt

– Ếch ngồi đáy giếng: chỉ những người có hiểu biết hạn hẹp, lại huênh hoang, tự phụ

– Thầy bói xem voi: Chỉ những người phiến diện, chỉ xem xét sự việc theo 1 hướng, 1 chiều

Trả lời câu 3 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 145

– Lời ăn tiếng nói

– Một nắng hai sương

– Ngày lành tháng tốt

– No cơm ấm áo

– Bách chiến bách thắng

– Sinh cơ lập nghiệp

Tags: soạn văn lớp 7, soạn văn lớp 7 tập 1, giải ngữ văn lớp 7 tập 1, soạn văn lớp 7 bài Thành ngữ ngắn gọn , soạn văn lớp 7 bài Thành ngữ siêu ngắn

Soạn Văn Lớp 9 Bài Biên Bản Ngắn Gọn Hay Nhất

Soạn văn lớp 9 bài Biên bản ngắn gọn hay nhất : Đọc các văn bản đã cho và trả lời câu hỏi. a) Biên bản ghi lại những sự việc đang hoặc vừa mới xảy ra. ở đây, biên bản 1 ghi lại diễn biến cuộc họp sinh hoạt chi đội tuần 6, biên bản 2 ghi lại buổi công an trả phương tiện giao thông cho chủ sở hữu. b) Biên bản cần bảo đảm tính chính xác, trung thực, đầy đủ về nội dung, ngắn gọn, rõ ràng về hình thức.

Đọc các văn bản đã cho và trả lời câu hỏi.

a) Biên bản ghi lại những sự việc đang hoặc vừa mới xảy ra. ở đây, biên bản 1 ghi lại diễn biến cuộc họp sinh hoạt chi đội tuần 6, biên bản 2 ghi lại buổi công an trả phương tiện giao thông cho chủ sở hữu.

b) Biên bản cần bảo đảm tính chính xác, trung thực, đầy đủ về nội dung, ngắn gọn, rõ ràng về hình thức.

c) Văn bản 1 là biên bản hội nghị. Văn bản 2 là biên bản sự vụ. Học sinh tự kể tên một số loại biên bản mà các em thường gặp trong thực tế.

Sách giải soạn văn lớp 9 bài Đặc điểm của biên bản

Trả lời câu soạn văn bài Đặc điểm của biên bản trang 123

Biên bản dùng để ghi lại những sự việc xảy ra, đang xảy ra trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội và doanh nghiệp

b, Về mặt nội dung, biên bản ghi lại chính xác, cụ thể, trung thực, đầy đủ, khách quan về tính xác thực của biên bản.

Hình thức: đảm bảo rõ ràng, chặt chẽ về bố cục:

Phần đầu:

+ Quốc hiệu và tiêu ngữ (đối với biên bản sự vụ, hành chính)

+ Tên

+ Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, chức vụ

– Phần nội dung: ghi lại diễn biến, kết quả sự việc

– Phần kết thúc:

+ Thời gian, chữ kí, họ tên có trách nhiệm chính, chữ kí, họ tên người ghi biên bản

+ Văn bản và hiện vật kèm theo

– Lời văn sáng rõ, ngắn gọn, chính xác

c, Văn bản là biên bản hội nghị, biên bản sự vụ. Là loại biên bản thường gặp trong thực tế

Câu 1 (trang 125 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Phần đầu của biên bản gồm quốc hiệu, tiêu ngữ, tên cơ quan quản lí, tên biên bản, địa điểm, thời gian xảy ra sự việc, thành phần tham dự và chức trách từng người

Tên biên bản được viết chữ to và ở chính giữa trang giấy.

Câu 2 (trang 126 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

+ Phần chính của biên bản hội nghị gồm các mục ghi lại diễn biến của

hội nghị.

+ Biên bản sự vụ ghi rõ sự việc xảy ra thế nào? Hai bên xử lí với sự việc đó ra sao?…

+ Các mục này được ghi ngắn gọn, rõ ý, đơn nghĩa, không làm cho người đọc hiểu thành các loại nghĩa khác.

Câu 3 (trang 126 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Phần kết thúc văn bản cần có chữ kí của các thàrih viên.. và mục ghi chú ghi cả văn bản kèm theo.

Câu 4 (trang 126 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Lời văn biên bản cần ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, đơn nghĩa.

Sách giải soạn văn lớp 9 bài Cách viết biên bản

Trả lời câu soạn văn bài Cách viết biên bản trang 126

– Nắm được cách viết biên bản: phần mở đầu, phần nội dung, kết thúc, lời văn.

Câu hỏi Phần Luyện Tập bài Biên bản lớp 9 tập 2 trang 126

Câu 1 (trang 126 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Những tình huống cần viết biên bản.

Câu 2 (trang 126 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Xem lại phần gợi ý ở mục trước. Chú ý: quan sát diễn biến của một cuộc họp giới thiệu đội viên ưu tú cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh để ghi thành các mục trong phần nội dung biên bản.

Sách giải soạn văn lớp 9 bài Phần Luyện Tập

Trả lời câu 1 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 126

Các tình huống cần viết biên bản: a, c, d

– Tình huống b viết đơn, tình huống e viết bản kiểm điểm

Trả lời câu 2 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 126

LIÊN ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG THCS KẾT ĐOÀN

CHI ĐỘI LỚP 9D

BIÊN BẢN GIỚI THIỆU ĐỘI VIÊN ƯU TÚ CỦA CHI ĐỘI CHO ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Khai mạc lúc 9h, ngày 10/11/2018

Thành phần tham dự: 43 đội viên chi đội 9D

Đại biểu: Trần Thanh Hà – Liên đội trưởng

Chủ tọa Lê Thành Sơn – Chủ tọa

Thư kí: Phan Thị Thùy Linh

Nội dung sinh hoạt:

Bạn Lê Thành Sơn hay mặt ban Chỉ huy đội giới thiệu các đội viên ưu tú của Chi đội 9D cho Đoàn TNCS HCM

….

Tags: soạn văn lớp 9, soạn văn lớp 9 tập 2, giải ngữ văn lớp 9 tập 2, soạn văn lớp 9 bài Biên bản ngắn gọn , soạn văn lớp 9 bài Biên bản siêu ngắn

Giải Soạn Bài Khởi Ngữ Sbt Ngữ Văn 9 Tập 2

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 5 SBT Ngữ Văn 9 tập 2. Trong lời nói của Nhuận Thổ sau đây, câu nào có chứa khởi ngữ ? Hãy chuyển từ làm khởi ngữ đó vào một vị trí thích hợp khác trong câu.

1. Bài tập 1, trang 8, SGK.

a) Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức.

b) – Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

c) Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.

d) Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.

Trả lời:

Để tìm được thành phần khởi ngữ, cần đọc kĩ phần Ghi nhớ (trang 8, SGK) và thực hiện các việc sau đây :

– Tìm chủ ngữ, vị ngữ của câu. Nên tìm vị ngữ trước. Từ vị ngữ sẽ tìm được chủ ngữ : chủ ngữ là thành phần chính nêu tên sự vật hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái được miêu tả ở vị ngữ. Ví dụ : trong câu “Điều này ông khổ tâm hết sức. ” vị ngữ là cụm từ khổ tâm hết sức, còn chủ ngữ là từ ông.

– Xem trong câu có từ hoặc cụm từ nào đứng trước chủ ngữ không. Ví dụ, trong câu “Điều này ông khổ tâm hết sức.” có một cụm từ đứng trước chủ ngữ .

– Xem từ hoặc cụm từ đứng trước chủ ngữ có nêu lên đề tài được nói đến trong câu không. Nếu từ, cụm từ có nêu lên đề tài được nói đến trong câu thì đó là khởi ngữ.

– Xem trước từ, cụm từ ấy có hoặc có thể thêm các quan hệ từ không. Nếu từ, cụm từ ấy có hoặc có thể thêm các quan hệ từ , được thì đó là khởi ngữ. Tuy nhiên, đây không phải là dấu hiệu bắt buộc phải có đối với khởi ngữ mà chỉ là một dấu hiệu thường gặp. Cũng có trường hợp khởi ngữ không có dấu hiệu này.

2. Bài tập 2, trang 8, SGK.

Hãy viết lại câu sau bằng cách chuyển phần in đậm thêm khởi ngữ:

a) Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.

b) Tôi hiểu rồi nhưng tôi vẫn chưa giải được.

Trả lời:

Để trở thành khởi ngữ, phần in đậm cần được chuyển lên trước chủ ngữ.

3. Trong hai câu cho sau đây câu nào chứa khởi ngữ và khởi ngữ là những từ ngữ nào ?

Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đọc đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đọc đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.

(Chu Quang Tiềm, Bàn về đọc sách)

Trả lời:

Trong bài tập có một câu ghép chứa hai khởi ngữ.

4. Trong lời nói của Nhuận Thổ sau đây, câu nào có chứa khởi ngữ ? Hãy chuyển từ làm khởi ngữ đó vào một vị trí thích hợp khác trong câu.

Anh Nhuận Thổ nói :

– Lạy cụ ạ ! Thưa cụ con đã nhận được, /…/

(Lỗ Tấn, Cố hương)

Trả lời:

Trong bài tập có một câu chứa khởi ngữ. Chỉ có thể chuyển từ làm khởi ngữ vào một vị trí thích hợp là ở sau cụm động từ làm vị ngữ ; khi đó, nó trở thành một bộ phận của cụm động từ này.