Cập nhật nội dung chi tiết về Trả Lời Câu Hỏi Và Bài Tập 1 2 Bài 7 Trang 52 Sgk Lịch Sử 12 mới nhất trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 7. Tây Âu, sách giáo khoa Lịch sử lớp 12. Nội dung trả lời câu hỏi và bài tập 1 2 bài 7 trang 52 sgk Lịch sử 12 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn lịch sử lớp 12.
I – Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1950
– Chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại cho các nước Tây Âu nhiều ổn thất nặng nề.
– Nhiều thành phố, bến cảng, nhà máy, các trung tâm công nghiệp bị tàn phá. Hàng triệu người chết, mất tích…
– Với sự cố gắng và nhận viện trợ Mĩ trong khuôn khổ “Kế hoạch Mác san”, nền kinh tế Tây Âu phục hồi (1950).
– Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình chính trị – xã hội
– Hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi nền kinh tế, liên minh chặt chẽ với Mĩ, tìm cách trở lại thuộc địa của mình.
– Từ 1945 – 1950, cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng của khối XHCN Đông Âu mới hình thành.
– Giai cấp tư sản gạt những người công sản ra khỏi chính phủ – Pháp, Anh, Ý.
– Tây Âu gia nhập khối Quân sự Bắc Đại Tây Dương – NATO – do Mĩ đứng đầu.
– Pháp xâm lược trở lại Đông Dương, Anh trở lại Miến Điện và Mã lai; Hà lan trở lại In đô nê xi a.
II – Tây Âu từ 1950 đến năm 1973
♦ Về kinh tế:
– Từ 1950 – 1970, kinh tế Tây Âu phát triển nhanh chóng: Đức trở thành cường quôc công nghiệp thứ ba thế giới, Anh thứ tư và Pháp thứ năm.
– Đến đầu thập niên 70, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới với trình độ khoa học kỹ thuật cao.
– Nguyên nhân:
+ Áp dụng thành công những thành tựu KH – KT nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
+ Vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước.
+ Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như viện trợ Mĩ; nguồn nguyên liệu rẻ của các nước thế giới thứ ba, hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ EC…
♦ Về chính trị: 1950 – 1973: nền dân chủ tư sản ở Tây Âu tiếp tục phát triển, đồng thời có nhiều biến động chính trị
– Nhiều nước tư bản Tây Âu mặt liên minh chặt chẽ với Mĩ, mặt khác cố gắng đa phương hóa quan hệ đối ngoại.
– Pháp phản đối trang bị vũ khí hạt nhân cho CHLB Đức, chú ý phát triển quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN khác, rút khỏi Bộ chỉ huy NATO và buộc Mĩ rút các căn cứ quân sự… ra khỏi đất Pháp.
– Pháp, Thụy Điển, Phần Lan đều phản đối cuộc chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam.
– 1950 – 1973: nhiều thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan tuyên bố độc lập, đánh dấu thời kỳ “phi thực dân hóa” trên phạm vi thế giới.
III – Tây Âu từ năm 1973 đến năm 1991
– Từ 1973 đến đầu thập niên 90: khủng hoảng, suy thoái và không ổn định
– Gặp sự cạnh tranh quyết liệt từ Mĩ, Nhật, các nước công nghiệp mới (NIC).
– Quá trình nhất thể hóa Tây Âu gặp nhiều khó khăn và trở ngại.
– Tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn.
– Tệ nạn xã hội thường xuyên xảy ra.
– 11/1972: ký Hiệp định về cơ sở quan hệ giữa hai nước Đức làm tình hình Tây Âu dịu đi
– Ký Định ước Henxinki về an ninh và hợp tác châu Âu (1975).
– 1989, “Bức tường Berlin” bị phá bỏ và nước Đức thống nhất (3/10/1990)
IV – Tây Âu từ năm 1991 đến năm 2000
– Thập kỉ 90, kinh tế phục hồi và phát triển trở lại.
– Tây Âu vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới (GDP chiếm 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp thế giới tư bản).
– Thập kỉ cuối cùng của thế kỉ XX, cơ bản là ổn định.
♦ Về chính trị và đối ngoại:
– Có sự điều chỉnh quan trong trong bối cảnh “Chiến tranh lạnh” kết thúc, trật tự hai cực Ianta tan rã.
– Nếu như Anh vẫn duy trì liên minh chặt chẽ với Mĩ thì Pháp và Đức đã trở thành những đối trọng đáng chú ý với Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng.
– Mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển ở Á, Phi, Mĩ La tinh và các nước thuộc Đông Âu.
V – Liên minh Châu Âu (EU)
– Ngày 18/04/1951, 6 nước Tây Âu (Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Luc-xăm bua (Lucxemburg) thành lập “Cộng đồng than – thép châu Âu” (ECSC).
– Ngày 25/03/1957, 6 nước ký Hiệp ước Roma thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” (EURATOM) và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC).
– Ngày 1/7/1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC).
– 07/12/1991: ký kết hiệp ước Maxtrích (Hà Lan), khẳng định một tiến trình hình thành một Liên bang châu Âu mới vào năm 2000 với đồng tiền chung, ngân hàng chung…
– 1/1/1993: EEC đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) với 15 nước thành viên.
– 1994, kết nạp thêm 3 thành viên mới là Áo, Phần Lan, Thụy Điển.
– 01/05/2004, kết nạp thêm 10 nước thành viên Đông Âu, nâng tổng số thành viên lên 25.
– Năm 2007 gồm 27 nước.
– Mục đích: hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, tiền tệ và chính trị, an ninh chung
– Cơ câu tổ chức: Năm cơ quan chính là Hội đồng Châu âu, Hội đồng bộ trưởng, Ủy ban Châu âu, quốc hội Châu Âu, Tòa án Châu âu và một số ủy ban chuyên môn khác.
– Tháng 6/1979 bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên.
– Tháng 3/1995: hủy bỏ sự kiểm soát đi lại của công dân EU qua biên giới của nhau.
– 01/01/1999, đồng tiền chung châu Âu (EURO) được đưa vào sử dụng
– Cuối thập kỉ 90 là tổ chức liên kết chính trị – kinh tế lớn nhất hành tinh, chiếm ¼ GDP của thế giới.
– 1990, quan hệ Việt Nam – EU được thiết lập và phát triển trên cơ sở hợp tác toàn diện.
Trình bày khái quát về tình hình chính trị ở Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ 2 (1945 – 1950).
Tình hình chính trị ở Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1950) có những nét nổi bật sau đây:
– Thể chế chính trị: là những nước cộng hòa (Pháp, Đức, Italia) hoặc quân chủ lập hiến (Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan…) nhưng đều theo chế độ dân chủ đại nghị, đại diện cho quyền lợi của giai cấp tư sản, liên minh chặt chẽ với Mĩ trong các chính sách đối ngoại.
Trả lời:
– Ưu tiên hàng đầu là củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình chính trị – xã hội, hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi nền kinh tế, liên minh chặt chẽ với Mĩ và tìm cách trở lại các thuộc địa cũ của mình.
– Hầu hết các nước Tây Âu đã gia nhập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ đứng đầu. Cộng hòa Liên bang Đức (chính thức thành lập tháng 9-1949) đã trở thành một tâm điểm của sự đối đầu ở châu Âu giữ hai cực Liên Xô và Mĩ.
Những nhân tố nào thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước Tây Âu?
⟹ Như vậy, từ năm 1945 đến năm 1950, các nước tư bản Tây Âu với sự viện trợ của Mĩ đã cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng với khối xã hội- chủ nghĩa Đông Âu vừa mới hình thành.
Có ba nhân tố chính thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đó là:
– Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
Trả lời:
– Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc quản lý, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế.
– Các nước Tây Âu đã tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như nguồn viện trợ của Mĩ, tranh thủ được nguồn nguyên liệu giá rẻ từ các nước thuộc thế giới thứ ba, hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ của Cộng đồng châu Âu (EC),….
Những thách thức đặt ra đối với các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu về kinh tế và chính trị-xã hội trong những năm 1973-1991 là gì?
Những thách thức đặt ra đối với các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu về kinh tế và chính trị – xã hội trong những năm 1973 – 1991 bao gồm:
+ Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới (1973), nhiều nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu lâm vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng, phát triển không ổn định, kéo dài đến đầu thập kỉ 90.
Trả lời:
+ Sự phát triển thường xen kẽ với khủng hoảng, suy thoái, lạm phát và thất nghiệp.
+ Luôn vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ phái Mĩ, Nhật Bản và các nước công ngiệp mới (NICs).
+ Quá trình ” nhất thể hóa ” Tây Âu trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu vẫn còn nhiều trở ngại.
+ Tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn.
+ Nhiều tội phạm xảy ra, trong đó điển hình là tội phạm mafia ở Italia.
Nêu những nét chính về tình hình kinh tế và chính trị của Tây Âu trong thập kỉ 90.
– Về kinh tế:
+ Sau khi trải qua một đợt suy thoái ngắn, từ năm 1994 trở đi, kinh tế Tây Âu đã có sự phục hồi và phát triển.
Trả lời:
+ Tây Âu vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới.
+ Thình các nước Tây Âu cơ bản là ổn định.
+ Chính sách đối ngoại của các nước này có sự điều chỉnh quan trọng, các nước Tây Âu đều chú ý mở rộng quan hệ không chỉ với các nước tư bản phát triển khác mà còn với các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh, các nước thuộc Đông Âu và SNG.
– Về chính trị và đối ngoại:
Hãy nêu những sự kiện chính trong quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu.
– Ngày 18/4/1951: sáu nước Tây Âu đã thành lập “Cộng đông than-thép châu Âu”, tiếp đó “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” được thành lập. Ba tổ chức hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC).
Trả lời:
– Các nước EC kí hiệp ước Maxtrích, có hiệu lực từ ngày 1/1/1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu. (Đến năm 2004, EU kết nạp thêm 10 nước, nâng số thành viên lên 25 nước.)
– 6/1979, đã diễn ra cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên.
– 3/1995, bảy nước EU hủy bỏ sự kiểm soát việc đi lại của công dân các nước này qua biên giới của nhau.
– 1/1/1999, đồng tiền chung châu Âu với tên gọi là đồng ơrô được phát hành, 1/1/2002, chính thức được sử dụng ở nhiều nước EU.
⇒ Như vậy, đến cuối thập kỉ 90, EU đã trở thành tổ chức liên kết CT- KT lớn nhất hành tinh, chiếm 1/4 GDP của thế giới.
Câu hỏi và bài tập
Vì sao nói: Tây Âu là một trong 3 trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới nửa sau thế kỉ XX.
Tây Âu là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất của thế giới nửa sau thế kỉ XX xuất phát từ những lí do sau:
Trả lời:
– Từ thập niên 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế của các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu đều có sự phát triển nhanh.
– Các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu như Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a, Thủy Điển, Phần Lan…đều có nền khoa học – kĩ thuật phát triển cao, hiện đại.
– Đầu thập niên 90, nền kinh tế nhiều nước Tây Âu đã trải qua một giai đoạn suy thoái ngắn. Tuy nhiên, từ khoảng 1994 trở đi, kinh tế Tây Âu đã bắt đầu hồi phục và phát triển trở lại. 15 nước thành viên EU đã có số dân tổng công là 375 triệu người, GDP hơn 7000 tỉ USD, chiếm khoảng 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp của thế giới.
– Các nước tư bản phát triển ở Tây Âu đều có nền khoa học – kĩ thuật tiên tiến hiện đại, đạt nhiều thành tựu về văn hóa, giáo dục, văn học, nghệ thuật, thể thao.
Trình bày những nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu nửa sau thế kỉ XX.
– Giai đoạn 1945-1950: Nhiều nước Tây Âu lần lượt gia nhập tổ chức Bắc Đại Tây Dương do Mĩ đứng đầu. Các nước Tây Âu trở lại xâm lược một số nước Châu Á.
Trả lời:
– Giai đoạn 1950-1970: Nhiều nước Tây Âu tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.
– Giai đoạn 1973-1991: Việc kí hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức làm cho tình hình Tây Âu dịu bớt đi. 11/1989, bức tường Béc lin bị phá bỏ, nước Đức đã tái thống nhất.
– Giai đoạn 1991-2000: Các nước Tây Âu có sự điều chỉnh quan trọng trong bối cảnh chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực tan rã.
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”
Trả Lời Câu Hỏi Và Bài Tập 1 2 Bài 9 Trang 52 Sgk Lịch Sử 11
Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 9. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 – 1921), sách giáo khoa Lịch sử lớp 11. Nội dung trả lời câu hỏi và bài tập 1 2 bài 9 trang 52 sgk Lịch sử 11 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn lịch sử lớp 11.
I – Cách mạng tháng Mười Nga 1917
1. Tình hình nước Nga trước cách mạng a) Về chính trị
– Đầu thế kỉ XX Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng
– Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên hậu quả kinh tế xã hội nghiêm trọng.
b) Về kinh tế
Lạc hậu, kiệt quệ vì chiến tranh, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, công nghiệp, nông nghiệp đình đốn.
c) Về xã hội
– Đời sống của nông dân, công nhân, các dân tộc trong đế quốc Nga vô cùng cực khổ.
– Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ Nga hoàng diễn ra khắp nơi.
2. Từ Cách mạng tháng Hai đến Cách mạng tháng Mười a) Cách mạng dân chủ tư sản tháng 2/1917
– Ngày 23/2/1917 cách mạng bùng nổ bằng cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhânở Pêtơrôgơrát.
– Phong trào nhanh chóng chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.
– Lãnh đạo là Đảng Bônsêvích
– Lực lượng tham gia là công nhân, binh lính, nông dân.
– Kết quả:
+ Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ.
+ Xô viết đại biểu công nhân và binh lính được thành lập (tháng 3/1917 toàn nước Nga có 555 Xô viết)
+ Cùng thời gian giai cấp tư sản cũng thành lập Chính phủ lâm thời.
+ Nga trở thành nước Cộng Hoà
→ Tính chất: Cách mạng tháng 2/1917 ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
– Sau Cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại 2 chính quyền song song:
+ Chính phủ lâm thời (tư sản)
+ Xô viết đại biểu (vô sản).
b) Cách mạng tháng Mười Nga 1917
– Sau Cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại 2 chính quyền song song: Chính phủ lâm thời (tư sản); Xô viết đại biểu (vô sản). Nên cục diện không thể kéo dài.
– Trước tình hình đó Lênin và Đảng Bônsêvích đã xác định cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa (lật đổ chính quyền tư sản lâm thời).
– Đầu tháng 10/1917 không khí cách mạng bao trùm cả nước. Lênin đã về nước trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
Diễn biến khởi nghĩa:
– Tháng 4: Lênin đã thông qua Đảng Bônsêvích bản Luận cương tháng 4 chỉ ra mục tiêu đường lối tiếp theo của cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
– Đêm 24/10/1917 bắt đầu khởi nghĩa.
– Đêm 25/10 tấn công cung điện Mùa Đông, bắt giữ các bộ trưởng của Chính phủ tư sản.
– Khởi nghĩa Pêtơrôgrát giành thắng lợi.
– Ngày 3/11/1918 chính quyền Xô viết giành thắng lợi trên khắp nước Nga rộng lớn.
→ Tính chất: Cách mạng tháng Mười mang tính chất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
II – Các cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết
1. Xây dựng chính quyền Xô viết
– Đêm 25/10/1917 chính quyền Xô viết được thành lập do Lênin đứng đầu.
– Chính sách của chính quyền:
+ Đập tan bộ máy Nhà nước cũ, xây dựng bộ máy Nhà nước mới.
+ Chính quyền Xô viết thông qua:”Sắc lệnh hòa bình” và “Sắc lệnh ruộng đất”. Trong đó sắc lệnh hòa bình lên án cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa. Sắc lệnh ruộng đất nhằm giải quyết ruộng đất cho nông dân.
+ Xoá bỏ đẳng cấp, và đặc quyền của giáo hội.
+ Thực hiện nam nữ bình quyền, các dân tộc có quyền bình đẳng và quyền tự quyết.
+ Thành lập Hồng quân để bảo vệ chính quyền cách mạng.
+ Quốc hữu hóa các nhà máy xí nghiệp của giai cấp tư sản, thành lập Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao để xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Quốc hữu hóa các
– Chính quyền Xô viết đã đem lại lợi ích và bảo vệ lợi ích cho nhân dân lao động, thể hiện tính ưu việt tiến bộ của một chính quyền mới, chính quyền của dân, do dân, vì dân,khác hẳn và đối lập với những chính quyền cũ của giai cấp phong kiến, tư sản ở nước Nga cũng như các nước khác ở châu Âu.
2. Bảo vệ chính quyền Xô viết
– Cuối năm 1918 quân đội 14 nước đế quốc cấu kết với các lực lượng phản cách mạng trong nước mở cuộc tấn công nhằm tiêu diệt nước Nga Xô viết.
– Để chống thù trong giặc ngoài đầu 1919 chính quyền Xô viết đã thực hiện chính sách “Cộng sản thời chiến”.
– Nội dung của chính sách:
+ Nhà nước kiểm soát toàn bộ nên công nghiệp: quốc hữu hóa đại công nghiệp và công nghiệp vừa và nhỏ nhằm tích lũy hàng tiêu dùng tiếp tế cho quân đội.
+ Trưng thu lượng thực thừa của nông dân. Nhà nước độc quyền lúa mì. Năm 1920 chế độ này được áp dụng với cả khoai tây, rau đậu và nhiều nông phẩm khác.
+ Thi hành chế độ cưỡng bức lao động.
+ Chính sách đã động viên tối đa nguồn của cải nhân lực của đất nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp, đến cuối năm 1920 Nga đẩy lùi sự can thiệp của các nước đế quốc, bảo vệ chính quyền non trẻ.
III – Ý nghĩa lịch sử Cách mạng tháng Mười Nga
1. Với nước Nga
– Đập tan ách áp bức, bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân và nhân dân lao động.
– Đưa công nhân và nông dân lên nắm chính quyền, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2. Với thế giới
– Làm thay đổi cục diện thế giới.
– Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.
Em có nhận xét gì về tình hình nước Nga trước Cách mạng.
Trả lời:
♦ Tình hình nưóc Nga trước cách mạng:
– Về chính trị:
+ Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II.
+ Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước.
– Về kinh tế: lạc hậu, kiệt quệ vì chiến tranh, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, công nghiệp, nông nghiệp đình đốn.
+ Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.
+ Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ Nga hoàng diễn ra khắp nơi.
♦ Nhận xét:
– Chính phủ Nga hoàng ngày càng tỏ rõ sự yếu kém, bất lực, không còn khả năng tiếp tục thống trị như cũ được nữa.
– Nước Nga đã tiến sát tới một cuộc cách mạng.
– Cách mạng tháng Hai năm 1917 thực hiện được những nhiệm vụ gì?
– Cách mạng tháng Mười diễn ra như thế nào?
Trả lời: ♦ Cách mạng tháng Hai năm 1917 đã thực hiện được những nhiệm vụ:
– Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, xóa bỏ những tàn tích phong kiến.
– Thành lập các Xô viết đại biểu công nông và binh lính.
– Chính phủ tư sản lâm thời được thành lập. Nước Nga trở thành nước Cộng hoà.
♦ Cách mạng tháng Mười diễn ra trong Hoàn cảnh:
– Sau Cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại 2 chính quyền song song: Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.
⟹ Hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại lâu dài.
– Trước tình hình đó Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã xác định cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa (lật đổ chính quyền tư sản lâm thời).
– Đầu tháng 10-1917, không khí cách mạng bao trùm cả nước. Lê-nin về nước trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
– Đêm 24-10, cuộc khởi nghĩa bắt đầu. Các đội Cận vệ đỏ đã nhanh chóng chiếm được những vị trí then chốt ở Thủ đô.
– Đêm 25-10, quân khởi nghĩa chiến cung điện Mùa Đông, toàn bộ Chính phủ tư sản lâm thời bị bắt. Ngày 25-10 trở thành ngày thắng lợi của cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười.
– Tiếp theo, khởi nghĩa thắng lợi ở Mát-xcơ-va.
– Đầu năm 1918, cách mạng giành thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn.
Chính phủ Xô viết đã làm những việc gì và đem lại lợi ích cho ai?
Trả lời: Những việc làm của Chính quyền Xô viết:
– Thông qua “Sắc lệnh hòa bình” và “Sắc lệnh ruộng đất”.
– Thực hiện các biện pháp nhằm thủ tiêu những tàn tích cũ của chế độ phong kiến, xóa bỏ sự phân biệt đẳng cấp, những đặc quyền của Giáo hội, thực hiện nam nữ bình quyền, các dân tộc bình đẳng và có quyền tự quyết.
– Thành lập các cơ quan trung ương và Xô viết các địa phương, thay thế hoàn toàn chính quyền tư sản.
– Thành lập Hồng quân công nông để bảo vệ chính quyền mới.
– Tiến hành quốc hữu hóa các nhà máy, xí nghiệp của giai cấp tư sản, thành lập Hội đồng Kinh tế quốc dân tối cao.
⟹ Những việc làm ở trên của Chính quyền Xô viết đem lại lợi ích cho quần chúng nhân dân, cho giai cấp vô sản bị áp bức bóc lột.
Chính sách cộng sản thời chiến có những nội dung gì và ý nghĩa lịch sử như thế nào?
Trả lời:
♦ Nội dung của “Chính sách cộng sản thời chiến”:
– Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp.
– Trưng thu lương thực thừa của nông dân.
– Thi hành chế độ lao động cưỡng bức đối với toàn dân (từ 16 đến 50 tuổi),…
♦ Ý nghĩa:
“Chính sách cộng sản thời chiến” đã huy động tối đa mọi nguồn của cải, nhân lực của đất nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ cho cuộc chiến đấu chống thù trong, giặc ngoài. Đến cuối năm 1920, Nga đẩy lùi sự can thiệp của các nước đế quốc, bảo vệ được chính quyền non trẻ.
Nêu ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga.
Trả lời:
Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga:
– Đối với nước Nga:
+ Làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga.
+ Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử nước Nga: giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi ách áp bức, bóc lột đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.
– Đối với thế giới:
+ Làm thay đổi cục diện thế giới.
+ Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.
Câu hỏi và bài tập
Vì sao năm 1917 nước Nga đã diễn ra hai cuộc cách mạng?
Trả lời:
– Cách mạng tháng Hai năm 1917 đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế (Nga hoàng) và dẫn tới tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.
⟹ Hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại lâu dài.
– Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã xác định mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa (lật đổ chính quyền tư sản lâm thời). Thiết lập chính quyền thống nhất trong toàn quốc của Xô Viết, đưa nước Nga bước vào thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa.
⟹ Cách mạng tháng Mười bùng nổ (24-10-1917)
Việc xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết diễn ra như thế nào ngay sau khi cách mạng tháng Mười thành công?
Trả lời: ♦ Xây dựng chính quyền Xô viết:
– Thông qua “Sắc lệnh hòa bình” và “Sắc lệnh ruộng đất”.
– Thực hiện các biện pháp nhằm thủ tiêu những tàn tích cũ của chế độ phong kiến, xóa bỏ sự phân biệt đẳng cấp, những đặc quyền của Giáo hội, thực hiện nam nữ bình quyền, các dân tộc bình đẳng và có quyền tự quyết.
– Thành lập các cơ quan trung ương và Xô viết các địa phương, thay thế hoàn toàn chính quyền tư sản.
– Thành lập Hồng quân công nông để bảo vệ chính quyền mới.
– Tiến hành quốc hữu hóa các nhà máy, xí nghiệp của giai cấp tư sản, thành lập Hội đồng Kinh tế quốc dân tối cao.
⟹ Những việc làm ở trên của Chính quyền Xô viết đem lại lợi ích cho quần chúng nhân dân. ♦ Bảo vệ Chính quyền Xô viết:
– Cuối năm 1918, quân đội 14 nước đế quốc câu kết với lực lượng phản cách mạng đã mở cuộc tấn công vũ trang nhằm tiêu diệt nước Nga Xô viết còn non trẻ.
– Từ năm 1919, Chính quyền Xô viết đã thực hiện Chính sách cộng sản thời chiến với nội dung: nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp, trưng thu lương thực thừa của nông dân, thi hành chế độ lao động cưỡng bức đối với toàn dân (từ 16 đến 50 tuổi),…
– Vừa chiến đấu vừa xây dựng, Hồng quân và nhân dân Xô viết đã từng bước đẩy lùi các cuộc tấn công của lực lượng phản cách mạng. Nhà nước Xô viết được bảo vệ và giữ vững.
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”
Hướng Dẫn Trả Lời Câu Hỏi 1 2 Bài 2 Trang 8 Sgk Lịch Sử 7
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Bài 2 – Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu, sách giáo khoa Lịch sử lớp 7. Nội dung trả lời câu hỏi 1 2 bài 2 trang 8 sgk Lịch sử 7 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn lịch sử lớp 7.
1. Những cuộc phát kiến lớn về địa lí
Từ giữa thế kỉ XV, do yêu cầu phát triển của sản xuất nên các thương nhân châu Âu cần rất nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới. Họ muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông. Thế là người ta ra đi, bất chấp mọi hiểm nguy, vượt trùng dương xa xôi với hi vọng tìm được những “mảnh đất có vàng”. Quả nhiên, họ đã tìm ra nhiều vùng đất mới mà trước kia họ chưa biết tới.
Những cuộc phát kiến địa lí đã góp phần thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển và đem lại cho giai cấp tư sản châu Âu những nguồn nguyên liệu quý giá, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ cùng những vùng đất mênh mông ờ châu Á, châu Phi và châu Mĩ.
2. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
Sau các cuộc phát kiến địa lí, các quý tộc và thương nhân châu Âu ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên của các nước thuộc địa mang về châu Âu. Nhờ thế những người này đã giàu lên nhanh chóng.
Nhờ có tiền vốn và công nhân làm thuê, các nhà tư sản ra sức mở rộng kinh doanh, lập các xưởng sản xuất với quy mô lớn, các công ti thương mại và những đồn điền rộng lớn. Các chủ xưởng, chủ đồn điền và những thương nhân giàu có dần dần trở thành giai cấp tư sản. Họ dùng đủ mọi cách để bóc lột đến kiệt quệ sức lao động của những người làm thuê. Đông đảo những người làm thuê ưở thành giai cấp vô sản. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã được hình thành.
1. Trả lời câu hỏi trang 6 sgk Lịch sử 7
Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí?
Trả lời:
– Do yêu cầu phát triển của sản xuất, các thương nhân châu Âu cần nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới.
Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí là:
– Họ muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông.
2. Trả lời câu hỏi trang 8 sgk Lịch sử 7
Quý tộc và tư sản châu Âu đã làm cách nào để có được tiền vốn và đội ngũ công nhân làm thuê?
Trả lời:
– Ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên của các nước thuộc địa mang về châu Âu.
Để có được tiền vốn và đội ngũ công nhân làm thuê, các quý tộc và thương nhân châu Âu đã:
– Tổ chức bắt hàng triệu người da đen ở châu Phi đem bán cho các chủ đồn điền, hầm mỏ ở châu Âu, châu Mĩ làm công nhân.
– Sử dụng bạo lực để cướp đoạt ruộng đất, đuổi nông nô ra khỏi lãnh địa. Những người nông nô mất ruộng đất, trở thành lao động làm thuê cho các xí nghiệp của tư sản.
Giai cấp tư sản và vô sản đã được hình thành từ những tầng lớp nào trong xã hội phong kiến châu Âu?
⟹ Như vậy, các nhà tư sản đã có được nguồn vốn ban đầu và một đội ngũ đông đảo công nhân làm thuê. Trả lời:
+ Được hình thành từ các chủ xưởng, chủ đồn điền và những thương nhân giàu có.
– Giai cấp tư sản:
+ Nhờ có tiền vốn và công nhân làm thuê, họ ra sức mở rộng kinh doanh, lập các xưởng sản xuất quy mô lớn, các công ti thương mại và những đồn điền rộng lớn.
+ Họ dùng đủ mọi cách để bóc lột kiệt quệ sức lao động của những người lao động làm thuê.
+ Được hình thành từ những người nô lệ, nông nô.
– Giai cấp vô sản:
+ Họ bị tước đoạt ruộng đất phải làm thuê trong các xí nghiệp, công xưởng,… và bị bóc lột nặng nề.
1. Trả lời câu hỏi 1 bài 2 trang 8 sgk Lịch sử 7
Các cuộc phát kiến địa lí đã tác động thế nào đến xã hội châu Âu?
Những cuộc phát kiến địa lí đã:
Trả lời:
– Đem về cho châu Âu nguồn vốn cũng như nguồn nhân công lao động dồi dào.
– Hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản chủ nghĩa là tư sản và vô sản ở châu Âu.
⟹ Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ sản xuất phong kiến và sự ra đời của quan hệ sản xuất tư bản ở châu Âu.
2. Trả lời câu hỏi 2 bài 2 trang 8 sgk Lịch sử 7
Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành như thế nào?
– Hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản được hình thành đó là:
Trả lời:
+ Giai cấp tư sản, được hình thành từ các chủ xưởng, chủ đồn điền và những thương nhân giàu có. Họ nắm trong tay nguồn vốn, nhân công, ra sức mở rộng kinh doanh, lập các xưởng sản xuất với quy mô lớn, các công ti thương mại và những đồn điền rộng lớn.
+ Giai cấp vô sản, được hình thành từ những người nô lệ, nông nô bị tước đoạt ruộng đất trở thành lao động làm thuê trong các đồn điền, xí nghiệp, công xưởng.
– Mối quan hệ giữa hai giai cấp: giai cấp tư sản dùng đủ mọi cách để bóc lột kiệt quệ sức lao động của giai cấp vô sản.
⟹ Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành.
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”
Trả Lời Câu Hỏi Lịch Sử 7 Bài 6
Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
(trang 18 sgk Lịch Sử 7): – Em hãy cho biết điều kiện tự nhiên có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Á ?
Trả lời:
– Thuận lợi:
+ Khí hậu nhiệt đới gió mù nóng ẩm, mưa nhiều thích hợp cho sự phát triển trồng trọt, đặc biệt là lúa nước.
+ Đất phù sa màu mỡ ven các sông lớn tạo điều kiện cho nền nông nghiệp phát triển.
– Khó khăn:
+ Địa hình phân tán nhiều tầng, bán đảo nhỏ.
+ Thường xuyên xảy ra hạn hán, lũ lụt, thiên tai… gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
(trang 20 sgk Lịch Sử 7): – Hãy lập niên biểu các giai đoạn lịch sử lớn của Cam-pu-chia đến giữa thế kỉ XIX.
Trả lời:
Thời gian
Các giai đoạn lịch sử lớn
Thế kỉ VI – Thế kỉ IX
Người Khơ – me xây dựng vương quốc riêng gọi là Chân Lạp.
Từ thế kỉ IX (năm 820) đến thế kỉ XV
Thời kì phát triển của vương quốc Cam-pu-chia, còn gọi là thời kì Ăng-co.
Thế kỉ XV – 1863
Cam-pu-chia bước vào thời kì suy thoái.
Năm 1863
Thực dân Pháp xâm lược Cam-pu-chia.
(trang 21 sgk Lịch Sử 7): – Hãy lập niên biểu các giai đoạn phát triển chính của lịch sử Lào đến giữa thế kỉ XIX.
Trả lời:
Thời gian
Các giai đoạn phát triển chính
Thời tiền sử
Chủ nhân là người Lào Thơng.
Thế kỉ XIII
Một bộ phận người Thái di cư đến đất Lào gọi là người Lào Lùm.
Năm 1353
Tộc trưởng Pha Ngừm tập hợp và thống nhất cá bộ lạc, lập ra nước Lan Xang.
Thế kỉ XV – XVII
Giai đoạn thịnh vượng của Lan Xang.
Thế kỉ XVIII
Lan Xang suy yếu, bị Xiêm xâm chiếm.
Cuối thế kỉ XIX
Thực dân Pháp xâm lược và biến Lào thành thuộc địa.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
cac-quoc-gia-phong-kien-dong-nam-a.jsp
Bạn đang đọc nội dung bài viết Trả Lời Câu Hỏi Và Bài Tập 1 2 Bài 7 Trang 52 Sgk Lịch Sử 12 trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!