III. Nhiệm vụ nghiên cứu ………………………………………………………….3
IV. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………3
C. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
D. Tài liệu tham khảo.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Cùng với các môn học khác ở bậc tiểu học, môn Toán có vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp học sinh nhận biết được số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực, nhờ đó mà học sinh có những phương pháp, kĩ năng nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh. Nó góp phần rèn luyện phương pháp suy luận, suy nghĩ đặt vấn đề và giải quyết vấn đề; góp phần phát triển óc thông minh, suy nghĩ độc lập, linh động, sáng tạo cho học sinh. Mặt khác, các kiến thức, kĩ năng môn toán ở tiểu học còn có nhiều ứng dụng trong đời sống thực tế.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy nhiều năm lớp ở khối 2, tôi thấy: Toán có lời văn có vị trí rất quan trọng trong chương trình Toán ở trường tiểu học. Các em được làm quen với toán có lời văn ngay từ lớp 1. Đ ặc biệt ở lớp 2 , việc giải toán có lời văn yêu cầu các em phải viết lời giải cho phép tính mà lời giải phải hay và chính xác …Có thể nói, đây quả thực là một khó khăn đối với học sinh lớp 2 khi học giải toán có lời văn. Việc giải toán có lời văn ở lớp 2 rất quan trọng vì nó l à bước đệm cho việc giải toán có lời văn ở các lớp sau. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài : ” Một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn hiệu quả ” để góp phần nâng cao chất lượng môn toán nói riêng và chất lượng dạy và h ọc của nhà trường nói chung.
Việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như : Cơ sở vật chất của nhà trường, điều kiện hoàn cảnh gia đình của học sinh …Đề tài này không đề cặp đến các vấn đề đó mà chủ yếu đi sâu vào một số giải pháp giúp giáo viên dạy học theo nhóm đối tượng học sinh có hiệu quả mà thôi .
Đối tượng: Học sinh lớp 2A1 Trường TH Hoàng Hoa Thám
Phạm vi : Nghiên cứu trong 2 năm học :2009-2010 ;2010-2011
III. Nhiệm vụ nghiên cứu :
– Nghiên cứu tài liệu ,sách giáo khoa ,sách giáo viên ,sách tham khảo.
V. Nội dung của đề tài :
-Phân tích số liệu thu thập từ đó tìm ra nguyên nhân hạn chế của phương pháp cũ.
– Đưa ra một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn hiệu quả .
1. Cơ sở lý luận.
Nhưng làm thế nào để học sinh hiểu và giải toán theo yêu cầu của chương trình mới, đó là điều cần phải trao đổi nhiều đối với chúng ta – những người trực tiếp giảng dạy cho các em nhất là việc: Đặt câu lời giải cho bài toán.
Như chúng ta đã biết: Trước cải cách giáo dục thì đến lớp 4, các em mới phải viết câu lời giải, còn những năm đầu cải cách giáo dục thì đến học kì 2 của lớp 3 mới phải viết câu lời giải…Còn đến nay theo chương trình mới thì ngay từ lớp 1 học sinh đã được yêu cầu viết câu lời giải, đây quả là một bước nhảy vọt khá lớn trong chương trình toán. Nhưng nếu như nắm bắt được cách giải toán ngay từ lớp 1, 2 thì đến các lớp trên các em dễ dàng tiếp thu, nắm bắt và gọt giũa, tôi luyện để trang bị thêm vào hành trang kiến thức của mình để tiếp tục học tốt ở các lớp sau.
2. Cơ sở thực tiễn.
Việc đặt lời giải ngay từ lớp 1, 2 sẽ là một khó khăn lớn đối với mỗi giáo viên trực tiếp giảng dạy ở lớp 1, 2 nhất là những tuần đầu dạy toán có lời văn ngay ở việc giúp các em đọc đề, tìm hiểu đề…Một số em mới chỉ đọc được đề toán chứ chưa hiểu được đề, chưa trả lời các câu hỏi thầy nêu: Bài toán cho biết gì ?…Đến khi giải toán thì đặt câu lời giải chưa đúng, chưa hay hoặc không có câu lời giải…Những nguyên nhân trên không thể đổ lỗi về phía học sinh 100% được mà một phần lớn đó chính là các phương pháp, cách áp dụng, truyền đạt của những người thầy.
Đây cũng là lý do mà tôi chọn đề tài này, mong tìm ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 nói riêng và trong môn toán 2 nói chung. Để từ đó, các em có thể thành thạo hơn với những bài toán có lời văn khó và phức tạp ở các lớp trên.
– Qua quá trình giảng dạy t ôi đã tiến hành khảo sát lớp 2a1 với 26 học sinh năm học 2009 – 2010 và 30 học sinh năm học 2010 – 2011 . Tôi đã cho học sinh làm một bài giải toán có lời văn cụ thể trong thời gian 15 phút.
Từ kết quả trên cho ta thấy chất lượng giải toán có lời văn ở học sinh lớp 2 có kĩ năng giải toán có lời văn là rất thấp. Có rất nhiều nguyên nhân như khả năng tiếp thu bài chậm, các em còn yếu về phần đọc hiểu chưa biết phân tích đề toán , tâm lý các em e ngại kh i gặp dạng toán có lời văn,… Nhữ ng nguyên nhân chủ yếu mang tính quyết định đó là giáo viên chưa có những biện pháp dạy học thích hợp để phát huy hết khả năng của từng học sinh.
Cần cho học sinh đọc kĩ đề toán giúp học sinh hiểu chắc chắn một số từ khoá quan trọng nói lên những tình huống toán học bị che lấp dưới cái vỏ ngôn từ thông thường như: ” ít hơn “, ” nhiều hơn “, ” tất cả ” …
Nếu trong bài toán có từ nào mà học sinh chưa hiểu rõ thì giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh hiểu được ý nghĩa và nội dung của từ đó ở trong bài toán đang làm, sau đó giúp học sinh tóm tắt đề toán bằng cách đăt câu hỏi đàm thoại:
Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán để xác định cái đã cho và cái phải tìm cần giúp học sinh lựa chọn phép tính thích hợp: Chọn ” phép cộng ” nếu bài toán yêu cầu ” nhiều hơn ” hoặc ” gộp “, ” tất cả “. Chọn ” tính trừ ” nếu ” bớt ” hoặc ” tìm phần còn lại ” hay là “ít hơn”…
Vườn nhà Mai có 17 cây cam, vườn nhà Hoa có ít hơn vườn nhà Mai 7 cây cam. Hỏi vườn nhà Hoa có mấy cây cam?
b. Đặt câu lời giải thích hợp.
Thực tế giảng dạy cho thấy việc đặt câu lời giải phù hợp là bước vô cùng quan trọng và khó khăn nhất đối với học sinh lớp 2. Chính vì vậy việc hướng dẫn học sinh lựa chọn và đặt câu lời giải hay cũng là một khó khăn lớn đối với người dạy. Tuỳ từng đối tượng học sinh mà tôi lựa chọn các cách hướng dẫn sau:
– Cách 1: (Được áp dụng nhiều nhất và dễ hiểu nhất): Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu ” hỏi ” và từ cuối ” mấy ” rồi thêm từ ” là ” để có câu lời giải: ” Vườn nhà Hoa có số cây cam là: “
Như chúng ta đã biết, các dạng toán có lời văn học sinh đã phải tự viết câu lời giải, phép tính, đáp số, thậm chí cả tóm tắt nữa.
Chính vì vậy, việc hướng dẫn học sinh trình bày bài giải sao cho khoa học, đẹp mắt cũng là yêu cầu lớn trong quá trình dạy học. Muốn thực hiện yêu cầu này trước tiên người dạy cần tuân thủ cách trình bày bài giải theo hướng dẫn, quy định.
Bên cạnh việc hướng dẫn cách trình bày như trên, tôi cũng luôn luôn nhắc nhở, rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết chữ – viết số đúng mẫu – đẹp. Việc kết hợp giữa chữ viết đẹp và cách trình bày đúng cũng là một yếu tố góp phần tạo nên sự thành công trong vấn đề giải toán có lời văn của các em.
Cùng với việc áp dụng các biện pháp ngay từ đầu năm học và áp dụng trực tiếp các biện pháp vào bài dạy đầu tiên về giải toán có lời văn, tôi đã cho học sinh làm một số dạng bài tập giải toán có lời văn như sau:
Không cần hướng dẫn, học sinh lớp tôi thực hiện được ngay cách làm như sau: (cách 1)
Tóm tắt Bài giải
Namcó: 6 lá cờ. Cả hai bạn có số lá cờ là:
Hùng có: 9 lá cờ. 6 + 9 = 15 ( lá cờ)
Học sinh lớp tôi thực hiện như sau: (cách 2)
Bình có 11 quả bóng bay, Bình cho bạn 4 quả. Hỏi Bình còn lại mấy quả bóng bay?
-Sau khi học sinh làm xong tôi thu bài và tiến hành chấm bài thu đựơc kết quả như sau:
-Qua kết quả kiểm tra tôi thấy số học sinh giải toán thành thạo đã tăng lên rất nhiều so với đầu năm. Điều này cho thấy những biện pháp của tôi đã có kết quả. Bên cạnh đó còn có một số học sinh thụ động, rụt rè và tự ti, đói với nhũng học sinh đó tôi giúp đỡ như sau:
IV. Kết quả áp dụng của đề tài.
Trong năm học trước: ( 2009 -20 10 và 2010 – 2011 ) có những em khi giải toán còn đặt câu lời giải như: ” Có tất cả bao nhiêu là:” hoặc “Hỏi số còn lại là:”…
Những lỗi đó đến nay không còn nữa, học sinh lớp tôi không những biết cách đặt câu lời giải hay, viết phép tính đúng mà còn biết cách trình bày bài giải đúng, đẹp.
Năm học 2011-2012 này tôi được phân công trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy lớp 2a. Tổng số học sinh của lớp là 32 em . Các em phân bố rải rác ở các thôn. Ngay từ đầu năm học mới, sau khi nhận lớp, tôi đã thử nghiệm ngay những ý tưởng của mình. Cuối học kì I năm học 2011- 2012 tôi đã tiến hành cho học sinh giải 2 bài toán trong thời gian 20 phút .
-Sau thời gian 20 phút tôi tiến hành thu và chấm bài.Thu được kết quả như sau:
Qua kết quả đã đạt được trên, tôi thấy số học sinh yếu đã không còn, số học sinh khá giỏi tăng. So với năm học trước thì kết quả trên thật là một điều đáng mừng. Điều đó cho thấy những cố gắng trong đổi mới phương pháp dạy học của tôi đã có kết quả khả quan. Những thầy cô giáo trường bạn trong lần thanh tra trường khi dự giờ lớp tôi cũng đã công nhận lớp học sôi nổi, nắm kiến thức vững chắc. Đó chính là động lực để tôi tiếp tục theo đuổi ý tưởng của mình.
Với kết quả này, chắc chắn khi các em học lên các lớp trên, các em sẽ vẫn tiếp tục phát huy hơn nữa với những bài toán có lời văn yêu cầu ở mức độ cao hơn.
– Người giáo viên phải thực sự có lòng nhiệt tình, say mê với nghề nghiệp, với lương tâm trách nhiệm của người thầy.
– Trong quá trình giảng dạy phải luôn nắm bắt, đúc rút những vướng mắc, khó khăn thực tế ở lớp mình dạy, để từ đó nghiên cứu tìm ra hướng giải quyết tốt nhất.
– Mỗi biện pháp giáo dục của giáo viên phải được thực hiện đúng thời điểm, đúng nội dung ở từng bài học.
– Không nên quá phụ thuộc vào sách giáo viên, vì sách giáo viên chỉ là tài liệu hướng dẫn – tham khảo, không thể áp dụng đại trà với mọi đối tượng học sinh trong lớp được.
– Cần quan tâm, động viên, khuyến khích, giúp đỡ các em vượt qua mọi khó khăn để học tập tốt hơn.
– Để giúp học sinh có kĩ năng giải toán thành thạo, người giáo viên cần chú ý nhiều đến kĩ năng: nghe – đọc – nói – viết trong môn Tiếng việt. Luyện kĩ năng hỏi – đáp giúp các em có vốn từ ngữ lưu thông hơn, giúp các em dễ dàng đặt câu lời giải cho bài toán.
– Phải cố gắng khắc phục các sai lầm của các em trong mỗi bài, mỗi phần, mỗi dạng toán, tránh để các sai lầm dồn lại sẽ khó giải quyết.
– Điều rất quan trọng nữa là sự mềm mỏng, kiên trì uốn nắn học sinh của giáo viên trong mọi lúc của giờ học.
– Trong từng tiết học, người giáo viên cũng cần tìm ra nhiều biện pháp, nhiều hình thức hoạt động học tập như: Làm việc chung với lớp, làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm… và tập trung chú ý tới cả 3 đối tượng để giúp các em học tốt hơn.
– Nếu được thực hiện đồng bộ, đúng lúc, kịp thời các biện pháp trên, tôi tin rằng chất lượng môn toán nói chung và phần giải toán có lời văn nói riêng của các em lớp 2 sẽ có kết quả nhất định và là nền móng vững chắc để các em học tốt hơn ở các lớp sau
Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của hội đồng khoa học, của các đồng nghiệp để tôi hoàn thiện mình hơn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
2. Kiến nghị, đề xuất:
Sau một học kì I vận dụng vào thực tế giảng dạy tại lớp 2 A1 Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, phương pháp này đã phát huy tác dụng, đã cải thiện đáng kể chất lượng học sinh giải toán đạt hiệu quả trong học kì I. Cho nên rất mong Ban giám hiệu nhà trường tổ chức triển khai rộng rãi s áng ki ến n ày trong nhà trường. Thường xuyên lồng ghép vào các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ khối cũng như của nhà trường, nhằm mục đích ngày một cải thiện chất lượng giáo dục của nhà trường nói riêng và của ngành giáo dục nói chung.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tài liệu tham khảo
1 .Tìm hiểu ở sách giáo khoa.
2 .Tìm hiểu ở sách hướng dẫn giải toán có lời văn ở tiểu học.
Người thực hiện: Trần Thị Thái – Trường tiểu học Hoàng Hoa Thám