Top 9 # Xem Nhiều Nhất Soạn Văn 8 Lời Giải Hay Chi Tiết Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Soạn Bài Lời Văn, Đoạn Văn Tự Sự (Chi Tiết)

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ Câu 1 Trả lời câu 1 (trang 58 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(1) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

(2) Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ […]. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người miền biển, tài năng cũng không kém […]. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. […], cả hai đều xừng đáng làm rể vua Hùng.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

Các câu văn đã giới thiệu nhân vật như thế nào? Câu văn giới thiệu trong đoạn thường dùng những từ, cụm từ gì? Lời giải chi tiết:

– Các câu văn đã giới thiệu tên, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng của nhân vật:

+ Hùng Vương có một người con gái tên là Mị Nương.

+ Mị Nương đẹp và hiền dịu.

+ Sơn Tinh: ở núi Tản Viên.

+ Thủy Tinh: ở miền biển.

Câu 2 Trả lời câu 2 (trang 59 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(3) Thủy tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần Hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

Đoạn văn đã dùng những từ gì để kể những hành động của nhân vật? Gạch dưới những từ chỉ hành động đó. Các hành động được kể theo thứ tự nào? Hành động ấy đem lại kết quả gì? Lời kể trùng điệp (nước ngập…, nước ngập…, nước dâng…) gây được ấn tượng gì cho người dọc? Lời giải chi tiết:

– Đoạn văn đã dùng những từ để chỉ hành động của nhân vật:

+ Thuỷ Tinh: Đến muộn, không lấy được Mị Nương, đem quân đuổi theo Sơn Tinh.

+ Hô mưa, gọi gió, làm giông bão, dáng nước đánh, nước ngập, nước dâng…

– Các hành động được kể theo thứ tự trước sau, nguyên nhân – kết quả, thời gian.

– Lời kể trùng điệp có tác dụng thể hiện rõ cuộc tấn công của Thần nước thật nhanh chóng và khủng khiếp, gây ấn tượng dữ dội cho người đọc.

– Đoạn 1: Vua Hùng kén rể: ” Vua cha yêu thương … một người chồng thật xứng đáng “.

– Đoạn 2: Hai thần đến cầu hôn : “[…] cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng “

– Đoạn 3: Thủy Tinh đánh Sơn Tinh : “Thủy Tinh đến sau … cướp Mị Nương “.

b)

– Để dẫn đến ý chính, người kể đã đưa ra một số ý phụ hoặc giải thích, chứng minh cho ý chính nổi bật lên.

– Mối quan hệ giữa các câu rất chặt chẽ. Câu sau tiếp câu trước hoặc làm rõ ý câu trước, hoặc nối tiếp hành động, nêu kết quả của hành động.

Câu 1 Trả lời câu 1 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

a) Thế là Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, Sọ Dừa lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm.

b) Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa; còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.

(Sọ Dừa)

c) Cô không đẹp, chỉ xinh thôi. Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm. Thấy khách hàng nói một câu bông đùa, cô đã tưởng người ta chòng ghẹo mình, díu đôi lông mày lại và ngoe nguẩy cái mình. Khách trông thấy chỉ cười. Nhưng cô cũng không giận ai lâu, chỉ một lát cô lại vui tính ngay!

(Thạch Lam, Hàng nước cô Dần)

– Mạch lạc của đoạn văn:

+ Câu 1: Hành động bắt đầu.

+ Câu 2: Nhận xét chung về hành động.

+ Câu 3, 4: Hành động cụ thể.

+ Câu 5: Kết quả của hành động.

b) Thái độ của các con gái phú ông đối với Sọ Dừa:

– Giữa hai câu là hành động nối tiếp và ngày càng cụ thể.

c) Tính nết cô Dần:

– Mạch lạc của đoạn:

+ Câu 1, 2 quan hệ nối tiếp.

+ Câu 3, 4 thể hiện sự đối xứng, ngang bằng.

+ Câu 4, 5 đối xứng.

Câu 2 Trả lời câu 2 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Đọc hai câu văn sau, theo em, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Người gác rừng cưỡi ngựa, lao vào bóng chiều, nhảy lên lưng ngựa, đóng chắc yên ngựa.

b) Người gác rừng đóng chắc yên ngựa, nhảy lên lưng ngựa, rồi lao vào bóng chiều.

– Câu (b) đúng vì rất mạch lạc.

Câu 3 Trả lời câu 3 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Hãy viết câu giới các thiệu nhân vật: Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh. Lời giải chi tiết:

– Thánh Gióng là vị anh hùng chiến thắng giặc ngoại xâm đầu tiên của dân tộc ta.

– Lạc Long Quân, chồng bà Âu Cơ, từng diệt Ngư Tinh, Hồ Tinh giúp dân an cư lạc nghiệp.

– Âu Cơ là vợ của Lạc Long Quân – một người con gái xinh đẹp tuyệt trần.

– Thời Trần có danh y nổi tiếng Tuệ Tĩnh luôn hết lòng vì người bệnh.

Câu 4 Trả lời câu 4 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Viết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, ngựa phun lửa giết giặc Ân và đoạn kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt gãy, đã nhổ tre ngà tiếp tục đánh đuổi quân giặc. Lời giải chi tiết:

Khi nghe tin sứ giả báo đất nước lâm nguy, cần người tài giỏi ra giúp nước, Thánh Gióng đã vùng dậy, vươn vai một cái bỗng trở thánh một tráng sĩ oai phong lẫm liệt,mình cao hơn trượng. Tráng sĩ mặc áo giáp , cầm roi rồi vỗ mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng. Gióng nhảy lên mình ngựa, ngựa thét ra lửa, Gióng thúc ngựa phi nhanh đi đánh giặc. Ngựa sắt bỗng chồm lên, phun thẳng ra đàng trước một luồng lửa đỏ rực. Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào, rung chuyển cả trời đất. Chỉ trong chớp mắt, ngựa đã xông đến đồn trại giặc bấy giờ đang đóng la liệt cả mấy khu rừng. Lưỡi gươm của Gióng vung lên loang loáng như chớp giật. Quân giặc xông ra chừng nào chết chừng ấy. Khi gươm bị gãy, Gióng vẫn rất nhanh trí và không hề bối rối nhổ một bụi tre bên đường xông tới quật tới tấp vào đám quân giặc. Gióng giết hết lớp giặc này đến lớp giặc khác, giặc chết như rạ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn. Chỉ sau một trận đánh, Gióng đã chiến thắng toàn bộ giặc Ân, giết chết tướng giặc, trừ xong nạn nước. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Gióng bèn cởi toàn bộ giáp, nón rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.

chúng tôi

32 Bt Dđxc Hay Và Khó (Có Lời Giải Chi Tiết)

36 BÀI TẬP HAY VÀ KHÓCâu 1. Trong quá trình truyền tải điện năng từ máy phát điện đến nơi tiêu thụ, công suất nơi tiêu thụ (tải) luôn được giữ không đổi. Khi hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu tải là U thì độ giảm thế trên đường dây bằng 0,1U Giả sử hệ số công suất nơi tiêu thụ bằng 1. Để hao phí truyền tải giảm đi 100 lần so với trường hợp đầu thì phải nâng hiệu điện thế hai đầu máy phát điện lên đến A. 20,01U B. 10,01U C. 9,1U D. 100U Hướng dẫn giải: Gọi P là công suất nơi tiêu thụ; R là điện trở đường dây tải điện Hiệu điện thế trước khi tải đi lúc đầu: Công suất hao phí trên đường dây tải:, với ;, với

Gọi U’ là hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu tải tiêu thụ lần sau. Công suất tải tiêu thụ

Cần phải nâng hiệu điện thế hai đầu máy phát điện lên đến

Câu 2. Công suất hao phí trên đường dây tải là 500W. Sau đó người ta mắc vào mạch tụ điện nên công suất hao phí giảm đến cực tiểu 245W. Hệ số công suất lúc đầu gần giá trị nào sau đây nhất A. 0,65 B. 0,80 C. 0,75 D. 0,70Hướng dẫn giải: Công suất hao phí dược tính theo công thức: Lúc đầu: ∆P = P2 (1) Lúc sau (2)

Câu 3. Mạch điện xoay chiều mắc nối tiếp RLC, cuộn dây thuần cảm. Điện trở R và tần số dòng điện f có thể thay đổi. Ban đầu ta thay đổi R đến giá trị R = R0 để công suất tiêu thụ trên mạch cực đại là P1. Cố định cho R = R0 và thay đổi f đến giá trị f = f0 để công suất mạch cực đại P2. So sánh P1 và P2? A. P1 = P2 B. P2 = 2P1 C. P2 = P1 D. P2 = 2 P1.Hướng dẫn giải:Khi thay đổi R để P1max thì: (1) Khi: f = f0 để công suất mạch cực đại khi RLC có cộng hưởng: (2)Từ (1) và (2) Suy ra: P2 =2P1 . Câu 4. Điện năng truyền tỉ từ nhà máy đến một khu công nghiepj bằng đường dây tải một pha. Nếu điện áp truyền đi là U thì ở khu công nghiệp phải lắp một máy hạ áp có tỉ số vòng dây để đáp ứng nhu cầu điện năng khu công gnhieepj. Nếu muốn cung cấp đủ điện cho khu công nghiệp thì điện áp truyền đi phải là 2U và cần dùng máy biến áp với tỉ số là A. B. C. D. Hướng dẫn giải: Gọi công suất máy phát là P0 (không đổi), công suất khu công nghiệp là P Khi điện áp truyền đi là U: Khi điện áp truyền đi là 2U: Lấy (1) : (2): Khi điện áp truyền đi là U thì điện áp sơ cấp của máy biến áp: Ta có: Khi điện áp truyền đi là 2U: Ta có: Câu 5. Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi U và tần số f thay đổi được vào hai đầu mạch mắc nối tiếp gồm một cuộn dây không thuần cảm có độ tự cảm L và điện trở thuần r, tụ điện có điện dung C thay đổi được. Ban đầu khi tần số mạch bằng f1 thì tổng trở của cuộn dây là 100Ω. Điều chỉnh điện dung của tụ sao cho điện áp trên tụ cực đại thì giữ điện dung của tụ không đổi. Sau đó thay đổi tần số f thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch thay đổi và khi f = f2 = 100Hz thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch cực đại. Độ tự cảm L của cuộn dây là A. B. C. D. Hướng dẫn giải: Khi f = f1: Điều chỉnh C để UC cực đại thì Khi f = f2 = 100Hz, I cực đại nghĩa là cộng hưởng: Từ (1) và (2): Câu 6. Đoạn mạch AB gồm điện trở R = 50Ω, cuộn dây có độ tự cảm và điện trở r = 60 Ω, tụ điện có điện dung C thay đổi được và mắc theo đúng thứ tự trên. Đặt vào hai đầu mạch một điện áp xoay chiều có dạng: . Người ta thấy rằng khi C = Cm thì điện

Soạn Bài Văn Bản Đề Nghị (Chi Tiết)

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ 1. Đọc các văn bản (tr 124-125 SGK Ngữ văn 7 tập 2) 2. Trả lời câu hỏi

a) Viết giấy đề nghị nhằm mục đích gì?

b) Giấy đề nghị cần chú ý những yêu cầu gì về nội dung và hình thức trình bày?

c) Hãy nêu một tình huống trong sinh hoạt và học tập ở trường, lớp mà em thấy cần viết giấy đề nghị.

Trả lời:

a) Viết giấy đề nghị nhằm mục đích nêu lên ý kiến của mình cho các nơi có thẩm quyền để thỏa mãn một nhu cầu, một quyền lợi chính đáng của cá nhân hay tập thể.

b) Giấy đề nghị có những yêu cầu :

– Nội dung: Ai đề nghị? Đề nghị ai? Đề nghị điều gì?

– Hình thức:

+ Trình bày trang trọng, ngắn gọn, sáng sủa.

+ Theo một số mục quy định sẵn.

c) Một số tình huống:

– Đề nghị giáo viên chủ nhiệm cho phép dùng tiền của lớp mua trái bóng cho đội bóng của lớp.

– Đề nghị danh sách các học sinh được khen thưởng cuối học kì một vừa qua.

– Đề nghị chấm lại bài kiểm tra học kì một môn Toán.

b) Em đi học nhóm, do sơ ý nên bị kẻ gian lấy mất xe đạp.

c) Sắp thi học kì, cả lớp cần sinh hoạt trao đổi thêm về môn Toán.

d) Trong giờ học, em và bạn cãi nhau gây mất trật tự, thầy, cô giáo phải dừng lại giải quyết.

Trả lời:

Tình huống phải viết Giấy đề nghị:

a) Đề nghị nhà trường tổ chức cho lớp đi xem phim.

c) Đề nghị cho lớp sinh hoạt để trao đổi môn Toán cho kì kiểm tra học kì sắp tới.

Phần II CÁCH LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ 1. Tìm hiểu cách làm văn Bản đề nghị

a) Hãy đọc hai văn bản đề nghị trên và xem các mục trong văn bản đề nghị được trình bày theo thứ tự nào. Cả hai văn bản có những điểm gì giống nhau và khác nhau?

Những phần nào là quan trọng trong cả hai văn bản đề nghị?

(Gợi ý: Muốn trả lời được cần trả lời một số câu hỏi: Đề nghị ai? Ai đề nghị? Đề nghị điều gì? Đề nghị để làm gì?…)

Trả lời:

a) Trình bày theo một quy định có sẵn.

– Nhất thiết phải có xác định trả lời một số câu hỏi:

+ Đề nghị ai?

+ Ai đề nghị?

– Đề nghị nội dung gì?

– Đề nghị để làm gì?

b) Từ hai văn bản trên, hãy rút ra cách làm một văn bản đề nghị.

Trả lời:

Văn bản đề nghị cần trình bày trang trọng, ngắn gọn và sáng sủa theo một số mục quy định sẵn. Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả nhưng cần chú ý các mục sau: Ai đề nghị? Đề nghị ai (nơi nào)? Đề nghị điều gì?

Phần III LUYỆN TẬP 1. Đọc và suy nghĩ về hai tình huống sau đây:

a) Hôm nay bị ốm, không đi học được, em phải viết đơn xin phép thầy, cô giáo nghỉ học.

Từ hai tình huống trên, liên hệ với cách làm đơn ở lớp 6, hãy so sánh lí do viết đơn và lí do viết đề nghị giống nhau và khác nhau ở chỗ nào.

Trả lời:

– Viết Đơn và viết Đề nghị đều đề bạt nguyện vọng của cá nhân hay tập thể lên một cá nhân hay tổ chức có thẩm quyền để được giải quyết.

– Tuy nhiên, theo hai tình huống trên ta thấy có chút ít sự khác nhau.

– Đơn chỉ cần trình bày lí do để đạt nguyện vọng.

– Đề nghị không chỉ trình bày lí do mà có thể cần phải cắt nghĩa, nói rõ lí do ấy cho người tiếp nhận hiểu sự đúng vai trò giải quyết.

2. Trao đổi với các bạn trong tổ, nhóm để rút kinh nghiệm về các lỗi thường mắc ở các văn bản đề nghị.

Trả lời:

Lỗi trong văn bản Đề nghị có thể là viết dài dòng, luộm thuộm, không theo mẫu quy định.

chúng tôi

Bài Văn Tả Cây Dừa Lớp 7 Chi Tiết Hay Nhất

Hướng dẫn miêu tả cây dừa lớp 7 hay và đầy đủ nhất các bạn có thể tham khảo. “Kìa vườn dừa cây cao cây thấp Gió quặt quà cành lá xác xơ Thương anh em vẫn đợi chờ” Không biết tự bao giờ, cây dừa đã đi vào thơ ca rất đỗi thân thuộc, gần gũi và trừu mến đến thế.

BÀI VĂN MẪU SỐ 1 TẢ CÂY DỪA LỚP 7

Em sinh ra và lớn lên ở một vùng quê thanh bình yên ả. Bởi thế mà em gắn bó sâu sắc với con người và cảnh sắc thiên nhiên nơi đây. Mỗi mái đình rêu phong cổ kính, những cánh đồng thơm bát ngát, những bến nước con đò… đã trở thành một phần trong tâm hồn. Và hình ảnh cây dừa cũng rất gắn bó trong em, là loài cây khiến người ta mỗi khi đi xa lại không thôi nhớ về.

Hai bên đường làng em trồng những hàng dừa từ rất lâu. Những cây dừa đứng đó, sừng sững mấy chục năm để che mưa che nắng, để gắn bó với cuộc sống sinh hoạt của biết bao nhiêu thế hệ. Ông nội em kể rằng hai hàng dừa đã được trồng hơn năm chục năm, từ những ngày kháng chiến chống Mĩ. Giờ đây cây đã cao khoảng 15m, nhìn từ xa như một chiếc ô khổng lồ.

Rễ cây đâm sâu xuống lòng đất mẹ để nuôi cây, những chiếc rễ to, tròn, ngoằn nghèo như những con trăn khổng lồ bò dưới đất. Thân cây thẳng tắp, cao vút và đâm thẳng lên trời xanh. Thân dừa hình tròn, đã to bằng một vòng tay ôm của em. Nó khoác lên mình tấm áo xù xì màu nâu thẫm nhưng bên trong là những dòng nhựa sống đang ngày đêm nuôi cây. Trên thân dừa có chia thành những khoanh tròn nối tiếp nhau, càng lên cao những vòng khoanh lại càng gần nhau hơn. Phía ngọn dừa mọc thành một vòng tròn xoe như những cánh tay dang rộng để đón nắng đón gió. Có tàu dừa lớn, dài đến cuống. Mỗi lá đều có nhiều khía, tách thành những tàu nhỏ. Lá dừa thuôn dài, đầu nhọn và có màu xanh lá khá đậm.

Từ các nách bẹ, những chùm quả mập mạp màu trắng sữa chìa ra, dần biến thành những chùm quả. Ban đầu quả dừa chỉ bé bằng nắm tay rồi dần dần theo thời gian mà lớn lên trông thấy Quả dừa không mọc riêng kẻ mà kết thành từng chùm trông rất thích mắt. Mỗi chùm có từ năm đến 7 quả, tròm xoa và như những hồ lô xanh bóng. Trong xa từng chùm quả như những đàn lợn con bụ bẫm đang ngoan ngoãn nằm bên mẹ. Hàng dừa được trồng ở đây từ rất lâu và thu hút biết bao ong bướm, chim chóc thi nhau ríu rít tromg vòm cây. Một cơn gió nhẹ lướt qua, những chiếc tàu dừa cọ vào nhau như đang xào xạc điều chi.

Trái dừa luôn được coi là phần giá trị nhất trên cây dừa. Trái dừa non được cắt ra lấy nước uống, là loại nước giải khát thơm ngon. Ngoài ra nước dừa dùng để kho cá, kho thịt, thắng nước màu. Phần cùi dừa dùng để làm mứt, cơm dừa dày được xay nhuyễn, vắt nước cốt làm kẹo dừa, nấu dầu dừa, làm xà phòng. Bã dừa dùng làm bánh dầu, để bón phân hoặc làm thức ăn cho gia súc. Phần vỏ cứng của trái dừa được sử dụng làm than hoạt tính, chất đốt hoặc làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây. Xơ dừa được đánh tơi ra dùng làm thảm, làm nệm, làm dép đặc trị cho những người bệnh thấp khớp hoặc bện làm dây thừng, lưới bọc các bờ kè chống sạt lở ven sông. Lá dừa có thể dùng để lợp nhà, làm phên liếp, chằm nón, mà còn là chất đốt thường dùng để đun nấu phổ biến ở thôn quê, lá dừa khô bó lại làm đuốc để đi trong đêm tối trời.

Dừa không phải chỉ để ăn quả mà các bộ phận của nó được dùng vào rất nhiều việc. Nhiều người đã dùng thân dừa để bắc ngang con mương nhỏ làm cầu. Do thân dừa rất chắc nên người ta đã dùng nó làm cột, làm kèo xây nhà, hoặc sáng tạo ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác hoặc làm chén đũa…Bông dừa tươi được dùng làm vật trang trí rất đẹp mắt. Đọt dừa non có thể làm gỏi, lăn bột, xào.. rất thích hợp với người ăn chay. Có một món ăn đặc biệt mà nhiều người không biết đó là con sâu sống trên cây dừa còn gọi là đuông dừa. Do ăn đọt dừa non nên đuông dừa béo múp míp nên được chế biến thành nhiều món ăn khoái khẩu và bổ dưỡng.

Tương lai, cuộc sống ngày một hiện đại hơn nhưng những giá trị vẫn không bao giờ thay đổi. Cũng như vậy, cây dừa sẽ mãi gắn bó với người dân như những hạt phù sa mãi mãi gắn liền với các con sông để ngày bồi đắp cho mảnh đất quê hương thêm màu mỡ.

BÀI VIẾT MẪU SỐ 2 TẢ CÂY DỪA LỚP 7 CHI TIẾT HAY

“Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu

Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng”

Đến với những câu thơ, ta bắt gặp bóng dáng xanh tươi của cây dừa miền biển. Cây dừa từ xưa tới nay luôn là loại cây quen thuộc với bất kì ai, nó đã trở thành người bạn tâm tình của mỗi con người. Đến với vùng quê cát trắng nắng vàng, ta rung động trước những hàng dừa xanh trải tít tắp đến tận chân trời.

Nhìn từ xa, cây dừa đứng sừng sững hiên ngang như một dũng sĩ khổng lồ đang canh giữ cho giấc ngủ của những cư dân miền biển. Gốc dừa bám chắc vào lớp đất cát mềm phía bên dưới, chúng cắm sâu vào đất, hút những chất dinh dưỡng nằm sâu trong lòng đất mẹ. Thân cây cao vút, không thẳng đứng mà lại nghiêng nghiêng một cách đầy duyên dáng. Trông cây có một vẻ gì đó dịu dàng, mềm mại như một người con gái đẹp đang e lệ trước ánh nắng hồng ban mai. Thân cây chia thành từng khấc nhỏ, xù xì và bạc phếch như in dấu hết thảy những vết tích của thời gian. Những lớp vỏ đang dần dần bong ra thành từng lớp, thân cây thô ráp nhưng lại ánh lên một vẻ đẹp gì đó mộc mạc và giản dị lạ thường. Đúng là chỉ có đến gần chúng, ngắm nhìn cây dừa trong không gian bao la của biển cả, mới thấy được hết thảy vẻ đẹp vừa gần gũi vừa thân thương của cây dừa. Hướng ánh mắt lên cao ta mới bắt gặp những tàu dừa lá xanh mươn mướt như vừa được gột rửa sau một cơn mưa. Lá dừa to bản, nom giống hệt như những chiếc lược khổng lồ đang chải vào mái tóc là những đám mây trắng đang bồng bềnh trôi trên nền trời cao rộng. Những chiếc lá non còn đang e ấp trong những bẹ lá đã tỏa ra một sức sống gì đó mãnh liệt lạ thường, chúng khoác lên mình một bộ cánh xanh mơn mởn khiến ai nhìn vào cũng phải mê.

Đặc biệt nhất có lẽ là những quả dừa nước. Từ dưới nhìn lên, nom chúng như một đàn lợn con đang quay quần bên bầu vú của mẹ. Quả dừa tròn như quả bóng, da xanh bóng và nhẵn nhụi nom tuyệt đẹp. Người ta nói dừa là đặc sản của những vùng quê miền biển. Đến với trời xanh cát vàng mây trắng, ngồi trên bờ biển mà nhâm nhi một trái dừa ngọt lành thì không gì thú vị bằng. Nước dừa béo béo, ngọt ngọt, lại mát lành dễ làm xiêu long bất kì vị thực khách khó tính nào. Hãy tưởng tượng bạn đang ở giữa một mùa hè nắng nóng đổ lừa, chỉ cần trên tay bạn có một cốc nước dừa pha sẵn đá thôi thì tất cả những gì nóng nực đều tan biết ngay trong vòng một nốt nhạc. Quả dừa có rất nhiều công dụng: nước dừa làm đồ giải khát, cùi dừa làm thành thứ kẹo đặc sản ngon lành, lại có thể ép ra lấy dầu hay cho vào những món xôi tạo nên một hương vị ngon khó cưỡng.

Cây dừa đã gắn bó với những cư dân vùng muối mặn hàng ngàn đời nay. Người ta dùng tàu dừa phơi khô để lợp mái, lợp nhà có tác dụng che mưa, che nắng rất tốt. Ta bắt gặp đồ thủ công mĩ nghệ làm bằng gỗ dừa, những chiếc nệm xơ dừa đã góp phần đưa sản phẩm của Việt Nam vươn ra thế giới. Mỗi khi ta đến với một vùng quê biển, điều đầu tiên khiến ta nhận ra chính là hàng dừa xanh mướt đang chạy dài theo mỗi con đường chúng ta đi. Cây dừa đã trở thành người bạn thân thiết và gắn bó với người dân ta hàng ngàn đời nay.

Cây dừa – loài cây của sức sống, của con người xứ biển. Nghĩ về cây dừa là ta biết đến đức tính của người dân quê vừa mộc mạc, giản dị nhưng cùng đầy kiên cường và mạnh mẽ. Có lẽ nó đã trở thành biểu tượng của quê hương xứ biển, là kỉ niệm tuyệt đẹp của mỗi người dân khi nhớ về một vùng quê của cát và gió.