Top 10 # Xem Nhiều Nhất Toán Nâng Cao Lớp 3 Có Lời Giải Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Toán Lớp 2 Nâng Cao Có Lời Giải

Tổng hợp các bài toán lớp 2 nâng cao có lời giải được biên soạn chi tiết nhất của kênh youtube : Học Toán Online.

Bài 1. Nhà Hà có số con gà bằng số con chó, tổng số chân gà và chó là 48 chân. Hỏi nhà Hà có bao nhiêu con gà, bao nhiêu con chó.

Bài giải

Một cặp gồm 1 con gà và 1 con chó có số chân là :

2 + 4 = 6 (chân)

Do số gà bằng số chó nên nhà Hà có số cặp gà và chó là :

48 : 6 = 8 (cặp)

Vậy nhà Hà có 8 con gà và 8 con chó.

Đáp số : Gà : 8 con ; Chó : 8 con.

Xem toàn bộ toán nâng cao lớp 2

Bài 2. Có 8 can dầu mỗi can chứa 5 lít. Hỏi với số dầu đó mà đựng vào các can, mỗi can 4 lít thì cần bao nhiêu can?

Bài 3. Toán nâng cao lớp 2 có lời giải – tính tuổi.

Hiện nay anh 22 tuổi, em 16 tuổi. Tính tổng số tuổi của hai anh em khi em bằng tuổi anh hiện nay?

Xem video học toán lớp 2 sách giáo khoa. Gợi ý :

-Hiện nay anh hơn em : 22 – 16 = 6(tuổi).

-Khi em bằng tuổi anh hiện nay, tức là em 22 tuổi, thì anh vấn hơn em là 6 tuổi.

-Lúc đó tuổi của anh là : 22 + 6 = 28 (tuổi)

-Vậy tổng số tuổi của hai anh em lúc đó là : 22 + 28 = 50 (tuổi)

Bài giải

Anh hơn em số tuổi là :

22 – 16 = 6 (tuổi)

Khi em bằng tuổi anh hiện nay (khi em 22 tuổi) thì tuổi của anh lúc đó là :

22 + 6 = 28 (tuổi)

Tổng số tuổi của hai anh em lúc đó là :

22 + 28 = 50 (tuổi)

Đáp số : 50 tuổi.

Bài 4. Hãy tìm số có ba chữ số mà hiệu của chữ số hàng chục và chữ số hàng trăm bằng 1, còn hiệu của chữ số hàng chục và hàng đơn vị bằng 9

Bài giải

-Hiệu của hai chữ số bằng 9 chỉ có thể là : 9 – 0 = 9

-Vậy chữ số hàng chục bằng 9, chữ số hàng đơn vị bằng 0

-Hiệu của chữ số hàng chục và chữ số hàng trăm bằng 1

vậy chữ số hàng trăm là :

9 – 1 = 8

Số cần tìm là : 890

Câu 5. Dùng 31 chữ số để viết các số liền nhau thành dãy số : 1 ; 2 ; 3 ; … ; b.

b là số cuối cùng. Hỏi b là số bao nhiêu?

500 Bài Toán Nâng Cao Lớp 5 Có Lời Giải

500 bài Toán nâng cao lớp 5 có lời giải

Bồi dưỡng học sinh giỏi Toán lớp 5

Bài Toán nâng cao lớp 5 có đáp án

Giải bài tập SGK Toán lớp 5

50 bài toán bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 (có lời giải)

15 đề luyện thi học sinh giỏi môn Toán lớp 5

Bộ đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 5

500 BÀI TOÁN LỚP 5 NÂNG CAO CHỌN LỌC

Bài 1: Số có 1995 chữ số 7 khi chia cho 15 thì phần thập phân của thương là bao nhiêu?

Giải: Gọi số có 1995 chữ số 7 là A. Ta có:

Một số chia hết cho 3 khi tổng các chữ số của số đó chia hết cho 3. Tổng các chữ số của A là 1995 x 7. Vì 1995 chia hết cho 3 nên 1995 x 7 chia hết cho 3.

Do đó A = 777…77777 chia hết cho 3.

1995 chữ số 7

Một số hoặc chia hết cho 3 hoặc chia cho 3 cho số dư là 1 hoặc 2.

Chữ số tận cùng của A là 7 không chia hết cho 3, nhưng A chia hết cho 3 nên trong phép chia của A cho 3 thì số cuối cùng chia cho 3 phải là 27. Vậy chữ số tận cùng của thương trong phép chia A cho 3 là 9, mà 9 x 2 = 18, do đó số A/3 x 0,2 là số có phần thập phân là 8.

Vì vậy khi chia A = 777…77777 cho 15 sẽ được thương có phần thập phân là 8.

1995 chữ số 7

Nhận xét: Điều mấu chốt trong lời giải bài toán trên là việc biến đổi A/15 = A/3 x 0,2. Sau đó là chứng minh A chia hết cho 3 và tìm chữ số tận cùng của thương trong phép chia A cho 3. Ta có thể mở rộng bài toán trên tới bài toán sau:

Bài 2 (1*): Tìm phần thập phân của thương trong phép chia số A cho 15 biết rằng số A gồm n chữ số a và A chia hết cho 3?

Nếu kí hiệu A = chúng tôi và giả thiết A chia hết cho 3 (tức là n x a chia hết cho 3), thì khi đó tương tự như cách giải bài toán n chữ số a

1 ta tìm được phần thập phân của thương khi chia A cho 15 như sau:

– Với a = 1 thì phần thập phân là 4 (A = 111…1111, với n chia hết cho 3) n chữ số 1

– Với a = 2 thì phần thập phân là 8 (A = 222…2222, với n chia hết cho 3). n chữ số 2

– Với a = 3 thì phần thập phân là 2 (A = 333…3333 , với n tùy ý). n chữ số 3

– Với a = 4 thì phần thập phân là 6 (A = 444…4444 , với n chia hết cho 3) n chữ số 4

– Với a = 5 thì phần thập phân là 0 (A = 555…5555, với n chia hết cho 3). n chữ số 5

– Với a = 6 thì phần thập phân là 4 (A = 666…6666, với n tùy ý) n chữ số 6

– Với a = 7 thì phần thập phân là 8 (A = 777…7777, với n chia hết cho 3) n chữ số 7

– Với a = 8 thì phần thập phân là 2 (A = 888…8888, với n chia hết cho 3) n chữ số 8

– Với a = 9 thì phần thập phân là 6 (A = 999…9999, với n tùy ý). n chữ số 9

Trong các bài toán 1 và 2 (1*) ở trên thì số chia đều là 15. Bây giờ ta xét tiếp một ví dụ mà số chia không phải là 15.

Bài 4: Cho mảnh bìa hình vuông ABCD. Hãy cắt từ mảnh bìa đó một hình vuông sao cho diện tích còn lại bằng diện tích của mảnh bìa đã cho.

Bài giải:

Theo đầu bài thì hình vuông ABCD được ghép bởi 2 hình vuông nhỏ và 4 tam giác (trong đó có 2 tam giác to, 2 tam giác con). Ta thấy có thể ghép 4 tam giác con để được tam giác to đồng thời cũng ghép 4 tam giác con để được 1 hình vuông nhỏ. Vậy diện tích của hình vuông ABCD chính là diện tích của 2 + 2 x 4 + 2 x 4 = 18 (tam giác con). Do đó diện tích của hình vuông ABCD là:

18 x (10 x 10) / 2 = 900 (cm 2)

Bài 5: Tuổi ông hơn tuổi cháu là 66 năm. Biết rằng tuổi ông bao nhiêu năm thì tuổi cháu bấy nhiêu tháng. Hãy tính tuổi ông và tuổi cháu (tương tự bài Tính tuổi – cuộc thi Giải toán qua thư TTT số 1).

Giải

Giả sử cháu 1 tuổi (tức là 12 tháng) thì ông 12 tuổi.

Lúc đó ông hơn cháu: 12 – 1 = 11 (tuổi)

Nhưng thực ra ông hơn cháu 66 tuổi, tức là gấp 6 lần 11 tuổi (66 : 11 = 6).

Do đó thực ra tuổi ông là: 12 x 6 = 72 (tuổi)

Còn tuổi cháu là: 1 x 6 = 6 (tuổi)

thử lại 6 tuổi = 72 tháng; 72 – 6 = 66 (tuổi)

Đáp số: Ông: 72 tuổi

Cháu: 6 tuổi

Bài 6: Một vị phụ huynh học sinh hỏi thầy giáo: “Thưa thầy, trong lớp có bao nhiêu học sinh?” Thầy cười và trả lời:”Nếu có thêm một số trẻ em bằng số hiện có và thêm một nửa số đó, rồi lại thêm 1/4 số đó, rồi cả thêm con của quý vị (một lần nữa) thì sẽ vừa tròn 100″. Hỏi lớp có bao nhiêu học sinh?

Giải:

Theo đầu bài thì tổng của tất cả số HS và tất cả số HS và 1/2 số HS và 1/4 số HS của lớp sẽ bằng: 100 – 1 = 99 (em)

Để tìm được số HS của lớp ta có thể tìm trước 1/4 số HS cả lớp.

Giả sử 1/4 số HS của lớp là 1 em thì cả lớp có 4 HS

Vậy: 1/4 số HS của lứop là: 4 : 2 = 2 (em).

Suy ra tổng nói trên bằng : 4 + 4 + 2 + 1 = 11 (em)

Nhưng thực tế thì tổng ấy phải bằng 99 em, gấp 9 lần 11 em (99 : 11 = 9)

Suy ra số HS của lớp là: 4 x 9 = 36 (em)

Thử lại: 36 + 36 = 36/2 + 36/4 + 1 = 100

Đáp số: 36 học sinh.

Bài 7: Tham gia hội khoẻ Phù Đổng huyện có tất cả 222 cầu thủ thi đấu hai môn: Bóng đá và bóng chuyền. Mỗi đội bóng đá có 11 người. Mỗi đội bóng chuyền có 6 người. Biết rằng có cả thảy 27 đội bóng, hãy tính số đội bóng đá, số đội bóng chuyền.

Giải

Giả sử có 7 đội bóng đá, thế thì số đội bóng chuyền là:

27 – 7 = 20 (đội bóng chuyền)

Lúc đó tổng số cầu thủ là: 7 x 11 + 20 x 6 = 197 (người)

Nhưng thực tế có tới 222 người nên ta phải tìm cách tăng thêm: 222 – 197 = 25 (người), mà tổng số đội vẫn không đổi.

Ta thấy nếu thay một đội bóng chuyền bằng một đội bóng đá thì tổng số đội vẫn không thay đổi nhưng tổng số người sẽ tăng thêm: 11 – 6 = 5 (người)

Vậy muốn cho tổng số người tăng thêm 25 thì số dội bống chuyền phải thay bằng đọi bóng đá là:

25 : 5 = 3 (đội)

Do đó, số đội bóng chuyền là: 20 – 5 = 15 (đội)

Còn số đội bóng đá là: 7 + 5 = 12 (đội)

Đáp số: 12 đội bóng đá, 15 đội bóng chuyền.

Bài Toán 6 Nâng Cao Có Lời Giải

Bài toán 6 nâng cao có lời giải

32 BAI TOAN LỚP 6 NANG CAOCâu 1: Số vừa là bội của 3 vừa là ước của 54 là?Câu 2: Cho P là tập hợp các ước không nguyên tố của số 180. Số phần tử của tập hợp P là ?Câu 3: Ba số nguyên tố có tổng là 106. Trong các số hạng đó,số nguyên tố lớn nhất thỏa mãn có thể là…Câu 4: có bao nhiêu số chẵn có 4 chữ số Câu 5: Cho đoạn thẳng OI = 6. Trên OI lấy điểm H sao cho . Độ dài đoạn thẳng OH là…….cm.Câu 6: Số tự nhiên nhỏ nhất (khác 0) chia hết cho cả 2; 3; 5 và 9 là ………….Câu 7: Lúc 8 giờ, một người đi xe đạp từ A đến B cách A một khoảng 10km. Biết rằng người đó đến B lúc 10 giờ 30 phút. Vận tốc của người đi xe đạp là……….km/h.Câu 8: Một lớp học có 40 học sinh chia thành các nhóm, mỗi nhóm nhiều nhất 6 học sinh. Hỏi số nhóm ít nhất có thể là …………Câu 9: Một người đi bộ mỗi phút được 60m, người khác đi xe đạp mỗi giờ được 24km. Tỉ số phần trăm vận tốc của người đi bộ và người đi xe đạp là ……….%.Câu 10: Tổng số tuổi của hai anh em là 30 tuổi. Biết tuổi em bằng tuổi anh. Tuổi anh hiện nay là ………Câu 11: Viết liên tiếp các số tự nhiên từ 1 đến 100 ta được số có……..chữ số.Câu 12: Một người đi quãng đường AB vận tốc 15/km trên nửa quãng đường đầu và vận tốc 10/km trên nửa quãng đường sau. Vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường AB là chúng tôi 13: Một tháng có ba ngày chủ nhật đều là ngày chẵn. Ngày 15 tháng đó là thứ………Câu 14: Hiện nay tuổi anh gấp 2 lần tuổi em, cách đây 6 năm tuổi anh gấp 5 lần tuổi em. Tổng số tuổi của 2 anh em hiện nay là Câu 15: Tính diện tích một hình tròn, biết nếu giảm đường kính hình tròn đó đi 20% thì diện tích giảm đi 113,04 cm2 Câu 16: Hãy cho biết có bao nhiêu số thập phân có 2 chữ số ở phần thập phân mà lớn hơn 24 và nhỏ hơn 25?Câu 17: Chia 126 cho một số tự nhiên a ta được số dư là 25. Vậy số a làCâu 18: Có bao nhiêu số tự nhiên có 4 chữ số?Có bao nhiêu số chẵn có 3 chữ số?Câu 19: tìm số tự nhiên nhỏ nhất biết rằng khi chia số này cho 29 thì dư 5 và chia cho 31 dư 28Câu 20: Gọi A là tập hợp ước của 154. A có số tập hợp con là?Câu 21: Có tất cả bao nhiêu cách viết số 34 dưới dạng tổng của hai số nguyên tố? Trả lời:……cách.Có……số vừa là bội của 3 và là ước của 54Số các ước tự nhiên có hai chữ số của 45 làCâu 22: Câu A. Khi chia một số tự nhiên cho 4 được số dư là 2. Số dư trong phép chia số tự nhiên đó cho 2 là Câu B: Một lớp học có 40 học sinh chia thành các nhóm, mỗi nhóm nhiều nhất 6 học sinh. Hỏi số nhóm ít nhất có thể là Câu C: Cho hình chữ nhật ABCD có chiều dài là 12cm, chiều rộng là 8cm. Diện tích hình tam giác ABC là Câu D: Trong một phép chia, nếu ta gấp đôi số chia thì thương của phép chia cũ gấp lần so với thương của phép chia mới. Câu E: Cho tam giác ABC.Trên cạnh AB lấy điểm M, trên cạnh AC lấy điểm N sao cho AM bằng 1/3 AB. NC bằng 2/3 AC. Diện tích hình tam giác ABC gấp diện tích hình tam giác AMNsố lần là……………….. Câu F: Tổng của hai số tự nhiên là 102. Nếu thêm chữ số 0 vào bên phải số bé rồi cộng với số lớn ta được tổng mới là 417. Vậy số lớn là .Câu G: Một người đi bộ mỗi phút được 60m, người khác đi xe đạp mỗi giờ được 24km. Tỉ số phần trăm vận tốc của người đi bộ và người đi xe đạp là %.Câu H: Một người đi quãng đường AB vận tốc 15km/giờ trên nửa quãng đường đầu và vận tốc 10km/giờ trên nửa quãng đường sau. Vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường AB là.Câu I: Tỉ số của 2 số là 7/2, thêm 10 vào số thứ nhất thì tỉ số của chúng là 3/4. Tổng của 2 số là?Câu K: Một tháng có ba ngày chủ nhật đều là ngày chẵn.

Nâng Cao Chất Lượng Giải Toán Có Lời Văn Cho Học Sinh Lớp 3

Trong chương trình môn Toán ở tiểu học, giải toán có lời văn giữ một vai trò quan trọng. Thông qua việc giải toán các em thấy được nhiều khái niệm toán học. Như các số, các phép tính, các đại lượng, các yếu tố hình học.đều có nguồn gốc trong cuộc sống hiện thực, trong thực tiễn hoạt động của con người, thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các sự kiện, giữa cái đã cho và cái phải tìm. Qua việc giải toán đã rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy và những đức tính của con người mới. Có thói quen tự kiểm tra kết quả công việc mình làm óc độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo, giúp học sinh vận dụng các kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán, kĩ năng ngôn ngữ. Đồng thời qua việc giải toán của học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưu điểm, thiếu sót của các em về kiến thức, kĩ năng, tư duy để giúp học sinh phát huy những mặt đạt được và khắc phục những mặt thiếu sót.

Chính vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy toán có lời văn ở cấp tiểu học là một việc rất cần thiết mà mỗi giáo viên tiểu học cần phải nâng cao chất lượng học toán cho học sinh.

tố phải tìm . Cách 1: Thửa 1 : 127 kg cà chua. Thửa 2 : Gấp 3 lần thửa 1 ? kg cà chua Cách 2 : Thửa 1 : Thửa 2 : ? kg cà chua + Cho học sinh diễn đạt bài toán thông qua tóm tắt (không nhìn đề toán mà nhìn vào tóm tắt, học sinh tự nêu bài toán theo sự hiểu biết và ngôn ngữ của từng em). + Lập kế hoạch giải toán – Xác định bài toán theo cách thông thường: + Tìm số cà chua ở hai thửa ruộng, cần biết những yếu gì? (Biết số cà chua ở từng thửa ruộng là bao nhiêu kilôgam?). + Số kilôgam cà chua ở từng thửa ruộng đã biết chưa? (Biết số kilô gam cà chua ở thửa thứ 1 là 127 kg, còn số kilôgam cà chua ở thửa ruộng thứ 2 chưa biết). + Vậy phải tìm số kilôgam cà chua ở thửa thứ 2. – Tình tự giải: + Trước hết tìm số kilôgam cà chua ở thửa ruộng thứ hai. + Sau đó tìm tìm số cà chua ở hai thửa ruộng. + Xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố và tìm đúng phép tính thích hợp: Tìm số cà chua ở thửa ruộng thứ 2 ? + Biết số cà chua ở thửa thứ 1 là 127 kg . + Biết số cà chua ở thửa thứ 2 nhiều gấp 3 lần số cà chua ở thửa thứ 1. + Vậy số kilôgam cà chua ở thửa thứ 2 bằng số kilôgam cà chua ở thửa thứ 1 nhân với 3. Tìm số cà chua ở hai thửa ruộng ? Biết số cà chua ở thửa 1 : 127kg Biết số cà chua ở thửa thứ 2 : (127x 3) kg Vậy số cà chua ở hai thửa ruộng bằng tổng số kilôgam cà chua ở hai thửa ruộng. Thực hiện cách giải và trình bày: Giáo viên cho học sinh thực hiện các phép tính trước ở ngoài nháp sau đó trình bày bài giải hoặc viết câu lời giải và phép tính tương ứng, thực hiện phép tính, viết kết quả. Số kilôgam cà chua thu hoạch ở thửa ruộng thứ hai là : 127 x 3 = 381 (kg) Số kilôgam cà chua thu hoạch ở hai thửa ruộng là : 127 + 381 = 508 (kg) Đáp số: 508 kg . Kiểm tra bài giải: Kiểm tra tóm tắt, câu lời giải, phép tính, bằng cách đọc lại, làm lại phép tính – Tổ chức rèn kĩ năng giải toán + Sau khi học sinh đã biết cách giải toán (có kĩ năng giải toán), để định hình kĩ năng ấy, giáo viên rèn kĩ năng giải toán cho học sinh. Rèn kĩ năng giải toán, nghĩa là cho học sinh vận dụng kĩ năng vào giải các bài toán khác nhau về hình thức. Giáo viên có thể rèn kĩ năng từng bước hoặc tất cả các bước giải toán. Ví dụ : Rèn kĩ năng tìm hiểu nội dung bài toán bằng các thao tác: + Đọc bài toán (đọc to, đọc nhỏ, đọc thầm, đọc bằng mắt). + Tìm hiểu một số từ, thuật ngữ quan trọng để tìm hiểu nội dung của các bài toán cụ thể ở sách giáo khoa. Tóm lại để giải bài toán có lời văn học sinh cần nắm các yếu tố sau. Tìm hiểu bài toán: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? (Tức là bài toán đòi hỏi phải tìm gì?) Giải bài toán: – Thực hiện phép tính để tìm điều chưa biết nêu trong câu hỏi – Trình bày bài giải: + Nêu câu lời giải + Phép tính để giải bài toán + Đáp số 2. Khả năng áp dụng: 2.1. Thời gian áp dụng hoặc thử nghiệm có hiệu quả: Sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã vận dụng vào việc dạy học toán có lời văn cho học sinh lớp 3 do mình phụ trách từ tháng 9/ 2012 đến nay. Qua một thời gian áp dụng sáng kiến trên học sinh lớp 3A của tôi đã có tiến bộ rõ rệt trong giải toán có lời văn nói riêng và trong môn toán nói chung. Các em không còn ngại khi gặp bài toán có lời văn nữa mà còn ham thích giải toán có lời văn cũng như biết tìm ra được nhiều cách giải khác nhau trong một bài toán có lời văn, học sinh nắm vững cấu trúc và phương pháp của từng dạng toán đã học, biết trình bày lời giải một cách chính xác, ngắn gọn. 2.2. Có khả năng thay thế giải pháp hiện có: Những giải pháp trên có thể vận dụng trong các tiết học toán, đặc biệt là dạy các bài toán có lời văn, giúp học sinh nắm chắc cách giải, tạo sự hứng thú, yêu thích học toán, nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập. 2.3 Khả năng áp dụng ở đơn vị hoặc trong ngành: – Kết quả nắm bắt kiến thức của học sinh được nâng lên rõ rệt. – Những giải pháp trên phát huy được tính tích cực, chủ động tìm hiểu kiến thức của học sinh, các em có hứng thú thi đua học tập. – Đề tài được áp dụng rộng rãi cho tất cả các đối tượng học sinh trong lớp, đặc biệt là các em học sinh yếu, học sinh chưa bền vững về kiến thức. Sau khi thực hiện và áp dụng các giải pháp trên, kết quả đạt được là học sinh đã thích học môn toán nói chung và các bài toán có lời văn nói riêng. Đặc biệt các em thực hiện giải các bài toán có lời văn một cách dễ dàng, không còn lo sợ khi gặp dạng toán này nữa. 3. Lợi ích kinh tế – xã hội: Qua quá trình áp dụng giải pháp, bản thân tôi nhận thấy nhiều học sinh làm thành thạo dạng toán này, chất lượng giải toán có lời văn từng bước được cải thiện và nâng cao, góp phần kích thích ý thức học tập của học sinh. í Qua ba năm tiến hành thực nghiệm trên đối tượng là học sinh lớp 3A trường Tiểu học số 2 Hoài Hảo, kết quả như sau: Năm học Sĩ số 2012-2013 Dạy học thông thường 2013-2014 Dạy học theo SKKN 2014-2015 Dạy học theo SKKN 2015-2016 Dạy học theo SKKN C.KẾT LUẬN 1. Những điều kiện kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp. – Đi từ bài dễ đến bài khó để các em dễ nắm bắt kiến thức hơn. – Chia loại toán có lời văn này thành các dạng toán nhỏ. – Giáo viên hướng dẫn cho học sinh nắm được phương pháp giải từng dạng của bài toán có lời văn. – Tìm các bài toán điển hình cho dạng đó để hướng dẫn các em tìm ra phương pháp giải chung. – Giáo viên giúp cho học sinh lập được kế hoạch giải các bài toán cụ thể. – Tuỳ theo tình hình thực tế của lớp, giáo viên có thể thông qua việc dạy học toán để khắc sâu kiến thức. 2. Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy học sinh làm trung tâm cần thiết, theo hướng đổi mới hiện đại hoá hiện. Học sinh chủ động trong các hoạt động, giáo viên chỉ hướng dẫn giúp đỡ các em. Đối với học sinh yếu giáo viên cần ân cần giúp đỡ, nhắc nhở, khen ngợi kịp thời. Khi giảng dạy luôn theo hướng đổi mới lấy học sinh làm trung tâm, học sinh học theo hướng tích cực. Với việc thực hiện chương trình như hiện nay thì kinh nghiệm này có thể vận dụng rộng rãi ở tất cả các lớp và các đối tượng học sinh. 3. Đề xuất kiến nghị. Qua quá trình nghiên cứu và tổ chức thực hiện sáng kiến, để dạy giải toán có lời văn ở lớp 3 nói riêng và giải toán có lời văn trong chương trình toán Tiểu học nói chung đạt kết quả cao bản thân tôi có một số kiến nghị và đề xuất như sau: 3.1.Đối với Giáo viên: Để việc dạy học có kết quả, cần đảm bảo tính khoa học, chính xác và tính sư phạm, đòi hỏi mỗi giáo viên không ngừng tự học, tự bồi dưỡng, tìm hiểu, nghiên cứu về nội dung, phương pháp dạy học toán, tự hoàn thiện và nâng cao những tri thức cần thiết, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, biết phát huy năng lực tiếp thu của học sinh và động viên tinh thần học tập của các em kịp thời đúng lúc, chuẩn bị đồ dùng dạy học phù hợp nội dung bài học. Tránh tạo mặc cảm yếu kém ở các em mà bằng mọi cách phải tạo được niềm tin ở khả năng mình. Ngoài ra người giáo viên phải thật sự thương yêu và gần gũi các em, luôn tìm phương pháp giảng dạy hết sức cụ thể, ngắn gọn để các em dễ nắm, dễ nhớ, dễ làm. Chú trọng rèn kỹ năng đọc viết và kỹ thuật tính cho các em càng nhiều càng tốt. Người giáo viên cần phải nắm vững nội dung chương trình, bản chất của bài toán, dạng toán, mối tương quan giữa các dữ kiện của bài toán. Huy động được những kiến thức vốn có của học sinh để tự các em chiếm lĩnh được nội dung kiến thức của bài học một cách độc lập, phát huy vai trò hoạt động cá nhân của học sinh trong quá trình giải toán. Tổ chức học sinh luyện tập theo từng mức độ dễ, khó khác nhau nâng dần khả năng phát triển của các bài toán, rèn phương pháp suy nghĩ độc lập, tự chủ, tư duy sáng tạo. Đưa ra những bài toán có nội dung giải quyết các vấn đề gắn liền với thực tiễn để gây hứng thú cho học sinh trong quá trình giải toán. Khi sử dụng sáng kiến kinh nghiệm đặt yêu cầu cao đối với công tác dạy học, chất lượng được nâng lên rõ rệt và hạn chế rất nhiều số lượng học sinh yếu ở nội dung này, chất lượng giải toán có lời văn đạt hiệu quả rõ rệt. 3.2. Đối với học sinh: Cần chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa và các dồ dùng học tập. Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Nếu như sáng kiến kinh nghiệm trên được phổ biến và được thực hiện ở các khối lớp thì chất lượng bộ môn còn được cải thiện nhiều hơn và như vậy sáng kiến kinh nghiệm có hiệu quả thực tế cao hơn. ² Người giáo viên phải kiên trì vượt qua những khó khăn “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Luôn tham gia học hỏi trau dồi kinh nghiệm. “Thầy dạy tốt trò học tốt”. Do đó người giáo viên cần nắm vững phương pháp giảng dạy. Chuẩn bị tốt cho tiết dạy và áp dụng một cách nhuần nhuyễn linh hoạt. Giáo viên phải luôn quan tâm giúp đỡ học sinh yếu, uốn nắn sửa sai kịp thời động viên khích lệ học sinh “Vừa học vừa chơi, vừa chơi vừa học”. Bên cạnh cần có sự thống nhất trong tổ chuyên môn, tích cực tham gia chuyên đề do tổ, trường tổ chức nhằm góp phần nâng cao chất lượng. Hoài Hảo, ngày 15 tháng 10 năm 2015 Người viết Lê Thị Thùy Trang