Top 8 # Xem Nhiều Nhất Soạn Văn Lớp 8 Lời Giải Hay Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Soạn Văn Lớp 6 Bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự Ngắn Gọn Hay &Amp; Đúng Nhất

Soạn văn lớp 6 bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự ngắn gọn hay & đúng nhất: Câu 2 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Đọc hai câu văn sau, theo em, câu nào đúng, câu nào sai?. Câu 3 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Hãy viết câu giới các thiệu nhân vật: Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh. Câu 4 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Viết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, ngựa phun lửa giết giặc Ân và đoạn kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt gãy, đã nhổ tre ngà tiếp tục đánh đuổi quân giặc.

Soạn văn lớp 6 bài Từ Mượn Soạn văn lớp 6 bài Thánh Gióng

Soạn văn lớp 6 bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự ngắn gọn hay & đúng nhất

Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Câu hỏi bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự lớp 6 tập 1 trang 58 & 59

Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(1) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

(2) Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ […]. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người miền biển, tài năng cũng không kém […]. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. […], cả hai đều xừng đáng làm rể vua Hùng.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

Câu 2 (trang 59 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Các câu văn đã giới thiệu nhân vật như thế nào? Câu văn giới thiệu trong đoạn thường dùng những từ, cụm từ gì?

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(3) Thủy tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần Hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

Câu 3 (trang 59 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Đoạn văn đã dùng những từ gì để kể những hành động của nhân vật? Gạch dưới những từ chỉ hành động đó. Các hành động được kể theo thứ tự nào? Hành động ấy đem lại kết quả gì? Lời kể trùng điệp (nước ngập…, nước ngập…, nước dâng…) gây được ấn tượng gì cho người dọc?

Đọc lại các đoạn văn (1), (2), (3) trong SGK và trả lời các câu hỏi:

b) Để dẫn đến ý chính ấy, người kể đã dẫn dắt từng bước bằng cách các ý phụ như thế nào? Chỉ ra các ý phụ và mối quan hệ của chúng với ý chính.

Sách giải soạn văn lớp 6 bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

Trả lời câu 1 soạn văn bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự trang 58

– Các câu văn trên giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ của nhân vật trong truyện

+ Hùng Vương: có con gái là Mỵ Nương (tên, mối quan hệ)

+ Mỵ Nương: con vua, đẹp người, đẹp nết, được vua yêu ( tên, lai lịch, tính nết)

+ Sơn Tinh: ở Tản Viên, có tài, mọi người gọi Sơn Tinh ( Tên, lai lịch, tài năng)

+ Thủy Tinh: miền biển, tài năng ( tên, nơi ở, tài năng)

→ Giới thiệu rõ ràng, cụ thể

– Các câu văn trên thường dùng từ “có”, “là” và cụm từ ” người ta thường gọi “

Trả lời câu 2 soạn văn bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự trang 59

– Đoạn văn trên sử dụng những động từ và cụm động từ để kể hành động nhân vật: đến, nổi giận, hô mưa, gọi gió, dâng nước, đánh…

– Hành động của nhân vật tăng dần mức độ, kịch tính, hành động sau là kết quả của hành động trước, cho tới cao trào

– Kết quả: nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn đồi… biển nước.

– Lời kể trùng điệp tạo cảm giác tăng dần mức độ của hành động, dồn dập cảm xúc, gây ấn tượng mạnh, dữ dội về kết quả của hành động trả thù, theo đúng mạch truyện

Trả lời câu 3 soạn văn bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự trang 59

– Người kể đã dẫn dắt bằng cách kể các ý chính sau đó đến các ý phụ. Ý phụ làm sáng tỏ ý chính.

Câu 1 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Câu hỏi phần luyện tập bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

a) Thế là Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, Sọ Dừa lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm.

b) Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa; còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế. (Sọ Dừa)

c) Cô không đẹp, chỉ xinh thôi. Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm. Thấy khách hàng nói một câu bông đùa, cô đã tưởng người ta chòng ghẹo mình, díu đôi lông mày lại và ngoe nguẩy cái mình. Khách trông thấy chỉ cười. Nhưng cô cũng không giận ai lâu, chỉ một lát cô lại vui tính ngay! (Thạch Lam, Hàng nước cô Dần)

Đọc hai câu văn sau, theo em, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Người gác rừng cưỡi ngựa, lao vào bóng chiều, nhảy lên lưng ngựa, đóng chắc yên ngựa.

Câu 3 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

b) Người gác rừng đóng chắc yên ngựa, nhảy lên lưng ngựa, rồi lao vào bóng chiều.

Câu 4 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Hãy viết câu giới các thiệu nhân vật: Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh.

Viết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, ngựa phun lửa giết giặc Ân và đoạn kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt gãy, đã nhổ tre ngà tiếp tục đánh đuổi quân giặc.

Trả lời câu hỏi bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự phần luyện tập

Trả lời câu 1 phần luyện tập bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

a, Đoạn văn kể về việc Sọ Dừa chăn bò giỏi. Điều này được giải thích:

+ Dù là người có thân hình dị dạng, Sọ Dừa vẫn làm được công việc của mình

+ Hoàn thành công việc: lúc nào đàn bò cũng no căng bụng

+ Ngay cả phú ông cũng phải thán phục

b, Đoạn văn kể về việc đối xử nhẫn tâm của hai cô chị, và sự đối xử có tình người của người em Út đối với Sọ Dừa

Trả lời câu 2 phần luyện tập bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

Câu b đúng vì sự việc diễn ra phù hợp với diễn biến tự nhiên của hành động: đóng yên ngựa sau đó nhảy lên lưng ngựa và lao vào bóng chiều.

Câu a sai vì đã cưỡi ngựa rồi, nghĩa là nhảy lên lưng ngựa, thì không thể đóng chắc yên ngựa. Câu này không đúng với thực tế.

Trả lời câu 3 phần luyện tập bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

– Giới thiệu Thánh Gióng

Vào đời vua Hùng thứ sáu có chàng trai dẹp giặc Ân cứu nước được vua phong là Phù Đổng Thiên Vương

– Giới thiệu Lạc Long Quân

Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ ở miền đất Lạc Việt, mình rồng, có phép lạ, sống dưới nước.

– Giới thiệu Âu Cơ

Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông xinh đẹp tuyệt trần.

– Giới thiệu Tuệ Tĩnh

Tuệ Tĩnh là thầy thuốc giỏi có tấm lòng lương thiện.

Trả lời câu 4 phần luyện tập bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

Khi nhà vua cho sứ giả mang áo giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt tới, Gióng vươn mình trở thành một tráng sĩ lao ra trận. Gióng nhằm thẳng quân thù mà đánh, bỗng roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre ven đường đánh tiếp tới khi giặc Ân tan tác mới thôi.

Tags: soạn văn lớp 6, soạn văn lớp 6 tập 1, giải ngữ văn lớp 6 tập 1, soạn văn lớp 6 bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự ngắn gọn, soạn văn lớp 6 Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự siêu ngắn

Soạn Văn Lớp 8 Bài Trong Lòng Mẹ Ngắn Gọn Hay Nhất

Soạn văn lớp 8 bài Trong lòng mẹ ngắn gọn hay nhất : Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ đáng thương được thế hiện như thế nào? Câu 3 (trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Chất trữ tình thấm đượm trong văn bản Trong lòng mẹ. Câu 4 (trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Qua văn bản trích giảng em hiểu hồi kí là gì? Câu 5 (trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Soạn văn lớp 7 bài Ca Huế trên sông Hương

Soạn văn lớp 8 trang 20 tập 1 bài Trong lòng mẹ ngắn gọn hay nhất

Câu hỏi bài Trong lòng mẹ tập 1 trang 20

Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Phân tích nhân vật bà cô trong cuộc đối thoại giữa bà ta với chú bé Hồng.

Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ đáng thương được thế hiện như thế nào?

Câu 3 (trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Chất trữ tình thấm đượm trong văn bản Trong lòng mẹ.

Câu 4 (trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Qua văn bản trích giảng em hiểu hồi kí là gì?

Câu 5 (trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Có nhà nghiên cứu nhận định Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Nên hiểu thế nào về nhận định đó? Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, em hãy chứng minh nhận định trên.

Sách giải soạn văn lớp 8 bài Trong lòng mẹ

Trả lời câu 1 soạn văn bài Trong lòng mẹ trang 20

– Nhân vật người cô chú bé Hồng:

+ Nhân vật bà cô gây ấn tượng mạnh với người đọc bởi dã tâm, lời nói cay nghiệt, độc ác và bảo thủ trước những lề lối tàn nhẫn của xã hội cũ.

+ Xoáy sâu vào sự thiếu thốn tình mẫu tử của bé Hồng bằng câu hỏi nhẫn tâm ” mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không”

+ Ý nghĩ cay độc trong giọng nói, nét mặt cười rất kịch

+ Cố gieo rắc vào đầu đứa cháu hoài nghi để chia rẽ tình mẹ con

+ Giọng nói, cử chỉ quan tâm của bà cô là giả dối, sáo rỗng

+ Khi đứa cháu khóc bà cô vẫn cố tình khơi vào nỗi đau của cháu

Trả lời câu 2 soạn văn bài Trong lòng mẹ trang 20

– Tình yêu thương của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh:

+ hơn 1 năm không có tin tức của mẹ nhưng Hồng vẫn không hề trách cứ, ghét bỏ mẹ.

+ tưởng tượng ra vẻ mặt rầu rầu, hiền từ của mẹ

+ Nhận ra dã tâm chia rẽ tình mẫu tử của bà cô độc ác, Hồng vẫn luôn yêu thương, kính trọng mẹ.

+ Muốn nghiến nát những cổ tục đã đày đọa mẹ, thấu hiểu hoàn cảnh, nỗi đau mẹ đã phải trải qua

+ Gặp lại mẹ Hồng sung sướng, hạnh phúc, quên hết những uất ức, khổ cực khi phải sống trong gia đình giả dối, nhẫn tâm.

+ Muốn bé lại để được mẹ yêu thương, chăm sóc, vỗ về.

Trả lời câu 3 soạn văn bài Trong lòng mẹ trang 20

Chất trữ tình thể hiện trong văn Nguyên Hồng:

– Tình huống truyện, nội dung đặc sắc:

+ Hồng phải sống trong sự cay nghiệt ghẻ lạnh của họ hàng

+ người mẹ âm thầm chôn tuổi thanh xuân, chịu nhiều cay đắng, thành kiến của xã hội cũ

+ sự yêu thương, kính mến mẹ không hề lung chuyển, thay đổi trước lời nói, rắp tâm tàn độc của người cô

– Dòng cảm xúc mãnh liệt của Hồng:

+ Xót xa, tủi nhục, căm hờn, uất nghẹn

+ Quyết liệt bảo vệ tình mẫu tử

+ Thấu hiểu, cảm thông và yêu thương mẹ

– Hình ảnh so sánh gây ấn tượng mạnh, giàu sức biểu đạt, gợi cảm

– Lời văn say mê diễn đạt cảm xúc dạt dào, chân thật

-Kết hợp tài tình, nhuần nhuyễn kể, tả, biểu lộ cảm xúc.

Trả lời câu 4 soạn văn bài Trong lòng mẹ trang 20

Hồi kí thuộc thể kí, là truyện kể từ bằng chính ngôi kể tác giả kể về những sự kiện có thật trong quá khứ mà tác giả đã chứng kiến hoặc trải qua

Hồi kí giống nhật kí ở việc được giãi bày theo trình tự thời gian. Hồi ký mang tính chủ quan nhưng sinh động chân thật bởi những dòng diễn đạt cảm tưởng trực tiếp của tác giả.

Trả lời câu 5 soạn văn bài Trong lòng mẹ trang 20

– Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng:

+ Nhân vật trong các sáng tác chính của ông là phụ nữ và trẻ em: hồi kí Những ngày thơ ấu, tiểu thuyết Bỉ vỏ, Khi đứa con ra đời, Hai nhà nghỉ…

+ thấu hiểu, đồng cảm với những thân phận nhỏ bé bị o ép trong xã hội cũ.

+ Nhìn thấy được phẩm chất tốt đẹp cao quý của người phụ nữ, sự ngây thơ trong sáng của trẻ nhỏ.

– Trong đoạn trích những ngày thơ ấu:

+ Nhân vật bà cô đại diện những hủ tục phong kiến còn tồn tại

+ Nhân vật mẹ Hồng: hiện sinh hình ảnh người phụ nữ tảo tần, chịu nhiều vất vả, điều tiếng tủi nhục

+ Nhân vật bé Hồng: sống trong cảnh thiếu thốn tình cảm, mất mát trong gia đình.

Tags: soạn văn lớp 8, soạn văn lớp 8 tập 1, giải ngữ văn lớp 8 tập 1, soạn văn lớp 8 bài Trong lòng mẹ ngắn gọn , soạn văn lớp 8 bài Trong lòng mẹ siêu ngắn

Soạn Văn Lớp 8 Bài Tình Thái Từ Ngắn Gọn Hay Nhất

Soạn văn lớp 8 bài Tình thái từ ngắn gọn hay nhất : Quan sát những từ in đậm trong các ví dụ và trả lời các câu hỏi: a) – Mẹ đi làm rồi à? b) Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo: – Con nín đi! (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu) c) Thương thay cũng một kiếp người, Khéo thay mang lấy sắc tài làm chi! (Nguyễn Du, Truyện Kiều) d) – Em chào cô ạ!

Soạn văn lớp 8 bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản

Soạn văn lớp 8 trang 80 tập 1 bài Tình thái từ ngắn gọn hay nhất

Câu hỏi bài Chức năng của tình thái từ tập 1 trang 80

Quan sát những từ in đậm trong các ví dụ và trả lời các câu hỏi:

a) – Mẹ đi làm rồi à?

b) Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:

– Con nín đi!

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

c) Thương thay cũng một kiếp người,

Khéo thay mang lấy sắc tài làm chi!

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

d) – Em chào cô ạ!

1. Trong các ví dụ a, b, c nếu bỏ các chữ in đậm, ý nghĩa của câu sẽ thay đổi như thế nào?

2. Ở ví dụ d, tự ạ biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói.

Sách giải soạn văn lớp 8 bài Chức năng của tình thái từ

Trả lời câu 1 soạn văn bài Chức năng của tình thái từ trang 80

Trong các ví dụ (a), (b), (c) nếu bỏ đi các từ in đậm “à”, “đi”, ” thay”, “ạ” thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi.

+ Bỏ từ “à” câu không còn là câu nghi vấn

+ Bỏ từ “đi” câu không còn là câu cầu khiến

+ Câu “thay” câu không còn là câu cảm thán

Trả lời câu 2 soạn văn bài Chức năng của tình thái từ trang 80

Ở ví dụ (d) từ “ạ” biểu thị thái độ lễ phép của người nói.

Câu hỏi bài Sử dụng tình thái từ tập 1 trang 81

– Bạn chưa về à?

– Thầy mệt ạ?

– Bác giúp cháu một tay ạ!

Sách giải soạn văn lớp 8 bài Sử dụng tình thái từ

Trả lời câu soạn văn bài Sử dụng tình thái từ trang 81

Các tình thái từ in đậm dưới được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp ( quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm…) khác nhau:

+ Từ “à” biểu thị sự tò mò, nghi vấn

+ Từ “ạ” biểu thị thái độ lễ phép, kính trọng

Câu hỏi Phần Luyện Tập bài Tình thái từ lớp 8 tập 1 trang 81

a) Em thích trường nào thì thi vào trường ấy.

b) Nhanh lên nào, anh em ơi!

c) Làm như thế mới đúng chứ!

d) Tôi đã khuyên bảo nó nhiều lần rồi chứ có phải không đâu.

e) Cứu tôi với!

g) Nó đi chơi với bạn từ sáng.

h) Con cò đậu ở đằng kia.

i) Nó thích hát dân ca Nghệ Tĩnh kia.

a) Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:

– Bác trai đã khá rồi chứ?

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

b) – Con chó là của cháy nó mua đấy chứ!… Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt…

(Nam Cao, Lão Hạc)

c) Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?

(Nam Cao, Lão Hạc)

d) Bỗng Thủy lại xịu mặt xuống:

– Sao bố mãi không về nhỉ? Như vậy là em không được chào bố trước khi đi.

(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)

e) Cô giáo Tâm gỡ tay Thủy, đi lại phía bục, mở cặp lấy một quyển sổ cùng với chiếc bút máy nắp vàng đưa cho em tôi và nói:

(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)

g) Em tôi sụt sịt bảo:

– Thôi thì anh cứ chia ra vậy.

(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)

h) Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi.

– Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về được về nhà cơ mà.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học )

Câu 3 (trang 83 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Đặt câu với các tình thái từ: mà, đấy, chứ lị, thôi, cơ, vậy

Câu 4 (trang 83 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Đặt câu hỏi có dùng các tình thái từ nghi vấn phù hợp với những quan hệ xã hội sau đây.

– Học sinh với thầy cô giáo:

– Bạn nam với bạn nữ cùng lứa tuổi.

– Con với bố mẹ hoặc cô, dì, chú, bác.

Câu 5 (trang 83 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Một số tình thái từ trong tiếng địa phương.

Sách giải soạn văn lớp 8 bài Phần Luyện Tập

Trả lời câu 1 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 81

– Từ in đậm trong câu: b,c,e,i là tình thái từ. Từ in đậm trong câu a,d,g,h không phải là tình thái từ.

Trả lời câu 2 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 82

a, Tình thái từ nghi vấn “chứ”: dùng để hỏi, nhưng điều muốn hỏi ít nhiều đx biết trước câu trả lời

b, Tình thái từ cảm thán “chứ” : nhấn mạnh điều vừa thực hiện

c, Tình thái từ nghi vấn “ư” biểu lộ sự hoài nghi, thắc mắc

d, Tình thái từ nghi vấn “nhỉ” biểu lộ sự băn khoăn, nghi vấn

g, Tình thái từ cảm thán “vậy”: miễn cưỡng đồng ý

h, Tình thái từ “cơ mà”: biểu thị thái độ động viên, an ủi một cách thân tình.

Trả lời câu 3 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 83

+ Em vẫn ngoan ngoãn mà!

+ Mẹ mua quà cho em đấy.

+ Nó háu ăn thế chứ lị.

+ Anh chỉ muốn khuyên em thôi!

+ Nó có voi còn muốn đòi tiên cơ!

+ Em đành chịu vậy, chứ biết làm sao được.

Trả lời câu 4 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 83

+ Thầy cô với học sinh: Hôm nay em bị mệt à?

+ Bạn nam với bạn nữ cùng lứa tuổi: Cậu có biết chơi cờ vua không vậy?

+ Con với bố mẹ: Bố có ăn cơm ở nhà không ạ?

Trả lời câu 5 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 83

Một số tình thái từ địa phương Nam bộ

+ Ha ( như từ hả trong từ ngữ toàn dân): Chiếc váy này đẹp quá ha?

+ Há ( nhỉ): Lạnh quá chú Năm há!

+ Mừ (mà): Má hứa với con rồi mừ!

+ Đa (nhỉ): Bữa nay coi bộ bà khó tính dữ đa.

Tags: soạn văn lớp 8, soạn văn lớp 8 tập 1, giải ngữ văn lớp 8 tập 1, soạn văn lớp 8 bài Tình thái từ ngắn gọn , soạn văn lớp 8 bài Tình thái từ siêu ngắn

Soạn Bài Đi Đường Ngữ Văn 8 Tập 2 Hay Nhất

Soạn bài Đi Đường Ngữ văn 8 tập 2

Bài làm

Câu 1 (trang 40 sgk Ngữ văn 8 tập 2): Đọc kĩ các phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú thích để hiểu rõ nghĩa các câu thơ.

Khi chúng ta đối chiếu giữa nguyên tác với bản dịch nghĩa, dịch thơ sẽ nhận thấy rõ ràng:

– Theo nguyên tác viết theo thể tứ tuyệt Đường luật thế nhưng dịch thơ theo thể lục bát. Mà thể thơ lục bát luôn được biết đến mặc dù uyển chuyển, tự nhiên nhưng đã làm giảm đi chất thép cứng cỏi trong bài gốc.

– Tiếp đến chính là việc dùng các điệp ngữ tẩu lộ – tẩu lộ, trùng san- trùng san- trùng san như để có thể gợi ra sự điệp trùng, cái vất vả người tù phải đối mặt, bản dịch làm mất điệp ngữ ở câu mở đầu trong bài.

– Trùng san nghĩa được hiểu đó chính là lớp núi trùng điệp nhưng bản dịch lại dịch là núi cao.

Câu 2 (trang 40 sgk Ngữ văn 8 tập 2): Tìm hiểu kết cấu bài thơ. (Gợi ý: dựa vào mô hình kết cấu bài tứ tuyệt Đường luật – khai, thừa, chuyển, hợp – đã được biết ở lớp dưới; chú ý mối liên hệ lô-gíc giữa các câu thơ và vị trí của câu thứ ba.

Bài thơ “Đi đường” cũng đã lại biểu hiện rõ nét kết cấu thể thơ tứ tuyệt đường luật, bám theo trình tự kết cấu này thì mang đến cho chúng ta nắm được mạch triển khai tứ thơ.

– Ở ngay câu đầu (khai) – mở ra ý thơ: Tác giả như cũng đã nhắc tới sự khó khăn là điều hiển nhiên của người đi đường. Không chỉ vậy thì ý thơ thấm thía từ sự trải nghiệm của người đi trên hành trình gian nan ấy.

– Câu thừa – mở rộng, triển khai, cụ thể hóa ý thơ: Tất cả những khó khăn, gian khổ của người đi đường lúc này đây cũng đã lại được cụ thể hóa bằng hình ảnh núi non lớp lang, trùng điệp như cũng thật hiểm trở là quãng đường mà người đi phải vượt qua.

– Câu chuyển – chuyển ý ( đó là những câu quan trọng để bộc lộ ý thơ trong bài thơ tứ tuyệt): Để rồi khi vượt qua hết những khó khăn, khổ cực sẽ lên đến đỉnh cao chót vót, chiến thắng

– Câu hợp – gắn kết: Nhận thấy được với các câu chuyển để tổng kết, thâu tóm ý thơ: đứng trên đỉnh cao nước non ngàn dặm thu vào tầm mắt.

Câu 3 (trang 40 sgk Ngữ văn 8 tập 2): Việc sử dụng các điệp ngữ trong bài thơ (cả ở chữ Hán và bản dịch thơ) có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

Điệp ngữ: trùng san, tẩu lộ nhằm để:

+ Tạo được một âm hưởng, nhịp điệu cho bài thơ càng sinh động, khí thế

+ Đồng thời cũng lại càng nhấn mạnh những khó khăn, gian khổ mà người đi đường phải vượt qua bao thử thách.

+ Hơn nữa cũng đã lại khẳng định tinh thần cứng cỏi của người khi vượt qua những điều chông gai, khó khăn.

Soạn bài Đi Đường Ngữ văn 8 tập 2

Câu 4 (trang 40 sgk Ngữ văn 8 tập 2): Phân tích câu 2 và câu 4 để làm rõ nỗi gian lao của người đi đường núi và nỗi vui sướng của người đứng trên cao ngắm cảnh. Hai câu thơ này, ngọài ý nghĩa miêu tả, còn ngụ ý gì nữa không?

Xét thấy nếu như câu 2 tập trung vẽ ra cảnh núi non trùng điệp kéo dài bao la qua thủ pháp điệp ngữ thì câu 4 vẽ ra tư thế đĩnh đạc, vẻ đường hoàng cũng như tâm thế sảng khoái bay bổng của thi nhân. Chúng ta cũng đã lại bắt gặp nhà thơ đang dang rộng bàn tay như có thể ôm cả non sông đất trời, đón nhận cảnh sắc thiên nhiên bao la, một thiên nhiên như cũng thật khoáng đạt trong niềm sung sướng của một con người vừa vượt qua một chẳng đường đi vất vả. Thông qua đây ta nhận thấy được hình tượng nhân vật trữ tình trong câu 4 cũng thật vững chãi và kì vĩ giữa cái bao la của đất trời.

Song, chúng ta nhận thấy được ở hai câu thơ không chỉ có ý nghĩa miêu tả mà còn là một bài học thấm thía, đó cũng lại còn là một bài học vô cùng sâu sắc mà ngắn gọn về đường đời. Chúng ta nếu như mà kiên trì, chịu khó vượt qua gian lao chồng chất, nhất định sẽ tới thắng lợi vẻ vang.

Câu 5 (trang 40 sgk Ngữ văn 8 tập 2): Theo em, đây có phải là bài thơ tả cảnh, kể chuyện không? Vì sao? Hãy nêu vắn tắt nội dung ý nghĩa bài thơ.

– Bài thơ “Đi đường” lúc này dường như cũng không đơn thuần là miêu tả và kể về hành trình đi đường.

– Tác giả cũng đã thật tài tình khi đã mượn chuyện đi đường với muôn vàn khó khăn, thử thách để vươn tới đỉnh cao. Và chính tác giả thì đã như muốn nhắn nhủ bài học kinh nghiệm về đường đời, nhắn nhủ về con đường cách mạng gian lao, lâu dài và nhất định thắng lợi.

– Bài thơ “Đi đường” với lời thơ bình dị, cô đọng, chân thực nhưng lại hàm chứa tính triết lý sâu sắc nhất!

Chúc các em học tốt!