Top 12 # Xem Nhiều Nhất Soạn Vật Lý Lớp 6 Lời Giải Hay Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Đề Kiểm Tra Học Kì Ii Môn Vật Lý Lớp 6 Hay ( Có Đáp Án) Hay Lắm

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ IIMÔN: VẬT LÝ 6

ĐỀ :

I.Lý Thuyết :(3đ) 1.Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào? Hãy kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thường gặp trong đời sống? (2đ) 2.Thế nào là sự bay hơi, sự ngưng tụ? Tốc độ bay hơi của một chất phụ thuộc vào những yếu tố nào? (1đ)II.Bài Tập:(7đ) Bài 1: (1.5đ) Một bình đựng rượu và một bình đựng nước có cùng thể tích là 1000 cm3. Khi đun nóng hai bình lên 600C thì thể tích của bình nước đo được là 1,028 lít, còn thể tích của bình rượu là 1,074 lít. Tính độ tăng thể tích của rượu và nước? Bài 2: (1.5đ) Hãy tính xem: a/ 300C ứng với bao nhiêu 0F b/ 850F ứng với bao nhiêu 0C Bài 3: (4đ) Bỏ nước đá đã đập vụn vào cốc thủy tinh rồi dùng nhiệt kế theo dõi sự thay đổi nhiệt độ, người ta lập được bản sau:Thời gian (phút)01234567

a/ Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian. b/ Hiện tượng gì xảy ra từ phút 0 đến phút thư1, từ phút thứ 1 đến hết phút thứ 4, từ phút thứ 5 đến hết phút thứ 7? c/ Nước tồn tại ở những thể nào trong khoảng thời gian từ phút 0 đến phút thứ 1, từ phút thứ 1 đến hết phút thứ 4, từ phút thứ 5 đến hết phút thứ 7?

ĐÁP ÁN

I.Lý Thuyết :(3đ) Câu 1:(2đ) – Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất. – Nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ của khí quyển. – Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ của cơ thể. – Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo nhiệt độ trong phòng thí nghiệm. Câu 2:(1đ) – Sư bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng. – Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng. II.Bài Tập:(7đ) Bài 1:(1,5đ) Ta có V0 = 1000 cm3 = 1 lít V1 = 1,028 lít V2 = 1,074 lít Độ tăng thể tích của nước là ∆V1 = V1 – V0 = 1,028 – 1 = 0,028 lít Độ tăng thể tích của rượu là ∆V2 = V2 – V0 = 1,074 – 1 = 0,074 lít Bài 2:(1,5đ) a/ 86 0F b/ 29,44 0C Bài 3:(4đ)a/ Vẽ đúng hình được 1đ 0C

6

3

b/ Từ phút 0 đến phút 1: Nước đá nóng lên (0,5đ) Từ phút 1 đến hết phút 4: Nước đá nóng chảy (0,5đ) Từ phút 5 đến hết phút 7: Nước đá nóng lên (0,5đ)c/ Từ phút 0 đến phút 1: Nước ở thể rắn ( 0,5đ) Từ phút 1 đến hết phút 4: Nước ở thể rắn, lỏng và hơi ( 0,5đ) Từ phút 5 đến hết phút 7: Nước thể lỏng và thể hơi ( 0,5đ)

Mọi thắcmắc xin liên hệ về địa chỉ emall_ nhok_anxin@yahoo.com.vn

Soạn Văn Lớp 6 Bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự Ngắn Gọn Hay &Amp; Đúng Nhất

Soạn văn lớp 6 bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự ngắn gọn hay & đúng nhất: Câu 2 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Đọc hai câu văn sau, theo em, câu nào đúng, câu nào sai?. Câu 3 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Hãy viết câu giới các thiệu nhân vật: Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh. Câu 4 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Viết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, ngựa phun lửa giết giặc Ân và đoạn kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt gãy, đã nhổ tre ngà tiếp tục đánh đuổi quân giặc.

Soạn văn lớp 6 bài Từ Mượn Soạn văn lớp 6 bài Thánh Gióng

Soạn văn lớp 6 bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự ngắn gọn hay & đúng nhất

Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Câu hỏi bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự lớp 6 tập 1 trang 58 & 59

Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(1) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

(2) Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ […]. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người miền biển, tài năng cũng không kém […]. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. […], cả hai đều xừng đáng làm rể vua Hùng.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

Câu 2 (trang 59 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Các câu văn đã giới thiệu nhân vật như thế nào? Câu văn giới thiệu trong đoạn thường dùng những từ, cụm từ gì?

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(3) Thủy tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần Hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

Câu 3 (trang 59 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Đoạn văn đã dùng những từ gì để kể những hành động của nhân vật? Gạch dưới những từ chỉ hành động đó. Các hành động được kể theo thứ tự nào? Hành động ấy đem lại kết quả gì? Lời kể trùng điệp (nước ngập…, nước ngập…, nước dâng…) gây được ấn tượng gì cho người dọc?

Đọc lại các đoạn văn (1), (2), (3) trong SGK và trả lời các câu hỏi:

b) Để dẫn đến ý chính ấy, người kể đã dẫn dắt từng bước bằng cách các ý phụ như thế nào? Chỉ ra các ý phụ và mối quan hệ của chúng với ý chính.

Sách giải soạn văn lớp 6 bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

Trả lời câu 1 soạn văn bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự trang 58

– Các câu văn trên giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ của nhân vật trong truyện

+ Hùng Vương: có con gái là Mỵ Nương (tên, mối quan hệ)

+ Mỵ Nương: con vua, đẹp người, đẹp nết, được vua yêu ( tên, lai lịch, tính nết)

+ Sơn Tinh: ở Tản Viên, có tài, mọi người gọi Sơn Tinh ( Tên, lai lịch, tài năng)

+ Thủy Tinh: miền biển, tài năng ( tên, nơi ở, tài năng)

→ Giới thiệu rõ ràng, cụ thể

– Các câu văn trên thường dùng từ “có”, “là” và cụm từ ” người ta thường gọi “

Trả lời câu 2 soạn văn bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự trang 59

– Đoạn văn trên sử dụng những động từ và cụm động từ để kể hành động nhân vật: đến, nổi giận, hô mưa, gọi gió, dâng nước, đánh…

– Hành động của nhân vật tăng dần mức độ, kịch tính, hành động sau là kết quả của hành động trước, cho tới cao trào

– Kết quả: nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn đồi… biển nước.

– Lời kể trùng điệp tạo cảm giác tăng dần mức độ của hành động, dồn dập cảm xúc, gây ấn tượng mạnh, dữ dội về kết quả của hành động trả thù, theo đúng mạch truyện

Trả lời câu 3 soạn văn bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự trang 59

– Người kể đã dẫn dắt bằng cách kể các ý chính sau đó đến các ý phụ. Ý phụ làm sáng tỏ ý chính.

Câu 1 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Câu hỏi phần luyện tập bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

a) Thế là Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, Sọ Dừa lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm.

b) Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa; còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế. (Sọ Dừa)

c) Cô không đẹp, chỉ xinh thôi. Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm. Thấy khách hàng nói một câu bông đùa, cô đã tưởng người ta chòng ghẹo mình, díu đôi lông mày lại và ngoe nguẩy cái mình. Khách trông thấy chỉ cười. Nhưng cô cũng không giận ai lâu, chỉ một lát cô lại vui tính ngay! (Thạch Lam, Hàng nước cô Dần)

Đọc hai câu văn sau, theo em, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Người gác rừng cưỡi ngựa, lao vào bóng chiều, nhảy lên lưng ngựa, đóng chắc yên ngựa.

Câu 3 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

b) Người gác rừng đóng chắc yên ngựa, nhảy lên lưng ngựa, rồi lao vào bóng chiều.

Câu 4 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Hãy viết câu giới các thiệu nhân vật: Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh.

Viết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, ngựa phun lửa giết giặc Ân và đoạn kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt gãy, đã nhổ tre ngà tiếp tục đánh đuổi quân giặc.

Trả lời câu hỏi bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự phần luyện tập

Trả lời câu 1 phần luyện tập bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

a, Đoạn văn kể về việc Sọ Dừa chăn bò giỏi. Điều này được giải thích:

+ Dù là người có thân hình dị dạng, Sọ Dừa vẫn làm được công việc của mình

+ Hoàn thành công việc: lúc nào đàn bò cũng no căng bụng

+ Ngay cả phú ông cũng phải thán phục

b, Đoạn văn kể về việc đối xử nhẫn tâm của hai cô chị, và sự đối xử có tình người của người em Út đối với Sọ Dừa

Trả lời câu 2 phần luyện tập bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

Câu b đúng vì sự việc diễn ra phù hợp với diễn biến tự nhiên của hành động: đóng yên ngựa sau đó nhảy lên lưng ngựa và lao vào bóng chiều.

Câu a sai vì đã cưỡi ngựa rồi, nghĩa là nhảy lên lưng ngựa, thì không thể đóng chắc yên ngựa. Câu này không đúng với thực tế.

Trả lời câu 3 phần luyện tập bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

– Giới thiệu Thánh Gióng

Vào đời vua Hùng thứ sáu có chàng trai dẹp giặc Ân cứu nước được vua phong là Phù Đổng Thiên Vương

– Giới thiệu Lạc Long Quân

Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ ở miền đất Lạc Việt, mình rồng, có phép lạ, sống dưới nước.

– Giới thiệu Âu Cơ

Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông xinh đẹp tuyệt trần.

– Giới thiệu Tuệ Tĩnh

Tuệ Tĩnh là thầy thuốc giỏi có tấm lòng lương thiện.

Trả lời câu 4 phần luyện tập bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

Khi nhà vua cho sứ giả mang áo giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt tới, Gióng vươn mình trở thành một tráng sĩ lao ra trận. Gióng nhằm thẳng quân thù mà đánh, bỗng roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre ven đường đánh tiếp tới khi giặc Ân tan tác mới thôi.

Tags: soạn văn lớp 6, soạn văn lớp 6 tập 1, giải ngữ văn lớp 6 tập 1, soạn văn lớp 6 bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự ngắn gọn, soạn văn lớp 6 Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự siêu ngắn

500 Bài Tập Hay Môn Vật Lý Lớp 10

Tài liệu bài tập là phần 5 của tuyển tập 500 bài tập vật lí lớp 10. Chương 5 là bài tập về Chất khí. Bao gồm có 33 bài tập, mời các bạn tải về tham khảo.

Bài 408. Một bình có dung tích 8lít chứa 0,75 mol khí ở nhiệt độ 0 C. Tính áp suất trong bình.

Bài 409. Xét bọt khí ở đáy hồ sâu 4,5m nổi lên đến mặt nước. Hỏi thể tích của bọt tăng lên bao nhiêu lần? Lấy g = l0m/s .

Bài 410. Một quả bóng có dung tích 2,4 lít. Người ta bơm không khí ở áp suất l0 Pa vào bóng. Mỗi lần bơm được 120cm không khí. Tính áp suất của không khí trong quả bóng sau 50 lần bơm. Coi quả bóng trước khi bơm không có không khí và trong khi bơm, nhiệt độ của không khí không thay đổi.

Bài 411. Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 12 lít đến thể tích 8 lít thì thấy áp suất tăng lên một lượng Δp = 48kPa. Hỏi áp suất ban đầu của khí là bao nhiêu?

Bài 412. Có hai bình chứa hai loại khí khác nhau có thể tích lần lượt là V = 3,5lít và V = 51ít. Các bình được nối thông với nhau bằng một ống nhỏ có khóa K. Ban đầu, khóa K đóng, áp suất trong các bình là p = 1,4at và p = 3,6at. Mở khóa K nhẹ nhàng để khí trong hai bình thông với nhau sao cho nhiệt độ không đổi, tính áp suất của hỗn hợp khí khi đó. Coi hai khí không xảy ra tác dụng hóa học khi tiếp xúc.

Bài 413. Một ống thủy tinh tiết diện nhỏ, đầu A kín, đầu B hở như hình 186. Trong ống có một cột thủy ngân cao 119mm, cách đáy A: – Một khoảng A1B1 = 163mm khi ống thẳng đứng, miệng ống ở dưới. – Một khoảng A2B2 = 118mm khi ống thẳng đứng, miệng ống ở trên. Coi nhiệt độ không khí trong ống không đổi. Hãy tính: a) Áp suất của khí quyển ra mmHg. b) Độ dài của cột không khí AB khi ống nằm ngang. Bài 414. Biết thể tích của một lượng khí không đổi. a) Chất khí ở 0 C có áp suất 5atm Tính áp suất của nó ở 373°C. b)Chất khí ở 0 C có áp suất P , cần đun nóng chất khí lên bao nhiêu độ để áp suất của nó tăng lên 3 lần?

Bài 415. Một bình được nạp khí ở nhiệt độ 43 C dưới áp suất 285kPa. Sau đó bình được chuyển đến một nơi có nhiệt độ 57 . Tính độ tăng áp suất của khí trong bình.

Bài 416. Một bóng đèn dây tóc chứa khí trơ ở 25 C và dưới áp suất 0,58atm. Khi đèn cháy sáng, áp suất khí trong đèn là 1atm và không làm vỡ bóng đèn. Tính nhiệt độ khí trong đèn khi cháy sáng. Coi dung tích của bóng đèn không đổi.

Bài 417. Một chiếc lốp ôtô chứa không khí ở áp suất 5,5bar và nhiệt độ 27 C. Khi xe chạy nhanh, lốp xe nóng lên, làm cho nhiệt độ không khí trong lốp tăng lên tới 52 C. Tính áp suất của không khí trong lốp xe lúc này.

Giải Bài Tập Vật Lý Lớp 6 Bài 28

Chi tiết phần trả lời câu hỏi và giải bài tập SGK cũng như giải bài tập nâng cao thuộc bài 28-29: Sự sôi thuộc chương trìnhVật lý lớp 6 được cụ thể hóa như sau:

I-HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI SGK

Câu 1. Ở nhiệt độ nào bắt đầu thấy xuất hiện các bọt khí ở đáy bình?Hướng dẫn trả lời:

Khoảng từ nhiệt độ: 40°c – 62°c.

Hướng dẫn trả lời:

Câu 2. Ở nhiệt độ nào bắt đầu thấy các bọt khí tách khỏi đáy bình và đi lên mặt nước?

Hướng dẫn trả lời:

Khoảng từ nhiệt độ: 63°c – 85°c.

Câu 3. Ớ nhiệt độ nào xảy ra hiện tượng các bọt khí nổi lên tới mặt nước, vỡ tung ra và hơi nước bay lên nhiều (nước sôi)?

Khoảng từ nhiệt độ: 85°c – 100°c.

Câu 4. Trong khi nước đang sôi, nhiệt độ của nước có tăng không?

-A! Nước sôi rồi, tắt lửa đi thôi!

An ngắt lời Bình:

-Nước sôi rồi, nhưng cứ đun thêm ít nữa cho nó nóng già hơn.

Bình khẳng định:

-Nước đã sôi, thì dù có đun mãi, nước cũng không nóng hơn lên đâu!

An cãi lại:

Vô lí! Mình vẫn tiếp tục đun thì nước phải vẫn tiếp tục nóng lên chứ!

Trong cuộc tranh luận của Bình và An thì Bình đúng.

Vì trong quá trình nước sôi nhiệt độ của nước không thay đổi.

Câu 6. Chọn từ thích hợp trong khung điền vào chổ trông trong các câu sau đây:

a). Nước sôi ở nhiệt độ (1)… Nhiệt độ này gọi là (2)… của nước.

b). Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước (3)…

c). Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt. Trong suôt thời gian sôi, nước vừa bay hơi tạo ra các (4)… vừa bay hơi trên (5)…

a). (1) 100°C; (2) nhiệt độ sôi

b). (3) không thay đổi

c). (4) bọt khí; (5) mặt thoáng

Câu 7. Tại sao người ta chọn nhiệt độ của hơi nước đang sôi đế làm một mốc chia nhiệt độ?

Câu 8. Tại sao để đo nhiệt độ của hơi nước sôi, người ta phải dùng nhiệt kế thủy ngân, mà không đùng nhiệt kế rượu?

Câu 9. Hình 29.1 vẽ đường biểu diễn sự thay đối nhiệt độ của nước khi được đun nóng. Các đoạn AB và BC của đường biểu diền ứng với những quá trình nào?

Trên đoạn BC ứng với quá trình sôi của nước.

II-ĐỀ VÀ LỜI GIẢI BÀI TẬP NÂNG CAO

Câu 1. Có thể làm nước sôi ở nhiệt độ lớn hơn 100°c được không?

Giải:

Được. Bằng cách đun nước trong nồi kín (nồi áp suất). Càng đun, áp suất hơi trong nồi càng lớn và nhiệt độ sôi cũng tăng.

Câu 2. Vì sao nhiệt kế thủy ngân không thể đo được nhiệt độ thấp hơn -40°C và nhiệt kế rượu lại không thể đo được nhiệt độ trên 80°C. Biết nhiệt độ sôi của rượu là 80°c và nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là -39 o C.

Giải:

*Nhiệt kế thủy ngân không thể đo được nhiệt độ thấp hơn -40°C do thủy ngân bắt đầu hóa thế rắn ở khoảng -39°C nên ở nhiệt độ thấp hơn -40°C nó biến thành thế rắn.

*Nhiệt kế rượu không thể đo được nhiệt độ lớn hơn 80°C do rượu bắt đầu sôi ở khoảng 78°C nên ở nhiệt độ lớn hơn 80°C nó đã bay hơi.

Câu 3. Một học sinh làm thí nghiệm và thu được bảng kết quả theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của 1 chất lỏng được đun nóng liên tục.

a). Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.

b). Có hiện tượng gì xảy ra từ phút thứ 12 đến phút thứ 16

c). Chất lỏng này có phải là nước không? Tại sao?

c). Chất lỏng này không phải là nước vì nhiệt độ sôi của nước là 100°C chất lỏng này là rượu vì rượu sôi ở 80°C.