Top 11 # Xem Nhiều Nhất Toán Đố Lớp 5 Có Lời Giải Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Phương Pháp Giải Toán Đố Lớp 3 Dạng Có 2 Lời Giải

Một cửa hàng buổi sáng bán được 432 lít dầu. buổi chiều bán được gấp đôi buổi sáng. Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu lít dầu ?

sơ đồ tóm tắt :

Giải.

Số lít dầu buổi chiều cửa hàng bán được là : 432 x 2 = 864 lít Số lít dầu cả hai buổi cửa hàng bán được là : 432 + 864 = 1296 lít

Đáp số : 1296 lít ————————————- Bài 2 :

Một đội trồng cây đã trồng được 948 cây. Sau đó trồng thêm được 1/3 số cây đã trồng. hỏi đội đó đã trồng được bao nhiêu cây ?

Số cây đội đã trồng thêm là : 948 : 3 = 316 cây Số cây đội đã trồng là : 948 + 316 = 1264 cây

Đáp số : 1264 cây. ————————————- Bài 3 : 

Một kho hàng chứa 63 150 lít dầu. người ta lấy dầu ra khỏi kho 3 lần, mỗi lần lấy 10 715 lít dầu. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu lít dầu ?

Giải.

Số lít dầu lấy ra khỏi kho là : 10 715 x 3 = 32 145 lít Số lít dầu còn lại trong kho là : 63 150 – 32 145 = 31 005 lít

Đáp số : 31 005 lít.

Văn ôn – Võ luyện :

Bài 1 : Hiện nay, tuổi của mẹ là 35 tuổi, tuổi của mẹ gấp 5 lần tuổi của An. Hỏi mẹ hơn An bao nhiêu tuổi ? ———————————————————————————————– ———————————————————————————————– ———————————————————————————————– ———————————————————————————————– ———————————————————————————————– ———————————————————————————————– ————————————-

Bài 2 : Bác Lan nuôi một số thỏ. Bác đã bán đi 1/7 số thỏ. Tính số thỏ ban đầu của nhà bác Lan. Biết số thỏ còn lại là 42 con. ———————————————————————————————– ———————————————————————————————– ———————————————————————————————– ———————————————————————————————– ———————————————————————————————– ———————————————————————————————– ————————————-

3.9

/

5

(

54

bình chọn

)

Bài Tập Toán Đố Dạng Phân Số Lớp 6 Hk 2 (Có Lời Giải Chi Tiết)

Posted 13/01/2015 by Trần Thanh Phong in chuyên toán L6, Đại Số 6. Tagged: bai tap toan do dang phan so, gia su toan lop 6. 36 phản hồi

DẠNG TOÁN ĐỐ CHO PHÂN SỐ

Bài 1 :

Trườmg có 1008 học sinh. Số học sinh khối 6 bằng 5/14 tổng số học sinh toàn trường .Số học sinh nữ của khối 6 bằng 2/3 số học sinh khối 6. Tính số học sinh nữ , nam khối 6 ?

Giải.

số học sinh khối 6 là:

1008 . 5/14=360(em)

số học sinh nữ của khối 6 là:

360 . 2/3=240(em)

số học sinh nam của khối 6 là:

360 – 240=120(em)

Đáp số:nam 120 em; nữ 40 em.

Bài 2 :

Tổng kết cuối năm , hạnh kiểm của học sinh lớp 6A được xếp thành 3 loại gồm : tốt , khá và trung bình. Có 6 học sinh xếp hạnh kiểm trung bình chiếm 1/8 số học sinh cả lớp.

a) Tính số học sinh lớp 6A.

b) Số học sinh xếp hạnh kiểm khá chiếm 2/7 số học sinh còn lại. Tính số học sinh được xếp hạnh kiểm tốt của lớp 6A.

Giải.

a) Số học sinh lớp 6a là:

6:1/8 = 48(em)

b) Số học sinh còn lại là:

48 – 6 = 42(em)

số học sinh hạnh kiểm khá là:

42.2/7 = 12(em)

số học sinh hạnh kiểm tốt là:

48-(12+6)=30(em)

Đáp số:a) học sinh lớp 6a 48 em; b)học sinh hạnh kiểm tốt 30 em.

Bài 3 :

Để giúp các bạn miền Trung bị bão lụt, các bạn học sinh của ba lớp 6 đã quyên góp được một số quần áo. Lớp 6A quyên góp được 72 bộ quần áo. Số bộ quần áo lớp 6B quyên góp đuợc bằng 5/6 của lớp 6A và bằng 80% của lớp 6C. Hỏi cả ba lớp đã quyên góp được bao nhiêu bộ quần áo ?

Giải.

đổi: 80% = 4/5

số quần áo lớp 6b quyên góp là:

72 . 5/6 = 60(bộ)

số quần áo lớp 6c quyên góp là:

60 : 4/5 = 75(bộ)

số quần áo cả ba lớp là:

75 + 60 + 72=207 (bộ)

Đáp số:207 bộ.

Bài 4 :

Kết quả kiểm tra học kì I của lớp 6A là: số bài loại giỏi chiếm 3/5 tổng số bài, số bài khá chiếm 30% tổng số bài và còn lại 5 bài loại trung bình.

a/ Hỏi lớp 6A có bao nhiêu học sinh ?

b/ Tính tỉ số phần trăm số học sinh giỏi và số học sinh trung bình so với cả lớp.

Giải.

đổi 30%=3/10

a)phân số chỉ 5 bài loại trung bình:

1 – 3/5 – 3/10 = 1/10

số học sinh lớp 6a có là:

5:1/10 = 50(bài)

b)tỉ số phần trăm của số học sinh giối với cả lớp:

3/5 = 60%

tỉ số phần trăm của số học sinh trung bình so với cả lớp:

1/10 = 10%

Đáp số:a)50 em .b) số học sinh giối với cả lớp:60% ; số học sinh trung bình so với cả lớp:10%

DẠNG TOÁN NĂNG SUẤT :

BÀI 1:

Hai vòi nước cùng chảy vào một bể. Vòi 1 chảy trong 10 h thì đầy bể, vòi 2 chảy trong 6h thì đầy bể.

a) Hỏi cả hai vòi cùng chảy thì trong bao lâu sẽ đầy bể?

b) Nếu có vòi thứ 3 tháo nước ra trong 15 giờ sẽ cạn hết bể đầy nước, thì khi mở cả ba vòi cùng một lúc sau bao nhiêu lâu sẽ đầy bể?( lúc đầu bể cạn hết nước)

a)số phần bể trong 1 giờ vòi thứ nhất chảy là:

1:10 = 1/10(bể)

số phần bể trong 1 giờ vòi thứ hai chảy là:

1:6=1/6( bể)

số phần bể trong 1 giờ cả hai vòi cùng chảy là:

1/10 + 1/6=4/15(bể)

Thời gian hai vòi cùng chảy đầy bể là :

1 : 4/15 = 15/4 (giờ) = 4 giờ 15 phút

b) số phần bể trong 1 giờ vòi thứ ba chảy là:

1:15 = 1/15(bể)

số phần bể trong 1 giờ cả ba vòi cùng chảy là:

1/10 + 1/6 – 1/15 = 1/5(bể)

thời gian ba vòi cùng chảy đầy bể là:

1:1/5 = 5(giờ)

Đáp số: a)4 giờ 15 phút; b)5 giờ

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Giải Toán Có Lời Văn Cho Hs Lớp 5

Phần thứ nhấtĐẶT VẤN ĐỀ

Chương trình toán của tiểu học có vị trí và tầm quan trọng rất lớn. Toán học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về số học, các số tự nhiên, các số thập phân, các đại lượng cơ bản, giải toán có lời văn ứng dụng thiết thực trong đời sống và một số yếu tố hình học đơn giản.Môn toán ở tiểu học bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hoá, khái quán hoá, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán, phát triển hợp lý khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng bằng lời, bằng viết, các, suy luận đơn giản, góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạt sáng tạo.Mục tiêu nói trên được thông qua việc dạy học các môn học, đặc biệt là môn toán. Môn này có tầm quan trọng vì toán học với tư cách là một bộ phận khoa học nghiên cứu hệ thống kiến thức cơ bản và sự nhận thức cần thiết trong đời sống sinh hoạt và lao động của con người. Môn toán là “chìa khoá“ mở của cho tất cả các ngành khoa học khác, nó là công cụ cần thiết của người lao động trong thời đại mới. Vì vậy, môn toán là bộ môn không thể thiếu được trong nhà trường, nó giúp con người phát triển toàn diện, nó góp phần giáo dục tình cảm, trách nhiệm, niềm tin và sự phồn vinh của quê hương đất nước.Trong dạy – học toán ở tiểu học, việc giải toán có lời văn chiếm một vị trí quan trọng. Có thể coi việc dạy – học và giải toán là “ hòn đá thử vàng“ của dạy – học toán. Trong giải toán, học sinh phải tư duy một cách tích cực và linh hoạt, huy động tích cực các kiến thức và khả năng đã có vào tình huống khác nhau, trong nhiều trường hợp phải biết phát hiện những dữ kiện hay điều kiện chưa được nêu ra một cách tường minh và trong chừng mực nào đó, phải biết suy nghĩ năng động, sáng tạo. Vì vậy có thể coi giải toán có lời văn là một trong những biểu hiện năng động nhất của hoạt động trí tuệ của học sinh.Dạy học giải toán có lời văn ở bậc tiểu học nhằm mục đích chủ yếu sau:-Giúp học sinh luyện tập, củng cố, vận dụng các kiến thức và thao tác thực hành đã học, rèn luyện kỹ năng tính toán bước tập dược vận dụng kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực hành vào thực tiễn.-Giúp học sinh từng bước phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp và kỹ năng suy luận, khêu gợi và tập dượt khả năng quan sát, phỏng đoán, tìm tòi.-Rèn luyện cho học sinh những đặc tính và phong cách làm việc của người lao động, như: cẩn thận, chu đáo, cụ thể….. Ở học sinh lớp 5, kiến thức toán đối với các em không còn mới lạ, khả năng nhận thức của các em đã được hình thành và phát triển ở các lớp trước, tư duy đã bắt đầu có chiều hướng bền vưỡng và đang ở giai đoạn phát triển. Vốn sống, vốn hiểu biết thực tế đã bước đầu có những hiểu biết nhất định. Tuy nhiên trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều, yêu cầu đặt ra khi giải các bài toán có lời văn cao hơn những lớp trước, các em phải đọc nhiều, viết nhiều, bài làm phải trả lời chính xác với phép tính, với các yêu cầu của bài toán đưa ra, nên thường vướng mắc về vấn đề trình bày bài giải: sai sót do viết không đúng chính tả hoặc viết thiếu, viết từ thừa. Một sai sót đáng kể khác là học sinh thường không chú ý phân tích theo các điều kiện của bài toán nên đã lựa chọn sai phép tính.Với những lý do đó, trong học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp Năm nói riêng, việc học toán và giải toán có lời văn là rất quan trọng và rất cần thiết. Để thực hiện tốt mục tiêu đó, giáo viên cần phải nghiên cứu, tìm biện pháp giảng dạy thích hợp, giúp các em giải bài toán một cách vững vàng, hiểu sâu được bản chất của vấn đề cần tìm, mặt khác giúp các em có phương pháp suy luận toán lôgic thông qua cách trình bày, lời giải đúng, ngắn gọn, sáng tạo trong cách thực hiện. Từ đó giúp các em hứng thú, say mê học toán. Từ những căn cứ đó tôi đã chọn đề tài ” Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5“ để nghiên cứu, với mục đích là:– Tìm hiểu nội dung, chương trình và những phương pháp dùng để giảng dạy toán có lời văn.–

500 Bài Toán Nâng Cao Lớp 5 Có Lời Giải

500 bài Toán nâng cao lớp 5 có lời giải

Bồi dưỡng học sinh giỏi Toán lớp 5

Bài Toán nâng cao lớp 5 có đáp án

Giải bài tập SGK Toán lớp 5

50 bài toán bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 (có lời giải)

15 đề luyện thi học sinh giỏi môn Toán lớp 5

Bộ đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 5

500 BÀI TOÁN LỚP 5 NÂNG CAO CHỌN LỌC

Bài 1: Số có 1995 chữ số 7 khi chia cho 15 thì phần thập phân của thương là bao nhiêu?

Giải: Gọi số có 1995 chữ số 7 là A. Ta có:

Một số chia hết cho 3 khi tổng các chữ số của số đó chia hết cho 3. Tổng các chữ số của A là 1995 x 7. Vì 1995 chia hết cho 3 nên 1995 x 7 chia hết cho 3.

Do đó A = 777…77777 chia hết cho 3.

1995 chữ số 7

Một số hoặc chia hết cho 3 hoặc chia cho 3 cho số dư là 1 hoặc 2.

Chữ số tận cùng của A là 7 không chia hết cho 3, nhưng A chia hết cho 3 nên trong phép chia của A cho 3 thì số cuối cùng chia cho 3 phải là 27. Vậy chữ số tận cùng của thương trong phép chia A cho 3 là 9, mà 9 x 2 = 18, do đó số A/3 x 0,2 là số có phần thập phân là 8.

Vì vậy khi chia A = 777…77777 cho 15 sẽ được thương có phần thập phân là 8.

1995 chữ số 7

Nhận xét: Điều mấu chốt trong lời giải bài toán trên là việc biến đổi A/15 = A/3 x 0,2. Sau đó là chứng minh A chia hết cho 3 và tìm chữ số tận cùng của thương trong phép chia A cho 3. Ta có thể mở rộng bài toán trên tới bài toán sau:

Bài 2 (1*): Tìm phần thập phân của thương trong phép chia số A cho 15 biết rằng số A gồm n chữ số a và A chia hết cho 3?

Nếu kí hiệu A = chúng tôi và giả thiết A chia hết cho 3 (tức là n x a chia hết cho 3), thì khi đó tương tự như cách giải bài toán n chữ số a

1 ta tìm được phần thập phân của thương khi chia A cho 15 như sau:

– Với a = 1 thì phần thập phân là 4 (A = 111…1111, với n chia hết cho 3) n chữ số 1

– Với a = 2 thì phần thập phân là 8 (A = 222…2222, với n chia hết cho 3). n chữ số 2

– Với a = 3 thì phần thập phân là 2 (A = 333…3333 , với n tùy ý). n chữ số 3

– Với a = 4 thì phần thập phân là 6 (A = 444…4444 , với n chia hết cho 3) n chữ số 4

– Với a = 5 thì phần thập phân là 0 (A = 555…5555, với n chia hết cho 3). n chữ số 5

– Với a = 6 thì phần thập phân là 4 (A = 666…6666, với n tùy ý) n chữ số 6

– Với a = 7 thì phần thập phân là 8 (A = 777…7777, với n chia hết cho 3) n chữ số 7

– Với a = 8 thì phần thập phân là 2 (A = 888…8888, với n chia hết cho 3) n chữ số 8

– Với a = 9 thì phần thập phân là 6 (A = 999…9999, với n tùy ý). n chữ số 9

Trong các bài toán 1 và 2 (1*) ở trên thì số chia đều là 15. Bây giờ ta xét tiếp một ví dụ mà số chia không phải là 15.

Bài 4: Cho mảnh bìa hình vuông ABCD. Hãy cắt từ mảnh bìa đó một hình vuông sao cho diện tích còn lại bằng diện tích của mảnh bìa đã cho.

Bài giải:

Theo đầu bài thì hình vuông ABCD được ghép bởi 2 hình vuông nhỏ và 4 tam giác (trong đó có 2 tam giác to, 2 tam giác con). Ta thấy có thể ghép 4 tam giác con để được tam giác to đồng thời cũng ghép 4 tam giác con để được 1 hình vuông nhỏ. Vậy diện tích của hình vuông ABCD chính là diện tích của 2 + 2 x 4 + 2 x 4 = 18 (tam giác con). Do đó diện tích của hình vuông ABCD là:

18 x (10 x 10) / 2 = 900 (cm 2)

Bài 5: Tuổi ông hơn tuổi cháu là 66 năm. Biết rằng tuổi ông bao nhiêu năm thì tuổi cháu bấy nhiêu tháng. Hãy tính tuổi ông và tuổi cháu (tương tự bài Tính tuổi – cuộc thi Giải toán qua thư TTT số 1).

Giải

Giả sử cháu 1 tuổi (tức là 12 tháng) thì ông 12 tuổi.

Lúc đó ông hơn cháu: 12 – 1 = 11 (tuổi)

Nhưng thực ra ông hơn cháu 66 tuổi, tức là gấp 6 lần 11 tuổi (66 : 11 = 6).

Do đó thực ra tuổi ông là: 12 x 6 = 72 (tuổi)

Còn tuổi cháu là: 1 x 6 = 6 (tuổi)

thử lại 6 tuổi = 72 tháng; 72 – 6 = 66 (tuổi)

Đáp số: Ông: 72 tuổi

Cháu: 6 tuổi

Bài 6: Một vị phụ huynh học sinh hỏi thầy giáo: “Thưa thầy, trong lớp có bao nhiêu học sinh?” Thầy cười và trả lời:”Nếu có thêm một số trẻ em bằng số hiện có và thêm một nửa số đó, rồi lại thêm 1/4 số đó, rồi cả thêm con của quý vị (một lần nữa) thì sẽ vừa tròn 100″. Hỏi lớp có bao nhiêu học sinh?

Giải:

Theo đầu bài thì tổng của tất cả số HS và tất cả số HS và 1/2 số HS và 1/4 số HS của lớp sẽ bằng: 100 – 1 = 99 (em)

Để tìm được số HS của lớp ta có thể tìm trước 1/4 số HS cả lớp.

Giả sử 1/4 số HS của lớp là 1 em thì cả lớp có 4 HS

Vậy: 1/4 số HS của lứop là: 4 : 2 = 2 (em).

Suy ra tổng nói trên bằng : 4 + 4 + 2 + 1 = 11 (em)

Nhưng thực tế thì tổng ấy phải bằng 99 em, gấp 9 lần 11 em (99 : 11 = 9)

Suy ra số HS của lớp là: 4 x 9 = 36 (em)

Thử lại: 36 + 36 = 36/2 + 36/4 + 1 = 100

Đáp số: 36 học sinh.

Bài 7: Tham gia hội khoẻ Phù Đổng huyện có tất cả 222 cầu thủ thi đấu hai môn: Bóng đá và bóng chuyền. Mỗi đội bóng đá có 11 người. Mỗi đội bóng chuyền có 6 người. Biết rằng có cả thảy 27 đội bóng, hãy tính số đội bóng đá, số đội bóng chuyền.

Giải

Giả sử có 7 đội bóng đá, thế thì số đội bóng chuyền là:

27 – 7 = 20 (đội bóng chuyền)

Lúc đó tổng số cầu thủ là: 7 x 11 + 20 x 6 = 197 (người)

Nhưng thực tế có tới 222 người nên ta phải tìm cách tăng thêm: 222 – 197 = 25 (người), mà tổng số đội vẫn không đổi.

Ta thấy nếu thay một đội bóng chuyền bằng một đội bóng đá thì tổng số đội vẫn không thay đổi nhưng tổng số người sẽ tăng thêm: 11 – 6 = 5 (người)

Vậy muốn cho tổng số người tăng thêm 25 thì số dội bống chuyền phải thay bằng đọi bóng đá là:

25 : 5 = 3 (đội)

Do đó, số đội bóng chuyền là: 20 – 5 = 15 (đội)

Còn số đội bóng đá là: 7 + 5 = 12 (đội)

Đáp số: 12 đội bóng đá, 15 đội bóng chuyền.