Top 14 # Xem Nhiều Nhất Tác Giả Bài Giải Phóng Điện Biên Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Điều Ít Biết Về Tác Giả ‘Giải Phóng Điện Biên’

Cố nhạc sĩ Đỗ Nhuận và con trai Đỗ Hồng Quân.

Nhạc sỹ Đỗ Nhuận sinh năm 1922, mất năm 1991, là Tổng thư ký đầu tiên của Hội Nhạc sỹ Việt Nam. Ông được coi là ngôi sao sáng của nền âm nhạc Việt Nam. Ông là nhạc sỹ Việt Nam đầu tiên viết Opera với vở CÔ SAO. Là nhạc sỹ duy nhất trong thế hệ tân nhạc đầu tiên ở nước ta được đào tạo bài bản ( Học ở nhạc viện danh tiếng mang tên nhà soạn nhạc Nga vĩ đại Tchaikovsky từ 1960 đến 1962).

Theo nhạc sỹ Vũ Tự Lân, Đỗ Nhuận là người lắm tài từ kéo đàn violon, thổi tiêu, sáo đến đóng kịch và viết kịch, sáng tác bài hát hay mà vẽ cũng không xoàng…

Những tác phẩm âm nhạc của ông sống mãi với thời gian như “Du kích ca” “Áo mùa đông” “Du kích sông Thao” “Hành quân xa” “Trên đồi Him Lam” “Việt Nam quê hương tôi”… Bài hát “Chiến thắng Điện Biên” đã trở thành khúc quân hành của bao nhiêu thế hệ.

Ông được trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhì và được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Trước đây tôi cũng như nhiều người yêu âm nhạc chỉ biết về ông như thế. Nhưng, khi nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân con trai ông tặng tôi cuốn “Âm thanh cuộc đời”, hồi ký của nhạc sỹ Đỗ Nhuận, tôi mới biết được nhiều điều còn ít người biết về ông.

Cuốn hồi ký thực sự cuốn hút tôi không chỉ trong đó có nhiều tư liệu quý mà còn bởi một cách viết sinh động, hấp dẫn, vừa sâu sắc lại vừa thông minh, hài hước. Đó là những bài học bổ ích không những cho con, cháu trong nhà cố nhạc sỹ Đỗ Nhuận mà còn cho thế hệ trẻ hiện nay.

” Vào mùa phượng năm Nhâm Tuất (nhuận tháng 5 năm 1922), cuối tuần trăng, tại thôn Vạc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, tôi chào đời ngoài vườn ổi trong một chiếc cót quay tròn trên ổ rơm, lót manh chiếu rách. Mẹ tôi kể lại :”Vì nhà chật không có buồng con nên các cụ kiêng cữ, không cho con dâu đẻ trong nhà. Khi đẻ tôi vào nửa đêm, trời mưa to, sấm sét đùng đùng, tới ba bốn giờ sáng thì trời tạnh mưa, trên trời có trăng, sao. Chẳng biết sao mà một tháng sau khi chào đời tôi mới mở mắt. Vì đẻ vào năm nhuận nên bố tôi đặt tên là Nhuận …” Cố nhạc sỹ Đỗ Nhuận nói về sự ra đời của mình trong cuốn sách như vậy.

Nhiều chương trong cuốn hồi ký của cố nhạc sỹ Đỗ Nhuận đã kể lại những bài học mà bố mẹ ông đã dạy ông, ông có những người thầy đầu tiên như bố ông, một người thổi kèn Tây “Bị bắt đi lính, đóng ở Hải Phòng… Bố thường dẫn tôi đi nghe hòa nhạc nghiêm chỉnh ở vườn hoa, trong trại lính, trong nhà thờ, trong đình Cấm, ở trường học Hoa Kiều …” Những người thầy mà cố nhạc sỹ Đỗ Nhuận không bao giờ quên như ông Hai Tây, ông Cà Rình … Cả những kỷ niệm như những bài học nhớ đời mà ông gọi là VẾT SẸO: “Dạo đó, bố tôi đi tập trận giả ở Phả Lại ba tháng không có người trông nom, ba mẹ con chúng tôi phải thuê một gian nhà bếp của ông đội Huy… Một hôm, bà chủ kêu mất một đồng bạc Đông Dương, và đổ riệt cho tôi lấy cắp của bà. Mẹ tôi sợ quá, dỗ ngọt: Nếu con lấy thì trả bà ấy. Tôi ức quá nói: Con không ăn cắp, nếu con lấy thì con chết như thế này này… Tôi vào bếp lấy con dao phay chém vào ngực như ông Hai Tây vẫn làm trò, nhưng chẳng ngờ khi chém mạnh thì máu me chảy đầm đìa … Mẹ và chị tôi kêu trời đất vội lấy thuốc Lào rịt vào vết thương. Tối hôm đó chị tôi biết tôi bị vu oan, dẫn tôi xuống chùa Đỏ để thề… Tôi không sợ, nhìn thẳng vào những bức tượng của âm phủ, đập cái chén xuống sàn gạch mà thề rằng: Tôi không lấy tiền của ai, nếu ai vu oan cho tôi thì trời sẽ đày xuống âm phủ. Nghe nói chị em tôi rủ nhau đi thề, bà chủ tra hỏi con gái nuôi, thì mới biết là chính cô con gái nuôi lấy cắp tiền của bà …”.

Nhiều câu chuyện sinh động mà cố nhạc sỹ Đỗ Nhuận kể lại trong cuốn hồi ký của mình chính là những bài học thấm thía về tình thương yêu, sự nhân ái, bao dung, những tấm lòng ngay thẳng, ý chí vươn lên của con người… Những bài học rất cần cho các thế hệ con cháu đời nay.

Cố nhạc sỹ Đỗ Nhuận có ba người con. Đỗ Hồng Quân sinh năm 1956, hiện là Chủ tịch hội Nhạc sỹ Việt Nam. Đỗ Hồng Thao (Sinh năm 1959, mất năm 2012) cũng là một nhạc công có tài, từng sống và biểu diễn ở Đức nhiều năm. Đỗ Thị Hồng Hoa sinh năm 1964, hiện cùng gia đình định cư ở Tiệp Khắc (cũ).

Qua câu chuyện với nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân, tôi hiểu rằng cố nhạc sỹ Đỗ Nhuận, không chỉ dạy con về âm nhạc mà còn dạy con làm người sống ngay thẳng, tử tế, sống giản dị, tiết kiệm và luôn độc lập trong suy nghĩ, trong hành động và nhất là trong sáng tạo nghệ thuật…

Khi có người khen con trai mình, cố nhạc sỹ Đỗ Nhuận chỉ nói “Hậu sinh khả úy”, con hơn cha là nhà có phúc, cố Nhạc sỹ Đỗ Nhuận nói về con mình như vậy. Mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhưng, rõ ràng, con trai cố nhạc sỹ tài danh Đỗ Nhuận là Đỗ Hồng Quân nối được nghiệp bố, đã thành danh.

Đỗ Hồng Quân được đào tạo khá bài bản. Học đàn Piano từ 8 tuổi với những người thầy tài danh như nghệ sỹ Thái Thị Liên (thân mẫu nghệ sỹ Piano nổi tiếng Đặng Thái Sơn và cùng học một lớp với Đặng Thái Sơn). Gần 10 năm tu nghiệp ở nước ngoài. Sau khi tốt nghiệp đại học ở nhạc viện danh tiếng Tchaikovsky (từ 1976 đến 1981) với tấm bằng đỏ, nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân tiếp tục học cao học, hoàn thành luận án tiến sỹ nghệ thuật. Đỗ Hồng Quân còn học về sáng tác , chỉ huy dàn nhạc …

Trò chuyện với nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân tại trụ sở của hội nhạc sỹ Việt Nam, nơi anh đang làm chủ tịch, tôi thấy Đỗ Hồng Quân khá bận rộn. Khi tôi ngỏ lời khen về một vai diễn do anh đảm nhận trước đây mà tôi rất thích, anh nói “vai thằng Cuội phải không ?”. Đúng vậy, vai thằng Cuội, Đỗ Hồng Quân đóng rất sinh động.Cũng như cha mình, nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân cũng được coi là người lắm tài. Chỉ huy dàn nhạc, viết nhạc giao hưởng, sáng tác nhiều ca khúc nổi tiếng, viết nhạc kịch, đóng phim … Ballet Hồng Hoang; nhạc kịch Nàng Xa Mi; album “Chiếc lá đầu tiên” và nhiều nhạc phẩm khác để lại dấu ấn trong làng nhạc Việt.

Trong những ca khúc của Đỗ Hông Quân, tôi thích nhất bài “Gửi về sông Lục, núi Huyền”. Bài hát với giai điệu ngọt ngào thấm đẫm chất dân ca Bắc bộ. Nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân nói rằng anh lấy cảm hứng từ vùng quê Lục Ngạn với lời ru của mẹ “Em là con gái Bắc Giang …” mà thuở nhỏ mẹ anh (Bà Nguyễn Thị Túc, em vợ nhà văn Nguyên Hồng, cũng chính nhà văn Nguyên Hồng làm mối cho nhạc sỹ Đỗ Nhuận) thường hát ru con…

Khi cô con gái thứ hai của nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân là Đỗ Hồng Khanh mới chục tuổi đầu đã “gây bão” tại cuộc thi giọng hát nhí The Voice Kids do VTV tổ chức. Nhiều người xem đã thốt lên “Đúng là con nhà nòi”. Cả hai đội chơi đều níu kéo, đội nào cũng muốn thuyết phục cô bé Hồng Khanh về đội mình.Khả năng ca hát, khả năng diễn xuất của Hồng Khanh bộc lộ từ bé, được bố mẹ định hướng khá rõ. Bài hát “Mama” mà Hồng Khanh chọn để thể hiện trong đêm thi là một bài hát Ý. Chính nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân đã lấy nốt mới hạ tông xuống ghép ra một bài nhạc mới cho phù hợp với chất giọng của Hồng Khanh…

Nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân kể cho tôi nghe lần đầu tiên anh biết tới làng quê mình (xã Thái Học, huyện Cẩm Bình, Hải Dương) là lần cả nhà đi sơ tán. Chính nhạc sỹ Đỗ Nhuận chở về làng một cái Piano cũ, to đùng để cho con tập đàn. Cả làng đổ ra xem vì có lẽ lần đầu tiên mọi người ở đây mới biết có một loại đàn to thế, âm thanh của nó phát ra cũng to, vang xa đến thế…

Tâm sự với tôi qua điện thoại, nghệ sỹ Chiều Xuân vợ nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân bật mí: “Vợ chồng tôi làm việc gì cũng thường bàn bạc với nhau, nhất là việc dạy con. Hai cô con gái của chúng tôi tính tình có nhiều sự khác nhau. Đỗ Thị Hồng Mi (cô chị, sinh năm 1987, tốt nghiệp đại học ngoại ngữ, có bằng thạc sỹ ở Pháp, hiện làm việc cho một công ty nước ngoài ) tính tình mền mại, dịu dàng. Còn Đỗ Thị Hồng Khanh (cô em, sinh năm 2004) lại rất sôi nổi, quả quyết, có nhiều khả năng theo nghề bố mẹ. Cả hai con chúng tôi đều nhạy cảm, tinh tế. Vợ chồng chúng tôi luôn tôn trọng ý kiến của các con, dạy các con phải luôn làm điều tốt, sống đúng con người của mình. Chúng tôi dạy con tính tự lập, biết quan tâm đến người khác …”.

Nói về NSƯT Chiều Xuân, một tờ báo cho biết chị đang tham gia một dự án làm phim và làm giám đốc một công ty điện ảnh và sân khấu. ” Với gia đình, chị là một phụ nữ đảm đang khi vẫn dành nhiều thời gian nấu những bữa cơm để gia đình quây quần và dạy con mỗi tối …” .

Tôi thiển nghĩ, tấm gương lao động sáng tạo quên mình chính là động lực cho sự tiếp nối không ngừng những thế hệ nghệ sỹ tài danh trong gia đình cố nhạc sỹ Đỗ Nhuận, tác giả bài hát ” Giải phóng Điện Biên”.

Viết tại nhà vườn Sóc Sơn 4/5/2018

Chẳng biết sao mà một tháng sau khi chào đời tôi mới mở mắt. Vì đẻ vào năm nhuận nên bố tôi đặt tên là Nhuận …” Cố nhạc sỹ Đỗ Nhuận nói về sự ra đời của mình trong cuốn sách như vậy.

Qua câu chuyện với nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân, tôi hiểu rằng cố nhạc sỹ Đỗ Nhuận, không chỉ dạy con về âm nhạc mà còn dạy con làm người sống ngay thẳng, tử tế, sống giản dị, tiết kiệm và luôn độc lập trong suy nghĩ, trong hành động và nhất là trong sáng tạo nghệ thuật…

Dương Xuân Nam

Lời Bài Giải Phóng Điện Biên

Bài Giải Phóng Điện Biên, Lời Bài Giải Phóng Điện Biên, ý Nghĩa Bài Hát Giải Phóng Điện Biên, Phuong Huong Va Giai Phap Co Ban Phong Chong Dien Bien Hoa Binh Va Phong Chong Bao Loan, Một Số Giải Pháp Phòng Chống Diễn Biến Hoà Bình, Mot So Giai Phap Phong Chong Chien Luoc Dien Bien Hoa Binh, Phương Hướng, Giải Pháp Cơ Bản Phòng, Chống ‘diễn Biến Hòa Bình’, Bạo Loạn Lật Đổ?, Hãy Phân Tích Phương Hướng Giải Pháp Cơ Bản Phòng Chống Diễn Biến Hòa Bình Bạo Loạn Lật Đổ, Mẫu Biên Bản Diễn Tập Phòng Cháy, Bài Thu Hoạch Phòng Chống Diễn Biến Hòa Bình, Phong Hong Dien Bien Hoa Binh Bao Loan Lat Do, Bài Thu Hoạch Phòng Chống Tự Diễn Biến Tự Chuyển Hóa, Phòng Chống Diễn Biến Hòa Bình Bạo Loạn Lật Đổ, Bài Thu Hoạch Về Phòng Chống Diễn Biến Hoà Bình , Chuyen De Phong Chong Dien Bien Hßa Binh, Bao Loan Lat Do, Phòng Chống Chiến Lược Diễn Biến Hòa Bình Bạo Loạn Lật Đổ , Tài Liệu Nghiên Cứu Phòng Chống Diễn Biến Hòa Bình Bạo Loạn Lật Đổ, Liên Hệ Bản Thân Về Phòng Chống Chiến Lược Diễn Biến Hòa Bình, Chuyên Đề 5 Phòng Chống Chiến Lược Diễn Biến Hòa Bình, Phòng Chống Tự Diễn Biến Tự Chuyển Hóa Trên Lĩnh Vực Kinh Tế, Bài Thu Hoạch Phòng Chống Chiến Lược Diễn Biến Hòa Bình, Dăng Ki Hoc Tâp Về Phòng Chống Suy Thoái Tư Tưởng Chính Trị, Đạo Đức, Lối Sống “tự Diến Biến, Tự Chu, Phòng Chống Diễn Biến Hòa Bình Trên Lĩnh Vực Chính Trị Tư Tưởng Văn Hóa, Các Giải Pháp Chống Biểu Hiện Tự Diễn Biến, Tự Chuyển Hóa, Bài Thu Hoạch Phòng Chống Suy Thoái Tư Tưởng Chính Trị Đạo Đức Lối Sống Tự Diễn Biến Tự Chuyển Hóa, Phòng Chống Chiến Lược Diễn Biến Hòa Bình Bạo Loạn Lật Đổ Của Các Thế Lực Thù Địch Đối Với Việt Nam, Trong Mạch Dao Động Điện Từ Lc, Điện Tích Trên Tụ Điện Biến Thiên Với Chu Kì T. Năng Lượng Điện Trườ, Trong Mạch Dao Động Điện Từ Lc, Điện Tích Trên Tụ Điện Biến Thiên Với Chu Kì T. Năng Lượng Điện Trườ, Tóm Tắt Diễn Biến Chiến Dịch Điện Biên Phủ Trên Không, Biên Bản Diễn Tập Phòng Cháy Chữa Cháy, Trong Mạch Dao Động Điện Từ Lc, Điện Tích Trên Tụ Điện Biến Thiên Với Chu Kì T, Tom Tat Dien Bien Tran Dien Bien Phu Tren Khong, Nếu Gọi U Là Hiệu Điện Thế Giữa Bản A Và Bản B Của Tụ Điện Thì Điện Tích Của Bản B Biến Thiên, Tóm Tắt Diễn Biến Chiến Dịch Điện Biên Phủ, Trong Mạch Dao Động Lc, Điện Tích Trên Tụ Điện Và Cường Độ Dòng Điện Qua Cuộn Cảm Thuần Biến Thiên, Tổng Kết 20 Năm Thi Hành Pháp Lệnh Bộ Đội Biên Phòng (1997-2017) (phòng Ncpc)., Một Mạch Chọn Sóng Dây Có Hệ Số Tự Cảm Không Đổi Và Một Tụ Điện Có Điện Dung Biến Thiên, Sóng Điện Từ Là Quá Trình Lan Truyền Của Điện Từ Trường Biến Thiên Trong Không Gian, Điện Tích Của Tụ Điện Trong Mạch Dao Động Lc Biến Thiên Theo Phương Trình, Chọn Phát Biểu Đúng Khi Nói Về Sự Biến Thiên Điện Tích Của Tụ Điện Trong Mạch Dao Động, Danh Bạ Điện Thoại Điện Biên, Diễn Giải Khối Lượng Điện, Giải Bài Tập Dòng Điện Nguồn Điện, Pin Quang Điện Là Dụng Cụ Biến Đổi Trực Tiếp Năng Lượng ánh Sáng Thành Điện Năng, Giải Bài Tập Diện Tích Xung Quanh Và Diện Tích Toàn Phần Của Hình Lập Phương, Giải Bài Tập Diện Tích Xung Quanh Và Diện Tích Toàn Phần Của Hình Hộp Chữ Nhật, Mot Can Phong Hinh Chu Nhat Co Chieu Dai 6m Chieu Rong Bang 23 Chieu Dai A) Tinh Dien Tich Can Phong, Mot Can Phong Hinh Chu Nhat Co Chieu Dai 6m Chieu Rong Bang 23 Chieu Dai A) Tinh Dien Tich Can Phong, Diễn Tập Phòng Thủ Cấp Xã, Diễn Tập Phòng Thủ , Báo Cáo Diễn Tập Phòng Thủ, Phòng ăn Từ Điển, Từ Điển Phòng The, Diễn Tập Khu Vực Phòng Thủ, Thi Công Điện Văn Phòng, Thủ Tục Thay Đổi Văn Phòng Đại Diện, Kế Hoạch Diễn Tập Khu Vực Phòng Thủ, Thủ Tục Đăng Ký Văn Phòng Đại Diện, Truong Van Phong Dai Dien, Báo Cáo Thuế Của Văn Phòng Đại Diện, Mật Danh Diễn Tập Khu Vực Phòng Thủ, Xem Kịch Bản Diễn Tập Phòng Thủ Cấp Xã, Thủ Tục Thay Đổi Địa Chỉ Văn Phòng Đại Diện, Mau Dien Tap Phong Thu Xa Phuong, Kế Hoạch Diễn Tập Phòng Thủ, Kịch Bản Diễn Tập Phòng Thủ Cấp Xã, Kịch Bản Diễn Tập Khu Vực Phòng Thủ Cấp Xã, Bao Cao Cong Tac Dien Tap Phong Thu Cap Xa, Nguyên Lý Phóng Nạp Của Tụ Điện, Y Học Biển Hải Phòng, Hồ Sơ Bộ Đội Biên Phong, Biên Bản Họp Tổ Văn Phòng, Mẫu Xin Làm Bộ Đội Biên Phòng, Biên Bản Phong Cấp Bậc Hàm, Bộ Đội Biên Phòng, Mẫu Biên Bản Phỏng Vấn, Chỉ Thị 681 Của Bộ Đội Biên Phòng, Biên Bản Phỏng Vấn, Biên Bản Phỏng Vấn Sâu, Mẫu Biên Bản Phỏng Vấn Sâu, Mẫu Xin Vào Bộ Đọi Biên Phòng, Bài Thi 60 Năm Giải Phóng Thủ Đô, Đề án Giải Thể Phòng Y Tế, Bài Giải Phóng, Bài Dự Thi 60 Năm Giải Phóng Thủ Đô, Kịch Bản Diễn Tập Chiến Đấu Phòng Thủ Cấp Xã, Công Điện Phòng Chống Lụt Bão, Danh Bạ Điện Thoại ở Hải Phòng, Kịch Bản Diễn Tập Chiến Đấu Phòng Thủ, Kế Hoạch Diễn Tập Chiến Đấu Phòng Thủ, Báo Cáo Công Tác Diễn Tập Chiến Đấu Phòng Thủ Xã, Danh Bạ Điện Thoại Hải Phòng, Kịch Bản Diễn Tập Chiến Đấu Phòng Thủ Xã, Công Điện Về Phòng Chống Lụt Bão, Danh Sách Văn Phòng Đại Diện Tại Hà Nội, Thi Công Điện Mạng Văn Phòng, Nghị Quyết Diễn Tập Phòng Thủ, Thuyết Minh Diễn Tập Phòng Thủ , Địa Chỉ Trường 24 Biên Phòng, Biên Bản Bàn Giao Phòng,

Bài Giải Phóng Điện Biên, Lời Bài Giải Phóng Điện Biên, ý Nghĩa Bài Hát Giải Phóng Điện Biên, Phuong Huong Va Giai Phap Co Ban Phong Chong Dien Bien Hoa Binh Va Phong Chong Bao Loan, Một Số Giải Pháp Phòng Chống Diễn Biến Hoà Bình, Mot So Giai Phap Phong Chong Chien Luoc Dien Bien Hoa Binh, Phương Hướng, Giải Pháp Cơ Bản Phòng, Chống ‘diễn Biến Hòa Bình’, Bạo Loạn Lật Đổ?, Hãy Phân Tích Phương Hướng Giải Pháp Cơ Bản Phòng Chống Diễn Biến Hòa Bình Bạo Loạn Lật Đổ, Mẫu Biên Bản Diễn Tập Phòng Cháy, Bài Thu Hoạch Phòng Chống Diễn Biến Hòa Bình, Phong Hong Dien Bien Hoa Binh Bao Loan Lat Do, Bài Thu Hoạch Phòng Chống Tự Diễn Biến Tự Chuyển Hóa, Phòng Chống Diễn Biến Hòa Bình Bạo Loạn Lật Đổ, Bài Thu Hoạch Về Phòng Chống Diễn Biến Hoà Bình , Chuyen De Phong Chong Dien Bien Hßa Binh, Bao Loan Lat Do, Phòng Chống Chiến Lược Diễn Biến Hòa Bình Bạo Loạn Lật Đổ , Tài Liệu Nghiên Cứu Phòng Chống Diễn Biến Hòa Bình Bạo Loạn Lật Đổ, Liên Hệ Bản Thân Về Phòng Chống Chiến Lược Diễn Biến Hòa Bình, Chuyên Đề 5 Phòng Chống Chiến Lược Diễn Biến Hòa Bình, Phòng Chống Tự Diễn Biến Tự Chuyển Hóa Trên Lĩnh Vực Kinh Tế, Bài Thu Hoạch Phòng Chống Chiến Lược Diễn Biến Hòa Bình, Dăng Ki Hoc Tâp Về Phòng Chống Suy Thoái Tư Tưởng Chính Trị, Đạo Đức, Lối Sống “tự Diến Biến, Tự Chu, Phòng Chống Diễn Biến Hòa Bình Trên Lĩnh Vực Chính Trị Tư Tưởng Văn Hóa, Các Giải Pháp Chống Biểu Hiện Tự Diễn Biến, Tự Chuyển Hóa, Bài Thu Hoạch Phòng Chống Suy Thoái Tư Tưởng Chính Trị Đạo Đức Lối Sống Tự Diễn Biến Tự Chuyển Hóa, Phòng Chống Chiến Lược Diễn Biến Hòa Bình Bạo Loạn Lật Đổ Của Các Thế Lực Thù Địch Đối Với Việt Nam, Trong Mạch Dao Động Điện Từ Lc, Điện Tích Trên Tụ Điện Biến Thiên Với Chu Kì T. Năng Lượng Điện Trườ, Trong Mạch Dao Động Điện Từ Lc, Điện Tích Trên Tụ Điện Biến Thiên Với Chu Kì T. Năng Lượng Điện Trườ, Tóm Tắt Diễn Biến Chiến Dịch Điện Biên Phủ Trên Không, Biên Bản Diễn Tập Phòng Cháy Chữa Cháy, Trong Mạch Dao Động Điện Từ Lc, Điện Tích Trên Tụ Điện Biến Thiên Với Chu Kì T, Tom Tat Dien Bien Tran Dien Bien Phu Tren Khong, Nếu Gọi U Là Hiệu Điện Thế Giữa Bản A Và Bản B Của Tụ Điện Thì Điện Tích Của Bản B Biến Thiên, Tóm Tắt Diễn Biến Chiến Dịch Điện Biên Phủ, Trong Mạch Dao Động Lc, Điện Tích Trên Tụ Điện Và Cường Độ Dòng Điện Qua Cuộn Cảm Thuần Biến Thiên, Tổng Kết 20 Năm Thi Hành Pháp Lệnh Bộ Đội Biên Phòng (1997-2017) (phòng Ncpc)., Một Mạch Chọn Sóng Dây Có Hệ Số Tự Cảm Không Đổi Và Một Tụ Điện Có Điện Dung Biến Thiên, Sóng Điện Từ Là Quá Trình Lan Truyền Của Điện Từ Trường Biến Thiên Trong Không Gian, Điện Tích Của Tụ Điện Trong Mạch Dao Động Lc Biến Thiên Theo Phương Trình, Chọn Phát Biểu Đúng Khi Nói Về Sự Biến Thiên Điện Tích Của Tụ Điện Trong Mạch Dao Động, Danh Bạ Điện Thoại Điện Biên, Diễn Giải Khối Lượng Điện, Giải Bài Tập Dòng Điện Nguồn Điện, Pin Quang Điện Là Dụng Cụ Biến Đổi Trực Tiếp Năng Lượng ánh Sáng Thành Điện Năng, Giải Bài Tập Diện Tích Xung Quanh Và Diện Tích Toàn Phần Của Hình Lập Phương, Giải Bài Tập Diện Tích Xung Quanh Và Diện Tích Toàn Phần Của Hình Hộp Chữ Nhật, Mot Can Phong Hinh Chu Nhat Co Chieu Dai 6m Chieu Rong Bang 23 Chieu Dai A) Tinh Dien Tich Can Phong, Mot Can Phong Hinh Chu Nhat Co Chieu Dai 6m Chieu Rong Bang 23 Chieu Dai A) Tinh Dien Tich Can Phong, Diễn Tập Phòng Thủ Cấp Xã, Diễn Tập Phòng Thủ ,

“Giải Phóng Điện Biên” Ra Đời Như Thế Nào?

Ca khúc “Giải phóng Điện Biên” suốt 60 năm nay đã trở thành “biểu tượng” bằng giai điệu của chiến thắng Điện Biên lịch sử. Kỷ niệm 60 năm Điện Biên Phủ, phóng viên Dân trí đã có cuộc trò chuyện với nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân- con trai nhạc sỹ Đỗ Nhuận, để nghe anh kể lại những câu chuyện đằng sau ca khúc nổi tiếng này của cha mình.

Bản hùng ca của cố nhạc sỹ Đỗ Nhuận hiện nay vẫn song hành hai cách gọi là “Chiến thắng Điện Biên” và “Giải phóng Điện Biên”, theo nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân đâu mới là tên chính xác của ca khúc?

Trong đầu tiên chép tay, cha tôi đặt tên ca khúc là Chiến thắng Điện Biên. Còn có thể ca khúc mở đầu bằng “Giải phóng Điện Biên bộ đội ta tiến quân trở về…” nên người ta cứ nhớ đến cụm từ “Giải phóng Điện Biên”. Đặc biệt, thời điểm đó ca khúc được hát truyền khẩu nên cụm từ “Giải phóng Điện Biên” càng dễ thuộc. Phải đến năm 1957, Chiến thắng Điện Biên mới được thu âm lần đầu tiên tại địa chỉ 58 Quán Sứ với sự tham gia của dàn hợp xướng 100 người và dàn nhạc. Bản thu âm đó hiện nay, tôi vẫn còn giữ được.

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Chiến thắng Điện Biên” được cha anh, cố nhạc sỹ Đỗ Nhuận kể lại như thế nào?

Cha tôi sáng tác ca khúc này khi tôi còn chưa ra đời. Về sau, tôi có đọc hồi ký của ông và được biết Chiến thắng Điện Biên được sáng tác ngay trong đêm ngày 7/5/1954.

Trong cuốn hồi ký, cha tôi kể buổi chiều ngày 7/5, khi đoàn văn công đang cuốc đất, rải đá làm đường thì bỗng một đồng chí liên lạc từ mặt trận đạp xe qua, reo to: “Mường Thanh địch hàng rồi! Giải phóng Điện Biên rồi!”

Khi đó, người cha tôi gai lên. Tất cả đoàn văn công ngừng tay cuốc, ôm nhau nhảy, không cần đệm nhạc. Đỗ Nhuận thì không ôm ai cả, nhảy một mình, nhảy tít thò lò, và trong đầu phảng phất câu “Giải phóng Điện Biên”…Thế rồi, đêm hôm đó, trong túp lều, bên ánh đèn dầu le lói, tay ông búng chiếc violon, miệng cứ hát lẩm nhẩm, sợ làm ồn anh em mất ngủ. Và Chiến thắng Điện Biên ra đời với cảm xúc tuôn trào: “Giải phóng Điện Biên, bộ đội ta tiến quân trở về/Giữa mùa hoa nở, miền Tây Bắc tưng bừng vui…”

Nếu như hai ca khúc trước đó, sáng tác trong cùng chiến dịch với Hành quân xa là hành khúc mang âm hưởng dân ca đồng bằng Bắc Bộ, Trên đồi Him Lam với tính chất tưởng niệm, tri ân các chiến sỹ đã hi sinh thì đến Chiến thắng Điện Biên bao cảm xúc dồn nén được Đỗ Nhuận kết tụ bằng giai điệu hào sảng, ngợi ca.

Khi nói về ca khúc “Chiến thắng Điện Biên”, nhạc sỹ Hoàng Lương (Chi hội Nhạc sỹ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) nhận xét: Đỗ Nhuận đã sáng tạo điệu thức dân ca, vận dụng nhuần nhuyễn sự mới lạ, mang sắc thái những điệu dân ca Tây Bắc và làn điệu chèo của đồng bằng Bắc bộ. Anh có thể chia sẻ điều gì về nhận định này?

Không chỉ riêng nhạc sỹ Hoàng Lương nhìn ra điều đó mà ngay thời điểm tại mặt trận, NSND-nhạc sỹ Hoàng Kiều đã nói với cha tôi rằng: ông lấy làn điệu chèo mà không dễ nhận ra.

Chiến thắng Điện Biên mở đầu bằng giai điệu kèn đồng dõng dạc, tự hào báo hiệu chiến thắng đến rồi. Nhưng đây còn là làn điệu chèo lấy từ điệu chèo cổ Sắp qua cầu. Còn vì sao cha tôi lại sử dụng làn điệu chèo? Là vì Đỗ Nhuận là người con của Đồng bằng châu thổ sông Hồng, quê nội ở Hải Dương, từng sống ở Hải Phòng. Ông được tiếp xúc nhiều với chèo, xẩm, chầu văn… Bản thân ông còn biết thổi sáo, chơi đàn nguyệt. Những giai điệu âm nhạc dân tộc đã ngấm vào con người ông, đợi cảm xúc đến là bật ra…

Cũng có ý kiến cho rằng, không phải đến ca khúc “Chiến thắng Điện Biên” mà ngay từ hai ca khúc trước đó, “Hành quân xa” và “Trên đồi Him Lam”- nhạc sỹ Đỗ Nhuận đã dự cảm về chiến thắng lịch sử?

Đúng thế! “Hành quân xa dẫu qua nhiều gian khổ…”, Hành quân xa đến “Hôm nay thắng trận đầu tiên…Điện Biên chúng ta sẽ toàn thắng”, Trên đồi Him Lam– cha tôi đã dự cảm về chiến thắng Điện Biên lịch sử. Và nếu như Trên đồi Him Lam ông dự cảm về chiến thắng thì đến Chiến thắng Điện Biên ông dự cảm về tầm vóc chiến thắng lịch sử sẽ chấn động địa cầu. Chiến thắng Điện Biên được cả thế giới nhìn vào khi ông viết lời kết “Thế giới đang đón mừng/Chiến dịch đại thắng lợi góp sức xây dựng hòa bình.”

Ca khúc ra đời trong khoảnh khắc tức thì của cố nhạc sỹ Đỗ Nhuận không chỉ mang tính nhạy bén, có giá trị nghệ thuật, thể hiện sức lan tỏa mạnh mẽ mà còn là “nhân chứng” trong nhiều khoảnh khắc ý nghĩa của lịch sử. Anh có thể kể lại những khoảnh khắc gắn liền với ca khúc lịch sử này?

Ngay buổi sáng sau đêm thức trắng để sáng tác ca khúc Chiến thắng Điện Biên, cha tôi đã phổ biến bằng miệng cho các chiến sỹ. Bài hát truyền khẩu lan truyền nhanh chóng được các nhạc sỹ Lương Ngọc Trác, họa sỹ Mai Văn Hiến, ca sỹ Kim Ngọc, ca sỹ Trần Thị Ngà, nhạc sỹ Thanh Phúc… trực tiếp hát vang tại mặt trận. Cũng ngay trong buổi sáng 8/5/1954, tốp đơn vị pháo cao xạ thể hiện đầu tiên ca khúc này.

Sau đó, trong lễ mừng chiến thắng do Đại tướng Võ Nguyên Giáp tổ chức tại vạt cỏ trong khu rừng Mường Phăng; ca khúc Chiến thắng Điện Biên lại vang lên bởi tập thể văn công, chiến sỹ.

Cha tôi kể lại, hình ảnh đoàn quân ta ngồi trên xe cam- nhông lấy được từ trận chiến với quân Pháp tại chiến dịch Điện Biên trên đường về tiếp quản Thủ đô- tất cả đoàn bộ đội, dân công bừng bừng khí thế hát vang ca khúc Chiến thắng Điện Biên khiến ông… rất sung sướng, rất hạnh phúc.

Ngay sau chiến thắng Điện Biên, Đài tiếng nói Việt Nam đã lấy giai điệu ca khúc Chiến thắng Điện Biên làm nhạc hiệu mở đầu các buổi phát thanh vào lúc 5h sáng. Mỗi lần nghe nhạc hiệu là ông thấy gắn bó, thân thuộc.

Có giai thoại cho rằng, cố nhạc sỹ Đỗ Nhuận sáng tác “Chiến thắng Điện Biên” theo mệnh lệnh của tướng Giáp. Thực hư thế nào thưa anh?

Trong chiến dịch Điện Biên, Đại tướng Võ Nguyễn Giáp mỗi lần gặp có nhắc cha tôi phải chuẩn bị viết bài ca mừng chiến thắng. Có thể coi đây vừa là lời nhắc nhở vừa là mệnh lệnh…

Tình cảm giữa cha tôi và Đại tướng rất gần gũi và trân trọng. Sau chiến dịch, mỗi khi đến ngày lễ kỷ niệm là cha tôi lại mặc quân phục đến bảo tàng, rồi đến thăm Đại tướng. Tướng Giáp nói, ông rất thích hai ca khúc của cha tôi, đó là Chiến thắng Điện Biên và Du kích Sông Thao.

Năm 2008, khi Hội nhạc sỹ Việt Nam đến mừng thọ Đại tướng, ông vẫn nhắc đến cha tôi, nhạc sỹ Đỗ Nhuận với ca khúc Chiến thắng Điện Biên, nhạc sỹ Hoàng Vân với Hò kéo pháo …

Là người con của cố nhạc sỹ Đỗ Nhuận, là một nhạc sỹ, anh đã kế thừa và phát huy sức sống mãnh liệt của ca khúc “Chiến thắng Điện Biên”- tài sản nghệ thuật vô giá của cha mình như thế nào?

Năm 1964, cha tôi đã soạn Chiến thắng Điện Biên thành bản giao hưởng 5 chương với tên gọi Điện Biên Phủ. Bản nhạc này được dàn nhạc Đức biểu diễn rất nhiều tại Đức và năm 2000 biểu diễn tại nhiều tỉnh thành Việt Nam.

Tại chương trình chào mừng 60 năm chiến thắng Điện Biên diễn ra sắp tới tại TPHCM, tôi cũng được mời chỉ huy dàn nhạc giao hưởng với ca khúc này.

Về cá nhân tôi, năm 2013 tôi có viết bản giao hưởng Ký ức 46-54, trong đó có sử dụng giai điệu phần kết của ca khúc Chiến thắng Điện Biên Phủ của cho dàn nhạc giao hưởng lớn.

Có thể khẳng định, sau 60 năm chiến thắng Điện Biên, ca khúc Chiến thắng Điện Biên vẫn giữ nguyên giá trị, là sự kết tinh hào khí quân và dân ta, tình cảm vỡ òa để lại nhiều xúc động trong lòng công chúng.

Xin cảm ơn nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân! Nguyễn Hằng

Kỷ Niệm 66 Năm Ngày Giải Phóng Điện Biên Phủ (7

Nhìn lại tầm vóc chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ, thế hệ hôm nay càng cảm phục hơn trí tuệ và bản lĩnh đánh giặc của dân tộc Việt Nam. Trí tuệ và bản lĩnh đó được kết tinh qua sự lãnh đạo sáng suốt tài tình và kịp thời của Đảng, đứng đầu là Hồ Chủ tịch và người trực tiếp chỉ huy là Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, sức mạnh của cả dân tộc đã được huy động một cách triệt để vào trận đánh quyết định này. Chính sức mạnh vật chất và tinh thần của cả dân tộc đã chuyển yếu thành mạnh, vừa đánh, vừa xây dựng lực lượng, càng đánh càng thắng. Đó là một trong những nhân tố quan trọng đầu tiên góp phần quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Thấm nhuần đường lối kháng chiến của Đảng, nhân dân ta “đồng cam cộng khổ”, vừa đánh, vừa giam chân địch trong lòng thành phố, vừa kéo Pháp lên vùng rừng núi hiểm trở, giáng cho địch những đòn chí tử trong chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947; Biên giới thu đông 1950; Đường số 18, Hòa Bình, Tây Bắc, mặt trận Bình – Trị – Thiên, Thượng Lào, Đông Bắc Căm-pu-chia… Thắng lợi liên tiếp của 3 nước Đông Dương đã giải phóng một vùng đất đai rộng lớn, khai thông biên giới Việt – Trung, mở rộng quan hệ giữa nước ta với thế giới, đẩy thực dân Pháp lún sâu vào thế bị động và phân tán lực lượng, làm cho chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp thất bại, tạo thế và lực mới cho cuộc kháng chiến.

Liên tiếp thất bại trên chiến trường, Pháp cử tướng Hăng-ri Na-va – Tham mưu trưởng các lực lượng khối Bắc Đại Tây Dương, người đã từng chiến đấu trong suốt cuộc Chiến tranh thế giới I, từng tham gia bình định Xy-ri-a, Ma-rốc… Với tài chỉ huy của tướng Na-va, cùng với số lượng quân đông nhất (267 tiểu đoàn trong đó có 84 tiểu đoàn quân cơ động chiến lược và phương tiện chiến tranh hiện đại; chi viện ngày càng lớn của Mỹ), Pháp hòng tìm một “lối thoát danh dự” trong cuộc chiến tranh hao người, tốn của, “cuộc chiến tranh bẩn thỉu” mà nhân dân Pháp, nhân dân tiến bộ trên thế giới kịch liệt phản đối. Chính phủ Pháp hy vọng kế hoạch Na-va sẽ giúp “chuyển bại thành thắng” trong vòng 18 tháng, giành lại quyền chủ động chiến lược trên chiến trường Đông Dương. “Kế hoạch Na-va chẳng những được Chính phủ Pháp mà cả những người bạn Mỹ cũng tán thành. Nó cho phép hi vọng đủ mọi điều”(4).

Kế hoạch Na-va gồm 2 bước: Bước thứ nhất, giữ thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc và tiến công bình định ở miền Nam, miền Trung Đông Dương, xỏa bỏ vùng tự do Liên Khu V. Bước thứ hai, thực hiện chiến lược tiến công ra Bắc, giành thắng lợi quân sự, buộc ta phải đàm phán theo những điều kiện có lợi cho chúng. Kế hoạch Na-va thể hiện rõ tham vọng “nuốt chửng Việt Nam” của Pháp và Mỹ. Tháng 9-1953, Bộ Chính trị, BCH Trung ương Đảng đã họp bàn nhiệm vụ quân sự Đông Xuân 1953-1954. Bộ Chính trị nhận định, Kế hoạch Na-va đã gây cho ta những khó khăn mới, nhưng bản thân nó chứa đựng nhiều khó khăn và nhược điểm. Đại bộ phận địch tập trung ở đồng bằng Bắc bộ. Ở những chiến trường khác, nhất là miền núi, chúng có nhiều sơ hở và yếu. Theo đó, phải sử dụng mọi biện pháp để giữ vững và phát triển quyền chủ động tiến công chiến lược, điều những bộ phận chủ lực của ta tiến về 5 hướng chiến lược nhằm vào những nơi hiểm và tương đối yếu của chúng mà tiêu diệt, buộc quân địch phải đánh theo cách đánh của ta, trên chiến trường ta đã chuẩn bị, từ đó mà đập tan âm mưu của địch, giành lại quyền chủ động trên các chiến trường.

Tây Bắc được chọn làm hướng tiến công chính của ta, đòn tiến công chiến lược đầu tiên đã điểm trúng huyệt, khiến Na-va vội vã điều động 6 tiểu đoàn cơ động tăng cường cho Điện Biên Phủ, biến Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh với binh lực lên đến 9 tiểu đoàn. Kế hoạch Na-va bắt đầu bị đảo lộn. Na-va phải tìm cách đối phó với lực lượng của ta.

Ngày 22-11-1953, Na-va cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ và xây dựng ở đây tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương với ý đồ tạo thành “pháo đài bất khả xâm phạm”, “cối xay nghiền nát chủ lực Việt Minh”. Điện Biên Phủ là một thung lũng lòng chảo, vốn là cánh đồng Mường Thanh, nằm trong vùng rừng núi Tây Bắc, gần biên giới Việt – Lào, cách hậu phương của ta (Việt Bắc) 300 – 500km đường bộ. Vì vậy, Pháp coi Điện Biên Phủ là một địa bàn chiến lược hết sức quan trọng, là một vị trí chiến lược cơ động ở giữa miền Bắc Việt Nam – Thượng Lào – miền Nam Trung Quốc, có thể trở thành một căn cứ lục quân và không quân. Mỹ đánh giá Điện Biên Phủ là “một tập đoàn cứ điểm đáng sợ”, “một Véc-đoong ở Đông Nam Á” và tán dương quyết định sáng suốt của tướng Na-va.

Phân tích rõ những điều kiện giành thắng lợi, Đảng ta đã tập trung đại bộ phận chủ lực tinh nhuệ để mở hàng loạt cuộc tiến công chiến lược vào hướng địch yếu, hiểm, chia nhỏ lực lượng địch vào hướng: Bắc bộ, Trung bộ, Tây Nguyên và Nam bộ, đồng thời phối hợp hiệu quả với nước bạn Lào mở các chiến dịch quan trọng ở Trung, Thượng, Hạ Lào và Đông Bắc Căm-pu-chia. Nhờ đó, ta đã làm lực lượng địch phải chia nhỏ, rải ra khắp chiến trường, hạn chế sự chi viện của chúng cho cứ điểm Điện Biên Phủ, từng bước giải phóng vùng đất đai rộng lớn, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị chiến đấu của ba nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù chung.

Thắng lợi quân sự trong kế hoạch Đông Xuân 1953-1954 đã tạo tiền đề vô cùng quan trọng để Đảng ta đưa ra đòn quyết chiến chiến lược cuối cùng với Pháp tại cứ điểm Điện Biên Phủ. Ngày 6-12-1953, Bộ Chính trị thông qua phương án mở chiến dịch Điện Biên Phủ của Tổng Quân ủy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được chỉ định trực tiếp làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch. Như vậy, cả địch và ta đều coi trận giao chiến ở Điện Biên Phủ là một trận quyết chiến lịch sử. Tháng 12-1953, Hồ Chủ tịch gửi thư cho cán bộ và chiến sỹ mặt trận Điện Biên Phủ, Người căn dặn: “Các chú phải chiến đấu anh dũng hơn, chịu đựng gian khổ hơn, phải giữ vững quyết tâm trong mọi hoàn cảnh: Quyết tâm tiêu diệt địch, Quyết tâm giữ vững chính sách, Quyết tâm tranh nhiều thắng lợi”(5).

Bên cạnh sự chuẩn bị chu đáo của cả dân tộc “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng”, còn có sự giúp đỡ của Đoàn cố vấn Trung Quốc (đồng chí Vi Quốc Thanh làm Trưởng đoàn). Sau khi họp bàn cân nhắc những thuận lợi và khó khăn trên chiến trường giữa ta và địch, Đoàn cố vấn Trung Quốc tham mưu cho chúng ta chuẩn bị đánh Điện Biên Phủ theo phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh”, cần tranh thủ sớm, đánh nhanh bằng sức mạnh hiệp đồng của bộ binh và pháo binh tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ chỉ 2 ngày 3 đêm trong điều kiện địch còn đang phòng ngự lâm thời. Đó là cách đánh mà cố vấn Mai Gia Sinh gọi là “oa tâm tạng chiến thuật” tức là dùng mũi thọc sâu “tạo nên sự rối loạn ở trung tâm phòng ngự địch ngay từ đầu, rồi từ trong đánh ra, từ ngoài đánh vào, tiêu diệt địch trong thời gian tương đối ngắn”(6).

Trước vận mệnh sinh tử tồn vong của dân tộc, nhiệm vụ tối cao được Đảng và Bác Hồ trao cho người cầm quân: “Trận này rất quan trọng phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc không đánh”. Bao đêm trăn trở, nghiên cứu, phân tích tình hình thay đổi trên chiến trường Đông Dương, so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch, không có lợi cho phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh”; đặc biệt, khi Na-va điên cuồng quyết tâm tăng cường xây dựng công sự, sân bay, bổ sung lực lượng cho Điện Biên Phủ lên tới 12 tiểu đoàn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có nhận định sáng suốt: “Tình hình địch còn thay đổi nên chủ trương cũng có thể thay đổi”, ông quyết định cho hoãn kế hoạch đã chuẩn bị chu đáo chờ lệnh nổ súng của quân và dân ta theo phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Quyết định này được xem là một “quyết định khó khăn nhất” trong cuộc đời cầm quân của vị Tổng Tư lệnh mới 43 tuổi!

Kế hoạch “đánh chắc, tiến chắc” được thông qua, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra lệnh cho các mặt trận hoãn cuộc tiến công, các đơn vị lùi về địa điểm tập kết. Mặc dù trận địa đã được bố trí, pháo lớn được kéo lên vị trí chiến đấu với bao công sức và máu xương của quân và dân ta, nhưng Đại tướng vẫn quyết tâm lệnh đưa pháo xuống, rồi kéo pháo lên vào vị trí tác chiến mới. Kế hoạch tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được chuẩn bị lại theo phương châm mới “đánh chắc, tiến chắc”. Sự thay đổi phương châm tác chiến thể hiện nghệ thuật đánh giặc tài tình, thông minh của dân tộc ta và tầm nhìn chiến lược của vị Tổng chỉ huy kiệt xuất. Lần đầu tiên ở Việt Nam và cũng rất hiếm trên thế giới, vị Thống soái chỉ huy tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam đã lệnh cho quân kéo pháo lên núi cao, vào hầm chĩa thẳng pháo xuống đầu kẻ thù mà chế áp. Cách đánh này vừa bảo vệ được pháo, vừa nâng cao được uy lực, mức chính xác và mang lại hiệu quả cao nhất.

Thực hành triệt để theo phương châm mới “đánh chắc tiến chắc”, hàng ngàn hệ thống giao thông, trận địa hầm hào kiên cố nhanh chóng hoàn chỉnh, những chiếc xe thồ cần mẫn ngày đêm đưa lương thực, quân trang, quân dụng phục vụ chiến dịch. Chí ta đã quyết, lòng ta đã đồng, ngày 13-3-1954, quân ta được lệnh nổ súng tấn công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đây là lần đầu tiên quân ta tiến hành bao vây tiến công một tập đoàn cứ điểm trong điều kiện kẻ thù có vũ khí trang bị hiện đại hơn ta gấp bội. Cùng với việc triệt phá các nguồn hỏa lực của địch: Pháo binh, xe tăng và máy bay chi viện, hệ thống hầm hào trận địa với chiến thuật “vây, lấn, tấn, phá, triệt, diệt” của quân ta từng bước thắt chặt vòng vây, tạo nên sức mạnh tiến công tiêu diệt địch. Dõi theo từng bước tiến của quân và dân ta trên chiến trường, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi điện khen ngợi, động viên tinh thần cán bộ, đảng viên, chiến sỹ trên toàn mặt trận: “Chiến dịch này là một chiến dịch lịch sử của quân đội ta, ta đánh thắng chiến dịch này có ý nghĩa quân sự và chính trị quan trọng”(7).

Với tinh thần quyết chiến, quyết thắng, quân dân ta đã chiến đấu vô cùng anh dũng, phát huy tác dụng của các loại vũ khí có trong tay, tìm ra nhiều cách đánh sáng tạo, vừa đánh độc lập, vừa đánh hợp đồng, xây dựng trận địa tiến công và vây hãm quân thù. Trải qua 3 đợt tấn công liên tục, đến ngày 7-5, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ – một “pháo đài khổng lồ không thể công phá” của thực dân Pháp đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Tướng Đờ Ca-xtơ-ri và toàn bộ Bộ tham mưu của tập đoàn cứ điểm đã đầu hàng quân ta vô điều kiện. Lá cờ quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng đã tung bay trên nóc hầm chỉ huy. Ở các cứ điểm xung quanh, binh lính và sỹ quan của địch lũ lượt giương cao cờ trắng ra hang.

Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc oanh liệt, dân tộc Việt Nam đã đánh bại hoàn toàn kế hoạch quân sự Na-va, làm sụp đổ niềm hy vọng của các giới quân sự và chính trị ở Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, thắng lợi trên chiến trường là cơ sở, điều kiện quyết định thắng lợi trên bàn đàm phán, buộc Pháp phải ký vào Hiệp định Giơ-ne-vơ, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và Đông Dương.

Tìm hiểu thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ của dân tộc Việt Nam, nhà báo Pháp Giuyn Roi đã có một nhận xét đầy hình tượng : Không phải viện trợ bên ngoài đã đánh bại tướng Na-va, mà chính là những chiếc xe đạp Pơ-giô thồ 200, 300 ký hàng và đẩy bằng sức người, những con người ăn chưa đủ no và ngủ thì nằm ngay dưới đất trải tấm ni-lông. Cái đã đánh bại tướng Na-va, không phải là phương tiện, mà là sự thông minh và ý chí của đối phương. Từ cách nhìn khách quan của những học giả, nhà báo nước ngoài, thế hệ hôm nay hiểu được rằng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo, tài tình của Đảng, tài chỉ huy, cầm quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, những chiếc xe thồ ấy, những con người bằng da, bằng thịt của dân tộc Việt Nam đã kiên cường bất khuất “nếm mật nằm gai” trong “56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt. Máu trộn bùn non” cùng nhau viết nên trang sử chói lọi ” 9 năm làm một Điện Biên. Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”.

Điện Biên Phủ chính là thắng lợi của sức mạnh và trí tuệ Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng – nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của dân tộc Việt Nam không chỉ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, mà còn giành thắng lợi thần kỳ trong hơn 20 năm kháng chiến chống Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Đồng thời, bác bỏ những luận điệu xuyên tạc sự kiện lịch sử của một số sử gia Phương Tây cho rằng: “Các anh thắng lợi là nhờ có Trung Quốc giúp và do quân đội viễn chinh Pháp không chịu đựng được muỗi a-nô-phen”. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa… của thế kỷ 20, đồng thời minh chứng chân lý thời đại: “Một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là thắng lợi của lực lượng hòa bình dân chủ và CNXH”.

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, lịch sử dân tộc đã bước sang trang mới, những bài học và ý nghĩa lớn lao của Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hôm nay. Trong mỗi giai đoạn đi lên của đất nước, tinh thần Điện Biên Phủ vẫn luôn hiện hữu, đó là ý chí quyết chiến, quyết thắng, khát vọng vươn tới độc lập, tự do, hạnh phúc của toàn thể dân tộc Việt Nam. Bằng khối óc và bàn tay của mình, bằng tài năng và sự sáng tạo, chúng ta hoàn toàn có thể biến khát vọng thành hiện thực, hướng tới xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Điện Biên Phủ mãi mãi là niềm tự hào, mãi mãi trường tồn cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, con người Việt Nam.

(1), (3), (5), (7) Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, H.2011, tập 4, tr.534; tập 7, tr.475; tập 8, tr.378, tr.434. (2) Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chiến đấu trong vòng vây, NXB QĐND, H.1995, tr.414. (4) Đỗ Thiện – Đinh Kim Khánh, Tiếng sấm Điện Biên Phủ, NXB QĐND, H.1984, tr.61.(6) Hoàng Minh Phương, Nắm ngải cứu trên đầu đồng chí Tổng Tư lệnh, Tạp chí Xưa và nay, số 208, 3-2004, tr.10.

Phạm Thị NhungTrường Sĩ quan Lục quân 1