Top 13 # Xem Nhiều Nhất Tập Bản Đồ Lớp 6 Lời Giải Hay Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Giải Bài Tập Sgk Địa Lý Lớp 6 Bài 2: Bản Đồ, Cách Vẽ Bản Đồ

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 6 bài 2: Bản đồ, cách vẽ bản đồ

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 6 bài 2

Địa lý lớp 6 bài 2: Bản đồ, cách vẽ bản đồ

. Đây là tài liệu tham khảo hay được chúng tôi sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 6 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo A. Kiến thức trọng tâm 1. Bản đồ là gì?

– Bản đồ là hình vẽ tương đối chính xác về một vùng đất hay toàn bộ trái đất trên một mặt phẳng.

2. Vẽ bản đồ là gì?

– Vẽ bản đồ là biểu hiện mặt cong hình cầu của Trái Đất trên mặt phẳng của tờ giấy bằng các phương pháp chiếu đồ.

3. Cách vẽ bản đồ

– Thu thập thông tin về các đối tượng địa lí.

– Tính tỉ lệ, lựa chọn các kí hiệu để thể hiện chúng trên bản đồ

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI Câu 1: Quan sát bản đồ hình 5 cho biết:

– Bản đồ này khác bản đồ hình 4 ở chỗ nào?

– Vì sao diện tích đảo Gron-len trên bản đồ lại to gần bằng diện tích lục địa Nam Mĩ? (Trên thực tế, diện tích đảo này có 2 triệu km 2, diện tích lục địa Nam Mĩ là 18 triệu km 2?

Trả lời:

– Quan sát bản đồ hình 5 và hình 4 ta thấy có sự khác nhau. Đó chính là bản đồ hình 4 chưa nối liền những chỗ bị đứt còn bản đồ hình 5 những chỗ bị đứt đã được nối liền.

– Diện tích đảo Gron-len trên bản đồ lại to gần bằng diện tích lục địa Nam Mĩ là bởi vì: Theo cách chiếu của Mec – ca – to (các đường kính, vĩ tuyến trên bản đồ bao giờ cũng là những đường thẳng song song) thì càng xa xích đạo về phía hai cực, sai số về diện tích càng lớn. Điều đó đã lí giải cho việc tại sao diện tích đảo Grơn – len trên thực tế chỉ bẳng 1/9 diện tích lục địa Nam Mĩ, nhưng trên bản đồ Mec – ca – to thì diện tích đảo Grơn – len trên bản đồ lại to bằng diện tích lục địa Nam Mĩ.

Câu 2: Hãy nhận xét sự khác nhau về hình dạng các đường kính, vĩ tuyến ở các bản đồ hình 5, 6, 7? Trả lời:

Sự khác nhau về hình dạng các đường kính, vĩ tuyến ở các bản đồ hình 5, 6, 7:

– Ở hình 5: Các đường kinh tuyến, vĩ tuyến đều là các đường thẳng.

– Ở hình 6: Kinh tuyến giữa 0 độ là đường thẳng, các kinh tuyến còn lại là những đường cong chụm ở cực. Các đường vĩ tuyến là đường thẳng song song.

– Ở hình 7: Kinh tuyến là các đường cong chụm lại ở cực, xích đạo là đường thẳng, các đường vĩ tuyến Bắc là những đường cong hướng về cực Bắc, các đường vĩ tuyến Nam là những đường cong hướng về cực Nam.

Câu 3: Bản đồ là gì? Bản đồ có vai trò như thế nào trong việc giảng dạy và học tập Địa lí? Trả lời:

Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hoặc toàn bộ Trái Đất lên một mặt phẳng. Trong việc giảng dạy và học tập địa lí, bản đồ giúp xác định vị trí, sự phân bố các đối tượng địa lí (như sự phân bố các dãy núi và độ cao của chúng, sự phân bố hướng chạy và chiều dài, phạm vi lưu vực của con sông, hoặc sự phân bố dân cư, các trung tâm công nghiệp, các thành phố lớn…)

– Qua bản đồ người đọc còn biết được hình dạng, quy mô cùa các lục địa trên thế giới.

Câu 4: Tại sao các nhà hàng hải hay dùng bản đồ có kinh tuyến, vĩ tuyến là những đường thẳng? Trả lời:

Bản đồ có kinh tuyến và vĩ tuyến đường thẳng là bản đồ sử dụng phép chiếu đồ hình trụ đứng. Theo phép chiếu đồ này thì vùng xích đạo có độ chính xác nhất, không có sai số độ dài; càng xa xích đạo càng kém chính xác; tỉ lệ theo lưới chiếu kinh tuyến vĩ tuyến thay đổi giống nhau, liên tục tăng dần từ xích đạo đến cực. Hơn nữa ở góc chiếu này góc trên bản đồ có độ lớn tương ứng bằng góc trên địa cầu. Đó là lí do các nhà hàng hải hay sử dụng bản đồ có lưới kinh tuyến vĩ tuyến là những đường thẳng.

Câu 5: Để vẽ được bản đồ, người ta phải lần lượt làm những công việc gì? Trả lời:

Để vẽ được bản đồ, trước hết phải căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, nội dung và yêu cầu của bản đồ cần vẽ để chọn cách chiếu đồ thích hợp, sau đó lần lượt làm các công việc sau:

– Thu thập đầy đủ các thông tin về vùng đất cần vẽ bản đồ.

– Biết cách chuyển mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy.

– Thu nhỏ khoảng cách.

– Chọn các loại và dạng kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí.

Giải Bài Tập Địa Lý 6 Bài 2: Bản Đồ. Cách Vẽ Bản Đồ

Giải bài tập Địa lý 6 Bài 2: Bản đồ. Cách vẽ bản đồ

(trang 9 sgk Địa Lí 6): – Quan sát bản đồ hình 5, cho biết:

+ Bản đồ này khác bản đồ hình 4 ở chỗ nào?

+ Vì sao diện tích đảo Grơn-len trên bản đồ lại to gần bằng diện tích lục địa Nam Mĩ? (Trên thực tế, diện tích đảo này có 2 triệu km2, diện tích lục địa Nam Mĩ là 18 triệu km2)

– Điểm khác nhau: bản đồ hình 4 chưa nối liền những chỗ bị đứt; bản đồ hình 5 đã nối liền những chỗ bị đứt.

– Theo cách chiếu Mec-ca-to (các đường kinh tuyến, vĩ tuyến trên bản đồ bao giờ cũng như là những đường thẳng song song) thì càng xa xích đạo về phía hai cực, sai số về diện tích càng lớn. Điểu đó lý giải tại sao diện tích Gron-len trên thực tế chỉ bằng 1/9 diện tích lục địa Nam Mĩ, nhưng trên bản đồ Mec-ca-to thì đảo Gron-len lại lớn gần bằng lục địa Nam Mĩ.

(trang 10 sgk Địa Lí 6): – Hãy nhận xét sự khác nhau về hình dạng các đường kính, vĩ tuyến ở các bản đồ hình 5, 6, 7

– Hình 5: Các đường kinh, vĩ tuyến đều là các đường thằng.

– Hình 6: Kinh tuyến giữa (0 o) là đường thẳng, các kinh tuyến còn lại là những đường cong chụm ở cực; vĩ tuyến là những đường thẳng song song.

– Hình 7: Kinh tuyến là các đường cong chụm nhau ở cực; xích đạo là đường thẳng, vĩ tuyến Nam là những đường cong hướng về cực Nam.

Câu 1: Bản đồ là gì? Bản đồ có vai trò như thế nào trong việc giảng dạy và học tập Địa lí?

– Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

– Bản đồ cung cấp cho ta có khái niệm chính xác về vị trí, về sự phân bố các đối tượng, các hiện tượng tự nhiên cũng như kinh tế – xã hội ở các vùng đất khác nhau trên Trái Đất.

Câu 2: Tại sao các nhà hàng hải hay dùng bản đồ có kinh tuyến, vĩ tuyến là những đường thẳng?

Trên bản đồ có các đường kinh tuyến, vĩ tuyến là đường thẳng; phương hướng bao giờ cũng chính xác, vì vậy trong giao thông, người ta dùng các bản đồ vẽ theo phương hướng này (bản đồ Mec-ca-to)

Giải Bài Tập Sgk Địa Lý Lớp 6 Bài 5: Kí Hiệu Bản Đồ. Các Biểu Hiện Địa Hình Trên Bản Đồ

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 6 bài 5: Kí hiệu bản đồ. Các biểu hiện địa hình trên bản đồ

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 6 bài 5

Địa lý lớp 6 bài 5: Kí hiệu bản đồ. Các biểu hiện địa hình trên bản đồ

. Đây là tài liệu tham khảo hay được chúng tôi sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 6 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Các biểu hiện địa hình trên bản đồ A. Kiến thức trọng tâm 1. Các loại kí hiệu bản đồ.

* Khái niệm kí hiệu bản đồ: Kí hiệu bản đồ là những hình vẽ, màu sắc…dùng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.

* Phân loại kí hiệu bản đồ: Gồm có 3 loại

– Kí hiệu điểm: Thể hiện chính xác đối tượng là dạng hình học hoặc tượng hình.

– Kí hiệu đường: Đúng với tỉ lệ bản đồ

– Kí hiệu diện tích: Tương đối đúng với tỉ lệ bản đồ.

* Phân dạng kí hiệu: Gồm có 3 dạng

– Các kí hiệu dùng cho bản đồ rất đa dạng và có tính quy ước

– Bảng chú giải là bảng giải thích nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu có trên bản đồ.

2. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ

– Ngoài sử dụng thang màu người ta còn sử dụng đường đồng mức để biểu hiện địa hình.

– Khi các đường đồng mức càng gần thì địa hình càng dốc.

– Đối với cách thể hiện địa hình thang màu thì người ta quy định như sau:

Từ 0 đến 200m là màu xanh lá cây

Từ 200 đến 500m là màu vàng hay hồng nhạt

Từ 500 đến 1000m là màu đỏ

Từ 2000m trở lên là màu nâu….

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI Câu 1: Trang 18 – sgk Địa lí 6: Quan sát hình 14, hãy kể tên một số đối tượng địa lí được biểu hiện bằng các loại kí hiệu: Điểm, đường và diện tích? Trả lời:

– Dựa vào hình 14, ta có thể dễ dàng kể tên một số đối tượng địa lí biểu hiện bằng các loại kí hiệu như sau:

Kí hiệu điểm gồm có: Sân bay, cảng biển; nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện.

Kí hiệu đường gồm có: Ranh giới quốc gia, ranh giới tình và đường ô tô.

Kí hiệu diện tích gồm có: Vùng trồng lúa, vùng trồng cây công nghiệp.

Câu 2: Trang 19 – sgk Địa lí 6: Quan sát hình 16 cho biết:

+ Mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu mét?

+ Dựa vào khoảng cách các đường đồng mức ở hai sườn phía Đông và phía Tây, hãy cho biết sườn nào có độ dốc lớn hơn?

Trả lời:

Quan sát hình 16 ta thấy:

– Mỗi lát cắt cách nhau 100m

– Dựa vào khoảng cách giữa các đường đồng mức ta thấy phía sườn Tây (bên trái) dốc hơn sườn Đông (bên phải) bởi vì: Như ta biết các đường đồng mức càng gần thì độ dốc càng lớn. Do đó, giữa hai sườn Tây và Đông rõ ràng ta thấy ở sườn Tây các đường đồng mức có khoảng cách gần nhau hơn.

Câu 3: Trang 19 – sgk Địa lí 6: Tại sao khi sử dụng bản đồ, trước tiên chúng ta phải xem bảng chú giải? Trả lời:

Khi sử dụng bản đồ, chắc chắn bạn đang cần phải tìm một địa chỉ, địa danh hay địa điểm nào đó. Vậy trên một bản đồ lớn như vậy, với hàng trăm các kí hiệu khác nhau, liệu bạn có biết đâu là cái mà bạn cần tìm và muốn tìm. Vì vậy, trước tiên bạn cần phải xem bảng chú giải. Bởi bảng chú giải sẽ giúp bạn biết được nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu trên bản đồ.

Như vậy, khi biết được cái bạn muốn tìm là kí hiệu như thế nào thì việc tìm kiếm của bạn sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết.

Câu 4: Trang 19 – sgk Địa lí 6: Người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng các loại kí hiệu nào? Trả lời:

– Khi biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ, người ta thường sử dụng các loại kí hiệu sau:

Kí hiệu điểm (ví dụ: Cảng biển)

Kí hiệu đường (ví dụ: Đường ranh giới quốc gia)

Kí hiệu diện tích( ví dụ: Vùng trồng lúa)

Câu 5: Trang 19 – sgk Địa lí 6: Khi quan sát các đường đồng mức, biểu hiện độ dốc của hai sườn núi ở hình 16, tại sao người ta lại biết sườn nào dốc hơn? Trả lời:

Ngoài sử dụng thang màu thì người ta còn thể hiện độ dốc của địa hình bằng đường đồng mức. Đường đồng mức càng nằm gần nhau thì càng dốc và ngược lại đường đồng mức xa nhau thì dốc càng thoải. Vì vậy, sẽ rất dễ dàng để nhận biết được, giữa hai sườn núi sườn nào dốc hơn sườn nào.

Giải Tập Bản Đồ Địa Lí 11 Bài 6 Tiết 3

Tiết 3: Thực hành – Tìm hiểu sự phân hóa lãnh thổ sản xuất của Hoa Kì

Địa lí 11: Thực hành – Tìm hiểu sự phân hóa lãnh thổ sản xuất của Hoa Kì

VnDoc mời các bạn học sinh tham khảo tài liệu Giải Tập bản đồ Địa lí 11 bài 6 tiết 3, tài liệu gồm 3 bài tập trang 23, 24, 25 kèm theo đáp án sẽ giúp công việc học tập của các bạn học sinh được tốt hơn. Mời các bạn học sinh và thầy cô cùng tham khảo.

Giải Tập bản đồ Địa lí 11

Lời giải:

Bài 2 trang 24 Tập bản đồ Địa Lí 11: Dựa vào các kiến thức đã học ở những bài trước (các điều kiện vị trí, tự nhiên, xã hội…) và quan sát lược đồ trang 23, em hãy trình bày những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự phân hóa lãnh thổ sản xuất của Hoa Kì.

Lời giải:

– Lãnh thổ Hoa Kỳ rộng lớn, trải rộng theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây nên khí hậu Hoa Kỳ phân hoá cũng rất đa dạng. Mỗi loại cây, con lại thích hợp với một điều kiện sống khác nhau.

– Hoa Kỳ là nước có nền nông nghiệp hàng hoá hiện đại và tiên tiến nhất thế giới. Việc sản xuất nông nghiệp được tiến hành theo hướng chuyên môn hoá, hình thành vùng chuyên canh, trang trại rộng lớn.

– Vì vậy ở Hoa Kỳ có sự phân hoá lãnh thổ nông nghiệp.

Bài 3 trang 25 Tập bản đồ Địa Lí 11: Quan sát lược đồ trên, kết hợp với hình 6.7 trong SGK và kiến thức đã học, em hãy điền nội dung phù hợp vào chỗ chấm (…) trong bảng sau:

Lời giải:

Vùng Đông Bắc

Vùng phía Nam

Vùng phía Tây

Các ngành công nghiệp truyền thống

Hóa chất, luyện kim, đóng tàu, cơ khí, dệt…

Đóng tàu, thực phẩm, dệt…

Đóng tàu, luyện kim, cơ khí…

Các ngành công nghiệp hiện đại

Điện tử viễn thông, sản xuất ô tô…

Điện tử, chế tạo tên lửa vũ trụ, sản xuất ô tô,…

Điện tử viễn thông, chế tạo máy bay, sản xuất ô tô,…