Top 10 # Xem Nhiều Nhất Soạn Văn 9 Lời Giải Hay Ngắn Nhất Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Soạn Văn Lớp 9 Bài Biên Bản Ngắn Gọn Hay Nhất

Soạn văn lớp 9 bài Biên bản ngắn gọn hay nhất : Đọc các văn bản đã cho và trả lời câu hỏi. a) Biên bản ghi lại những sự việc đang hoặc vừa mới xảy ra. ở đây, biên bản 1 ghi lại diễn biến cuộc họp sinh hoạt chi đội tuần 6, biên bản 2 ghi lại buổi công an trả phương tiện giao thông cho chủ sở hữu. b) Biên bản cần bảo đảm tính chính xác, trung thực, đầy đủ về nội dung, ngắn gọn, rõ ràng về hình thức.

Đọc các văn bản đã cho và trả lời câu hỏi.

a) Biên bản ghi lại những sự việc đang hoặc vừa mới xảy ra. ở đây, biên bản 1 ghi lại diễn biến cuộc họp sinh hoạt chi đội tuần 6, biên bản 2 ghi lại buổi công an trả phương tiện giao thông cho chủ sở hữu.

b) Biên bản cần bảo đảm tính chính xác, trung thực, đầy đủ về nội dung, ngắn gọn, rõ ràng về hình thức.

c) Văn bản 1 là biên bản hội nghị. Văn bản 2 là biên bản sự vụ. Học sinh tự kể tên một số loại biên bản mà các em thường gặp trong thực tế.

Sách giải soạn văn lớp 9 bài Đặc điểm của biên bản

Trả lời câu soạn văn bài Đặc điểm của biên bản trang 123

Biên bản dùng để ghi lại những sự việc xảy ra, đang xảy ra trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội và doanh nghiệp

b, Về mặt nội dung, biên bản ghi lại chính xác, cụ thể, trung thực, đầy đủ, khách quan về tính xác thực của biên bản.

Hình thức: đảm bảo rõ ràng, chặt chẽ về bố cục:

Phần đầu:

+ Quốc hiệu và tiêu ngữ (đối với biên bản sự vụ, hành chính)

+ Tên

+ Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, chức vụ

– Phần nội dung: ghi lại diễn biến, kết quả sự việc

– Phần kết thúc:

+ Thời gian, chữ kí, họ tên có trách nhiệm chính, chữ kí, họ tên người ghi biên bản

+ Văn bản và hiện vật kèm theo

– Lời văn sáng rõ, ngắn gọn, chính xác

c, Văn bản là biên bản hội nghị, biên bản sự vụ. Là loại biên bản thường gặp trong thực tế

Câu 1 (trang 125 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Phần đầu của biên bản gồm quốc hiệu, tiêu ngữ, tên cơ quan quản lí, tên biên bản, địa điểm, thời gian xảy ra sự việc, thành phần tham dự và chức trách từng người

Tên biên bản được viết chữ to và ở chính giữa trang giấy.

Câu 2 (trang 126 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

+ Phần chính của biên bản hội nghị gồm các mục ghi lại diễn biến của

hội nghị.

+ Biên bản sự vụ ghi rõ sự việc xảy ra thế nào? Hai bên xử lí với sự việc đó ra sao?…

+ Các mục này được ghi ngắn gọn, rõ ý, đơn nghĩa, không làm cho người đọc hiểu thành các loại nghĩa khác.

Câu 3 (trang 126 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Phần kết thúc văn bản cần có chữ kí của các thàrih viên.. và mục ghi chú ghi cả văn bản kèm theo.

Câu 4 (trang 126 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Lời văn biên bản cần ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, đơn nghĩa.

Sách giải soạn văn lớp 9 bài Cách viết biên bản

Trả lời câu soạn văn bài Cách viết biên bản trang 126

– Nắm được cách viết biên bản: phần mở đầu, phần nội dung, kết thúc, lời văn.

Câu hỏi Phần Luyện Tập bài Biên bản lớp 9 tập 2 trang 126

Câu 1 (trang 126 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Những tình huống cần viết biên bản.

Câu 2 (trang 126 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Xem lại phần gợi ý ở mục trước. Chú ý: quan sát diễn biến của một cuộc họp giới thiệu đội viên ưu tú cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh để ghi thành các mục trong phần nội dung biên bản.

Sách giải soạn văn lớp 9 bài Phần Luyện Tập

Trả lời câu 1 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 126

Các tình huống cần viết biên bản: a, c, d

– Tình huống b viết đơn, tình huống e viết bản kiểm điểm

Trả lời câu 2 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 126

LIÊN ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG THCS KẾT ĐOÀN

CHI ĐỘI LỚP 9D

BIÊN BẢN GIỚI THIỆU ĐỘI VIÊN ƯU TÚ CỦA CHI ĐỘI CHO ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Khai mạc lúc 9h, ngày 10/11/2018

Thành phần tham dự: 43 đội viên chi đội 9D

Đại biểu: Trần Thanh Hà – Liên đội trưởng

Chủ tọa Lê Thành Sơn – Chủ tọa

Thư kí: Phan Thị Thùy Linh

Nội dung sinh hoạt:

Bạn Lê Thành Sơn hay mặt ban Chỉ huy đội giới thiệu các đội viên ưu tú của Chi đội 9D cho Đoàn TNCS HCM

….

Tags: soạn văn lớp 9, soạn văn lớp 9 tập 2, giải ngữ văn lớp 9 tập 2, soạn văn lớp 9 bài Biên bản ngắn gọn , soạn văn lớp 9 bài Biên bản siêu ngắn

Soạn Văn Lớp 9 Bài Sang Thu Ngắn Gọn Hay Nhất

Soạn văn lớp 9 bài Sang thu ngắn gọn hay nhất : Câu 2 (trang 71 SGK Ngữ văn 9, tập 2): Phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu. (Gợi ý: qua hương vị, qua sự vận động của gió, sương, của dòng sông, cánh chim, đám mây, qua nắng, mưa, tiếng sấm. Chú ý các từ ngữ phả vào, chùng chình, dềnh dàng…)Câu 3 (trang 71 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Câu 1 (trang 71 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Sự biến đổi của đất trời sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu từ đâu và gợi tả qua những hình ảnh, hiện tượng gì?

Câu 2 (trang 71 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu. (Gợi ý: qua hương vị, qua sự vận động của gió, sương, của dòng sông, cánh chim, đám mây, qua nắng, mưa, tiếng sấm. Chú ý các từ ngữ phả vào, chùng chình, dềnh dàng…)

Câu 3 (trang 71 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Theo em, nét riêng của thời điểm giao mùa hạ – thu này được Hữu Thỉnh thể hiện đặc sắc nhất qua hình ảnh, câu thơ nào? Em hiểu thế nào về hai dòng thơ cuối bài:

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

(Gợi ý:

– Ý nghĩa tả thực về thiên nhiên (hiện tượng sấm, hàng cây) lúc sang thu.

– Tính ẩn dụ của hình ảnh (sấm: những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời; hàng cây đứng tuổi: con người đã từng trải).

Sách giải soạn văn lớp 9 bài Sang thu

Trả lời câu 1 soạn văn bài Sang thu trang 71

Sự biến đổi của đất trời sang thu được cảm nhận từ sự tinh tế của tác giả:

+ Bỗng: sự ngạc nhiên, bâng khuâng trước sự biến đổi của đất trời

+ Hương ổi phả trong gió se

+ Sương chùng chình qua ngõ

– Khoảnh khắc giao mùa mang tới cảm nhận ngỡ ngàng, xao xuyến trong tâm trạng tác giả

– Nhà thơ gợi tả sự biến chuyển khoảnh khắc sang thu bằng nhiều yếu tố, nhiều giác quan:

+ Chim vội vã, sông dềnh dàng

+ Đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu”- hình ảnh giàu sức biểu cảm

→ Cảm nhận tinh tế, có chọn lọc của nhà thơ thông qua những quan sát chân thực

Trả lời câu 2 soạn văn bài Sang thu trang 71

Biến chuyển trong không gian lúc sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan và sự rung động thật tinh tế:

– Hương ổi lan vào không gian, phả vào gió se.

– Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên nhiên, những cánh chim bắt đầu vội vã ở buổi hoàng hôn.

– Cảm giác giao mùa được diễn tả thú vị qua đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu”.

– Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng nhạt dần. Những ngày giao mùa này đã ít những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ.

– Lúc này cũng bớt đi những tiếng sấm bất ngờ gắn cùng những cơn mưa rào mùa hạ thường có.

– Cần cảm nhận được sự tinh tế của nhà thơ thể hiện trong những từ ngữ diễn tra cảm giác, trạng thái: bỗng, phả vào, chùng chình, hình như, dềnh dàng, vắt nửa mình…

Trả lời câu 3 soạn văn bài Sang thu trang 71

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi

Ý nghĩa tả thực: mùa thu, trời bớt sấm chớp trên những hàng cây cao, cổ thụ

– Sấm còn tượng trưng cho những biến động bất thường, những khó khăn, sóng gió trong cuộc đời

– Hàng cây đứng tuổi để chỉ những người từng trải, có kinh nghiệm sống, có sự vững vàng, bản lĩnh

→ Hai câu kết khẳng định, việc con người từng trải cũng giống như hàng cây cổ thụ vững vàng không còn sợ sệt, ngạc nhiên trước những biến động của cuộc đời.

Câu hỏi Phần Luyện Tập bài Sang thu lớp 9 tập 2 trang 73

Dựa vào các hình ảnh, bố cục của bào thơ, viết một bài văn ngắn diễn tả cảm nhận của Hữu Thỉnh trước sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu.

Sách giải soạn văn lớp 9 bài Phần Luyện Tập

Trả lời câu soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 73

Đoạn văn gợi ý:

Bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh là một trong những bài thơ miêu tả tinh tế, đặc sắc nhất sự biển đổi của cảnh vật trong không gian cuối hạ đầu thu. Trước khung cảnh giao mùa tuyệt đẹp ấy, tác giả không chỉ thể hiện lòng yêu mến vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương đất nước mà còn đồng thời thể hiện những suy ngẫm về triết lý cuộc đời.

Ở hai khổ thơ đầu, một loạt những sự vật, hiện tượng thiên nhiên được tác giả khắc họa như: hương ổi, sương, sông, chim, đám mây mùa hạ. Trong khoảnh khắc giao mùa, mọi sự vật đều có sự thay đổi. Mùa thu đến kéo theo hương ổi thoang thoảng trong không gian. “Sương chùng chình qua ngõ” như cố ý nán lại, tiếc nuối níu kéo mùa hạ. Dòng chảy của sông cũng như chậm lại, thong thả hơn trong cái tiết mùa thu đang đến gần. Đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu”, hình ảnh đầy tính gợi hình. Những sự vật thiên nhiên trong bài thơ đã được tác giả thổi vào đó những hành động của con người. Cả không gian cũng như có xúc cảm, có tâm hồn. Thiên nhiên đất trời được tác giả Hữu Thỉnh khắc họa trong trạng thái lửng lơ, nửa còn là hạ, nửa đã là thu. Sang thu, nhịp sống dường như chậm lại, tất cả trở nên thư thái, nhẹ nhàng hơn. Những hình ảnh trên đã thể hiện sự quan sát nhạy bén, tinh tế của nhà thơ trước những chuyển động dù khẽ khàng của thiên nhiên. Nó cũng đồng thời bộc lộ tâm trạng vừa như nuối tiếc mùa hạ, lại vừa đang chào đón mùa thu của nhà thơ khi đứng giữa thiên nhiên giao mùa.

Nếu hai khổ thơ đầu là xúc cảm của nhà thơ trước vẻ đẹp thiên nhiên thì đến khổ thơ cuối, dòng cảm xúc ấy chuyển sang suy tư, triết lý. Thông qua cảnh sắc thiên nhiên đất trời khoảnh khắc giao mùa, nhà thơ đã bày tỏ những suy nghĩ về triết lý nhân sinh: Khi bước sang nửa bên kia con dốc cuộc đời, con người ta sẽ trở nên bản lĩnh hơn, bình tĩnh hơn trước những biến cố, bất ngờ của cuộc sống. Những hiện tượng thiên nhiên như “nắng”, “mưa”, “sấm” là biểu tượng cho những biến cố xảy đến với con người trong cuộc sống. “Hàng cây đứng tuổi” chính là hình ảnh của những con người đã từng trải, đã bước qua thời tuổi trẻ.

Những hình ảnh giàu tính biểu tượng cùng với bố cục của bài thơ đã góp phần khắc họa dòng tâm trạng, cảm nhận của nhà thơ Hữu Thỉnh trước sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu.

Tags: soạn văn lớp 9, soạn văn lớp 9 tập 2, giải ngữ văn lớp 9 tập 2, soạn văn lớp 9 bài Sang thu ngắn gọn , soạn văn lớp 9 bài Sang thu siêu ngắn

Soạn Văn Lớp 9 Bài Mã Giám Sinh Mua Kiều Ngắn Gọn Hay Nhất

Soạn văn lớp 9 bài Mã Giám Sinh mua Kiều ngắn gọn hay nhất : Câu 1 (trang 99 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Phân tích những nét về ngoại hình, tính cách để làm nổi bật bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh. Câu 2(trang 99 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Cảm nhận của em về hình ảnh Thúy Kiều. Câu 3 (trang 99 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua đoạn trích.

Câu hỏi bài Mã Giám Sinh mua Kiều tập 1 trang 99

Câu 1 (trang 99 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Phân tích những nét về ngoại hình, tính cách để làm nổi bật bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh.

Câu 2(trang 99 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Cảm nhận của em về hình ảnh Thúy Kiều.

Câu 3 (trang 99 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua đoạn trích.

Sách giải soạn văn lớp 9 bài Mã Giám Sinh mua Kiều

Trả lời câu 1 soạn văn bài Mã Giám Sinh mua Kiều trang 99

Trong đoạn trích, từ ngoại hình tới tính cách, bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh được bộc lộ

– Ngoại hình: nhẵn nhụi, bảnh bao

– Cử chỉ, hành động, cách nói năng: ngồi tót sỗ sàng, đắn đo cân sắc cân tài, ép cùng cầm nguyệt, thử bài quạt thơ, cò kè bớt một thêm hai…

+ Tính cách: thể hiện bản chất con buôn, bất nhân, xem con người như món hàng hóa để mua bán, bớt xén, giả dối từ việc giới thiệu lí lịch, trình bày mục đích mua Kiều

Trả lời câu 2 soạn văn bài Mã Giám Sinh mua Kiều trang 99

Cuộc đời Kiều là cô gái tài hoa bạc mệnh, cuộc đời nàng là chuỗi bi thương đau đớn

– Tình cảnh tội nghiệp: gia đình Kiều gặp cơn nguy biến, Kiều phải bán mình cứu cha

b, Nỗi đau đớn tới quặn lòng khi một cô gái khuê các, sống trong cảnh êm ấm bị ném vào cuộc đời đầy ô trọc, ngang trái, bất công

+ Nỗi đau đớn khi “thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng”, nỗi đau đớn khi phải chấp nhận bán mình

+ Trong lòng nàng nhiều mối lo lắng, sợ hãi: tình duyên dang dở, gia đình gặp nạn, vẫn phải đàn hát làm thơ cho Mã Giám Sinh vừa lòng, trong lòng chất chứa nỗi lo lắng cho thân phận, cuộc đời bất định của mình

Trả lời câu 3 soạn văn bài Mã Giám Sinh mua Kiều trang 99

Đoạn trích là tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du:

+ Tấm lòng cảm thương, xót xa trước thân phận nhỏ nhoi của con người, giá trị con người bị xem thường, chà đạp

+ Vạch trần bộ mặt, thực trạng xã hội đen tối, thế lực, đồng tiền lộng hành

Gián tiếp lên án thế lực phong kiến đẩy con người vào tình cảnh đau đớn, lên án thế lực đồng tiền bất nhân

– Thể hiện thái độ căm phẫn, khinh bỉ trước bọn buôn người giả dối, bất nhân

Tags: soạn văn lớp 9, soạn văn lớp 9 tập 1, giải ngữ văn lớp 9 tập 1, soạn văn lớp 9 bài Mã Giám Sinh mua Kiều ngắn gọn , soạn văn lớp 9 bài Mã Giám Sinh mua Kiều siêu ngắn

Soạn Văn Lớp 8 Bài Trong Lòng Mẹ Ngắn Gọn Hay Nhất

Soạn văn lớp 8 bài Trong lòng mẹ ngắn gọn hay nhất : Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ đáng thương được thế hiện như thế nào? Câu 3 (trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Chất trữ tình thấm đượm trong văn bản Trong lòng mẹ. Câu 4 (trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Qua văn bản trích giảng em hiểu hồi kí là gì? Câu 5 (trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Soạn văn lớp 7 bài Ca Huế trên sông Hương

Soạn văn lớp 8 trang 20 tập 1 bài Trong lòng mẹ ngắn gọn hay nhất

Câu hỏi bài Trong lòng mẹ tập 1 trang 20

Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Phân tích nhân vật bà cô trong cuộc đối thoại giữa bà ta với chú bé Hồng.

Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ đáng thương được thế hiện như thế nào?

Câu 3 (trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Chất trữ tình thấm đượm trong văn bản Trong lòng mẹ.

Câu 4 (trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Qua văn bản trích giảng em hiểu hồi kí là gì?

Câu 5 (trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Có nhà nghiên cứu nhận định Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Nên hiểu thế nào về nhận định đó? Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, em hãy chứng minh nhận định trên.

Sách giải soạn văn lớp 8 bài Trong lòng mẹ

Trả lời câu 1 soạn văn bài Trong lòng mẹ trang 20

– Nhân vật người cô chú bé Hồng:

+ Nhân vật bà cô gây ấn tượng mạnh với người đọc bởi dã tâm, lời nói cay nghiệt, độc ác và bảo thủ trước những lề lối tàn nhẫn của xã hội cũ.

+ Xoáy sâu vào sự thiếu thốn tình mẫu tử của bé Hồng bằng câu hỏi nhẫn tâm ” mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không”

+ Ý nghĩ cay độc trong giọng nói, nét mặt cười rất kịch

+ Cố gieo rắc vào đầu đứa cháu hoài nghi để chia rẽ tình mẹ con

+ Giọng nói, cử chỉ quan tâm của bà cô là giả dối, sáo rỗng

+ Khi đứa cháu khóc bà cô vẫn cố tình khơi vào nỗi đau của cháu

Trả lời câu 2 soạn văn bài Trong lòng mẹ trang 20

– Tình yêu thương của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh:

+ hơn 1 năm không có tin tức của mẹ nhưng Hồng vẫn không hề trách cứ, ghét bỏ mẹ.

+ tưởng tượng ra vẻ mặt rầu rầu, hiền từ của mẹ

+ Nhận ra dã tâm chia rẽ tình mẫu tử của bà cô độc ác, Hồng vẫn luôn yêu thương, kính trọng mẹ.

+ Muốn nghiến nát những cổ tục đã đày đọa mẹ, thấu hiểu hoàn cảnh, nỗi đau mẹ đã phải trải qua

+ Gặp lại mẹ Hồng sung sướng, hạnh phúc, quên hết những uất ức, khổ cực khi phải sống trong gia đình giả dối, nhẫn tâm.

+ Muốn bé lại để được mẹ yêu thương, chăm sóc, vỗ về.

Trả lời câu 3 soạn văn bài Trong lòng mẹ trang 20

Chất trữ tình thể hiện trong văn Nguyên Hồng:

– Tình huống truyện, nội dung đặc sắc:

+ Hồng phải sống trong sự cay nghiệt ghẻ lạnh của họ hàng

+ người mẹ âm thầm chôn tuổi thanh xuân, chịu nhiều cay đắng, thành kiến của xã hội cũ

+ sự yêu thương, kính mến mẹ không hề lung chuyển, thay đổi trước lời nói, rắp tâm tàn độc của người cô

– Dòng cảm xúc mãnh liệt của Hồng:

+ Xót xa, tủi nhục, căm hờn, uất nghẹn

+ Quyết liệt bảo vệ tình mẫu tử

+ Thấu hiểu, cảm thông và yêu thương mẹ

– Hình ảnh so sánh gây ấn tượng mạnh, giàu sức biểu đạt, gợi cảm

– Lời văn say mê diễn đạt cảm xúc dạt dào, chân thật

-Kết hợp tài tình, nhuần nhuyễn kể, tả, biểu lộ cảm xúc.

Trả lời câu 4 soạn văn bài Trong lòng mẹ trang 20

Hồi kí thuộc thể kí, là truyện kể từ bằng chính ngôi kể tác giả kể về những sự kiện có thật trong quá khứ mà tác giả đã chứng kiến hoặc trải qua

Hồi kí giống nhật kí ở việc được giãi bày theo trình tự thời gian. Hồi ký mang tính chủ quan nhưng sinh động chân thật bởi những dòng diễn đạt cảm tưởng trực tiếp của tác giả.

Trả lời câu 5 soạn văn bài Trong lòng mẹ trang 20

– Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng:

+ Nhân vật trong các sáng tác chính của ông là phụ nữ và trẻ em: hồi kí Những ngày thơ ấu, tiểu thuyết Bỉ vỏ, Khi đứa con ra đời, Hai nhà nghỉ…

+ thấu hiểu, đồng cảm với những thân phận nhỏ bé bị o ép trong xã hội cũ.

+ Nhìn thấy được phẩm chất tốt đẹp cao quý của người phụ nữ, sự ngây thơ trong sáng của trẻ nhỏ.

– Trong đoạn trích những ngày thơ ấu:

+ Nhân vật bà cô đại diện những hủ tục phong kiến còn tồn tại

+ Nhân vật mẹ Hồng: hiện sinh hình ảnh người phụ nữ tảo tần, chịu nhiều vất vả, điều tiếng tủi nhục

+ Nhân vật bé Hồng: sống trong cảnh thiếu thốn tình cảm, mất mát trong gia đình.

Tags: soạn văn lớp 8, soạn văn lớp 8 tập 1, giải ngữ văn lớp 8 tập 1, soạn văn lớp 8 bài Trong lòng mẹ ngắn gọn , soạn văn lớp 8 bài Trong lòng mẹ siêu ngắn