Toán học là môn h ọc có vị trí vô cùng quan trọng trong nhà trường. Nó góp phần đào tạo học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo . Việc dạy học giải toán ở tiểu học n hằm giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về toán, rèn luyện kĩ năng thực hành với những yêu cầu được thể hiện một cách đa dạng, phong phú. Nhờ việc dạy học toán giúp học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn phương pháp suy luận và những phẩm chất của con người lao động mới.
M ột trong những nội dung của môn toán Tiểu học đó là giải toán có lời văn. Giải bài toán có lời văn thực chất là tìm hiểu các “mối quan hệ toán học” của nó, qua đó xác lập các mối liên hệ giữa các y ếu tố, các dữ kiện của bài toán . Từ đó đưa ra lời giải và phép tính phù hợp để thực hiện yêu cầu của bài toán . Các bài toán ở Tiểu học thường được giới thiệu thông qua các sự việc, các tình huống rất gần gũi với đời sống của học sinh . Tuy nhiên, để giải tốt các bài toán có lời văn quả là một hoạt động khó khăn, phứ c tạp đối với học sinh tiểu học . Đặc biệt là học sinh lớp 1. Song, để đạt được mục tiêu chung của môn Toán ở Tiểu học, thì mỗi học sinh cần phải có kĩ năng thành thạo khi giải các bài toán có lời văn. Bởi vì các khái niệm, các quy tắc về toán nói chung đều được giảng dạy thông qua các ví d ụ bằng số và giải các bài toán. Việc giải bài toán có lời văn tốt sẽ giúp học sinh hình thành, củng cố, vận dụng kiến thức, kĩ năng về toán có hiệu quả hơn.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học giải toán ở tiểu học nói chung và nhất là khối lớp 1 nói riêng. Nhằm để góp phần giúp học sinh lớp 1 có kĩ năng cơ bản khi giải bài toán có lời văn, tôi mạnh dạn chia sẻ “Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 giải bài toán có lời văn”.
Với dạng toán: “Giải toán có lời văn lớp1” khi dạy giáo viên và học sinh còn có một số tồn tại :
– Một số g iáo viên còn xem nhẹ việc hướng dẫn học sinh phân tích bài toán . Do đó nhiều học sinh chưa có thói quen phân tích bài toán để biết bài toán cho biết gì và yêu cầu của bài toán là gì. Vì vậy cũng chưa xác định được mối liên hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm để lập các bước giải bài toán.
– Nhiều h ọc sinh cò n lơ mơ về giải bài toán có lời văn . Học sinh còn máy móc và c ó sự nhầm lẫn khi thực hiện phép tính để thực hiện yêu cầu bài toán. Chẳng hạn khi gặp bài toán có thuật ngữ “nhiều hơn” thì các em thực hiện phép cộng, còn “ít hơn” thì thực hiện phép tính trừ. Học sinh chưa biết điền phần bài toán cho biết vào tóm tắt của bài toán. Đặc biệt nhiều em chưa biết viết câu lời giải khi giải bài toán.
Từ kết quả khảo sát này, để nhằm giúp học sinh học tốt hơn môn toán nói chung và đặc biệt là dạng toán giải có lời văn nói riêng, qua thực tế giảng dạy và tham khảo kinh nghiệm của đồng nghiệp tôi đã mạnh dạn đúc kết kinh nghiệm dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1.
1. Nội dung nghiên cứu:
Đối với học sinh lớp 1việc giải toán gồm;
– Giới thiệu bài toán đơn
– Mới làm quen với môn toán, với các phép tính cộng, trừ lại tiếp xúc với việc giải toán có lời văn, không khỏi có những bỡ ngỡ với học sinh.
Điều chủ yếu của việc dạy học giải toán là giúp học sinh tự tìm hiểu được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện bài toán mà thiết lập các phép tính số học tương ứng, phù hợp. Để tiến hành được điều đó việc dạy toán diễn ra theo 3 mức độ:
– Mức độ thứ nhất : Hoạt động chuẩn bị của giáo viên.
– Mức độ thứ hai : Hoạt động làm quen với việc giải toán.
– Mức độ ba : Hoạt động hình thành kĩ năng giải toán.
2. Các bước tiến hành:
Để học sinh nắm vững được các bước của quá trình giải toán. chúng tôi đã tiến hành như sau :
* Hoạt động của giáo viên.
* Hoạt động làm quen với việc giải toán tiến hành theo 4 bước.
– Tìm hiểu nội dung bài toán.
– Tìm cách giải bài toán.
– Thực hiện các bước giải bài toán.
– Kiểm tra cách giải bài toán.
Hoạt động tìm tòi cách giải bài toán gắn liền với việc phân tích các giữ liệu, điều kiện và câu hỏi của bài toán, nhằm xác định mối quan hệ giữa chúng và tìm được các phép tính số học thích hợp.
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán.
– Giáo viên cho học sinh xem tranh ( nếu có ) rồi đọc bài toán và trả lời câu hỏi của bài toán.
Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
* Hướng dẫn học sinh trình bày bài giải..
– Viết câu lời giải. ( Dựa vào câu hỏi của bài toán)
– Viết phép tính. (Tên đơn vị viết vào dấu ngoặc đơn)
a. Bài toán mẫu.
Nhà An có 5 con gà. Mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà ?
Với bài toán mẫu. Giáo viên hướng dẫn học sinh tỉ mỉ, rõ ràng rút ra cách giải của bài toán.
– H ọc sinh xem tranh hoặc mẫu vật thật.
? Bài toán cho biết gì ? (Có 5 con gà, mua thêm 4 con gà)
? Bài toán hỏi gì ? ( Có tất cả mấy con gà ? )
– Giáo viên hướng dẫn học sinh giải bài toán;
Giáo viên nêu câu hỏi để học sinh trả lời:
? “Muốn biết nhà An có tất c ả mấy con gà ta làm thế nào ?” ( Ta phải làm phép tính cộng. Lấy 5 cộng 4 bằng 9.)
Cho vài học sinh nhắc lại .
Cho học sinh quan sát tranh vẽ hoặc mẫu vật để kiểm tra kết quả.
– Hướng dẫn học sinh trình bày bài giải của bài toán.
+ Viết chữ “Bài giải” ở giữa trang giấy
+ Viết câu lời giải. (Dựa vào câu hỏi của bài toán).
Khuyến khích học sinh tìm được nhiều câu lời giải khác nhau. Lựa chọn câu lời giải thích hợp nhất. Học sinh có thể nêu các câu lời giải như : ” Nhà An có số gà là :”, “Số gà nhà An có là ;” hoặc “Nhà An có tất cả số gà là :” Câu lời giải thích hợp nhất; Nhà An có tất cả số gà là :
+ Viết phép tính; 5 + 4 = 9 (con gà). Giáo viên gợi ý ; 9 ở đây chỉ 9 con gà nên viết “con gà” trong dấu ngoặc đơn.
+ Viết đáp số 9 con gà . Giáo viên cho vài học sinh đọc lại bài giải. *Hướng dẫn học sinh kiểm tra cách giải của bài toán . Học sinh nhìn tranh hoặc mô hình vật thật để kiểm tra kết quả.
Giáo viên chỉ vào từng phần của bài giải nhấn mạnh các bước khi giải bài toán:
– Khi giải bài toán tiến hành theo 3 bước ;
Bước 2: Viết phép tính. (Tên đơn vị cho vào dấu ngoặc đơn )
Bước 3: Viết đáp số.
Giáo viên cho vài học sinh nhắc lại để khắc sâu nội dung bài.Giáo viên nhấn mạnh: Đây là bài toán thuộc dạng toán đơn về ” thêm” ta thực hiện bằng phép tính cộng.
b. Bài luyện tập
Để học sinh giải thành thạo dạng toán này, giáo viên đưa ra một số bài tập giải toán có lời văn giúp học sinh tự tìm ra cách giải.
Bài 1: Lúc đầu tổ em có 6 bạn, sau đó thêm 3 bạn nữa. Hỏi tổ em có tất cả mấy bạn?
Bài 2: Đàn vịt có 5 con ở dưới ao và 4 con ở trên bờ. Hỏi đàn vịt có tất cả mấy con ?
Đối với bài toán mẫu. Giáo viên cho học sinh tìm hiểu kĩ bài toán và khắc sâu cách giải. Nên khi đưa ra bài luyện tập1 các em vận dụng vào các bước giải của bài toán và giải rất tốt. Ở bài luyện tập 2 học sinh khá giỏi sẽ tự giải được bài toán. Còn học sinh trung bình yếu còn vướng mắc, giáo viên gợi mở để học sinh trả lời: Muốn biết đàn vịt có tất cả mấy con ta phải làm như thế nào? (lấy số vịt ở trên bờ cộng với số vịt ở dưới ao).Sau khi gợi mở như vậy học sinh dễ dàng giải được bài toán.
c. Bài tập mở rộng
Bài1: Đoạn thẳng AB dài 12cm. Đoạn thẳng BC dài 4 cm. Hỏi đoạn thẳng AC dài bao nhiêu cm ?
12 cm 4 cm
Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý để học sinh tìm ra cách giải;
Đoạn thẳng AC dài là :
Tháng trước An được 20 điểm 10, tháng này An được 10 điểm 10. Hỏi An có tất cả baô nhiêu điểm 10 ?
Bài toán yêu cầu tìm gì ? (An có tất cả bao nhiêu điểm 10?)
Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở để học sinh trả lời và tìm ra cách giải.
Giáo viên cho học sinh hiểu 30 là 30 điểm 10 An được cả tháng trước và tháng này .
Như : “An có tất cả số điểm 10 là” : Hoặc “Số điểm 10 An có là” :
An có tất cả số điểm 10 là :
20 + 10 = 30 (điểm 10)
Đáp số 30 điểm 10
Với bài luyện tập học sinh tự giải dễ dàng. Nhưng ở bài tập mở rộng học sinh còn vướng mắc , giáo viên gợi ý học sinh tìm hiểu bài toán : Những điều bài toán cho biết và những thông tin cần tìm. Sau khi gợi mở học sinh sẽ dễ dàng giải được bài toán.
2.2 Bài toán đơn “về bớt”
*Hướng dẫn học sinh tìm cách giải của bài toán.
* Hướng dẫn học sinh trình bày bài giải: Khuyến khích học sinh tìm nhiều câu lời giải khác nhau. Lựa chọn câu lời giải phù hợp nhất.
– Viết câu lời giải. ( Dựa vào câu hỏi của bài toán)
– Viết phép tính. (Tên đơn vị viết vào dấu ngoặc đơn)
a. Bài toán mẫu:
Nhà An có 9 con gà. Mẹ đem bán 3 con gà. Hỏi nhà An còn lại mấy con gà ?
*Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài toán.
– Học sinh quan sát tranh vẽ hoặc mô hình vật thật (nếu có).
– Học sinh phân tích đề toán.
? Bài toán cho biết gì ? (Nhà An có 9 con gà. Mẹ đem bán 3 con gà).
? Bài toán hòi gì ? (Nhà An còn lại mấy con gà? )