Đề Xuất 4/2023 # Ý Nghĩa Quy Y Và Thọ Ngũ Giới Cấm (Thích Thiện Minh) # Top 12 Like | Asianhubjobs.com

Đề Xuất 4/2023 # Ý Nghĩa Quy Y Và Thọ Ngũ Giới Cấm (Thích Thiện Minh) # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Ý Nghĩa Quy Y Và Thọ Ngũ Giới Cấm (Thích Thiện Minh) mới nhất trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ý NGHĨA QUY Y VÀ THỌ NGŨ GIỚI CẤM

* Đại đức Thiện Minh                                                     

Quy y có vào thời kỳ Đức Phật Thích Ca. Người quy y đầu tiên là cha mẹ của trưởng lão Yassa là một người giàu có.  Ngài Yassa một hôm thức giấc nhìn thấy nhiều người phục vụ nằm ngủ la liệt, trong đó có người mở mắt, người nhắm mắt, người chảy nước dãi, người ngáy, người rên. Hình ảnh không mấy gì đẹp đẽ ấy làm cho Yassa nhàm chán, buồn bã bỏ đi, nhưng thực sự không biết đi đâu. Một hôm, ngài đi ra khỏi nhà. Đức Phật thấy duyên lành của ngài Yassa bèn phóng hào quang đưa Yassa đến gặp Đức Phật, liền sau đó Yassa nghe phật giảng pháp và hoan hỷ xuất gia, không bao lâu đã chứng đạo giác ngộ. Sáng hôm sau, cha mẹ và 54 người bạn của Yassa biết ngài mất tích nên cùng nhau đi tìm. Họ đến gặp Đức Phật, nghe Đức Phật thuyết bài Pháp xong liền phát tâm quy y Tam bảo. Phật nói: “Ông bà quy y xong sẽ tìm thấy con!”. Đó là hai người đầu tiên quy y Tam Bảo. Trước kia, có hai thanh niên lái buôn ở Miến Điện cũng đã quy y theo Pháp nhị bảo tức là quy y Phật, quy y Pháp. Lúc bấy giờ chưa có giáo hội Tăng già nên chỉ có nhị bảo.

 

Vậy quy y Tam Bảo là gì?

 

Tam là ba, quy là trở về, quy y Tam bảo là trở về nương tựa ba ngôi báu: Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo. Nghi thức quy y: phải có những lễ phẩm như đèn hoa, trái cây, tâm thành kính lễ bái sư. Nơi quy y: có thể là một ngôi chùa, có thể là tư gia. Chùa là nơi quy y hợp lý hơn. Nên hôm nay quý Phật tử đến thiền viện Bồ Đề để quy y và chọn vị thầy bổn sư là người hướng dẫn cho mình quy y để học đạo, hiểu biết chánh pháp. Khi đã quy y  rồi thì nên biết rằng chùa nào cũng là chùa chung cho mọi người tu tập. Vị Sư là ngón tay chỉ cho quý vị thấy mặt trăng. Vị sư không phải mặt trăng. Do đó quý vị nên tự mình thưởng thức vẻ đẹp của mặt trăng, nó tròn sáng, lung linh, huyền ảo hay rực rỡ như thế nào chứ đừng ngắm ngón tay dài hay ngắn, đẹp hay xấu, có ghẻ hay không có ghẻ.

 

Quy y Phật pháp là nương vào Tam bảo để tu tập. Cổ nhân có câu: ‘’Y pháp bất y nhơn’’. Tức là dựa vào pháp để tu sửa tâm tính, không dựa vào con người nhất định nào. Đối tượng quy y là quy y Phật, Pháp, Tăng.

 

Tại sao quy y Phật?  Quy y Phật vì Phật là một người đã giác ngộ thực sự thấy được chân lý. Chân lý và lời giải của ngài có thể giúp chúng ta hết khổ. Ta có thể tự hào Đức Phật là một vị vua đã giác ngộ. Suốt cuộc đời Ngài phục vụ cho chúng sanh. Từ địa vị là một ông vua, Ngài cắt ngang tình yêu mãnh liệt của phụ hoàng, gỡ cánh tay bám víu của hiền thê, rời bỏ đứa con thơ mới mở mắt chào đời còn nằm bên lòng mẹ. Con người anh hùng chí khí đó đã ra đi với tất cả ý nghĩa của sự thoát ly mà sự thoát ly đó vẫn còn vang dội cho đến ngày hôm nay. Tất cả chúng ta ngồi đây là chịu ảnh hưởng của sự xuất gia thoát ly của Đức Phật.

 

Cách đây 10 năm chúng tôi sống trong Giáo hội Tăng già ở Anh Quốc. Hằng ngày nhìn  những vị thầy, những vị sư người Âu Mỹ, mũi cao, da trắng, xinh đẹp – những người đã rời bỏ tất cả danh vọng, tài sản, tình yêu, gia đình, vợ chồng, con cái, ngũ dục thế gian để khoác áo cà sa, tướng hảo quang minh, mỗi ngày tinh tấn lạy Phật, tham thiền …chúng tôi đã rớt nước mắt. Bởi hình ảnh đó quá đẹp, quá thánh thiện. Và chúng tôi thấy Phật rất vĩ đại bởi giáo Pháp của Ngài qua hàng ngàn năm vẫn còn sống mãi.

 

Tại sao Quy y Pháp? Quy y Pháp vì giáo Pháp của Đức Phật có khả năng giúp ta bớt khổ, thực tập lời dạy của Ngài giúp ta giải thoát được phiền não. Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 8 có trích đăng thông điệp của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Moon gởi cho đại lễ Phật Đản Vesak trên thế giới: ‘’ Đức Phật, sự Đản sinh, Thành đạo và nhập Niết bàn của Ngài được chúng ta kỷ niệm mỗi năm vào ngày  rằm tháng tư Vesak, đã để lại cho nhân loại kho tàng giáo lý rộng sâu và kho tàng giáo lý ấy có thể định hướng cho những nổ lực giải quyết các vấn đề nghiêm trọng mà chúng ta đang phải đối mặt trong thế giới ngày nay.

 

Lời huấn thị của Ngài chống lại ba thứ độc hại, đó là Tham lam, Sân hận và Si mê. Lời huấn thị ấy có thể khơi dậy những cuộc hội đàm đa phương về sự đói kém đang ảnh hưởng đến gần một tỷ người trong thế giới giàu có của chúng ta, về sự bạo lực đầy thú tính, cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người mỗi năm, và về sự tàn phá môi trường một cách vô tội vạ, gây nguy hại cho ngôi nhà duy nhất của chúng ta, là trái đất mà chúng ta đang sinh sống.’’

Chúng ta thấy Đức Phật và giáo pháp của ngài quá vĩ đại. Lời dạy của Phật có thông điệp chuyển tải tinh thần từ bi quá lớn cho nhân loại, phát huy trí tuệ từ bi chánh kiến cho nhân loại. Giáo Pháp của ngài là văn hóa lớn cho nhân loại, là tinh thần bất bạo động nên Hội Đồng IOC hằng năm tổ chức Lễ Vesak Tam Hợp trên thế giới quy tụ các truyền thống Phật giáo đến tham dự. Pháp có hai, Pháp học và pháp hành, nên chúng ta Quy y Pháp  là quy y Pháp học và quy y Pháp hành. Pháp học là có 84 ngàn pháp môn, những khuôn vàng thước ngọc của phật thuyết giảng trong suốt 45 năm. Pháp hành là tinh hoa lời phật dạy, người hành theo có khả năng giác ngộ, chấm dứt khổ đau, giác ngộ giải thoát, không còn sanh tử luân hồi.

 

Tại sao Quy y Tăng? Tăng tiếng Pali gọi là Sangha, nghĩa là đoàn thể tăng già, đệ tử của đức Phật. Tăng có hai hạng Thánh tăng và Phàm tăng. Thánh tăng là những vị đã chứng  đắc quả vị từ Tu Đà huờn đến Ala hán. Phàm Tăng là những vị đang tập tành tu học để đạt đến đạo quả giải thoát. Các ngài vừa tu vừa hướng dẫn bá tánh đi theo đúng con đường giác ngộ của Chư phật, hình ảnh của các ngài là mô phạm quần sanh, là phước điền của chư thiên và nhân loại. Do đó quy y tăng là để khẳng định niềm tin của chúng ta với phật pháp trong kiếp này, từ đó tiếp tục tu hành đúng chơn lý dưới sự hướng dẫn của hàng xứ giả Như lai, đó là nhân tố tốt để gặp phật trong tương lai.

                         

LỢI ÍCH CỦA QUY Y

 

     Người nào quy y Phật, lạy Phật, tán dương đức Phật thì có phước báu lớn. Có phước lớn thì có thể có địa vị cao trong xã hội ví dụ như làm chủ tịch, giám đốc. Nếu đi tu thì làm pháp chủ, làm trụ trì, làm tăng thống.

 

Quy y Pháp, lạy Pháp, cúng dường Pháp Bảo, ấn tống kinh sách thì có phước trí tuệ. Cho nên người nào thấy mình không sáng suốt, học ít thì ráng ấn tống kinh sách băng giảng cho nhiều để được phước trí tuệ.

 

     Quy y Tăng thì có phước giàu sang bởi Tăng là phước điền của chúng sanh. Vì sao? Vì quy y Tăng chúng ta gần gũi học phật pháp và bố thí, mà bố thí là nguyên nhân phát sanh phước giàu sang.

 

Thời đức Phật còn tại thế, có ông Cấp cô Độc sau khi quy y Phật đã tìm đất cúng cho Phật làm chùa. Ông cúng chừng hai ba chục mẫu để xây dựng Kỳ Viên Tịnh Xá. Mỗi ngày ông thỉnh 500 vị sư để bố thí, cúng dường đến nỗi chư thiên ở trong nhà ông ganh tỵ vì họ có tâm bỏn xẻn. Có vị chư thiên đã khuyên ông Cấp cô Độc thôi đừng làm phước nhiều quá tài sản dễ bị cạn kiệt. Nhưng ông Cấp cô Độc lúc bấy giờ đã chứng quả Tu Đà Hườn bèn nói: “ Tôi có tâm thí mà ông không đồng tâm với tôi thì ông làm ơn đi ra khỏi nhà tôi”. Vị chư thiên bị đuổi ra khỏi nhà ông Cấp Cô Độc bèn lang thang gặp vua trời Đế Thích van xin,  nói hộ ông Cấp cô Độc dùm và xin cho được ở lại trong nhà ông. Vua trời Đế Thích nói với vị chư thiên này rằng:  ‘’ Tội nhà ngươi đáng chết, dám xúc phạm với vị thánh đệ tử phật, thôi thì tôi có lời khuyên: Ông hãy dùng thần thông thu gom tài sản lại cho ông Cấp cô Độc đã thất thoát nhiều năm bởi động đất, mưa bão v.v… nay đã trôi ra biển cả, sông ngòi. Thu gom về đem để vào kho của Ông Cấp Cô Độc. Làm xong việc đó, ông về xin sám hối và có thể ông hoan hỷ cho ở lại tiếp. Vị chư thiên làm đúng như lời Vua trời Đế Thích dặn nên có hiệu quả, vị chư thiên hoan hỷ quá.’’.

 

Vậy nên bố thí hợp đạo, phước sẽ tăng trưởng. Người có quy y Tam bảo, tà ma không bao giờ dám quấy nhiễu, bùa ngãi không bao giờ làm tổn hại được. Người quy y đọc nhiều lần câu: Con xin quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng thì không tà ma nào xâm hại được.

 

Thế nào là đứt quy y?

 

Có hai trường hợp đứt quy y, bỏ phật giáo theo một tôn giáo khác, hai khi thân hoại mạng chung. Trường hợp thứ nhất mong rằng Phật tử ta không nên làm, vì bỏ tôn giáo mình theo một tôn giáo khác là một điều trái đạo lý luân thường, tâm không chung thủy, biết ơn. Làm người vong ơn như thế thì nghiệp chướng nặng nề. Tuy nhiên vì hoàn cảnh bắt buộc chúng ta phải bị theo một tôn giáo khác thì nhớ rằng phật tại tâm, làm lành lánh dữ, giữ tâm ý trong sạch, đó cũng là quy y đúng nghĩa. Trường hợp thứ  hai là lẽ thường tình thế gian, khi chết là đứt Tam quy. Tuy nhiên theo Phật giáo, chết là sự thay đổi kiếp sống, đổi từ hình thức này sang hình thức khác, tùy thuộc tâm thiện ác và nghiệp lực của chúng ta. Nếu người làm thiện thì sự thay đổi nhàn cảnh, người làm ác thay đổi khổ cảnh. Người có quy y, lúc chết đứt quy y, nhờ phước quy y nên sanh nhàn cảnh, ở đó họ lại tiếp tục  gặp phật pháp và quy y

 

Thế nào là bợn nhơ quy y?

 

Qúy vị đã quy y Phật, Pháp, Tăng, tin lý nhân quả nghiệp báo nhưng vì tham lam lại lễ bái những  thần linh khác, cầu nguyện van xin những vị thần khác gia hộ ngoài Phật Thích Ca, ngoài Tăng đoàn như thế gọi là bợn nhơ quy y. Bợn nhơ là tâm bị cấu uế bởi đối tượng thần quyền ngoài tam bảo, mang tính cách phi nhân bản, xa lìa nhân quả, dị đoan v.v… đặc biệt là không chánh kiến. Đức phật dạy: người không chánh kiến luân hồi sẽ vô cùng vô tận.

 

Cho nên hạnh phúc hay đau khổ là do chính mình.Tội hay phước là do tâm mình tạo, chỉ có tâm ta thiện hay bất thiện, chỉ có tâm ta vị tha hay ích kỷ.

 

 

NGŨ GIỚI

 

     Tiếng Phạn là PANCA SILA, ngũ giới là nền tảng của phật giáo, là căn bản đạo đức của con người. Đức phật dạy, có bốn châu thiên hạ, chúng ta đang sống ở Nam thiện bộ châu, tuổi thọ 100 tuổi, còn người ở xứ Bắc cu lưu châu con người sống 1000 tuổi, ngũ giới thì tự nhiên, tức là ai sanh vào xứ này cũng đều có giữ ngũ giới, nên thân hoại mạng chung sanh nhàn cảnh. Ngũ giới là 5 điều phật cấm không được phạm, đó là: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu.

 

Trước nhất không sát sanh là người phật tử thậm chí không được giết con vật dù nhỏ xíu, vì không giết để huân tập lòng từ bi và gieo chủng tử giải thoát. Ngược lại chúng ta sẽ sa đọa và yểu thọ. 

 

Thực tế, chúng tôi có quên một gia đình ở dưới quê có một người phụ nữ làm quản lý khu du lịch sinh thái . Bà ta điều hành một nhà hàng, vì vậy do lợi nhuận, hàng ngày phải sát mạng chúng sanh rất nhiều. Một hôm, bà ta bị nhồi máu cơ tim chết lúc mới 50 tuổi. Người chồng thương tiếc khóc lóc thảm thương. Chúng tôi nghiệm ra một điều là do bà ta sát sanh, hại vật quá nhiều cho nên oán nghiệp chồng chất đến rất nhanh và phải chết bất đắc kỳ tử.

 

Thông thường, con người ta sống từ 1 đến 59 tuổi mà chết thì gọi là yểu thọ. Trên bia mộ thường ghi là hưởng dương. Còn trên 60 tuổi mà chết thì ghi là hưởng thọ. Nên người sống đến 80 tuổi thì rất quý.

 

Vậy, giữ giới sát sanh thì sống trường thọ. Ở đất nước Ấn Độ người ta có truyền thống chúc nhau: Chúc cho gia đình bạn, ông chết, cha chết rồi đến con chết. Đó là một điều may mắn. Vì nếu như ông phải khóc cháu, cha phải khóc con thì đó là sự bất hạnh của gia đình.

 

     Người giữ giới không trộm cắp (không lấy của người ta không cho) thì được nhiều tài sản, có tài sản cũng không bị người ta lấy cắp. Trong thực tế có nhiều người bị bệnh ăn cắp vặt, thấy cái gì thích là lấy bỏ túi. Đó là một thói quen xấu. Người trộm cắp sau này không có của cải. Nếu có thì hay bị mất cắp.

 

     Giữ giới không tà dâm (sống chung thủy một chồng một vợ) không hành động, gần gũi với người khác phái mà xã hội cấm, cha mẹ cấm, anh em cấm thì sẽ không khổ đau về tình yêu, không bất hạnh về tình cảm, luôn được hạnh phúc trong hôn nhân, gia đình. Tất cả đều do phước báu của chúng ta mà ra.

 

Giữ giới không nói dối, tức người phật tử phải nói lời chân chánh. Song song với việc không nói dối, chúng ta còn không nói đâm thọc, không nói lời hai lưỡi, không nói lời độc ác. Tóm lại người giữ được giới này sẽ có uy tính trong xã hội, bạn bè quý mến, gia đình hạnh phúc, xã hội bình an. Quả báo người giữ giới này sẽ có quyền lực cao, địa vị lớn trong xã hội.

 

Giữ giới không uống rượu và các chất say là một điều cấm kị trong nhà phật. Như vậy rượu đã cấm, bia cũng không được uống và những chất say người phật tử chân chánh cũng không được phép. Tại sao đức Phật cấm điều luật này? Vì ngài nhận thấy rằng rượu và chất say có nguy cơ làm băng hoại thân này, gia đình không hạnh phúc, xã hội không thanh nhàn. Điều đáng lưu ý hơn rượu bia nhiều quá, khi sanh con tỷ lệ thông minh của chúng kém. Chất say có công năng làm hiện tại và tương lai của chúng ta ù lì, kém thông thái và có nguy cơ dẫn đến thần kinh, đến chừng đó bản thân chúng ta khổ và những người xung quanh lại càng khổ hơn. Nên tôn trọng tất cả, chúng ta cố gắng giữ điều học này.

 

LỢI ÍCH KHI GIỮ NGŨ GIỚI

 

Trong Tăng chi bộ kinh, đức Phật dạy có những lợi ích của người giữ học giới như sau:

1)    Dạn dĩ, tự tin khi đi vào đám đông

2)    Ngủ cũng được an vui

3)    Thức cũng được an vui

4)    Tâm không bấn loạn lúc hấp hối

5)    Sau khi thân hoại mệnh chung, sanh làm chư thiên.

 

Quả báo của người giữ giới, sẽ có đầy đủ tứ chi, trong gia đình quyền lực giàu có, đạo đức, mới sanh ra là được hưởng phước liền. Qúy vị biết khi thọ trì giữ giới chư tăng thường tụng đọc:  Các chúng sanh được sanh về cõi trời cũng nhờ giữ giới, các chúng sanh được giàu sang cũng nhờ giữ giới, các chúng sanh giải thoát nhập Niết bàn cũng nhờ giữ giới. Bởi các cớ ấy, nên quý thiện tín, phải ráng thọ trì giới luật cho được trong sạch, đừng có lấm nhơ’’ .

 

Giàu sang ở đây muốn nói biết đủ là giàu sang. Người biết đạo luôn sống không hoang phí.

 

Hôm nay quý Phật tử đã quy y Tam Bảo. Xin tán dương công đức đến chín Phật tử đã phát tâm trong sạch, hoan hỷ quay trở về nương tựa tam bảo. Khi biết ý nghĩa của quy y và thọ pháp ngũ giới rồi, Sư tin quý vị càng hoan hỷ hơn. Chúc quý vị an lạc trong chánh pháp và luôn gặp được may mắn trong cuộc sống.

 

     (Thích Nữ Quang Duyên ghi chép)

Quy Y Tam Bảo Là Gì, Ý Nghĩa, Lợi Ích Của Quy Y Tam Bảo

Quy y Tam bảo là nghi lễ của đạo Phật. Đây được coi như điểm khởi đầu của phật tử đi theo giáo lý đạo Phật. Nói nôm na Quy y Tam Bảo là đem đời mình nương gởi nơi Phật, Pháp, Tăng, sống theo gương của Phật, y giáo pháp luyện rèn luyện tâm tánh và vâng lời nhắc nhở chư Tăng.

Tam bảo là gì?

Tam bảo là ba ngôi quí báu: Phật quí báu, Pháp quí báu, Tăng quí báu. Tại sao Phật, Pháp, Tăng là quí báu? – Phàm vật gì khó tìm gặp, mà khi gặp được có công dụng giúp người giải khổ, ấy là vật quí báu. Như vàng, bạc, ngọc, ngà . . rất khó được, nhưng một khi được là giải quyết mọi vấn đề: nghèo khổ, đói rách. . . cho người. Tam bảo cũng thế. Dễ gì gặp Phật ra đời, dễ gì thấu đạt pháp giải thoát, dễ gì gặp một vị sư chơn chánh? Nhưng một phen gặp được Tam bảo, chắc chắn giải thoát được mọi khổ não, và tạo cho người một cảnh giới an tịnh chơn thật. Vì thế, Phật, Pháp, Tăng gọi là quí báu. Tam bảo có công dụng vô biên, nên phải giải thích riêng từng phần.

Phật là đấng giác ngộ hoàn toàn và từ bi vô hạn, lúc nào cũng chực hướng dẫn chúng sanh đến chỗ giác ngộ như Ngài, nên người đời gọi Phật là đấng tự giác, giác tha viên mãn, là ông cha lành của tất cả chúng sanh, vị Đạo Sư của mười pháp giới.

Pháp là những phương pháp tu hành do Đức Phật dạy. Người thực hành theo những phương pháp ấy sẽ diệt sạch mọi phiền não, mê mờ, đến nơi an vui giải thoát. Nói một cách khác, Pháp là những phương thuốc trị bịnh chúng sanh. Chúng sanh là những bệnh nhân nằm rên siết trên giường bịnh, pháp của Phật là diệu dược, nếu ai biết chọn uống thì lành ngay. Pháp ấy rất nhiều nhưng đều nằm gọn trong ba tạng: Kinh, Luật, Luận.

Tăng là một số đệ tử Phật, ly khai gia đình, hiến trọn đời cho đạo pháp. Những vị hằng ở chung nhau để tu hành, để học hỏi và luôn luôn giữ theo giới luật của Phật, hằng hòa thuận thân mến nhau. Các Ngài thay đức Phật hoằng truyền chánh pháp, cứu độ chúng sanh.

Quy y Tam bảo là gì?

Đức Phật là vị thầy đã khám phá ra và tuyên bố với thế giới luật cứu độ, đó là sự giải thoát khỏi nô lệ, sự thù hận và sự thiếu hiểu biết của chính mình. Pháp là luật pháp hay sự giải thoát chân thực và thực tế, và Tăng là cộng đồng Phật tử hoặc những người có tâm hướng về Phật.

Quy y Tam Bảo là bước đi chính thức đầu tiên trên con đường Phật giáo. Quy y là chúng ta tin vào Phật giáo và chúng ta đã trở thành đệ tử của Tam Bảo – Phật, Pháp và Tăng. Khi chúng ta quy y Tam Bảo, nó định hướng đức tin của chúng ta.

Khi một người quyết định quy y Tam Bảo, nó thể hiện một sự cam kết mạnh mẽ hơn trong cuộc đời để học hỏi, thực hành và thể hiện đức tính của đức Phật, Pháp và Tăng.

Vàng, bạc, kim cương và ngọc trai đều được coi là kho báu trong thế giới trần tục. Trong thế giới của Phật giáo, Đức Phật, Pháp và Tăng là những kho báu của chúng ta.

Bằng cách cam kết với Tam Bảo, chúng ta gặt hái được những lợi ích của những viên ngọc cao quý như vậy, cuối cùng mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích có ý nghĩa hơn bất kỳ loại đá quý nào có thể cung cấp.

Đức tin là một yếu tố giảng dạy quan trọng trong cả truyền thống Phật giáo Nguyên Thuỷ và Phật giáo Đại Thừa. Trái ngược với nhận thức các quan niệm về đức tin của phương Tây, đức tin trong Phật giáo phát sinh từ kinh nghiệm và lý luận tích lũy. Niềm tin vào đạo Phật là tập trung niềm tin vào Tam Bảo.

Quy y Tam bảo như thế nào?

Trên phương diện chữ nghĩa, hai chữ quy y có nghĩa là : quay về hay hồi chuyển. Y là nương tựa hoặc dựa vào, những hành vi hồi chuyển nương tựa hoặc quay đầu dựa dẩm tin tưởng, đều có thể gọi là quy y. Cho nên quy y không phải là danh từ chuyên dùng của Phật giáo.

Như trẻ thơ quay đầu vào lòng cha mẹ dựa dẩm vào Cha mẹ, tin tưởng Cha mẹ mới có được cảm giác an toàn, cảm giảc an toàn này được phát sinh từ sức mạnh và năng lực của sự quy y, do vậy bất kỳ một hành vi nào làm phát sinh cảm giác an tòan từ sự quay đầu dựa dẩm và tin tưởng đều gọi là quy y.

Do đó con cái tin tưởng Cha mẹ, học sinh tin tưởng vào Thầy, các nhà doanh nhân tin tưởng vào những kế hoặch và dự toán buôn bán, người cấp dưới tin tưởng vào cấp trên, các nhà Túc mệnh luận tin tưởng vào mạng vận, người phụ nữ góa bụa tin tưởng vào vũ lực, những chính khách tin tưởng vào mưu lược, người tham lam tin tưởng vào tài sản.v.v.. tất cả ít nhiều đều mang âm hưởng của sự quy y, hay nói cách khác tất cả mọi sự lý được phát sinh từ năng lực của sự tín ngưỡng đều được liệt vào quy y. Do vậy tín ngưỡng Phật giáo cũng được gọi là quy y hay tín ngưỡng vào các tôn giáo khác cho đến việc sùng bái Thần thánh tà ma vẫn có thể gọi là quy y, nhưng chân nghĩa hay ý nghĩa chân thật của sự quy y, thời là lĩnh vực khác. Bất kỳ sự dựa dẫm tin tưởng hoặc tín ngưỡng vào những điều không cứu cánh, không chắc thật thì không thể gọi là sự quy y chân chánh được, cũng ví như khi mưa to bảo lớn người ta liền trèo lên cây, trèo lên nóc nhà, chạy lên gò cao nhưng khi nước dâng cao, sóng gió nổi lên thì cây cũng có thể đổ, nhà có thể sập, gò cao có thể bị nhấn chìm, do đó trong trường hợp cấp bách như vậy nếu như gần đó có một ngọn núi cao, thì có phải rằng mọi người đều chạy lên ngọn núi ấy không ? chỉ trừ những người ngu si vô trí mới bỏ qua cơ hội tốt đẹp ấy. Do vậy núi cao có năng lực và hiệu quả an toàn hơn hẳn cây cối nhà cửa và gò đất.

Cũng vậy người có thể nhận rõ được thế sự vô thường, hiểu rõ được vạn pháp đều do nhân duyên đối đãi tương hợp mà thành, thời chắc chắn có đủ năng lực để hiểu ro.õ Cha mẹ, Thầy giáo, Kế họach dự toán, Cấp trên, Mạng vận, cho đến Vũ khí, Mưu lược, Tài sản..v.v. đều có thể phát sinh hiệu quả của sự an toàn, nhưng không chắc chắn và vĩnh cữu, bởi vì cha mẹ rồi cũng chết, tri thức của Thầy giáo rồi sẽ bị lạc hậu, dự toán có khi không chuẩn xác. Quan trên có khi bị mất chức hoặc bị điều đi nơi khác, vận mệnh không thể tuyệt đối tin tưởng, vũ lực , mưu lược, tài sản đều như huyễn, như mây, như khói. Hôm nay có thể là Vua ở phương Nam biết đâu ngày mai sẽ là người tù trong ngục tối, hôm nay là triệu phú giàu sang ai biết được ngày mai đang là chàng cùng tử xin ăn khắp nẻo đường xó chợ.

Thậm chí tin tưởng tín ngưỡng vào các Tôn giáo khác có thể được sanh Thiên nhưng chưa chắc là do tín ngưỡng ấy mà quyết định sanh thiên, ví như người tin theo đạo Thiên chúa hay Tin lành thì thánh kinh nói rằng: sẽ được cứu nhưng chưa chắc là sẽ được cứu hết. Thượng đế không thiên vị, nhưng lòng thành của bạn chưa chắc giúp bạn là người dân của xứ Thiên đàn. Lại đứng trên gốc độ của Phật giáo mà nhìn, Phật giáo chính là tôn giáo vượt ngoài mọi Tôn giáo, bởi vì lý tưởng cao siêu nhất của tất cả các Tôn giáo cũng chỉ là sanh lên cõi trời mà không vượt ngoài hạn định ấy, nhưng cõi trời trong Phật giáo dù là cõi trời cao tột nhất cũng không vượt ra ngoài sinh tử luân hồi. Thọ mạng ở cõi trời dù lớn hơn con người nhưng cũng đến lúc cùng tận, phước trời một khi đã hết cũng không tránh khỏi đọa lạc, do vậy đó không phải là nơi quy y chắc thật nhất, chỉ có quy y Phật giáo mới có thể khiến cho con người từng bước từng bước thóat ly khổ não đến với con đường giải thóat cứu kính an lạc. Tổng thể của Phật giáo chính là Phật Pháp Tăng Tam bảo.

Trên thực tế khuynh hướng của sự quy y bắt đầu từ quy y Tam Bảo, tin tưởng Tam Bảo, dựa vào Tam Bảo để khởi phát tâm mình và dẫn đường cho mình đến với con đường giải thóat hướng về Niết Bàn, nhưng khi hướng đến Niết Bàn giải thóat thì tự thân mỗi người đều chính là lý thể Tam Bảo, bởi vì mọi chúng sanh đều có Phật Tánh chỉ bởi nghiệp chướng mê hoặc mà không thể nhìn thấy Phật tánh của mình, mục đích của việc quy y Tam Bảo chính là việc cầu tìm sự hiển bày Phật Tánh, bởi vì mỗi chúng ta vốn giống chư Phật, vốn cùng Tam Bảo chỉ vì mê muội đánh mất bản tánh lưu lạc trong sanh tử, quên mất lối về mới gọi là chúng sinh, nếu chúng ta kịp thời quay về trong lòng của Tam Bảo, thì cũng như chàng lãng tử trở về cố hương mà thôi.

Do vậy chỉ có tìm ra con đường quay về, trở về nhà thì mới gọi là quy y chân chánh, còn nếu chỉ là những nơi dừng chân tạm bợ thì không phải là quy y chân chánh được, cũng giống như người cưỡi con trâu đất vượt qua sông thì chỉ cần nhúng chân xuống nước Trâu đà tan rã lấy gì vượt sông ?.

Lễ Quy y Tam bảo như thế nào?

Hiện lễ quy y thực hiện trong chùa thường gồm những nghi thức: Niêm hương, Bạch Phật, Tán hương Cúng dường và Đảnh lễ Tam bảo… Trong buổi lễ quy y, phát nguyện “quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng” là quan trọng nhất. Nếu đối diện trước Tam bảo, tín đồ đó thành tâm phát nguyện, nói lên được ba điều này thì sẽ chính thức trở thành phật tử.

Sau khi quy y Tam bảo, thầy (bổn sư) sẽ trao truyền 5 giới và tùy tâm của mỗi phật tử mà tự phát nguyện nhận lãnh (1, 2 giới hoặc hết cả 5 giới) để tuân thủ trong đời sống hàng ngày. Tiếp đến, phật tử có thể tham dự các khóa tu Bát quan trai (đây là khóa tu thực tập xuất gia một ngày một đêm cho các Phật tử tại gia, thọ trì 8 giới).

Sau một thời gian dài tu học (giữ 5 giới, 8 giới hoặc 10 giới vững chắc), nếu phật tử đó cảm nhận rằng đã thực hành trọn vẹn những điều Đức Phật dạy, bấy giờ mới có thể phát tâm cầu thọ giới Bồ tát.

Ý Nghĩa Của Quy Y Tam BảoQuy y có nghĩa là chúng ta trở lại và dựa vào Tam Bảo, tìm kiếm sự bảo vệ từ Tam Bảo và giải thoát khỏi đau khổ qua Tam Bảo. Trẻ em phụ thuộc vào cha mẹ để bảo vệ và an toàn. Nhiều người cao niên dựa vào cây gậy để đi bộ vững chắc hơn.

Thủy thủ dựa vào la bàn để họ có thể trở về nhà an toàn. Trong bóng tối, mọi người dựa vào đèn để họ có thể nhìn thấy những gì ở phía trước của họ. Tương tự như vậy, nếu chúng ta có Tam Bảo trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta sẽ có cái gì đó an toàn để dựa vào.

Nếu chúng ta quy y Tam Bảo và học cách đánh giá cao công đức của mình, chúng ta có thể tin tưởng vào nó để vượt qua biển khổ và trở về ngôi nhà thật sự của chúng ta, nhận ra Phật tánh trong chúng ta.

Do đó, trú ẩn trong Tam Bảo có thể giúp chúng ta tìm được nơi ẩn náu an toàn để ổn định trong suốt cuộc đời này, và cho phép chúng ta có một ngôi nhà mà chúng ta có thể trở lại trong tương lai.

Quy Y Phật

Đức Phật đại diện cho sự giác ngộ. Nó đề cập đến một người thức tỉnh, người nhận ra bản chất thật của cuộc sống, người sẽ dạy cho chúng sinh nhận thấy sự thật đó và giải phóng họ bằng con đường được hướng dẫn đầy đủ.

Viên ngọc đầu tiên của Tam Bảo là Phật. Khá dễ nhớ, viên ngọc đầu tiên này không chỉ đơn thuần là người sáng lập Phật giáo. Vâng, điều đó là chính xác, tuy nhiên, nó có ý nghĩa rộng hơn.

Vì Đức Phật được cho là người đầu tiên thực sự hiểu được con đường giác ngộ, viên ngọc quý này cũng đồng nghĩa với việc hoàn thành giác ngộ. Vì vậy, khi một người Phật tử tuyên bố quy y Phật, có nghĩa là gửi gấm thân xác và tâm trí mình cho Đức Phật.

Nương tựa vào Phật không phải là để tìm sự an toàn trong một người mạnh mẽ. Nơi ẩn náu trong tình huống này giống như di chuyển đến một quan điểm mới, với một nhận thức mới về khả năng trong tất cả chúng ta.

Bằng cách trú ẩn trong Đức Phật, chúng ta liên kết với khả năng trở thành một vị Phật, để tìm kiếm khả năng đánh thức những gì mà đức Phật đã trải qua, những kinh nghiệm quý báu. Viên ngọc quý này nhắc nhở chúng ta tìm thấy bản chất Phật trong chúng ta.

Quy y Phật cũng có nghĩa là cam kết đạt được Phật Quả – Giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh, có nghĩa là bạn muốn trở thành một người nhìn thấy bản chất của thực tại hoàn toàn rõ ràng, đúng như nó đang tồn tại, và sống một cách tự nhiên theo đúng tầm nhìn đó. Đây là mục đích của đời sống tinh thần Phật giáo, đại diện cho sự chấm dứt của đau khổ cho bất cứ ai đạt được nó.

Quy Y Pháp

Viên ngọc thứ hai của Tam Bảo là Pháp. Rất đơn giản, đây là những lời dạy của Đức Phật. Đối với Phật tử, đó là những con đường dẫn đến chân lý. Làm theo những hướng dẫn để bước đi đúng đắn trên con đường giác ngộ. Dựa trên Tứ diệu đế của đức Phật, hoặc bốn đức tin cốt lõi mà theo đó Phật tử dựa trên, Pháp được biểu tượng bằng bánh xe Phật giáo.

Pháp là con đường đi theo lời dạy của Đức Phật và cuối cùng sẽ dẫn đến sự giác ngộ. Pháp dạy chúng ta lòng bi mẫn đối với bản thân và người khác thông qua sự hiểu biết về Tứ Diệu Đế, nó dẫn đến sự giải thoát khỏi sợ hãi và vô minh.

Con đường bao gồm việc chấp nhận lời dạy của Đức Phật và áp dụng sự hiểu biết đó vào cuộc sống hằng ngày. Nói cách khác, nếu bạn làm theo những giáo lý này, bạn sẽ tìm thấy nơi ẩn náu trong Đức Phật.

Quy Y Tăng

Viên ngọc quý thứ ba và cuối cùng của Tam Bảo là Tăng Đoàn. Trong các giáo lý ban đầu của Phật giáo, Tăng đoàn là một thuật ngữ rất độc đáo dùng để chỉ các nhà sư, nữ tu và thầy giáo của Phật giáo. Tuy nhiên, khi đạo Phật phát triển, thuật ngữ đã được mở rộng bao gồm bất kỳ nhóm nào kết nối với nhau để thực hành về các giáo lý của Phật giáo.

Tăng trong tiếng Phạn có nghĩa là “cộng đồng trong sự hòa hợp”. Nó đề cập đến cộng đồng của tu sĩ (chư tăng ni) sống cùng nhau trong sự hòa hợp và cam kết cuộc sống của họ để học hỏi và giảng dạy pháp.

Tăng đoàn là một cộng đồng hài hòa theo hai cách: Họ có “sự hòa hợp về nguyên tắc” và “sự hòa hợp trong thực tế.” Về nguyên tắc, sự hoà hợp này có nghĩa là tất cả các tu sĩ đều nhận ra cùng một sự thật. Sự hoà hợp trong thực tế có nghĩa là hành động vật chất, lời nói và tinh thần của các tu sĩ phải tuân thủ sáu điểm của sự hòa hợp tôn kính này:

Sự hoà hợp trí tuệ bằng cách chia sẻ cùng một sự hiểu biết

Sự hòa hợp đạo đức thông qua việc chia sẻ cùng một giới luật, như vậy mọi người đều phải tuân thủ các quy định như nhau.Sự hòa hợp kinh tế thông qua việc chia sẻ mọi thứ vật chất và lợi ích bằng nhau

Sự hòa hợp tinh thần thông qua hạnh phúc chia sẻ, thông qua một cam kết chung

Sự hòa hợp bằng cách tránh những tranh chấp, bằng cách sử dụng lòng tốt trong bài diễn văn của một người. Sự hòa hợp về thể xác qua việc sống cùng nhau, như vậy mọi người đều vui vẻ và không vi phạm nhau. Tăng đoàn là một ngọn lửa lớn để tu luyện bản thân, kỷ luật nhân cách, và làm dịu tâm trí thành chánh kiến, như vậy, đây là một phương pháp tự lợi. Tăng đoàn còn có quyền truyền Pháp để giúp chúng sinh giải phóng bản thân, và ý nghĩa này có lợi cho người khác. Chúng ta có thể nhìn thấy tầm quan trọng của Tăng đoàn trong mỗi lĩnh vực này.

Nói một cách đơn giản, Đức Phật giống như một vị bác sĩ, Pháp như thuốc chữa bệnh, và Tăng đoàn giống như một nhóm y tá. Mỗi trong ba nhân tố này đều là những nhân tố quan trọng để giải phóng chúng sinh khỏi đau khổ. Không có thể thiếu nhân tố nào.

Chỉ khi một bệnh nhân có một bác sĩ giỏi, một loại thuốc thích hợp, và các y tá lành nghề, bệnh mới có thể được chữa trị. Điều này cũng đúng trong cuộc sống, chỉ khi dựa vào Đức Phật, Pháp và Tăng chúng ta có thể vui vẻ, giải phóng và thoát khỏi khổ đau.

Đức Phật, Pháp và Tăng được gọi là “đá quý” để thể hiện phẩm hạnh tối cao của họ, vì chúng vượt qua giá trị của tất cả các báu vật thế giới. Họ có thể giải toả nỗi đau tinh thần của chúng ta và dẫn chúng ta đến sự giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử.

Điều này rất quan trọng vì Phật giáo không phải là một triết học hoặc tín ngưỡng trừu tượng, mà nó là một cách để tiếp cận cuộc sống và do đó, nó chỉ có ý nghĩa khi nó được thể hiện trong con người. Và theo nghĩa rộng nhất, Tăng đoàn có nghĩa là tất cả các Phật tử trên thế giới và tất cả những người hướng tâm trí của mình theo Phật giáo trong quá khứ và tương lai.

Lợi ích của Quy y Tam bảo

Ích lợi của việc quy y Tam Bảo rất nhiều, có thể cầu được hiện thế an lạc, có thể cầu cho đời sau an lạc, càng có thể từ đây mà được sự an lạc cứu cánh của Niết Bàn tịch tĩnh, tổng hợp lại có tám điều lợi ích :1/ trở thành đệ tử của Phật. 2/ là nền tảng của việc thọ giới. 3/ có thể tiêu trừ nghiệp chướng. 4/ có thể tích tập phước đức to lớn. 5/ không đọa ác đạo. 6/ Người và phi nhơn không thể làm hại. 7/ có thể thành công trong mọi việc lớn. 8/ Có thể thành Phật.

Ích lợi của việc quy y Tam Bảo, trong kinh Phật nói đến rất nhiều, nay chỉ đơn cử một vài ví dụ :

1. Kinh Ưu Bà Tắc giới có nói : Nếu người quy y Tam Bảo thời trong tương lai sẽ được phước báo to lớn không thể cùng tận, ví như có được của báu mà người trong cả nước vận chuyển trong bảy năm cũng không hết được, công đức của việc quy y Tam Bảo còn lớn hơn thế gấp ngàn vạn lần.

2. Kinh Triết Phù La Hán có nói xưa kia có một vị Thiên tử ở cung trời Đao Lợi khi phước trời đã hết, Thiên tử tự biết sẽ bị đầu thai vào loài Heo, rất lấy làm lo sợ liền thỉnh cầu Thiên vương cứu giúp, Thiên vương không cứu được nên khuyên Thiên tử nên đến cầu cứu Phật. Phật dạy Thiên tử quy y Tam Bảo, nên sau khi chết không đọa vào lòai Heo, mà còn được sanh làm người, gặp Xá Lợi Phất học đạo chứng đắc thánh quả.

3. Trong kinh Sát Cách Y Pháp Thiên Tử thọ Tam Quy có nói : Xưa có một vị thiên tử ở cõi trời Tam Thập Tam Thiên khi phước trời đã tận còn bảy ngày nữa sẽ chết, những sự hoan lạc, những thiên nữ đẹp không còn thân cận, những tướng mạo uy nghi đều đã thay đổi, mùi hôi bốc ra từ thân thể và thiên tử cũng biết rằng sẽ bị đầu thai vào lòai súc sinh, Thiên vương biết được liền dạy thiên tử phát tâm quy y Tam Bảo sau bảy ngày thiên tử vãng sanh, Thiên vương muốn biết thiên tử sanh vào đâu, nhưng không thể quán chiếu thấy được bèn đến hỏi Phật. Phật liền dạy rằng : “Thiên tử nhờ công đức quy y Tam Bảo đã được sanh lên cõi trời Đâu Suất”.

4. Kinh Hiệu Lượng Công Đức có nói : Nếu như có người xây Tháp cúng dường tất cả chư vị Thánh nhân chứng đắc nhị thừa trong Đông, Tây, Nam, Bắc tứ đại bộ châu, công đức tuy lớn nhưng vẫn không thể sánh bằng công đức quy y Tam Bảo.

5. Kinh Mộc Hoạn Tử có nói ngày xưa có vị Tỳ kheo Sa Đẩu chuyên tụng trì danh hiệu của Tam Bảo trong suốt mười năm, chứng đắc sơ quả Tu đà hòan, nay ở tại thế giới Phổ Hương làm vị Bích Chi Phật.

Phật cũng đã từng dạy, nếu người quy y Tam Bảo thì được tứ đại thiên vương, sai 36 vị thiện thần hộ trì, 36 vị thiện thần này còn có trăm ngàn vạn ức hà sa quyến thuộc cũng theo hộ trì người quy y Tam Bảo. Nhưng chúng ta cũng cần biết rằng, mặc dầu quy y Tam Bảo có thể cầu hiện thế bình an nhưng mục đích cuối cùng của việc quy y Tam Bảo vẫn là trở về và làm sống dậy tự tánh Tam Bảo trong mỗi người mới đúng là quy y Tam Bảo chân chánh vậy.

Chánh Thiện

Soạn Bài Nghĩa Tường Minh Và Hàm Ý (Tiếp Theo)

Soạn bài Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)

I. Điều kiện sử dụng hàm ý

1. Câu in đậm “con chỉ được ăn ở nhà bữa này thôi” hàm ý: từ hôm sau con không được ăn ở nhà

– “Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài” có hàm ý: U đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài

Vì phải bán đứa con đứt ruột đẻ ra nên chị Dậu không thể cất lời nói thẳng, chị nói hàm ý để giấu và tránh đi điều đau lòng đó.

2. Mức độ hàm ý ở câu thứ hai thấp hơn, nghĩa là người nghe có thể hiểu được ý người nói dễ hơn. Tí hiểu được hàm ý trong lời mẹ nói khi “giãy nảy”, “liệng củ khoai vào rổ và òa lên khóc”, “u bán con thật đấy ư?”

Luyện tập

Bài 1 (trang 91 sgk ngữ văn 9 tập 2)

a, ” Chè đã ngấm rồi đấy” : Người nói là anh thanh niên, người nghe là ông họa sĩ và cô con gái. Hàm ý mời bác vào uống nước.

b, ” Chúng tôi cần phải bán các thứ này đi để…” Người nói là anh Tấn, người nghe là chị hàng đậu. Hàm ý: Chúng tôi không thể cho những thứ này đi được.

c, Cả hai câu của Thúy Kiều đều chứa hàm ý, người nghe là Hoạn Thư

– ” Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!” : Người quyền uy, quý phái như tiểu thư mà cũng có lúc phải tới đây (ý giễu cợt, mỉa mai)

– ” Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều” : sự cảnh báo trước hình phạt thích đáng cho kẻ cay nghiệt như Hoạn Thư

– Người nói và người nghe đều hiểu được hàm ý của người nói, chi tiết chứng tỏ:

a, Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà, đảo nhìn qua một lượt trước khi ngồi xuống ghế

b, Ôi dào! Thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu! Càng không dám rời đồng xu lại càng giàu có!

c, Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu/ Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.

Câu 2 ( trang 92 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Câu nói ” cơm sôi rồi, nhão bây giờ!” Hàm ý: chắt giùm nước để cơm khỏi nhão

Bé Thu nói hàm ý vì không chịu gọi ông Sáu là ba, và vì tính cách của bé Thu bướng bỉnh.

– Việc sử dụng hàm ý trong trường hợp này không hiệu quả vì người nghe không tiếp nhận, từ chối cộng tác bằng cách ” ngồi im” vờ như không nghe thấy.

Câu 3 (trang 92 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Một số lời nói hàm ẩn cho trường hợp:

– Tiếc quá, ngày mai tớ có tiết kiểm tra cuối kì

Câu 4 (Trang 92 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Qua sự so sánh của Lỗ Tấn có thể nhận ra hàm ý: Tuy hi vọng chưa biết thực hư thế nào, nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được

Câu 5 (trang 92 sgk ngữ văn 9 tập 2)

a, Các câu có hàm ý mời mọc:

+ ” Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”

+ ” Bọn tớ ca hát từ sáng sớm đến hoàng hôn. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc.”

Câu có hàm ý từ chối:

+ ” Mẹ mình đang đợi ở nhà”

+ ” Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”

b, Có thể viết thêm câu có hàm ý mời mọc rõ hơn:

+ Có ai muốn chơi cùng bọn tớ không đấy?

+ Chơi với bọn tớ rất tuyệt!

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Giải Thích Ký Hiệu Trên Thùng Carton Và Ý Nghĩa Của Chúng

1. Các ký hiệu trên thùng carton? Ý nghĩa từng ký hiệu

Các ký hiệu, biểu tượng trên thùng carton là các thông tin hướng dẫn về cách vận chuyển và bảo quản. Vì vậy, khi sử dụng thùng carton đòi hỏi bạn phải biết được hết tất cả các ký hiệu và đọc được ý nghĩa của chúng.

Các hướng dẫn xử lý nhãn hiệu sẽ giúp bạn biết được cách vận chuyển đối với hàng hóa bên trong thùng carton.

Ví dụ: Ký hiệu trên thùng carton có thể cho bạn biết được sản phẩm đựng bên trong thùng là hãng dễ vỡ hay không, nếu có ký hiệu dễ vỡ thì cần phải được xử lý một cách cẩn thận, hay nếu có ký hiệu tránh ẩm thì cần phải bảo quản thùng carton ở những nơi khô ráo, tránh độ ẩm cao,…

Video giải thích các ký hiệu được in trên thùng carton:



Giải thích ký hiệu

Bên cạnh các ký hiệu hướng dẫn xử lý thì trên thùng carton còn có các ký hiệu cung cấp thông tin khác như:

Nguồn gốc xuất xứ.

Trọng lượng.

Kích thước (cm).

Số lô trong lô hàng, số nhận dạng.

Dấu hiệu nhận dạng.

Địa điểm và cảng đến của lô hàng.

Tổng số mặt hàng,….

STT Ý nghĩa của biểu tượng Ký hiệu Chức năng

1.

Hàng dễ vỡ

Hàng dễ vỡ, xử lý cẩn thận

2.

Không sử dụng móc

Không sử dụng móc hàng để vận chuyển hàng hóa này

ISO 7000, số 0622

3.

Dựng theo chiều này

Cho biết vị trí chính xác, thẳng đứng của bao bì.

4.

Tránh xa nhiệt

Tránh nhiệt độ 

ISO 7000, số 0624

5.

Bảo vệ khỏi nguồn phóng xạ

Kiện hàng có thể bị phân hủy hoặc mất hiệu quả do phóng xạ.

ISO 7000, số 2401

6.

Giữ khô ráo

Bao bì phải được giữ trong môi trường khô ráo.

ISO 7000, số 0626

7.

Trọng tâm gói hàng

Chỉ ra trọng tâm của một gói hàng sẽ được xử lý như một đơn vị duy nhất.

8.

Không được lăn

Không được cuộn tròn.

ISO 7000, số 2405

9.

Không sử dụng xe đẩy

Hàng hóa không được sử dụng xe đẩy để vận chuyển

ISO 7000, số 0629

10.

Không sử dụng xe nâng hàng

Hàng hóa không được xử lý bằng xe nâng.

ISO 7000, số 2406

11.

Kẹp ở đây

Kẹp phải được áp dụng cho các cạnh được chỉ định để xử lý bao bì. 

ISO 7000, số 0631

12.

Đừng kẹp ở đây

Không có kẹp có thể được áp dụng cho các bên được chỉ định để xử lý các gói. 

ISO 7000, số 2404

13.

Giới hạn trọng lượng xếp chồng

Tải trọng tối đa được đặt trên bao bì

ISO 7000, số 0630

14.

Giới hạn xếp chồng

Số lượng tối đa của các gói giống hệt nhau có thể được xếp chồng lên nhau, trong đó n là viết tắt của số gói được phép. 

ISO 7000, số 2403

15.

Đừng chồng chéo

Không được xếp chồng lên các bao bì và không được xếp vào bao bì. 

ISO 7000, số 2402

16.

Treo ở đây

Thiết bị kéo phải được áp dụng như thể hiện để nâng gói.

ISO 7000, số 0625. Ví dụ: 

17.

Dải nhiệt độ cho phép

Chỉ ra phạm vi nhiệt độ trong đó gói phải được lưu giữ và xử lý.

ISO 7000, số 0632. Ví dụ 

18.

Thiết bị nhạy cảm điện

Tránh tiếp xúc với bao bì có ký hiệu này

19.

Không mở niêm phong

Một lớp rào cản (hầu như) không thấm qua hơi nước và chứa chất làm khô để bảo vệ chống ăn mòn được đặt bên dưới bao bì ngoài. Bảo vệ này sẽ không hiệu quả nếu lớp rào cản bị hư hỏng. 

Vì biểu tượng này chưa được chấp thuận bởi ISO, việc trám vỏ bên ngoài phải được tránh đối với bất kỳ bao bì nào có chứa từ “Đóng gói với chất làm khô”. 

20.

Mở ra ở đây

Biểu tượng này chỉ dành cho người nhận.

21.

Không để tiếp xúc với từ trường

22.

Chỉ vận chuyển trên lớp trên 

hoặc là: 

Lớp trên cùng 

hoặc là: 

Đừng chồng chéo

2. Vì sao cần phải đánh dấu các ký hiệu trên thùng carton rõ ràng và chính xác?

Việc đánh dấu các ký hiệu, các biểu tượng trên thùng carton sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc vận chuyển và giao nhận hàng hóa. Không những thế, nếu đánh dấu ký hiệu không rõ hoặc thiếu có thể sẽ gây nên những rủi ro nhất định, cụ thể là:

Khiến cho hàng hóa bị tổn thất nặng về mặt số lượng lẫn chất lượng do xử lý và vận chuyển không đúng cách

Giao hàng không chính xác với điểm đến gây mất nhiều thời gian, có nhiều trường hợp phải bồi thường do giao hàng không đúng thời gian quy định

Bị cơ quan Hải quan phạt tiền,…

Vậy đánh dấu ký hiệu như thế nào để đảm bảo rõ ràng và chính xác? Để làm được điều này bạn cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Về màu sắc

Màu sắc của các ký hiệu in trên thùng carton phải tương phản và nổi bật hơn so với thùng carton để trong quá trình vận chuyển người vận chuyển có thể dễ dàng đọc được thông tin trên thùng.

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, bạn nên sử dụng màu đen hoặc màu đỏ cho các ký hiệu.

Bên cạnh màu sắc thì đường nét của các ký hiệu cũng phải đảm bảo rõ nét, không bị mờ và đặc biệt là không bị thiếu nét.

Nguyên tắc 2: Đánh dấu đầy đủ các ký hiệu cần thiết

Như các bạn đã biết, ý nghĩa ký hiệu trên thùng carton vô cùng quan trọng. Vì vậy, khi đánh dấu ký hiệu bạn phải đảm bảo được sự đầy đủ, không được thiếu bất cứ một ký hiệu nào cần thiết đối với đơn hàng.

Muốn đảm bảo sự đầy đủ các ký hiệu cần thiết bạn nên đánh dấu chúng theo 3 phần, phần thứ nhất là thông tin cung cấp, phần thứ hai là thông tin vận chuyển và phần thứ ba là hướng dẫn xử lý.

Nguyên tắc 3: In ký hiệu lên thùng carton

Các ký hiệu cần phải được in ít nhất hai mặt của một thùng carton để đảm bảo thuận lợi cho việc vận chuyển và xử lý hàng hóa, tránh tình trạng mất thời gian để tìm kiếm ký hiệu, thông tin.

Nguyên tắc 4: Ký hiệu ISO 780 và DIN 55 402

ISO 780 và DIN 55 402 là 2 ký hiệu hướng dẫn cho việc xử lý trọn gói được tiêu chuẩn quốc tế tự nhằm giải thích và khắc phục vấn đề ngôn ngữ. Vì vậy, bạn không được bỏ qua 2 ký hiệu này khi thực hiện trong các hoạt động vận tải quốc tế.

Có thể bạn sẽ bỏ lỡ bài hay này: Nơi in thùng carton giá rẻ nhất hiện nay

Bạn đang đọc nội dung bài viết Ý Nghĩa Quy Y Và Thọ Ngũ Giới Cấm (Thích Thiện Minh) trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!