Top 7 # Xem Nhiều Nhất Soạn Văn 7 Lời Giải Hay Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Soạn Văn Lớp 6 Bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự Ngắn Gọn Hay &Amp; Đúng Nhất

Soạn văn lớp 6 bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự ngắn gọn hay & đúng nhất: Câu 2 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Đọc hai câu văn sau, theo em, câu nào đúng, câu nào sai?. Câu 3 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Hãy viết câu giới các thiệu nhân vật: Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh. Câu 4 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Viết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, ngựa phun lửa giết giặc Ân và đoạn kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt gãy, đã nhổ tre ngà tiếp tục đánh đuổi quân giặc.

Soạn văn lớp 6 bài Từ Mượn Soạn văn lớp 6 bài Thánh Gióng

Soạn văn lớp 6 bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự ngắn gọn hay & đúng nhất

Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Câu hỏi bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự lớp 6 tập 1 trang 58 & 59

Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(1) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

(2) Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ […]. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người miền biển, tài năng cũng không kém […]. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. […], cả hai đều xừng đáng làm rể vua Hùng.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

Câu 2 (trang 59 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Các câu văn đã giới thiệu nhân vật như thế nào? Câu văn giới thiệu trong đoạn thường dùng những từ, cụm từ gì?

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(3) Thủy tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần Hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

Câu 3 (trang 59 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Đoạn văn đã dùng những từ gì để kể những hành động của nhân vật? Gạch dưới những từ chỉ hành động đó. Các hành động được kể theo thứ tự nào? Hành động ấy đem lại kết quả gì? Lời kể trùng điệp (nước ngập…, nước ngập…, nước dâng…) gây được ấn tượng gì cho người dọc?

Đọc lại các đoạn văn (1), (2), (3) trong SGK và trả lời các câu hỏi:

b) Để dẫn đến ý chính ấy, người kể đã dẫn dắt từng bước bằng cách các ý phụ như thế nào? Chỉ ra các ý phụ và mối quan hệ của chúng với ý chính.

Sách giải soạn văn lớp 6 bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

Trả lời câu 1 soạn văn bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự trang 58

– Các câu văn trên giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ của nhân vật trong truyện

+ Hùng Vương: có con gái là Mỵ Nương (tên, mối quan hệ)

+ Mỵ Nương: con vua, đẹp người, đẹp nết, được vua yêu ( tên, lai lịch, tính nết)

+ Sơn Tinh: ở Tản Viên, có tài, mọi người gọi Sơn Tinh ( Tên, lai lịch, tài năng)

+ Thủy Tinh: miền biển, tài năng ( tên, nơi ở, tài năng)

→ Giới thiệu rõ ràng, cụ thể

– Các câu văn trên thường dùng từ “có”, “là” và cụm từ ” người ta thường gọi “

Trả lời câu 2 soạn văn bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự trang 59

– Đoạn văn trên sử dụng những động từ và cụm động từ để kể hành động nhân vật: đến, nổi giận, hô mưa, gọi gió, dâng nước, đánh…

– Hành động của nhân vật tăng dần mức độ, kịch tính, hành động sau là kết quả của hành động trước, cho tới cao trào

– Kết quả: nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn đồi… biển nước.

– Lời kể trùng điệp tạo cảm giác tăng dần mức độ của hành động, dồn dập cảm xúc, gây ấn tượng mạnh, dữ dội về kết quả của hành động trả thù, theo đúng mạch truyện

Trả lời câu 3 soạn văn bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự trang 59

– Người kể đã dẫn dắt bằng cách kể các ý chính sau đó đến các ý phụ. Ý phụ làm sáng tỏ ý chính.

Câu 1 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Câu hỏi phần luyện tập bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

a) Thế là Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, Sọ Dừa lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm.

b) Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa; còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế. (Sọ Dừa)

c) Cô không đẹp, chỉ xinh thôi. Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm. Thấy khách hàng nói một câu bông đùa, cô đã tưởng người ta chòng ghẹo mình, díu đôi lông mày lại và ngoe nguẩy cái mình. Khách trông thấy chỉ cười. Nhưng cô cũng không giận ai lâu, chỉ một lát cô lại vui tính ngay! (Thạch Lam, Hàng nước cô Dần)

Đọc hai câu văn sau, theo em, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Người gác rừng cưỡi ngựa, lao vào bóng chiều, nhảy lên lưng ngựa, đóng chắc yên ngựa.

Câu 3 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

b) Người gác rừng đóng chắc yên ngựa, nhảy lên lưng ngựa, rồi lao vào bóng chiều.

Câu 4 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Hãy viết câu giới các thiệu nhân vật: Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh.

Viết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, ngựa phun lửa giết giặc Ân và đoạn kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt gãy, đã nhổ tre ngà tiếp tục đánh đuổi quân giặc.

Trả lời câu hỏi bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự phần luyện tập

Trả lời câu 1 phần luyện tập bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

a, Đoạn văn kể về việc Sọ Dừa chăn bò giỏi. Điều này được giải thích:

+ Dù là người có thân hình dị dạng, Sọ Dừa vẫn làm được công việc của mình

+ Hoàn thành công việc: lúc nào đàn bò cũng no căng bụng

+ Ngay cả phú ông cũng phải thán phục

b, Đoạn văn kể về việc đối xử nhẫn tâm của hai cô chị, và sự đối xử có tình người của người em Út đối với Sọ Dừa

Trả lời câu 2 phần luyện tập bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

Câu b đúng vì sự việc diễn ra phù hợp với diễn biến tự nhiên của hành động: đóng yên ngựa sau đó nhảy lên lưng ngựa và lao vào bóng chiều.

Câu a sai vì đã cưỡi ngựa rồi, nghĩa là nhảy lên lưng ngựa, thì không thể đóng chắc yên ngựa. Câu này không đúng với thực tế.

Trả lời câu 3 phần luyện tập bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

– Giới thiệu Thánh Gióng

Vào đời vua Hùng thứ sáu có chàng trai dẹp giặc Ân cứu nước được vua phong là Phù Đổng Thiên Vương

– Giới thiệu Lạc Long Quân

Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ ở miền đất Lạc Việt, mình rồng, có phép lạ, sống dưới nước.

– Giới thiệu Âu Cơ

Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông xinh đẹp tuyệt trần.

– Giới thiệu Tuệ Tĩnh

Tuệ Tĩnh là thầy thuốc giỏi có tấm lòng lương thiện.

Trả lời câu 4 phần luyện tập bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

Khi nhà vua cho sứ giả mang áo giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt tới, Gióng vươn mình trở thành một tráng sĩ lao ra trận. Gióng nhằm thẳng quân thù mà đánh, bỗng roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre ven đường đánh tiếp tới khi giặc Ân tan tác mới thôi.

Tags: soạn văn lớp 6, soạn văn lớp 6 tập 1, giải ngữ văn lớp 6 tập 1, soạn văn lớp 6 bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự ngắn gọn, soạn văn lớp 6 Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự siêu ngắn

Soạn Văn Lớp 7 Bài Ôn Tập Phần Văn Ngắn Gọn Hay Nhất

Soạn văn lớp 7 bài Ôn tập phần văn ngắn gọn hay nhất : Câu 2 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Đọc lại các chú thích (*) ở Bài 3,5,7,8; Làm thơ lục bát ở Bài 13; Ghi nhớ Bài 16 (Ôn tập tác phẩm trữ tình); chú thích (*) ở Bài 18; câu 2 ở Bài 26 (phần Đọc – hiểu văn bản) để nắm chắc các định nghĩa về: – Ca dao, dân ca; – Tục ngữ; – Thơ trữ tình; – Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật; – Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật; – Thơ thất ngôn bát cú Đường luật; – Thơ lục bát;

Soạn văn lớp 7 bài Cách làm bài văn lập luận giải Soạn văn lớp 7 bài Ôn tập văn nghị luận

Soạn văn lớp 7 trang 127 tập 2 bài Ôn tập phần văn ngắn gọn hay nhất

Câu hỏi bài Ôn tập phần văn tập 2 trang 127

Câu 2 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Đọc lại các chú thích (*) ở Bài 3,5,7,8; Làm thơ lục bát ở Bài 13; Ghi nhớ Bài 16 (Ôn tập tác phẩm trữ tình); chú thích (*) ở Bài 18; câu 2 ở Bài 26 (phần Đọc – hiểu văn bản) để nắm chắc các định nghĩa về:

– Ca dao, dân ca;

– Tục ngữ;

– Thơ trữ tình;

– Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật;

– Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật;

– Thơ thất ngôn bát cú Đường luật;

– Thơ lục bát;

– Thơ song thất lục bát;

– Phép tương phản và phép tăng cấp trong nghệ thuật.

Câu 3 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Những tình cảm, những thái độ thể hiện trong các bài ca dao, dân ca đã được học là gì? Học thuộc lòng những bài ca dao trong phần đọc chính.

Câu 4 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Các câu tục ngữ đã được học thể hiện những kinh nghiệm, thái độ của nhân dân đối với thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội như thế nào?

Câu 5 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện trong các bài thơ , đoạn thơ trữ tình của Việt Nam và Trung Quốc (thơ Đường) đã được học là gì? Học thuộc lòng các bài thơ, đoạn thơ thuộc phần văn học trung đại của Việt Nam, hai bài thơ Đường (thơ dịch, tự chọn), hai bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 6 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Riêng với các văn bản đọc – hiểu là văn xuôi (trừ phần văn nghị luận), em hãy lập bảng tổng kết theo mẫu sau đây:

Câu 7 (trang 129 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Dựa vào Bài 21 (Sự giàu đẹp của tiếng Việt), kết hợp với việc học tập tác phẩm văn học bằng tiếng Việt đã có, hãy phát biểu những ý kiến về sự giàu đẹp của tiếng Việt (có dẫn chứng kèm theo).

Câu 8 (trang 129 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Dựa vào Bài 24 (Ý nghĩa văn chương) , kết hợp với việc học tập tác phẩm văn học đã có, hãy phát biểu những điểm chính về ý nghĩa của văn chương (có dẫn chứng kèm theo).

Câu 9 (trang 129 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Việc học phần Tiếng Việt và Tập làm văn theo hướng tích hợp trong Chương trình Ngữ văn lớp 7 đã có lợi ích gì cho việc học phần Văn? Nêu một số ví dụ.

Sách giải soạn văn lớp 7 bài Ôn tập phần văn

Trả lời câu 1 soạn văn bài Ôn tập phần văn trang 127

Trả lời câu 2 soạn văn bài Ôn tập phần văn trang 128

Ca dao, dân ca: Các thể loại trữ tình dân gian kết hợp với lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.

Tục ngữ: những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện kinh nghiệm của nhân dân được áp dụng vào cuộc sống.

Thơ trữ tình: sự kết hợp giữa lời và nhạc mang tính biểu cảm nói lên tư tưởng, giá trị hiện thực của thời đó

– Thơ thất ngôn tứ tuyệt: gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ, trong đó có 1, 2, 4 hoặc chỉ câu 2 và 4 hiệp vần với nhau

Thể thơ dân tộc: bắt nguồn từ ca dao, dân ca, với kết cấu theo từng cặp (câu 6/ câu 8). Vần bằng, lưng, liền, nhịp 2/2/2/2; 3/3/4/4; luật bằng trắc: 2B- 2T- 6B- 8B

Thơ song thất lục bát: kết hợp giữa thể thơ thất ngôn đường luật và thơ lục bát, một khổ 4 câu ( 2 câu 6/ câu 8)

– Phép tương phản nghệ thuật: Sự đối lập giữa các hình ảnh, chi tiết, nhân vật, để tô đậm và nhấn mạnh đối tượng

Trả lời câu 3 soạn văn bài Ôn tập phần văn trang 128

Những tình cảm, thái độ được thể hiện trong các bài ca dao:

– Tình thân gia đình

– Tình yêu quê hương đất nước

– Tình yêu bản thể

– Thái độ mỉa mai, châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội

Trả lời câu 4 soạn văn bài Ôn tập phần văn trang 128

Những kinh nghiệm, thái độ của nhân dân đối với thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội:

– Câu tục ngữ thể hiện kinh nghiệm về thời tiết, chăn nuôi, trồng trọt, những kinh nghiệm về đời sống.

– Thể hiện thái độ tôn vinh những giá trị của con người.

Trả lời câu 5 soạn văn bài Ôn tập phần văn trang 128

Những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện trong đoạn thơ, bài thơ trữ tình của Việt Nam và Trung Quốc:

– Tình yêu quê hương đất nước

– Tình yêu thiên nhiên

– Tình yêu cuộc sống: trân trọng vẻ đẹp của những người phụ nữ tài hoa, thương cảm cho những người phụ nữ bạc mệnh.

Trả lời câu 6 soạn văn bài Ôn tập phần văn trang 128

Trả lời câu 7 soạn văn bài Ôn tập phần văn trang 129

Sự giàu đẹp của tiếng Việt thể hiện qua câu tục ngữ:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

– Tiếng Việt truyền tải được nội dung, tâm tư tình cảm của người nói

– Tiếng Việt còn tạo ra nhịp điệu, nhạc tính khi thể hiện nội dung

Trả lời câu 8 soạn văn bài Ôn tập phần văn trang 129

Văn chương mang lại cho con người một đời sống tinh thần phong phú, khơi gợi ở con người những tình cảm tốt đẹp. Văn học thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ còn cung cấp cho con người tri thức về đời sống xã hội. Văn học đúng như tác giả Hoài Thanh có nói “…gây cho ra những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có” biết cái hay, cái đẹp của cảnh vật thiên nhiên. Lịch sử loài người nếu xóa bỏ văn chương sẽ xóa bỏ mất lịch sử phát triển của mình, sẽ nghèo nàn về tinh thần.

Trả lời câu 9 soạn văn bài Ôn tập phần văn trang 129

Việc học phần Tiếng Việt và Tập làm văn theo hướng tích hợp trong Chương trình ngữ văn 7, giúp học sinh có thể vận dụng nhuần nhuyễn các kĩ năng để học văn tốt hơn.

Ví dụ khi dạy bài Cuộc chia tay của những con búp bê (ngữ văn 7 tập 1) giáo viên tích hợp kiến thức của phân môn tiếng Việt, giáo viên có thể đặt câu hỏi:

Em hãy tìm những từ láy diễn tả tâm trạng của Thủy khi nghe yêu cầu chia đồ chơi của mẹ.

– Những từ láy đó có tác dụng gì trong việc biểu đạt dụng ý nghệ thuật của tác giả

Tích hợp với phần Tập làm văn, giáo viên có thể đặt câu hỏi:

– Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy, tác dụng của ngôi kể đó.

Tags: soạn văn lớp 7, soạn văn lớp 7 tập 2, giải ngữ văn lớp 7 tập 2, soạn văn lớp 7 bài Ôn tập phần văn ngắn gọn , soạn văn lớp 7 bài Ôn tập phần văn siêu ngắn

Top Ứng Dụng Soạn Văn Hay Nhất

Tham khảo và học tập trên ứng dụng soạn Văn đang là phương pháp học tập mới và tiên tiến dành cho các em học sinh nhận được nhiều sự quan tâm từ nhà trường và các bậc phụ huynh, trong bài viết này Taimienphi sẽ chia sẻ, giới thiệu Top ứng dụng soạn văn chất lượng tốt, phù hợp với học sinh từ lớp 6 đến lớp 12.

Top những ứng dụng soạn Văn hay nhất dành cho các bạn học sinh bậc THCS và THPT sẽ liệt kê những phần mềm, ứng dụng giúp các bạn học sinh dễ dàng tiếp thu, nắm bắt kiến thức dễ dàng và đặc biệt là biết cách soạn Văn đúng và chuẩn nhất.

Những ứng dụng soạn văn tốt nhất trên điện thoại

TOP ỨNG DỤNG SOẠN VĂN HAY NHẤT

1. HocTot – Ứng dụng soạn Văn, hướng dẫn giải bài tập SGK, giải toán qua mạng cho di độngHocTot là ứng dụng chạy trên Android hỗ trợ các học sinh soạn Văn kèm cả những bài văn mẫu từ lớp 6 đến lớp 12. Ngoài ra ứng dụng Hoctot còn hỗ trợ nhiều bộ môn khác như Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Tiếng Anh, GDCD… Tải và sử dụng HocTot các bạn học sinh sẽ có thêm tài liệu tham khảo hữu ích qua các hướng dẫn chi tiết soạn Văn, xem các bài văn mẫu, giải bài tập trong SGK, sách bài tập và sách nâng cao.

Ứng dụng HocTot được thiết kế với giao diện trực quan và dễ sử dụng. Nếu mới sử dụng lần đầu, các bạn học sinh sẽ làm quen với việc chọn lớp, chọn môn. Sau đó chỉ cần chọn vào bài học muốn xem với các bài tập, bài soạn, câu trả lời chi tiết, súc tích. Các em học sinh cũng có thể xem “Offline” phía bên dưới mỗi bài tập và lưu về điện thoại của mình.

Ngoài ra HocTot còn là ứng dụng hỗ trợ học tập với kho dữ liệu rất lớn dành cho các em học sinh phổ thông, đặc biệt là các em học sinh chuẩn bị bước vào lớp 10, luyện thi vào các trường đại học và cao đẳng hay trung cấp. Nếu như trước đây để có được lời giải hay, 1 bài văn mẫu, hướng dẫn soạn văn ngắn… chúng ta thường phải tìm đến hiệu sách để có cho mình một cuốn sách giải cho một lớp cụ thể. Thì nay qua HocTot, mọi thứ đều có thể thực hiện trên một chiếc điện thoại thông minh, tiện ích đáp ứng nhu cầu học tập lớn cho các em học sinh.

2. chúng tôi – Ứng dụng soạn Văn, dạy học miễn phí cho người ViệtỨng dụng Vietjack cho Android được thiết kế khá hay giúp các em học sinh và phụ huynh đều có thể dễ dàng sử dụng. Tất cả lời giải của tất cả các lớp từ lớp 1 đến lớp 12, khá là đầy đủ và chính xác.

Ứng dụng Vietjack cho Android, iPhone về cách sử dụng cũng khá đơn giản. Lần đầu tiên sử dụng các em học sinh sẽ phải chọn lớp, chọn môn. Tiếp đó chỉ cần chọn vào bài học muốn xem, lúc này học sinh có thể xem lại lý thuyết, lời giải của các bài tập, soạn Văn, xem các bài văn mẫu…

3. chúng tôi – Ứng dụng Lời giải hayĐây là ứng dụng được đánh giá khá tốt từ phía người sử dụng là các em học sinh và phụ huynh. Ứng dụng Loigiaihay, giúp các bạn học sinh và cả phụ huynh tìm kiếm lời giải bài tập SGK, sách bài tập, soạn bài văn, tiếng Việt, sách tham khảo… theo từng bài học cho tất các các môn: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Văn học, tiếng Việt… cho tất các lớp từ lớp 1 đến lớp 12.

4. Soạn Văn 6,7,8,9,10,11,12 cho Android và IOS

Đây là ứng dụng tổng hợp toàn bộ các bài soạn Văn từ lớp 6 đến lớp 12. Nội dung trong ứng dụng bám sát chương trình sách giáo khoa của Bộ Giáo Dục và Đào tạo nhằm hỗ trợ cho các em học sinh đang học tập và hoàn toàn miễn phí.

Ứng dụng này hỗ trợ các em học sinh soạn Văn từ lớp 6 đến lớp 12. Khi cài đặt xong là sử dụng được ngay và không cần phải kết nối mạng, các bạn học sinh có thể tím kiếm các bài văn trong ứng dụng cũng như đánh dấu yêu thích bài soạn văn, bài văn mẫu…

Bạn và các em học sinh có thể tải và cài đặt ứng dụng này từ Google Play đối với điện thoại Android và App Store đối với điện thoại iphone với từ khóa tìm kiếm là “soan van”.

5. Soạn văn THPT – Ứng dụng giúp soạn Văn, học môn Ngữ Văn

Ứng dụng này của tác giả Nguyễn Công Phượng, có thiết kế đơn giản dễ sử dụng cùng với hệ thống bài soạn được phân ra làm 3 cấp học là 10, 11 và 12 giúp cho các bạn học sinh dễ dàng tìm kiếm bài soạn theo cấp học của mình.

Ngoài việc chia theo cấp học, ứng dụng lại phân thành hai phần là tập một và tập hai. Hệ thống bài soạn được sắp xếp theo chương trình học giúp các bạn học sinh dễ dàng hơn trong việc học cũng như ôn luyện lại những kiến thức đã được học trên lớp. Các bài soạn Văn trong ứng dụng cung cấp khá chi tiết và đầy đủ qua đó giúp các em học sinh dễ dàng hơn cho việc chuẩn bị một buổi học mới với môn Văn của mình.

Soạn Văn Lớp 7 Bài Quan Hệ Từ Ngắn Gọn Hay Nhất

Soạn văn lớp 7 bài Quan hệ từ ngắn gọn hay nhất : Câu 2 (trang 98 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):Điền các quan hệ từ vào những chỗ trống trong đoạn văn: Câu 3 (trang 98 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai? a) Nó rất thân ái bạn bè. b) Nó rất thân ái với bạn bè. c) Bố mẹ rất lo lắng con. d) Bố mẹ rất lo lắng cho con.

Soạn văn lớp 7 trang 96 tập 1 bài Quan hệ từ ngắn gọn hay nhất

Câu hỏi bài Thế nào là quan hệ từ tập 1 trang 96

Câu 1 (trang 96 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Xác định quan hệ từ trong các câu sau:

a. Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều.

(Khánh Hoài)

b. Hùng Vương thứ mười tám có m ột người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

c. Bởi tôi ăn uổng điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.

(Tô Hoài)

d. Mẹ thường nhân lúc con ngủ mà làm vài việc của riêng mình. Nhưng hôm nay ẹ không tập trung được vào việc gì cả.

(Lý Lan)

Câu 2 (trang 97 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Các quan hệ từ nói trên liên kết những từ ngữ hay những câu nào với nhau? Nêu ý nghĩa của mỗi quan hệ từ.

Sách giải soạn văn lớp 7 bài Thế nào là quan hệ từ

Trả lời câu 1 soạn văn bài Thế nào là quan hệ từ trang 96

a, Quan hệ sở hữu: của

b, Quan hệ so sánh: như

c, Quan hệ nhân quả: bởi… nên…

Trả lời câu 2 soạn văn bài Thế nào là quan hệ từ trang 97

a, Của: chỉ sự sở hữu của “chúng tôi” đối với đồ chơi

b, Như: biểu thị quan hệ nguyên nhân

c, Bởi… nên: biểu thị quan hệ nguyên nhân( ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực) kết quả chóng lớn, thể hiện quan niệm liên hợp

– Nhưng: biểu thị quan hệ đối nghịch mẹ thường… và hôm nay…

Câu hỏi bài Sử dụng quan hệ từ tập 1 trang 97

a) Khuôn mặt của cô gái

b) Lòng tin của nhân dân

c) Cái tủ bằng gỗ mà anh mới mua

d) Nó đến trường bằng xe đạp

e) Giỏi về toán

g) Viết một bài văn về phong cảnh Hồ Tây

h) Làm việc ở nhà

i) Quyển sách đặt ở trên bàn.

Câu 2 (trang 97 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Quan hệ từ có thể dùng thành cặp:

Câu 3 (trang 97 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Đặt câu với các cặp quan hệ từ vừa tìm:

Sách giải soạn văn lớp 7 bài Sử dụng quan hệ từ

Trả lời câu 1 soạn văn bài Sử dụng quan hệ từ trang 97

Các trường hợp bắt buộc phải có quan hệ từ: a, c, e, h, i

Trả lời câu 2 soạn văn bài Sử dụng quan hệ từ trang 97

Các cặp quan hệ từ

– Nếu … thì…

– Vì… nên…

– Tuy… nhưng…

– Hễ… thì…

– Sở dĩ… nên…

Trả lời câu 3 soạn văn bài Sử dụng quan hệ từ trang 97

Đặt câu

– Nếu trời mưa thì tôi phải ở nhà.

– Vì chăm học nên Lan luôn xếp đầu lớp.

– Tuy nhà Minh nghèo nhưng Minh rất chăm học.

– Hễ bạn gặp mưa lớn thì phải tìm ngay nơi trú.

– Sở dĩ tôi ăn uống điều độ nên tôi khỏe lắm.

Câu hỏi Phần Luyện Tập bài Quan hệ đại từ lớp 7 tập 1 trang 98

Câu 1 (trang 98 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Tìm các quan hệ từ trong đoạn đầu văn bản Cổng trường mở ra, từ “Vào đêm trước ngày khai trường của con” đến “trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”

Câu 2 (trang 98 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Điền các quan hệ từ vào những chỗ trống trong đoạn văn:

Câu 3 (trang 98 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Nó rất thân ái bạn bè.

b) Nó rất thân ái với bạn bè.

c) Bố mẹ rất lo lắng con.

d) Bố mẹ rất lo lắng cho con.

e) Mẹ thương yêu không nuông chiều con.

g) Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con.

h) Tôi tặng quyển sách này anh Nam.

i) Tôi tặng quyển sách này cho anh Nam

k) Tôi tặng anh Nam quyển sách này

l) Tôi tặng cho anh Nam quyển sách này.

Câu 4 (trang 99 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng quan hệ từ (quan hệ từ được in đậm):

Câu 5 (trang 99 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Phân biệt ý nghĩa của hai câu có quan hệ từ “nhưng” sau đây:

– Nó gầy nhưng khỏe

– Nó khỏe nhưng gầy

Sách giải soạn văn lớp 7 bài Phần Luyện Tập

Trả lời câu 1 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 98

Các quan hệ từ trong bài Cổng trường mở ra: vào, của, với, như, trên, như, mà, và, nhưng, của, trong, cho

Trả lời câu 2 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 98

Lâu lắm rồi nó cởi mở với tôi như vậy. Thực ra tôi với nó ít khi gặp nhau. Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng, tôi ăn cơm cùng nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi với cái mặt đợi chờ đó. Nếu tôi lạnh lùng thì nó lảng đi. Tôi vui vẻ và tỏ ý muốn hần nó với vẻ.

Trả lời câu 3 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 98

Các câu đúng:

– Nó rất thân ái với bạn bè

– Bố mẹ rất lo lắng cho con

– Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con

– Tôi tặng quyển sách này cho anh Nam

– Tôi tặng anh Nam quyển sách này

Câu sai

– Nó rất thân ái bạn bè

– Bố mẹ rất lo lắng cho con

– Tôi tặng quyển sách này anh Nam

Trả lời câu 4 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 99

He-ming-way là tác giả nước ngoài mà tôi thích nhất. Các tác phẩm nổi tiếng của ông như: Ông già và biển cả, Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940) để lại trong lòng độc giả nhiều hình tượng văn học rất đời. Tác phẩm Ông già và biển cả với sức khơi gợi sâu xa về khát vọng, hoài bão của con người trong cuộc đời rộng lớn đã mang lại nhiều thành công cho tác giả. Trong tác phẩm của mình, Hemingway để con người đối lập với biển khơi rộng lớn khôn cùng nhưng điều đó giúp ông mang con người đặt ngang thiên nhiên trong thế chủ động của con người và cuộc đời đầy phức tạp, biến đổi khôn lường.

Trả lời câu 5 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 99

Ở trong tiếng Việt, bộ phận câu đứng sau quan hệ từ nhưng là bộ phận được nhấn mạnh.

a, Nhấn mạnh sự khỏe

b, Nhấn mạnh tính chất gầy

Tags: soạn văn lớp 7, soạn văn lớp 7 tập 1, giải ngữ văn lớp 7 tập 1, soạn văn lớp 7 bài Quan hệ đại từ ngắn gọn , soạn văn lớp 7 bài Quan hệ đại từ siêu ngắn